Phần II Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.5 Các chỉ tiêu tài chính
+ Doanh thu = số lượng sản phẩm(Chính, phụ) x giá bán tương ứng với loại sản phẩm đó.
+ Chi phí = Chi phí cố định + chi phí lao động + chi phí biến đổi khác Trong đó:
+ Chi phí cố định = chi phí chuồng trại + chi phí trang thiết bị + chi phí dụng cụ chăn ni + chi phí cố định khác.
+Chi phí biến đổi = chi phí thức ăn + chi phí thuốc men + chi phí điện + chi phí nước + chi phí cố định khác.
+Chi phí lao động = (số lao động nhà + số lao động thuê) x công nhật. -Doanh thu/chi phí đo lường tổng số tiền thu được khi bỏ ra 1 đồng chi phí đầu tư
-Lợi nhuận/Chi phí đo lường lợi nhuận của hộ khi bỏ ra một đồng chi phí đầu tư.
-Lơi nhuận/doanh thu đo lường trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc ni rắn
2.1.6.1 Chuồng trại
Có nhiều loại chuồng ni rắn, phù hợp với điều kiện của từng gia đình và trang trại
Vị trí: có thể tận dụng các khơng gian thừa như nhà sau, nhà bếp, đầu song, mái hiên, sân nhà, vườn cây…để làm chuồng.
- Kích thước: chuồng ni rắn con: chiều ngang 0,6 mét, chiều dài 1 mét, chiều cao 0,4 mét, chân cách mặt đất 0,3 mét.
Chuồng nuôi rắn lứa: chiều ngang 1 mét, chiều dài 1,5 mét, chiều cao 0,8 mét, chân cách mặt đất 0,3 mét.
Chuồng nuôi rắn sinh sản: chiều ngang 1,5 mét, chiều dài 2 mét, chiều cao 0,8 mét, chân cách mặt đất 0,3 mét.
- Vật liệu: lưới sắt loại 5 ly dùng cho chuồng nuôi rắn con, loại 12 ly dùng cho chuồng rắn trưởng thành, kết hợp các thanh gỗ làm khung và nẹp lưới.
- Mật độ nuôi nhốt: với quy cách như trên có thể ni nhốt từ 20-30 rắn con và rắn lứa trong một chuồng. Tuy nhiên, mật độ này có thể giảm xuống theo tỷ lệ tăng dần của trọng lượng rắn ni. Ngồi ra, cần chú ý thêm về khả năng giành mồi dẫn đến cắn, nuốt nhau khi nuôi nhốt với mật độ nhiều.
+ Chuồng hộc gỗ
- Vị trí: loại chuồng này thích hợp đặt ở những nơi có khơng gian hẹp hơn như lối đi, hành lang hay bất kỳ nơi nào có thể.
- Kích thước: chiều rộng 0,4 mét, chiều cao 0,3 mét, chiều dài 0,5 mét với cửa đóng mở cố định.
- Vật liệu: có thể dùng các loại cây gỗ tạp thông thường đem xẻ thành ván để làm chuồng. Cũng có thể xây hộc bằng gạch và làm cửa gỗ với kích thước tương tự như trên để làm chuồng nuôi rắn.
- Mật độ nuôi nhốt: mỗi hộc gỗ chỉ nuôi nhốt 1 cá thể rắn. + Chuồng xi măng
- Vị trí: chọn nơi cao ráo, có bóng râm mát, cách biệt khu dân cư. - Kích thước: chiều rộng 1 mét, chiều cao 1,2 mét, chiều dài 2 mét.
- Vật liệu: lợp mái bằng lá hay bằng tôn mát, chuồng xây bằng xi măng sẽ mang tính kiên cố, vững chắc và giữ được độ ẩm hơn các loại chuồng khác. Chuồng lợp mái tôn hay mái lá đều được, chỉ cần đảm bảo sao cho mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
- Mật độ ni: mỗi chuồng có kích thước như trên có thể ni nhốt từ 10-20 rắn trưởng thành.
+ Chuồng bán hoang dã
- Vị trí: đây là mơ hình ni rắn thả lan trong diện tích rộng nên cần phải chọn nơi cao, thống, có ánh nắng mặt trời, điều kiện sống càng gần với môi trường sinh thái tự nhiên càng tốt.
- Kích thước: nên có khơng gian rộng, thống, khơng bị che khuất, diện tích sử dụng lớn nhỏ sẽ quyết định số lượng rắn thả ni trong đó.
