Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi rắn ở làng lệ mật, phường việt hưng, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 50 - 53)

Phần II Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Làng Lệ Mật là một làng ở quận Long Biên, xong do q trình đơ thị hóa, hiện đại hóa, các khu đơ thị mọc lên làm cho diện tích đất nơng nghiệp dần thu hẹp lại. Đây là khu vực nửa nội thành nửa ngoại thành nên sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp cho nhà nước hoăc một phần bán cho doanh nghiệp để xây dựng các nhà máy thì những người dân ở đây khơng cịn đất để canh tác. Họ đã chuyển sang làm các nghề khác, nhưng đa phần thì khơng có việc làm ổn định. Kinh tế ít phát triển, đời sống của người dân thì khơng cao. Do đó, với sự giúp đỡ của cơ quan và cán bộ khuyến nông, họ đã mạnh dạn vay vốn rồi từ đó phát triển mơ hình ni rắn. Với những truyền thống và điều kiện thuận lợi, làng rắn Lệ Mật có nhiều cơ hội để phát triển các mơ hình ni rắn và đem lại nhiều hiệu quả trong tương lai.

3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

+ Thu thập dữ liệu thứ cấp

- Các bản báo cáo của các nhà hàng chuyên nhập thịt rắn từ làng Lệ Mật qua 3 năm 2010, 2011, 2012.

- Các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế của địa phương qua 3 năm 2010, 2011, 2012.

- Các báo cáo về tình hình sản xuất và tiêu thụ rắn của phường qua 3 năm 2010, 2011, 2012.

- Các bài báo về nghề nuôi rắn của làng Lệ Mật trên các tạp chí,hoặc trên mạng.

- Một số nhận định, đánh giá và đánh giá của các nhà chuyên môn, quản lý trong lĩnh vực nuôi rắn được thu thập.

+ Thu thập dữ liệu sơ cấp

Phương pháp này là chủ yếu lấy những dữ liệu thu thập lần đầu trực tiếp từ các tổng thể nghiên cứu, khắc phục nhược điểm thu thập dữ liệu thường khá phức tạp và tốn kém nên người ta thường chọn 1 mẩu đại diện cho tổng thể.

- Tiến hành phỏng vấn các hộ dân nuôi rắn trong làng.

- Phỏng vấn các cán bộ khuyến nông ở địa phương, các thành viên trong hộ nông dân.

- Phỏng vấn các hộ dân về số lượng rắn nuôi hàng năm, sản lượng mỗi lần ni, chi phí, doanh thu và lợi nhuận.

- Số mẫu điều tra là 80

- Nội dung phỏng vấn hộ nuôi bao gồm:

 Một số thông tin cơ bản của hộ như họ tên, giới tính dân tộc, tuổi, trình độ chun môn, số nhân khẩu, doanh thu từng năm.

 Một số thơng tin về q trình ni rắn của hộ như số lượng rắn nuôi, số lượng rắn chết và nhập thêm, khối lượng rắn, số lượng bán ra.

 Các chi phí trong q trình ni rắn như chi phí mua con giống, chi phí thức ăn, chăm sóc, thuốc men.

 Một số thông tin về doanh thu, giá bán và lợi nhuận.

 Các thông tin về mở rộng sản xuất và đánh giá sự giúp đỡ của các khuyến nông viên.

- Cách điều tra là phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân hoặc các cán bộ khuyến nông ở phường.

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

+ Tổng hợp các phương pháp đo lường, mơ tả và trình bày số liệu được ứng dụng, dự báo trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn. Bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin

đã thu thâp được làm cơ sở để phân tích và kêt luận, cũng như trình bày kết quả đã nghiên cứu.

+Sử dụng phần mềm excel để nhập và xử lý số liệu.

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp so sánh

- phương pháp phân tổ thống kê - Phương pháp dự báo.

3.2.4.1 Phương pháp so sánh

Dùng phương pháp này để phân tích diễn biến về số lượng, doanh thu tiêu thụ trong 3 năm 2010 – 2012. Các chỉ tiêu được dùng là các chỉ số tuyệt đối, số tương đối, trong đó có tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển bình qn.

3.2.4.2 Phương pháp phân tích kinh tế

Từ các số liệu thu thập, sau khi đã được xử lý, tiến hành phân tích và so sánh để làm rõ các vấn đề tình hình biến động các hiện tượng theo thời gian để từ đó đưa ra các kết luận có căn cứ khoa học.

3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Doanh thu của từng hộ dân mỗi vụ rắn = Khối lượng rắn x giá mỗi kg rắn.

- Thu nhập của tưng hộ dân mỗi vụ rắn =Doanh thu-vốn(tổng số tiền bỏ ra cho việc xây chuồng, thức ăn, giống...

- Tổng doanh thu của tất cả các hộ nuôi rắn.

- Tổng thu nhập của tất cả các hộ nuôi rắn trong làng. - Tổng số vốn bỏ ra của tất cả cấc hộ nuôi rắn.

- So sánh với doanh thu, thu nhập và vốn so với các năm trước đây. - Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế: lợi nhuận mang lại.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi rắn ở làng lệ mật, phường việt hưng, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w