Các chiến lược

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi rắn ở làng lệ mật, phường việt hưng, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 35)

Phần II Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2Các chiến lược

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.2Các chiến lược

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 của Việt Nam xác định kinh tế hộ gia đình là một đơn vị sản xuất cơ sở, cần thiết cho quyền chuyển

dịch cơ cấu nền kinh tế vĩ mô, nhằm huy động mọi nguồn lực tiến hành sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Kinh tế gia đình nói chung, hay kinh tế hộ gia đình nơng nghiệp ở nơng thơn được thực hiện quyền tự chủ và được quan tâm, khuyến khích phát triển dưới hình thức hợp tác xã và các hình thức liên kết khác. Ngồi các chính sách bảo hộ quyền và nghĩa vụ, Nhà nước cịn có các chính sách khác hướng tới việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật; phổ biến, ứng dụng công nghệ mới cho sản xuất chế biến; cung cấp dịch vụ vật tư; hỗ trợ tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho kinh tế hộ gia đình và trang trại.

- Kinh tế gia đình là một hình thức sản xuất có sớm, xuất hiện từ khi gia đình được hình thành. Ngày nay hình thức sản xuất này đang chịu nhiều tác động và cũng đang tự chuyển mình để trở thành một thành phần kinh tế của xã hội phát triển - xã hội cơng nghiệp và xã hội hậu cơng nghiệp. Vì lẽ đó, cần tìm hiểu quyền tồn tại để nhận diện vị trí và vai trị của nó trong nền kinh tế hàng hố nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Phát triển kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam

Việt Nam thực hiện bước chuyển đổi từ nền kinh tế tự cung tự cấp hàng thế kỷ nay, nhưng tiến trình diễn ra rất chậm chạp và sự chuyển tiếp là việc thực hiện nền kinh tế kế hoạch tập trung theo cơ chế bao cấp kéo dài suốt mấy chục năm qua. Cách mạng giải phóng dân tộc với hai cuộc kháng chiến trường kỳ tiến tới thống nhất tổ quốc cũng là một nguyên nhân góp phần làm giảm phát triển kinh tế đất nước. Chỉ tới thập niên cuối thế kỷ XX, khi bắt tay vào thực hiện công cuộc Đổi mới, chúng ta mới thực sự tiến hành từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường.

- Do những đặc điểm địa lý tự nhiên và thiếu trình độ, kiến thức, kinh nghiệm quản lý nền kinh tế thị trường nên mặc dù trong những năm qua kinh

tế đất nước tuy có tăng trưởng, nhưng phát triển khơng đồng đều giữa các vùng. Bên cạnh sự phát triển kinh tế sản xuất hàng hoá đang diễn ra ở các đô thị và các tỉnh đồng bằng, vẫn tồn tại các hình thức sản xuất cịn biểu hiện của nền kinh tế tự cung tự cấp (kinh tế tự nhiên) ở các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa.

- Thực chất sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường khơng chỉ là sự thay đổ hình thức kinh tế vĩ mơ mà cịn thay đổi cả hệ thống kinh tế vi mơ. Đó là sự thay đổi phương thức hoạt động, thay đổi hình thức tổ chức của các đơn vị kinh tế, trực tiếp sản xuất ra của cải, vật chất của xã hội.

- Trước đây, các tổ chức kinh tế mang các tên gọi khác nhau: nhà máy, xí nghiệp, cơng ty, cửa hàng, hợp tác xã, cá thể, tư nhân, v.v… Ngày nay trong cơ chế thị trường, các đơn vị tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh đều được thống nhất chung với tên gọi là Việt Nam. Hiện nay ở nước ta có các loại hình doanh nghiệp với các thành phần chủ sở hữu như sau: cá nhân, nhóm kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phẩn), hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, doanh nghiệp nhà nước và kinh tế hộ gia đình.

- Kinh tế hộ gia đình là một loại hình kinh tế tương đối phổ biến và được phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Nó có vai trị rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, nhất là trong nông nghiệp. Ở Việt Nam, kinh tế hộ gia đình lại càng có ý nghĩa to lớn, bởi vì nước ta bước vào nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường trên nền tảng gần 80% dân số đang sinh sống ở nông thôn và điểm xuất phát để tạo cơ sở vật chất tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa lại đi từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nơng nghiệp, quản lý theo kế hoạch hóa tập trung, bao cấp.

