Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi rắn ở làng lệ mật, phường việt hưng, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 45 - 50)

Phần II Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên của địa bàn nghiên cứu

3.1.1.1 Vị trí địa lí

Phường Việt Hưng nằm ở phía Đơng Bắc thủ đơ, cách trung tâm Hà Nội 6 km. Phía Bắc giáp phường Đức Giang, phía Đơng giáp phường Giang Biên và Phúc Lợi, phía Nam giáp phường Phúc Đồng, phía Tây giáp phường Gia Thụy.

Việt Hưng là phường trung tâm của quận Long Biên, nơi trụ sở hành chính của quận đóng trên địa bàn. Những năm gần đây, tốc độ đơ thị hóa nhanh, hạ tầng cơ sở được xây dựng và nâng cấp từng bước đáp ứng mọi sinh hoạt của đô thị.

Phường Việt Hưng có diện tích đất tự nhiên là 383,43 ha; đất nông nghiệp hiện nay chỉ cịn 135 ha, chiếm 35,2 %. Phường có 12 tổ dân phố, 3381 hộ với 11761 nhân khẩu, trong đó có 7100 lao động

Lệ Mật là một trong ba khu dân cư của Việt Hưng. Lệ Mật là một làng cổ có cách đây trên 1000 năm nằm giũa khu Đô Thị Việt Hưng và 2 chung cư

Vườn Dâu và Miễu Hạ cùng một số khu đô thị và chung cư đang được triển khai; cơ sở hạ tầng đã được đầu tư tương đối hồn thiện, làng có 2 đường phố là phố Lệ Mật và phố Việt Hưng.

Phố Lệ mật được nối với Quốc Lộ 1 ở phía Bắc, phố Việt Hưng thì nối với Quốc Lộ 5 ở phía Tây. Hai trung tâm thương mại lớn nằm trên địa bàn là Gia Thụy và Việt Hưng tạo cho Lệ Mật có một vị trí thuận lợi trong phát triển kinh tế văn hóa, xã hội trong những năm tới. Bên cạnh đó Lệ Mật cịn có Đình làng được xây dựng vào thời Lý với kiến trúc cổ kính, đã được cơng nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Cùng với việc đơ thị hóa nhanh xong Lệ Mật vẫn giữ được dáng dấp của làng Việt cổ, có Đình làng, giếng nước, cây đa, những ngơi nhà cổ xen lẫn những ngôi nhà hiện đại đang là điểm thu hút khá đông khách tới tham quan, du lịch.[2]

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình, tài nguyên đất đai

Làng Lệ Mật nằm trên vùng đất bằng phẳng, khơng có địa hình đồi núi, đất chủ yếu là đất phù sa, do sông Hồng bồi đắp.

- Tài nguyên đât: làng Lệ Mật là nơi có đất đất đai khá màu mỡ, có giá trị cao cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, đặc biệt là trong sản xuất nơng nghiệp.

- Có các nhóm đất sau: Nhóm đất cát có diện tích nhỏ, đất phù sa có diện tích lớn nhất, nhóm đất xám bạc màu, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất dốc tụ.

3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu thủy văn

Làng Lệ Mật có đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đơng lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa phùn về nửa cuối mùa. Nằm về phía Bắc của vành đai nhiệt đới, quanh nǎm tiếp nhận lượng

bức xạ Mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, làng Lệ Mật có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu nơi đây là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là mùa đơng với nhiệt độ trung bình 18,6 °C. Trong khoảng thời gian này số ngày nắng của thành phố xuống rất thấp, bầu trời thường xuyên bị che phủ bởi mây và sương, tháng 2 trung bình mỗi ngày chỉ có 1,8 giờ mặt trời chiếu sáng. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 (mùa xuân) và tháng 10 (mùa thu), làng Lệ Mật có đủ bốn mùa xn, hạ, thu và đơng.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

Trước đây, làng chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nghề nuôi rắn từ những năm 1980, nhưng khi quận Long Biên được thành lập, người dân đã mất khá nhiều đất nông nghiệp. Giờ họ chỉ tập chung ni rắn và làm vài nghề dịch vụ nhỏ. Cịn lại là đi làm ở các nơi khác.

Cơ cấu kinh tế những năm gần đây của phường Việt Hưng đang chuyển dịch theo hướng kinh tế đô thị, các ngành thương mại- dịch vụ, công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp chiếm 90%, ngành nông nghiệp chỉ chiếm 10% trong nền kinh tế của địa phương. Năm 2005 số hộ tham gia thương mại-dịch vụ có 339 hộ, đến năm 2009 là 678 hộ, và năm 2013 là hơn 800 hộ. Về tăng trưởng kinh tế của phường năm 2005 là 3.9 %, đến năm 2006 là 18%, năm 2007 là 20%, năm 2008 là 22%,năm 2009 là 25 % , năm 2013 là 15%. Về thu nhập, năm 2005 là 81 tỷ 770 triệu đồng, đến năm 2009 là 151 tỷ 691 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người trên tháng năm 2005 là 691000 đồng, năm 2009 là 1.074.000 đồng/người/tháng, đến năm 2013 là hơn 3,5 triệu đồng/người/tháng.