- Vật liệu: chuồng phải được xây tường bao quanh với chiều cao từ 2 mét trở lên. Nền phải trán kín, khơng để khe hở để tránh rắn đào hang thoát ra ngồi. Khơng gian bên trong chuồng nên tạo những nhiều đường rãnh, hầm hoặc ngăn tối để rắn trú ẩn. Bên trên nên có mái che, tránh để rắn bị ướt mưa, sương lạnh. Đồng thời phải đảm bảo hệ thống thốt nước tốt cho chuồng ni.
- Mật độ ni: trung bình nên thả ni với mật độ là 5 con/m2 đối với rắn lứa.[8]
2.1.6.2 Chọn giống
Việc đầu tiên trong khâu chọn con giống là nên mua con giống tại những trại gây ni có uy tín, có giấy vận chuyển đặc biệt có xác nhận của cơ quan kiểm lâm địa phương, có như vậy mới đủ điều kiện đăng ký thủ tục gây ni theo pháp luật. Giống rắn thuộc nhóm có nguồn gốc từ rắn thuần chủng thường rất hiền, ăn mạnh, sinh trưởng nhanh, trọng lượng lớn.
Điều đặc biệt chú ý trong việc chọn giống là nên tránh việc chọn mua rắn con từ các điểm thu mua rắn săn bắt ngoài tự nhiên, hoặc mua rắn lứa, rắn bố mẹ từ những người chuyên câu, bẫy lưới rắn. Vì rắn săn bắt ngồi tự nhiên
sẽ khơng thích hợp với mơi trường ni nhốt, thơng thường rắn sẽ không ăn và sẽ chết.
2.1.6.3 Vệ sinh, phòng bệnh
- Vệ sinh chuồng trại, thường ngày phải dọn phân trong chuồng, số phân hàng ngày thải ra khơng nhiều, phân thường khơ, ít mùi hơi. Phân có mùi hơi hoặc phân lỏng có dịch nhày: rắn đã nhiễm bệnh
- Rắn rất ít bệnh. Tuy nhiên, biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho rắn là biện pháp tốt nhất: chăm sóc ni dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ, thức ăn đảm bảo thành phần và giá trị dinh dưỡng, chuồng trại luôn sạch sẽ, khơng lầy lội, khơng nóng quá, lạnh quá, tránh ruồi nhặng và các loại côn trùng khác gây hại.
2.1.6.4 Kỹ thuật chăm sóc rắn vào các mùa
Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, nhưng phân bố thành 3 vùng khí hậu riêng biệt theo phân loại khí hậu.
Khu vực làng Lệ Mật, có khí hậu nhiệt đới ẩm ấm, kiểu khí hậu này có thể khơ và lạnh hơn, và mùa hè rất ẩm ướt do ảnh hưởng của gió mùa.
+ Thời tiết lạnh hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột ảnh hưởng khơng tố tới các lồi động vật. Rắn là lồi chịu nóng, vì vậy ni và chăm sóc rắn chịu ảnh hưởng theo từng vùng và nhiệt độ, rắn thường bị nhiễm bệnh và thay đổi tập tính theo thời tiết như sau
- Mùa nóng: rắn ăn uống bình thường và hay phơi nắng để tạo hiệu ứng từ nhiệt nhằm thay đổi nhiệt độ cơ thể để hỗ trợ q trình chuyển hóa thức ăn và khử trùng trên da. Đồng thời bổ sung thêm nguồn vitamin dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời. Rắn cần phơi nắng khoảng 10 phút để tự tổng hợp vitamin D. Vitamin D có vai trị trung gian trong quá trình tổng hợp và tăng canxi máu, photpho máu, tăng thải canxin niệu và tác dụng chủ yếu trên các cơ quan chính. Hiệu ứng từ nhiệt thực chất là sự chuyển hóa năng lượng. Vì
vậy nên cho rắn thường xuyên tắm nắng để kích thích rắn ăn nhiều và nâng cao khả năng phòng bệnh.
- Mùa lạnh : rắn thường giảm ăn và bỏ ăn, da khô, không chỉ tạo tác động từ bên ngoài, nên bổ sung dưỡng chất như đạm và đầu các, chúng la những loại dưỡng chất nhiều chất béo sẽ giúp da hấp thụ thêm dưỡng ẩm và tích nước vùa đủ. Thơng thường rắn ăn mồi chết giảm ăn hơn rắn ăn mồi sống, vì mồi chết được nhúng qua nước nóng, rắn cảm nhận thân nhiệt sẽ bò ra ăn.