- Mặc dù không phải là một thành phần kinh tế nhưng kinh tế hộ gia đình là một loại hình để phân biệt với các hình thức tổ chức kinh tế khác. Một trong các thành viên của kinh tế hộ gia đình đồng thời là chủ hộ. Trong hoạt

động kinh tế, gia đình có thể tiến hành tất cả các khâu của quá trình sản xuất và tái sản xuất. Chủ hộ điều hành tồn bộ mọi q trình sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm vơ hạn về mọi hoạt động của mình. Ở nước ta, kinh tế hộ gia đình phát triển chủ yếu ở nơng thơn, thường gọi là kinh tế hộ gia đình nơng dân, ở thành thị thì gọi là các hộ tiểu thủ công nghiệp. Hiện nay, tại một số địa phương đã hình thành các trang trại gia đình có quy mơ sản xuất và kinh doanh tương đối lớn. Xu hướng này đang có chiều hướng phát triển và mở rộng ra trên phạm vi toàn quốc.

- Như trên đã phân tích, kinh tế hộ gia đình tập trung chủ yếu ở khu vực sản xuất nông nghiệp và chiếm tới 2/3 lực lượng lao động tồn xã hội. Vì vậy, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình của Đảng và Nhà nước ta thực chất là việc thực hiện phát triển một cách hợp lý các hình thức sản xuất và kinh doanh trong nơng nghiệp. Đây là loại hình kinh tế phổ biến nhất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

- Tùy theo đặc điểm, tính chất của từng khu vực, từng địa bàn, cần phân loại các hộ gia đình theo trình độ sản xuất hàng hố, khả năng tự chủ trong kinh doanh, mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh tế để có những biện pháp hỗ trợ thích hợp. Hộ gia đình có nhiều ưu thế, nhưng cũng có nhiều khó khăn, hạn chế về nhiều mặt. Việc tác động của Nhà nước, kết hợp với sự liên kết hỗ trợ hướng dẫn của các doanh nghiệp nhà nước, các hợp tác xã… là rất cần thiết.[1]

- Xem xét đến vấn đề kinh tế nói chung, hay kinh tế hộ gia đình nói riêng khơng thể không đề cập đến vấn đề tiêu dùng. Tiêu dùng là hành vi tất yếu và thường xuyên của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của cá nhân, cộng đồng, của toàn xã hội. Tiêu dùng vừa là mục tiêu vừa là tiền đề của sản xuất và tái sản xuất xã hội. Mức độ tiêu dùng có thước đo và được chi phối bởi yếu tố thu nhập thực tế tính theo đầu người. Các nước phương Tây có nền kinh tế phát triển, tích lũy tư bản, phúc lợi xã hội và thu

nhập cá nhân cho phép đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội phát triển cao.[1]

- Do kết quả của sự chi phối, giao lưu kinh tế quốc tế trong việc thực hiện chính sách mở cửa, những năm qua nền kinh tế thị trường đa thành phần ở nước ta có những bước tăng trưởng đáng kể, nhưng đồng thời cũng kéo theo sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng cả về vật chất lẫn tinh thần. Sự gia tăng về nhu cầu tiêu dùng là quy luật tự nhiên và đáng khuyến khích. Tuy nhiên, trong trường hợp kinh tế kém phát triển như ở nước ta, chưa thể có mức tiêu dùng bình qn cao được.[1]

Hiện nay, có hiện tượng một bộ phận hộ gia đình thu nhập cao, tập trung ở thành thị, mức sống và nhu cầu tiêu dùng chênh lệch cao gấp nhiều lần so với những hộ dân sống ở nông thôn. Đây là vấn đề cần được quan tâm giải quyết để thực hiện tính cơng bằng trong phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xóa đói giảm nghèo, tình trạng thất nghiệp, phân công lao động và giải quyết việc làm, thực tế hộ gia đình cũng là những vấn đề cần được đề cập trong nghiên cứu về các chính sách liên quan tới lĩnh vực Gia đình.[1]

2.2.3 Sự đa dạng các loài rắn ở Việt Nam

Việt Nam được biết đến là một đất nước có đa dạng sinh học phong phú và mang tính đặc hữu cao, đặc biệt là các lồi bị sát và ếch nhái. Các lồi rắn độc của Việt Nam không chỉ phổ biến trong việc sử dụng làm thuốc cổ truyền mà cịn được coi là nhóm bị sát có tính đa dạng về thành phần loài. Cho đến nay Việt Nam hiện biết là nơi cư ngụ của 193 loài rắn thuộc 69 giống, 8 họ. Trong số đó ghi nhận tổng số 53 loài rắn độc gồm 35 loài (15 giống) thuộc họ rắn hổ Elapidae và 18 loài (8 giống) thuộc họ rắn lục Viperidae.

