0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

PHÂN LOẠI PROTEIN 29

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH HÓA SINH HỌC - CHƯƠNG 1 PPT (Trang 30 -32 )

Do tính đa dạng về mặt cấu trúc và chức năng của protein nên đối với nhiều loại protein khơng thể thực hiện phân loại một cách thỏa đáng. Nĩi chung, cĩ hai cách phân loại protein khác nhau. Cách thứ nhất là dựa vào hình dạng, tính tan, chức năng và thành phần hĩa học để chia protein thành nhiếu nhĩm. Dựa vào thành phần hĩa học, chia protein thành hai nhĩm lớn: protein đơn giản và protein phức tạp.

Protein đơn giản dựa vào tính tan được chia thành các nhĩm nhỏ sau đây:

Albumin: tan trong nước, bị kết tủa ở nồng độ muối khá cao (70-100). Nhĩm protein này phổ biến ở cơ thể động vật và thực vật. Tinh thể albumin lịng trắng trứng và albumin huyết thanh được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.

Globulin: khơng tan hoặc tan rất ít trong nước, tan trong dung dịch lỗng của các muối trung tính. Các protein thuộc nhĩm này thường bị kết tủa tromg dung dịch (NH4)2SO4 bán bảo hịa. Globulin cĩ trong huyết thanh máu, lịng trắng trứng. Ở thực vật globulin cĩ trong lá và trong hạt của các cây họ đậu. Ở hạt hịa thảo tập trung chủ yea trong tầng aloron của hạt.

Prolamin: khơng tan trong nước và dung dịch muối lỗng nhưng tan trong ethanol ho85c isopropanol 70-80%. Prolamin hầu như chỉ cĩ trong nội nhủ chức tinh bột của hạt hịa thảo, ví dụ gliadin của hạt lúa mỳ, hordein của đại mạch, zein của ngơ.

Glutelin: Chỉ tan trong dung dịch kiềm hoặc acid lỗng. Glutelin cĩ trong nội nhủ của hạt hồ thảo và hạt của một số cây khác, vì dụ glutelin của hạt lúa mỳ, oyzenin của hạt lúa.

Prolamin và glutelin là các protein dự trữ điển hình của hạt hịa thảo. Chúng kết hợp với các thành phần khác trong nội nhũ của hạt tạo thành một phức hợp cĩ trọng lượng phân tử rất lớn, gọi là gluten với cấu trúc khơng gian vơ cùng phức tạp.

Histon: Protein cĩ tính base do chứa nhiều các aminoacid cĩ tính base như lysine và arginine., dễ tan trong nước, khơng tan trong dung dịch ammoniac lỗng. Sẽ trình bày kỹ hơn nhĩm protein này trong chương acid nucleic.

Ngày nay người ta cĩ xu hướng chia protein thành hai nhĩm lớn: protein hình cầu và protein sợi. Protein hình cầu cĩ dạng hình cầu hoặc hình elíp. Hình dạng này cĩ thể xuất hiện từ cấu hình của một hoặc một số chuỗi polypeptide. Trong một số trường hợp (thường gọi là protein đơn giản) những chuỗi polypeptide này khơng kết

hợp với bất kỳ thành phần nào khác. Trong một số trường hợp khác chuỗi polypeptide kết hợp với một chất đặc biệt khơng cĩ bản chất aminoacid gọi là nhĩm thêm, hay

nhĩm prostetic. Những protein loại này thường được gọi là protein phức tạp.

Protein phức tạp thường được mơ tả theo nhĩm nhĩm thêm của chúng, ví dụ, hemoglobin thuộc nhĩm hemeprotein, cĩ nhĩm nhĩm thêm là heme; cịn các protein chứa lipid, glucid, kim loại, acid nucleic được xếp tương ứng vào các nhĩm lipoprotein, glycoprotein, metaloprotein hoặc nucleoprotein.

Nucleoprotein: Nhĩm nhĩm thêm là acid nucleic, apoprotein là các protein cĩ tính base, vì vậy chúng kết hợp với nhau khá chặt. Muốn tách riêng chúng phải dùng dung dịch muối hoặc acid lỗng. Nucleoprotein tập trung trong nhân tế bào và ribosome.