2.1.6.5 Hệ thống các chính sách khuyến nơng của địa phương và của nhà nước
Các hệ thống này giúp cho các hộ ni rắn có thêm điều kiện thuận lợi trong q trình ni, giảm được những ảnh hưởng xấu đến từ các rủi do như dịch bệnh, thời tiết, sự thay đổi của giá cả thị trường.
2.1.7 Tác dụng của rắn
Rắn là một loại vật ni có rất nhiều tác dụng, chính vì thế, hiệu quả mà rắn đem lại sẽ rất cao, nó giải thích vì sao nhiều hộ lại ni rắn đến vậy. Sau đây là một số công dụng của rắn.
- Rắn cung cấp cho con người một loại thực phẩm độc đáo, có giá trị dinh dưỡng cao. Thịt rắn có thể chế biến thành các món ăn khác nhau, như xào, luộc, nướng, làm nem.. Thị rắn được bán ở các nhà hàng chuyên bán các loại đồ ăn về rắn, hoặc được chế biến, làm khơ, rồi sau đó đem đóng gói để vận chuyển sang các vùng khác, hoặc xuất khẩu ra nước ngồi.
Từ lâu, thịt rắn đã được cơng nhận là một vị thuốc quý với tên là xà nhục. Thịt rắn có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm, vào kinh can, có tác dụng khử phong, giảm đau, trừ thấp, tiêu độc chữa các bệnh thần kinh đau nhức, bán thân bất toại, khớp xương sưng đau, chân tay tê mỏi, kinh phong, nhọt độc, lở loét, giang mai, tràng nhạc.
Trong dân gian, người ta thường dùng thịt rắn (bỏ da) dưới dạng món ăn - vị thuốc như rim, làm ruốc hoặc băm với lá lốt, mùi tàu và xương sơng rồi nướng ăn trong đó có nhũng loại cần thiết cho cơ thể như leucin, lysin, arginin, valin, chất mỡ và chất saponosid. Từ thịt rắn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, và các tác dụng chữa bệnh.
Thịt rắn được xếp vào hàng những món ăn cao cấp và bổ dưỡng. Mỗi loại rắn có vị hơi khác nhau nhưng chúng đều là món ăn bài thuốc chống đau nhức khớp, chữa bệnh phong thấp và tăng cường sức khỏe.
Từ rắn có thể chế biến thành trên dưới 10 món ăn khác nhau như thịt rắn xúc bánh đa, rắn xé phay, xào lăn, chả rắn, rắn hầm xả, rắn tiềm thuốc bắc, cháo rắn đấu xanh, rắn nhồi thịt… Trong đó, rắn tiềm thuốc bắc là món bổ nhất trong các món rắn, có cơng dụng chống đau nhức và mát gan.
- Rắn được dùng làm thuốc hoặc ngâm rượu. Các bộ phận như da rắn, nọc rắn, mật rắn, được chế biến thành các loại thuốc, có tác dụng giảm đau.
- Các sản phẩm của rắn, đặc biệt là da rắn, có thể dung để chế tạo ra các đồ dung như ví da rắn, thắt lưng da rắn, túi xách, cặp…
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1Các chỉ thị
Chỉ thị số 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa IV), Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát huy vai trị tự chủ của kinh tế hộ nơng dân đã đặt nền móng cho sự ra đời của KTTT, đặc biệt là sau khi có Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003; Nghị định số 41/2010/NĐ- CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
2.2.2 Các chiến lược
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 của Việt Nam xác định kinh tế hộ gia đình là một đơn vị sản xuất cơ sở, cần thiết cho quyền chuyển
dịch cơ cấu nền kinh tế vĩ mô, nhằm huy động mọi nguồn lực tiến hành sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Kinh tế gia đình nói chung, hay kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp ở nông thôn được thực hiện quyền tự chủ và được quan tâm, khuyến khích phát triển dưới hình thức hợp tác xã và các hình thức liên kết khác. Ngồi các chính sách bảo hộ quyền và nghĩa vụ, Nhà nước cịn có các chính sách khác hướng tới việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật; phổ biến, ứng dụng công nghệ mới cho sản xuất chế biến; cung cấp dịch vụ vật tư; hỗ trợ tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho kinh tế hộ gia đình và trang trại.
