1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi rắn ở làng lệ mật, phường việt hưng, quận long biên, thành phố hà nội

99 829 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 799 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: Đánh giá hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi rắn ở làng Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội Tên sinh viên: Trần Ngọc Ngà Chuyên ngành đào tạo: Kinh tế Nông nghiệp Lớp: K55KTNNB Niên khóa: 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn: TS.Lê Ngọc Hướng HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN 1) Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và các kết quả nghiên cứu của bài khóa luận tốt nghiệp là trung thực và chưa được sử dụng trong các bài luạn văn khác . 2) Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ để tôi hoàn thành bài khóa luận này đã được cảm ơn và mọi thông tin trích dẫn trong bài luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả khóa luận Trần Ngọc Ngà i LỜI CẢM ƠN Sau gần 4 năm học tâp tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nôi, từ năm 2010 tới năm 2014. Em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức, cả về chuyên môn lẫn các lĩnh vực khác, để áp dụng những kiến thức này vào thực tiễn đời sống và công việc, được phép của nhà trường, khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, bộ môn Phân tích định lượng, em tiến hành thực hiện đề tài. “ Đánh giá hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi rắn của ở làng Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.” Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: - Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, các thầy cô giáo trong bộ môn Phân tích định lượng đã giúp đỡ em hoàn thành ăn khóa luận này. - Thầy giáo Tiến sĩ Lê Ngọc Hướng, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý để em hoàn thành khóa luận này. - Ủy ban nhân dân phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội, các cán bộ phường, đã tạo điều kiện hết sức để em tìm hiểu và điều tra các thông tin, số liệu cần thiếu trong quá trình làm khóa luận. - Các hộ dân nuôi rắn và các nhà hàng ẩm thực ở làng Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp số liệu trong quá trình điều tra để hoàn thành khóa luận. - Cuối cùng, em xin cảm ơn, bố mẹ, những người thân trong gia đình, bạn bè và mọi người đã luôn tạo điều kiện, giúp đỡ để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN I. Nội dung khóa luận -Với tính cấp thiết của đề tài đó là sự phát triển của kinh tế, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực, nhưng bên cạnh đó vẫn có những điều đáng lo ngại, như tình trạng mất đất nông nghiệp, thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo. Khi người dân bị mất đất nông nghiệp thì họ sẽ chuyển sang các ngành nghề khác, một số thì chuyển sang chăn nuôi các động vật hoang dã, vốn đem lại lợi nhuận cao. Các mô hình nuôi rắn là một điển hình, đã phát triển và đem lại hiệu quả ở nhiều nơi, trong đó có làng Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Với truyền thống nuôi rắn lâu đời của làng nghề, chi phí đầu tư không cao, mô hình nuôi rắn ở đây đã đem lại hiệu quả cao cả về mặt kinh tế và xã hội, xong bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế nhất định. Có nhiều địa phương muốn học tập và làm theo mô hình nuôi rắn ở làng Lệ Mật, vì vậy, cần phải nghiên cứu, phân tích, đánh giá những hiệu quả cũng như hạn chế của mô hình này để đem áp dụng cho các địa phương khác một cách hiệu quả nhất. - Để nghiên cứu đề tài này, mục tiêu chủ yếu là tập trung vào việc phân tích và đánh giá những hiệu quả những hiệu quả mô hình nuôi rắn mang lại, nêu ra một số hạn chế và phương pháp cải thiện. Đề tài này nghiên cứu trong phạm vi những hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi rắn tại làng Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2010 tới năm 2012. Đề tài nghiên cứu