Bên cạnh đó, sự phân bố theo vùng địa lý của các loài rắn độc cũng khác nhau: 12 loài chỉ ghi nhận ở miền Bắc, 19 loài chỉ ghi nhận ở miền Nam

và 22 lồi ghi nhận ở cả hai miền đất nước. Có 5 lồi hiện được coi là đặc hữu của Việt Nam gồm: rắn cạp nia slowinski Bungarus slowinskii, Đẻn xanh lơ Hydrophis parviceps, rắn lục Hòn Sơn Cryptelytrops honsonensis, rắn lục Trùng Khánh Protobothrops trungkhanhensis và rắn lục Trường Sơn

Viridovipera truongsonensis. Đáng chú ý là sau công bố của Wuester et al.

(1995), loài rắn hổ mang trước đây có tên là Naja naja hiện đã được tách thành 3 loài riêng biệt: loài rắn hổ mang Trung Quốc N. atra phân bố ở miền Bắc, hai lồi rắn hổ mang một mắt kính N. kouthia và rắn hổ mang xiêm N.

siamensis ghi nhận ở miền Nam. Chưa có đánh giá chi tiết nào về việc sử

dụng các loài rắn ở Việt Nam, tuy nhiên, rắn được thu thập để làm thực phẩm, lấy nọc độc, làm thuốc cổ truyền và dùng trong kỹ nghệ da. Các loài rắn độc phổ biến dùng ngâm rượu là các loài rắn cạp nia (Bungarus spp.), rắn hổ mang (Naja spp.), và hổ chúa Ophiophagus hannah. Rắn biển đôi khi được dùng ngâm rượu nhưng chúng thường được dùng để làm thực phẩm ở các khu vực ven biển. Do việc ni giữ rắn độc để làm cảnh có thể gây nguy hiểm với con người nhưng một số lồi có màu sắc đẹp, có khả năng nuôi làm cảnh như: rắn lá khơ đầu hình V Sinomicrurus kellogi, rắn lá khô thường S.

macclellandi, rắn lục đầu bạc Azemiops feae, Viridovipera vogeli rắn lục

von-gen .

Việt Nam đã thành lập nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ cảnh quan và tài nguyên sinh vật. Theo số liệu của Tổ chức Bảo tồn chim quốc tế, đến năm 2010 Việt Nam có 208 khu bảo tồn hiện có và đề xuất. Các khu bảo tồn này đã góp phần quan trọng trong cơng tác bảo vệ và gìn giữ sinh cảnh sống của các lồi động vật hoang dã trong đó có các lồi rắn. Bên cạnh 4 loài rắn độc gồm 3 loài thuộc giống rắn hổ mang (Naja) và loài rắn hổ

chúa (Ophiophagus hannah) được ghi trong Phụ lục II của Công ước CITES (có hiệu lực từ ngày 1/7/2008); có 8 lồi được luật pháp Việt Nam bảo vệ gồm: hổ chúa Ophiophagus hannahghi trong nhóm IB (nghiêm cấm khai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thác, sử dụng vì mục đích thương mại), 4 loài thuộc giống rắn cạp nia (Bungarus) và 3 loài thuộc giống rắn hổ mang (Naja) ghi trong nhóm IIB (hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại) của Nghị Định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ (2006). Chỉ có lồi rắn lục sừng Protobothrop cornutus ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2009) ở bậc DD. Trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) có 6 lồi rắn độc gồm: 1 lồi ở bậc cực kỳ nguy cấp, CR (rắn hổ chúa Ophiophagus hannah); 4 loài ở bậc nguy cấp, EN (rắn cạp nong Bungarus fasciatus và 3 loài rắn hổ mang Naja spp.); và 1 loài ở bậc sẽ nguy cấp, VU (rắn lục đầu bạc Azemiops feae).[9]

2.2.4. Một số mơ hình ni rắn hiệu quả ở nước ra

+ Trước hết phải nói tới sự phát triển của làng rắn Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, đó là nơi mà làng Lệ Mật học hỏi kinh nghiệm nuôi rắn khi mới bắt đầu khôi phục.

Làng rắn Vĩnh Sơn nằm ở gần trung tâm thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Nơi đây nổi tiếng khắp gần xa bởi nghề chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ con rắn. Ngày trước, đây là vùng đất rậm rạp, phát triển nơng nghiệp là chính nên nhiều lồi rắn trú ngụ. Đến nay, khi kinh tế thị trường mở cửa, con rắn mà chủ yếu là các loại hổ mang đã đem lại hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần những lồi vật ni khác. Nghề ni rắn tại Vĩnh Sơn được truyền từ đời này sang đời khác và đã trở nên “nức tiếng gần xa” với các loại đặc sản nổi tiếng.