- Kinh tế gia đình là một hình thức sản xuất có sớm, xuất hiện từ khi gia đình được hình thành. Ngày nay hình thức sản xuất này đang chịu nhiều tác động và cũng đang tự chuyển mình để trở thành một thành phần kinh tế của xã hội phát triển - xã hội cơng nghiệp và xã hội hậu cơng nghiệp. Vì lẽ đó, cần tìm hiểu quyền tồn tại để nhận diện vị trí và vai trị của nó trong nền kinh tế hàng hố nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Phát triển kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam
Việt Nam thực hiện bước chuyển đổi từ nền kinh tế tự cung tự cấp hàng thế kỷ nay, nhưng tiến trình diễn ra rất chậm chạp và sự chuyển tiếp là việc thực hiện nền kinh tế kế hoạch tập trung theo cơ chế bao cấp kéo dài suốt mấy chục năm qua. Cách mạng giải phóng dân tộc với hai cuộc kháng chiến trường kỳ tiến tới thống nhất tổ quốc cũng là một nguyên nhân góp phần làm giảm phát triển kinh tế đất nước. Chỉ tới thập niên cuối thế kỷ XX, khi bắt tay vào thực hiện công cuộc Đổi mới, chúng ta mới thực sự tiến hành từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường.
- Do những đặc điểm địa lý tự nhiên và thiếu trình độ, kiến thức, kinh nghiệm quản lý nền kinh tế thị trường nên mặc dù trong những năm qua kinh
tế đất nước tuy có tăng trưởng, nhưng phát triển khơng đồng đều giữa các vùng. Bên cạnh sự phát triển kinh tế sản xuất hàng hố đang diễn ra ở các đơ thị và các tỉnh đồng bằng, vẫn tồn tại các hình thức sản xuất cịn biểu hiện của nền kinh tế tự cung tự cấp (kinh tế tự nhiên) ở các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa.
- Thực chất sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường không chỉ là sự thay đổ hình thức kinh tế vĩ mơ mà cịn thay đổi cả hệ thống kinh tế vi mơ. Đó là sự thay đổi phương thức hoạt động, thay đổi hình thức tổ chức của các đơn vị kinh tế, trực tiếp sản xuất ra của cải, vật chất của xã hội.
- Trước đây, các tổ chức kinh tế mang các tên gọi khác nhau: nhà máy, xí nghiệp, công ty, cửa hàng, hợp tác xã, cá thể, tư nhân, v.v… Ngày nay trong cơ chế thị trường, các đơn vị tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh đều được thống nhất chung với tên gọi là Việt Nam. Hiện nay ở nước ta có các loại hình doanh nghiệp với các thành phần chủ sở hữu như sau: cá nhân, nhóm kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty (công ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty cổ phẩn), hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước và kinh tế hộ gia đình.
- Kinh tế hộ gia đình là một loại hình kinh tế tương đối phổ biến và được phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Nó có vai trị rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, nhất là trong nông nghiệp. Ở Việt Nam, kinh tế hộ gia đình lại càng có ý nghĩa to lớn, bởi vì nước ta bước vào nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường trên nền tảng gần 80% dân số đang sinh sống ở nông thôn và điểm xuất phát để tạo cơ sở vật chất tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa lại đi từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, quản lý theo kế hoạch hóa tập trung, bao cấp.
- Mặc dù không phải là một thành phần kinh tế nhưng kinh tế hộ gia đình là một loại hình để phân biệt với các hình thức tổ chức kinh tế khác. Một trong các thành viên của kinh tế hộ gia đình đồng thời là chủ hộ. Trong hoạt
động kinh tế, gia đình có thể tiến hành tất cả các khâu của quá trình sản xuất và tái sản xuất. Chủ hộ điều hành tồn bộ mọi q trình sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm vơ hạn về mọi hoạt động của mình. Ở nước ta, kinh tế hộ gia đình phát triển chủ yếu ở nơng thơn, thường gọi là kinh tế hộ gia đình nơng dân, ở thành thị thì gọi là các hộ tiểu thủ công nghiệp. Hiện nay, tại một số địa phương đã hình thành các trang trại gia đình có quy mơ sản xuất và kinh doanh tương đối lớn. Xu hướng này đang có chiều hướng phát triển và mở rộng ra trên phạm vi toàn quốc.