các đối tượng như các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới việc nuôi rắn ở làng Lệ Mật, các loại rắn iii được nuôi, số lượng, các hộ gia đình nuôi rắn, các nhà hàng ẩm thực rắn, hiệu quả mà nó đem lại. + Các cơ sở lí luận có liên quan tới nuôi rắn bao gồm: • Khái niệm, nội dung của hiệu quả kinh tế, trong nội dung của hiệu quả có ý nghĩa của hiệu quả sản xuất kinh doanh; bản chất của hiệu quả kinh tế; tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; sự cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh; các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. • Kinh tế hộ bao gồm các nội dung: hộ; hộ nông dân; kinh tế nông hộ; kinh tế trang trại; các yếu tố nguồn lực cơ bản của hộ; vai trò của kinh tế hộ trong quá trình phát triển. • Một số nội dung về chăn nuôi. • Một số nội dung về chi phí. • Các chỉ tiêu tài chính. • Các nhân tố ảnh hưởng tới việc nuôi rắn như chuồng trại; chọn giống; vệ sinh phòng bệnh; kỹ thuật chăm sóc rắn vào các mùa. + Cơ sở thực tiễn liên quan tới nuôi rắn bao gồm: • Những chính sách, chiến lược có ảnh hưởng tới việc phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại và đặc biệt là phát triển nghề nuôi rắn. • Sự đa dạng các loài rắn ở Việt Nam. • Các mô hình nuôi rắn hiệu quả trên cả nước. Đề tài có tiến hành tìm hiểu đặc điểm địa bàn nghiên cứu vị trí địa lí; đặc điểm địa hình; tài nguyên đất; đặc điểm khí hậu thủy văn; đặc điểm kinh tế xã hội; quá trình phát triển của làng nghề nuôi rắn Lệ Mật. iv Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp chọn điểm nghiên cứu; phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu. II) Kết quả khóa luận Qua quá trình nghiên cứu, khóa luận đã có được những kết quả cụ thể như sau: + Rắn nuôi chủ yếu ở làng Lệ Mật là rắn giáo và rắn hổ mang thường, đặc biệt là hổ mang thường. + Qua 3 năm 2010; 2011; 2012, số lượng các hộ dân nuôi rắn ở làng Lệ Mật ít có sự thay đổi, vì 3 năm đó là 3 năm trong quá trình phát triển của rắn, từ rắn non thành rắn thương phẩm. Đa số các hộ dân nuôi với số lượng dưới 100 con, số hộ nuôi trên 100 con là ít. + Số lượng rắn mà các hộ dân trong làng Lệ Mật nuôi lúc đầu có sự khác biệt so với số lượng rắn bán ra, sự thay đổi số lượng rắn qua 3 năm 2010; 2011; 2012 là do trong quá trình nuôi rắn bị chết, các hộ dân nhập thêm rắn. Số lượng rắn bán ra tập trung chủ yếu vào năm 2012 do đó là thời điểm rắn có sự phát triển hoàn thiện nhất, khối lượng rắn đạt yêu cầu và chất lượng rắn thì cao, nên bán được giá và doanh thu lớn. + Giá bán rắn của làng Lệ Mật có sự thay đổi qua 3 năm 2010; 2011; 2012, giá bán tăng qua mỗi năm, do khối lượng rắn cũng tăng theo, khối lượng rắn càng cao thì giá bán rắn càng lớn. Doanh thu từ việc bán rắn khá thấp vào năm 2010, chỉ có sự tăng lên nhanh chóng trong năm 2011 và năm 2012 khi mà rắn đã đạt được những yêu cầu về khối lượng và chất lượng. + Chi phí trong quá trình chăn nuôi rắn qua 3 năm 2010; 2011; 2012 chủ yếu tập trung vào chi phí mua con giống và chi phí thức ăn, trong đó lớn v nhất là chi phí thức ăn, chi phí con giống xếp thứ 2 và xếp sau là những chi phí khác. + Doanh thu và lợi nhuận đem lại từ rắn qua 3 năm là khá cao, ngoại trừ năm 2010, do phải bỏ vốn mua con giống, nên doanh thu và lợi nhuận thấp, 2 năm tiếp theo, 2011; 2012 thì giá bán , số lượng rắn bán ra thị trường tăng lên làm cho doanh thu và lợi nhuận đạt được cũng tăng theo và tăng với mức cao. + Các nhà hàng kinh doanh ẩm thực rắn là nơi tạo ra nhiều công ăn việc làm và có nhiều lơi nhuận, doanh thu. + Nghề nuôi rắn của làng Lệ Mật đã tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu hút một số lượng khá lao động trong và ngoài địa phương. + Về thực trạng của các hộ dân nghiên cứu: • Đa phần các chủ hộ nuôi rắn đều có tuổi đời, kinh nghiệm cũng như trình độ văn hóa, chuyên môn cao, điều này tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nuôi rắn. • Các hộ dân có sự tích cực trong việc