Nucleoprotein trong tinh dịch cá do acid nucleic kết hợp với protamin, một polypeptide cĩ trọng lượng phân tử gần bằng 5.000 dalton, cĩ tính base do chứa nhiều arginine.

Chromoprotein: là protein phức tạp chứa nhĩm nhĩm thêm cĩ màu. Tùy theo đặc tính của nhĩm prosteic mà các chromoprotein khác nhau cĩ các màu khác nhau, ví dụ hem (porphyrin chứa sắt) cĩ màu đỏ là nhĩm nhĩm thêm của hemoglobin, mioglobin, cytochrome C, catalase; riboflavine cĩ màu vàng, là nhĩm nhĩm thêm của các flavoprotein.

Các chromoprotein cĩ hoạt tính sinh học cao, tham gia trong nhiều quá trình sống quan trọng như hơ hấp, các phản ứng oxy hĩa khử của quá trình thu nhận ánh sáng (rodopsin)…

Lipoprotein: Nhĩm thêm là lipid. Lipoprotein đĩng vai trị quan trọng trong quá trình vận chuyển lipid trong cơ thể. Lipid khơng tan trong nước, nhưng sau khi kết hợp với protein, phần lipid kỵ nước cuộn vào trong, phần apoprotein ưa nước làm thành lớp vỏ bọc bên ngồi nên cĩ thể được vận chuyển trong mơi trường nước, ví dụ như máu.

Glycoprotein: cĩ nhĩm thêm là các momo- hoặc oligosaccharide. Glycoprotein cĩ trong tất cả các mơ động vật, thực vật và vi sinh vật. Thuộc nhĩm glycoprotein cĩ nhiều protien của máu như các imunoprotein, fibrinogene, musin trong nước bọt và màng nhầy, một số enzyme (bromelain, ribonuclease B của tuyến tụy), các protein cấu trúc của màng tế bào. Phần glucid của glycoprotein của màng tế bào quay ra phía ngồi của màng tế bào, vừa làm nhiệm vụ định hướng glycoprotein trong màng, vừa đĩng vai trị “nhận biết” giữa các tế bào. Các gốc glucid thường kết hợp với các nhĩm –OH của serine và threonine thơng qua các gốc N-acetylglucosamine hoặc N- acetylgalactosamine.

Phosphoprotein: cĩ nhĩm thêm là acid phosphoric, kết hợp với apoprotein qua các nhĩm –OH của serine và threonine của protein. Phosphoprotein phổ biến trong cơ thể sinh vật, tham gia điều hịa nhiều quá trình quan trọng. Thuộc nhĩm này cĩ một số enzyme (như phosphoglucomutase, phosphorylase A), casein của sữa, vitelin của lịng

Metaloprotein: Theo định nghĩa chung của protein phức tạp, trong phân tử metaloprotein cĩ chứa kim loại, thơng thường là Fe, Mg, Cu, Zn, Mo v.v…

Metaloprotein cĩ thể cĩ nhiều chức năng khác nhau như vận chuyển và dự trữ kim loại, liên kết giữa kim loại với apopotein khơng bền, trực tiếp tham gia trong hoạt động xúc tác của enzyme.

Kiểu phân loại protein thứ hai là chia protein thành hai nhĩm hình cầu và hình sợi. Phần lớn protein hình cầu tan được trong nước, được cấu tạo từ một hoặc một số chuỗi polypeptide. Các tên gọi albumin, globulin vẫn cịn được dùng nhưng là để chỉ những protein cụ thể, ví dụ albumine trứng, globulin huyết thanh v.v...

Protein sợi cũng cĩ thể chứa đựng một hoặc một số chuỗi polypeptide. Chúng là những phân tử cĩ hình dạng kéo dài, khơng đối xứng, chiều dài vượt rất nhiều lần so với bán kính. Protein sợi chủ yếu cĩ mặt trong các mơ liên kết, mơ đàn hồi, mơ co rút với chức năng cấu trúc, hoặc là những chất khơng tan của tĩc và da.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH HÓA SINH HỌC - CHƯƠNG 1 PPT (Trang 30 -32 )

×