Hiện nay, ngồi làm nơng nghiệp, người dân Vĩnh Sơn chăn nuôi, kinh doanh rắn là chủ yếu. Có hộ gia đình phát triển thành trang trại rắn. Trước đây xã Vĩnh Sơn đã có trang trại rắn tập trung khoảng 2,7ha. Từ sau năm 1992, nghề chăn ni rắn được chuyển tồn bộ cơ ngơi trại rắn về các hộ gia đình. Hiện nay Vĩnh Sơn có khoảng 1.300 hộ với khoảng 5.700 nhân khẩu, thì có tới 850 hộ dân ni rắn. Có thể nói, con rắn đã đem lại diện mạo mới cho xã Vĩnh Sơn, bởi nó dường như đã thay thế cho những con vật nuôi thuần nông

khác ở làng nghề này, đem lại lợi nhuận cao hơn con trâu, con bị, con gà. Xây dựng ít tốn kém hơn, sử dụng lao động ít hơn, ơ nhiễm mơi trường ít hơn… Mặc dù nhận thấy nhiều lợi ích trong nghề ni rắn theo quy mơ gia đình, nhưng việc phát triển lại gặp khó khăn hơn. Cho nên hiện nay, Vĩnh Sơn đang chuyển đổi mơ hình phát triển thành trại rắn và đang quy hoạch 20,87 ha để sản xuất tập trung. Trại rắn này sẽ được chia thành 14 khu, có khu chăn ni, khu chế biến và khu giới thiệu trưng bày sản phẩm. Đây sẽ là khu tập trung đầy đủ các loại rắn trên thế giới, như một bảo tàng rắn.

Kiếm bạc tỷ mỗi năm Sản phẩm rắn có rất nhiều loại như rượu rắn Vĩnh Sơn nổi tiếng, cao rắn, thực phẩm chức năng viên nang,… Các sản phẩm của làng rắn Vĩnh Sơn không chỉ được người dân trong nước biết đến mà đã được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Ví dụ, một lọ viên nang 30 viên nang có tác dụng chữa đau khớp, đau lung, xương cốt,…với giá 150.000 đồng/lọ. Hay cao rắn tại Vĩnh Sơn được bán với giá 500.000 đồng/lạng. Các loại rắn thường nuôi ở Vĩnh Sơn là hổ mang chúa, hổ trâu, và hổ mang thường. Là một trong 850 hộ gia đình ni rắn ở Vĩnh Sơn, hiện gia đình ơng Nguyễn Văn Quyết cũng đang sở hữu một trại rắn có quy mơ 7.000m2 với khoảng 3.000 con với đủ các loại, từ rắn độc như hổ mang chúa (có con nặng tới 15kg đã ni được 6 năm) đến các loại rắn không độc như hổ trâu, hổ mang thường… Thức ăn cho rắn cũng không cầu kỳ chỉ là những con gà, vịt, ngan mới nở…được mua từ các lò ấp thải loại với giá từ 25.000 – 30.000 đồng/kg. Mỗi con rắn thường 3 ngày mới ăn một lần và thường ni 2 năm thì sẽ thu hoạch. Mức chi phí cho một con rắn đến lúc thu hoạch vào khoảng 6kg. Giá bán một kg rắn tùy thuộc vào loài rắn độc hay khơng độc.[10] + Các mơ hình ni rắn đem lại hiệu quả kinh tế cao của các hộ nông dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ như Tiền Giang,An Giang, Sóc Trăng

Trại rắn Đồng Tâm hay cịn gọi là Xí Nghiệp dược phẩm Qn khu 9, có diện tích khoảng 30ha, nằm bên bờ sơng Tiền, cách thành phố Mỹ Tho chừng 5km. Đây là một trong những trại nuôi rắn lớn nhất Việt Nam, được thành lập vào năm 1977 theo sáng kiến của Trung tá Trần Văn Được, một người có kiến thức uyên bác về rắn và say mê công việc nguy hiểm này. Mục đích của trại là ni rắn lấy nọc xuất khẩu, kết hợp trồng cây dược liệu. Đặc biệt, đây còn là nơi chữa trị rắn cắn cho nhân dân khu vực đồng bằng sông

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi rắn ở làng lệ mật, phường việt hưng, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 35)