trau dồi, tìm tòi thêm các kiến thức về chăn nuôi rắn và luôn sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. • Đa phần các hộ dân đều có số nhân khẩu tham gia nuôi rắn lớn và gần như không phải thuê thêm lao động ngoài. • Các hộ dân có xu hướng nuôi rắn trong các kiểu chuồng khác nhau và nuôi rắn trong những khoảng thời gian giống nhau. + Khóa luận đã nhận định được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình nuôi rắn, từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển nghề rắn có hiệu quả. + Khóa luận đã đưa ra những kết luận và trình bày một số kiến nghị với nhà nước, cơ quan; chính quyền địa phương, người dân, để phát triển nghề rắn theo hướng ngày càng có hiệu quả. vi MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Tóm tắt khóa luậ iii Mục lục vii Danh mục chữ viết tắt x Danh mục các bảng và đồ thị xi Danh mục các đồ thị xii Phần I. Đặt vấn đề 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 Phần II. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4 2.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.1. Hiệu qủa kinh tế 4 2.1.2 Kinh tế hộ 8 2.1.3 Một số nội dung về chăn nuôi 15 2.1.4 Chi phí 15 2.1.5 Các chỉ tiêu tài chính 17 2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc nuôi rắn 17 2.1.7 Tác dụng của rắn 21 2.2 Cơ sở thực tiễn 22 2.2.1 Các chỉ thị 22 vii 2.2.2 Các chiến lược 22 2.2.3 Sự đa dạng các loài rắn ở Việ Nam 26 2.2.4 Một số mô hình nuôi rắn hiệu quả ở nước ta 28 Phần III. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 32 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 32 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên của địa bàn nghiên cứu 32 3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 34 3.1.3 Quá trình phát triển nghề nuôi rắn ở làng Lệ Mật 35 3.1.4 Một số kết quả đạt được 36 3.2 Phương pháp nghiên cứu 36 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 36 3.2.2 Phương pháp thu nhập dữ liệu 37 3.2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu 38 3.2.4 Phương pháp phân tích dữ liệu 38 3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 39 Phần IV. Kết quả nghiên cứu 40 4.1 Thực trạng nuôi rắn của làng Lệ Mật 40 4.1.1 Số lượng các hộ nuôi rắn qua 3 năm 2010; 2011; 2012 40 4.1.2 Sự thay đổi về số lượng rắn qua 3 năm 2010; 2011; 2012 42 4.1.3 Giá bán rắn và doanh thu từ rắn qua 3 năm 2010; 2011; 2012 44 4.1.4 Chi phí nuôi rắn của các hộ dân qua 3 năm 2010; 2011;2012 45 4.1.5 Lợi nhuận của các hộ nuôi rắn qua 3 năm 2010; 2011; 2012 47 4.1.6 Một số nội dung của các nhà hàng ẩm thực 48 4.1.7 Số lao động tham gia nghề rắn của làng Lệ Mật qua 3 năm 2010; 2011; 2012 51 4.2 Thực trạng các hộ điều tra 54 4.2.1 Tình hình chung của hộ điều tra 54 viii 4.2.2 Thực trạng các vấn đề nghiên cứu của hộ 60 4.3 Đánh giá chung 67 4.3.1 Kết quả và đánh giá 67 4.3.2 Những thuận lợi của quá trình nuôi rắn của làng Lệ Mật 70 4.3.3 Khó khăn và nguyên nhân 72 4.4 Định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển nghề nuôi rắn ở làng Lệ Mật 76 4.4.1 Định hướng 76 4.4.2 Một số giải pháp 76 Phần V. Kết luận và kiến nghị 79 5.1 Kết luận 79 5.2 Kiến nghị 81 5.2.1 Đối với nhà nước 81 5.2.2 Đối với chính quyền địa phương 82 5.2.3 Đối với người dân 82 Tài liệu tham khảo 84 ix [...]... chung 2 Tìm hiểu và đánh giá những hiệu quả kinh tế từ một mô hình phát triển kinh tế mới, mô hình nuôi rắn của các hộ dân ở làng Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình nuôi rắn, hiệu quả mô hình nuôi rắ - Đánh giá thực trạng kết quả và hiệu quả của mô hình nuôi rắn tại làng Lệ Mật - Đề xuất các... chọn đề tài Đánh giá hiệu qủa kinh tế của mô hình nuôi rắn ở làng Lệ Mật, quận Long Biên, thành phố Hà Nội Sau đây sẽ là những nội dung nghiên cứu của đề tài về đánh giá mô hình nuôi rắn ở làng Lệ Mật Hy vọng với những thông tin của bài nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta có thể đạt được mức tối đa hiệu quả của mô hình và đồng