Trong những năm gần đây Việt Hưng đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Từ một xã thuần nông thuộc huyện Gia Lâm, nay đã là một phường có kinh tế phát triển của quận Long Biên. Trong các lĩnh vực kinh tế , văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng nhiều năm liền là đơn vị xuấ sắc, được tặng cờ thi đua của thành phố Hà Nội. Năm 2007 được nhận bằng khen của Chính phủ; năm 2008 phường Việt Hưng được chủ tịch nước tặng Huân Chương lao động hạng ba. Việt Hưng là nơi vinh dự được Bác Hồ về thăm năm 1958 và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết về thăm năm 2007.[2]

3.1.3 Quá trình phát triển nghề ni rắn ở làng Lệ Mật

Nói về làng Lệ Mật, không ai không biết tới nghề rắn cổ truyền và cũng không ai ghi lại nó có từ thời nào? Chỉ biết từ đời này truyền đời sau và truyền lại cho đến tận ngày nay. Nghề săn bắt chăn nuôi và chế biến rắn là một nghề độc đáo của Lệ Mật mà khơng nơi nào có được. Từ xa xưa đã có những sản phẩm về rắn nổi tiếng như rắn ngâm rượu làm thuốc, nọc rắn, các sản phẩm về da rắn như dây lưng, ví da, giày da... được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

Trong những năm 60 của thế kỉ 20 , làng Lệ Mật đã có một trại ni rắn với quy mơ lớn của một hợp tác xã, ở đây rắn được chế biến thành các món ăn đặc sản, ngâm rượu làm thuốc và xuất khẩu.

Năm 1993, pháp lệnh bảo vệ động vật hoang dã được ban hành, nhân dân Lệ Mật đã nghiêm chỉnh chấp hành, không săn bắt, buôn bán rắn mà chuyển dần sang nghề khác.

Năm 2007, sau khi đi tham quan xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, nơi thực hiện thành cơng đề tài cấp nhà nước về mơ hình chăn ni rắn sinh trưởng, sinh sản ăn mồi tĩnh, UBND quận Long Biên đã xây dựng đề án phục hồi và phát triển làng ngề truyền thống kết hợp với du lịch ẩm thực Lệ Mật với ba mục tiêu chính. Một là: vận động nhân dân tham gia

chăn nuôi rắn để phục hồi lại làng nghề truyền thống rắn Lệ Mật; hai là : xây dựng và phát triển tuyến phố ẩm thực với các món ăn về rắn, chế biến các loại rượu rắn bổ dưỡng và chữa bệnh cùng các sản phẩm từ da rắn rất độc đáo; ba là: mở mang tuyến du lịch sinh thái tại các trang trại nuôi rắn tập trung và các hộ gia đình cùng với các di tích lịch sử vẳn hóa nổi tiếng, đặc biệt Làng Lệ Mật cịn có một lễ hội rất đặc sắc đã thu hút được rất nhiều khách trong và ngoài nước.

Đề án nhằm mục đích phục hồi và phát triển làng nghề truyền thống đã có từ lâu đời của Lệ Mật, mở mang du lịch kết hợp với ẩm thực, quảng bá và giữ gìn văn hóa truyền thống của địa phương, tạo nhiều công ăn việc làm tăng thu nhâp và nâng cao đời sống của nhân dân.[2]

3.1.4 Một số kết quả đạt được

Những kết quả đạt được:

Ủy ban nhân dân Quận Long Biên đã thành lập ban chỉ đạo phát triển làng nghề của quận do đồng chí phó chủ tịch UBND quận làm trưởng ban; thành lập ban quản lý phát triển làng nghề truyền thống của phường để thực hiện đề án.

Sau 3 năm thực hiện các mục tiêu của đề án đã đạt được một số kết quả sau: UBND quận, phường đã kết hợp với ban quản lí làng nghề đã thành lập được câu lạc bộ làng nghề Rắn Lệ Mật bước đầu với trên 40 hội viên tham gia. Đã vận động được trên 100 hộ với 370 lao động tham gia chăn ni, chế biến rắn. Trong đó có 241 lao động trong gần 30 nhà hàng ẩm thực với các món ăn truyền thống từ rắn. Tại địa phương đã có 2 mơ hình chăn ni rắn sinh trưởng sinh sản tập trung với diện tích trên 2ha để chuyên nhân giống và phục vụ du lịch sinh thái kêt hợp ẩm thực tạo việc làm cho gần 50 lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hàng ngày làng đón trên dưới 500 khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch và thưởng thức các món ăn đặc sản từ rắn...Doanh thu từ

chăn nuôi, chế biến du lịch và dịch vụ ẩm thực của làng ngề đạt 31 tỷ 445 triệu đồng/năm chiếm 44.22% doanh thu của ngành ngề tại địa phương.[2]

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi rắn ở làng lệ mật, phường việt hưng, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 45 - 50)