thời có thể áp dụng được mô hình nuôi rắn ở nhiều địa phương khác nhau 1.2 Mục... hạn chế cần khắc phục Để đánh giá hiệu quả kinh tế mà mô hình nuôi rắn, có thể lấy một vài ví dụ điển hình, trong đó phải nói tới mô hình nuôi rắn ở làng Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội Được sự khuyến khích của cơ quan khuyến nông nên các hộ dân nơi đây đã mạnh dạn đầu tư, tiến hành nuôi nhiều loại rắn khác nhau Trong vài năm qua đã đem lại những hiệu quả hết sức to lớn, tạo... chia thành hiệu quả kinh tế của cây nông nghiệp, hiệu quả kinh tế của cây lương thực, hiệu quả kinh tế chăn nuôi gia súc, gia cầm + Hiệu quả kinh tế theo vùng lãnh thổ: là tính riêng đối với từng vùng, từng khu vực và từng địa phương 7 + Hiệu quả kinh tế của từng quy mô sản xuất -kinh doanh như hộ gia đình, hợp tác xã, nông trường quốc doanh, công ty và tập đoàn sản xuất + Hiệu quả kinh tế của từng... triển kinh tế và hạn chế các tệ nạn xã hội Giờ đây, làng Lệ Mật đã trở lên nổi tiếng với nghề nuôi rắn, hàng năm cung cấp một lượng lớn rắn cho các nhà hàng, công ty và là mô hình nuôi rắn được nhiều địa phương khác tìm hiểu, học tập và áp dụng Tuy nhiên chưa có một sự đánh giá đầy đủ về hiệu quả kinh tế mà mô hình nuôi rắn ở làng Lệ Mật đem lại, do đó em quyết định lựa chọn đề tài Đánh giá hiệu qủa kinh. .. nghiên cứu + Phạm vi nội dung: Những hiệu quả từ mô hình nuôi rắn đem lại + Phạm vi không gian: phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội + Phạm vi thời gian của số liệu: năm 2010 - 2012 + Thời gian nghiên cứu đề tài: từ ngày 07/01/2014 đến ngày 26/04/2014 3 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Hiệu quả kinh tế 2.1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng... tăng cường hiệu quả và nhân rộng các mô hình nuôi rắn trong thời gian tới 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu - Các vấn đề lý luận và thực tiến liên quan tới nuôi rắn - Các loại rắn được nuôi ở các trang trại trong làng Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên - Các nhà hàng kinh doanh ẩm thực rắn - Các hộ gia đình đã và đang nuôi rắn - Những kết quả của mô hình nuôi rắn đem... ý giải quyết trên giác độ vĩ mô nên hiệu quả xã hội cũng thường được quan tâm nghiên cứu ở phạm vi quản lý vĩ mô. [4] 2.1.1.3 Phân loại hiệu quả kinh tế Theo phạm vi và đối tượng xem xét, có thể phân loại như sau: + Hiệu quả kinh tế quốc dân: là hiệu quả kinh tế chung trong toàn bộ nền sản xuất xã hội + Hiệu quả kinh tế ngành: là hiệu quả tính riêng từng ngành sản xuất vật chất như ở ngành nôn nghiệp,... cứu, đánh giá toàn diện về những hiệu quả mà nó đem lại, đồng thời đưa ra những vấn đề khó khăn cần phải giải quyết 1 Áp dụng mô hình nuôi rắn thàng công, sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội to lớn, không chỉ với hộ gia đình, mà cả với xã, phường, huyện Muốn áp dụng thành công mô hình này, cần phải đưa ra được những nhận định, đánh giá, xem xét toàn diện và đầy đủ ở những nơi có mô hình nuôi rắn khác Từ. .. các mô hình nuôi rắn ở các làng, xã .Mô hình nuôi rắn đem lại công ăn, việc làm, thu nhập cao cho người lao động, do rắn là một loại thực phẩm đa chức năng, được dùng làm thực phẩm, rượu, thuốc Mô hình nuôi rắn là một mô hình dễ áp dụng ở nhiều địa phương, do cần ít vốn, không cần diện tích rộng, có thể nuôi trong gia đình, đem lại hiệu quả kinh tế cao Muốn áp dụng mô hình nuôi rắn này tại nhiều nơi khác . NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: Đánh giá hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi rắn ở làng Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội Tên. phục. Để đánh giá hiệu quả kinh tế mà mô hình nuôi rắn, có thể lấy một vài ví dụ điển hình, trong đó phải nói tới mô hình nuôi rắn ở làng Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. . đánh giá đầy đủ về hiệu quả kinh tế mà mô hình nuôi rắn ở làng Lệ Mật đem lại, do đó em quyết định lựa chọn đề tài Đánh giá hiệu qủa kinh tế của mô hình nuôi rắn ở làng Lệ Mật, quận Long Biên,

Ngày đăng: 18/10/2014, 15:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình(1997), giáo trình: “ Kinh tế nông nghiệp ”, nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế nông nghiệp
Tác giả: Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình
Nhà XB: nhà xuất bản nông nghiệp
Năm: 1997
12. Luận văn Thạc sĩ “ nghiên cứu hiệu quả kinh tế gây nuôi rắn của các hộ gia đình ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc”, Đàm Thị Ánh Tuyết, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: nghiên cứu hiệu quả kinh tế gây nuôi rắn của các hộ gia đình ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
1. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010 Khác
2. Hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống rắn Lệ Mật phường Việt Hựng- quận Long Biên-Hà Nội năm 2010 Khác
3. Báo cáo phát triển làng nghề rắn Lệ Mật giai đoạn 2010-2012 Khác
7. Đề tài hiệu quả mô hình chăn nuôi gà lấy trứng tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang năm 2007 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.1 Số hộ nuôi rắn phân theo số lượng nuôi qua 3 năm 2010, 2011, 2012 - Đánh giá hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi rắn ở làng lệ mật, phường việt hưng, quận long biên, thành phố hà nội
Bảng 4.1 Số hộ nuôi rắn phân theo số lượng nuôi qua 3 năm 2010, 2011, 2012 (Trang 53)
Đồ thị  4.1: so sánh  số hộ nuôi rắn phân theo số lượng nuôi trong 3 - Đánh giá hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi rắn ở làng lệ mật, phường việt hưng, quận long biên, thành phố hà nội
th ị 4.1: so sánh số hộ nuôi rắn phân theo số lượng nuôi trong 3 (Trang 54)
Bảng 4.2   Sự thay đổi về lượng rắn nuôi của các hộ dân qua 3 năm 2010; - Đánh giá hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi rắn ở làng lệ mật, phường việt hưng, quận long biên, thành phố hà nội
Bảng 4.2 Sự thay đổi về lượng rắn nuôi của các hộ dân qua 3 năm 2010; (Trang 55)
Bảng 4.8  Trình độ văn hóa của các chủ hộ nuôi rắn. Số liệu năm 2012 Tổng Tiểu học TH cơ sở THPT Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên đại học - Đánh giá hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi rắn ở làng lệ mật, phường việt hưng, quận long biên, thành phố hà nội
Bảng 4.8 Trình độ văn hóa của các chủ hộ nuôi rắn. Số liệu năm 2012 Tổng Tiểu học TH cơ sở THPT Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên đại học (Trang 67)
Bảng 4.9 ) Số nhân khẩu tham gia nuôi rắn của hộ năm 2012 - Đánh giá hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi rắn ở làng lệ mật, phường việt hưng, quận long biên, thành phố hà nội
Bảng 4.9 Số nhân khẩu tham gia nuôi rắn của hộ năm 2012 (Trang 68)
Bảng 4.10  Chuyên môn được đào tạo của các hộ nuôi rắn năm 2012 - Đánh giá hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi rắn ở làng lệ mật, phường việt hưng, quận long biên, thành phố hà nội
Bảng 4.10 Chuyên môn được đào tạo của các hộ nuôi rắn năm 2012 (Trang 70)
Bảng 4.11 Độ tuổi và kinh nghiệm nuôi rắn của các chủ hộ năm 2012 - Đánh giá hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi rắn ở làng lệ mật, phường việt hưng, quận long biên, thành phố hà nội
Bảng 4.11 Độ tuổi và kinh nghiệm nuôi rắn của các chủ hộ năm 2012 (Trang 72)
Bảng 4.12  Nguồn thông tin tiếp cận về kỹ thuật nuôi rắn của các hộ dân - Đánh giá hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi rắn ở làng lệ mật, phường việt hưng, quận long biên, thành phố hà nội
Bảng 4.12 Nguồn thông tin tiếp cận về kỹ thuật nuôi rắn của các hộ dân (Trang 73)
Bảng 4.13 Các kiểu chuồng nuôi rắn năm 2012 của các hộ dân trong làng Lệ  Mật - Đánh giá hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi rắn ở làng lệ mật, phường việt hưng, quận long biên, thành phố hà nội
Bảng 4.13 Các kiểu chuồng nuôi rắn năm 2012 của các hộ dân trong làng Lệ Mật (Trang 74)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w