PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN HOÀNG MAITRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN ĐỊNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ NGẮN THEO CHỦ ĐIỂM CHO HỌC SINH LỚP 3 Lĩnh vực : Đổi mới d
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN HOÀNG MAI
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN ĐỊNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CÁC BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ NGẮN THEO CHỦ ĐIỂM
CHO HỌC SINH LỚP 3
Lĩnh vực : Đổi mới dạy học môn Tiếng Việt
Tên tác giả : Hoàng Thị Vân
Chức vụ : Giáo viên
Năm học 2013 - 2014
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân Học sinhtiểu học phải được phát triển một cách toàn diện, được hình thành các kĩ năng cơbản về nghe, nói đọc, viết trong môn Tiếng Việt Việc rèn các kĩ năng ngôn bản nói
và viết cho học sinh là nhiệm vụ chủ yếu của phân môn Tập làm văn Từ việc nhậnthức như vậy tôi thấy cần phải giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt trong trườngtiểu học
Như chúng ta đã biết, trong nhà trường tiểu học, Tiếng Việt được coi như làmột môn học nền tảng Nó giúp học sinh biết đọc tốt, biết diễn đạt đúng bằng lờinói và chữ viết, biết ghi lại những điều nghe được, đọc được Đó cũng là cơ sở đểhọc sinh tiếp thu các môn học khác một cách dễ dàng
Môn Tiếng Việt trong trường tiểu học bao gồm nhiều phân môn khác nhau:tập đọc, kể chuyện, chính tả, tập viết, luyện từ và câu, tập làm văn Trong đó Tậplàm văn là một môn học thực hành có tính chất toàn diện, tổng hợp và sáng tạo Nóhình thành cho học sinh hệ thống kĩ năng viết văn bản đúng với yêu cầu của đề bài.Môn học này đòi hỏi học sinh huy động vốn tri thức, vốn sống của mình, nhữnghiểu biết liên quan đến nhiều môn học, nhiều mặt của đời sống, đòi hỏi học sinhphải vận dụng nhiều năng lực, nhiều kĩ năng Tập làm văn là phân môn quan trọng,cần thiết cho việc học Tiếng Việt, cho việc rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Đi sâunghiên cứu, tìm hiểu phân môn Tập làm văn lớp 3, tôi thấy nội dung của phân mônnày bao gồm các vấn đề sau: hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh(làm đơn, viết thư, khai giấy tờ, làm báo cáo, giới thiệu hoạt động), rèn kĩ năng kểchuyện và miêu tả ngắn theo chủ điểm
Qua thực tế giảng dạy phân môn Tập làm văn lớp 3 tôi thấy với dạng bài vănmiêu tả ngắn theo chủ điểm học sinh gặp nhiều khó khăn nhất Các em thường lúng
Trang 3túng trong việc chọn từ ngữ chính xác và hợp lí để diễn đạt ý văn mạch lạc, viết câuvăn ngắn gọn, trong sáng, giàu hình ảnh.
Có lẽ một trong những lí do dẫn tới những khó khăn, vướng mắc của họcsinh lớp 3 như vậy là do các em còn nhỏ tuổi, vốn sống ít, tư duy cụ thể chiếm ưuthế, vốn từ ngữ còn nghèo, việc hiểu từ còn chậm, chưa sâu
Từ những suy nghĩ trên tôi thấy cần thiết phải tìm ra những biện pháp giúphọc sinh học tốt hơn phân môn Tập làm văn nói chung và dạng bài miêu tả ngắntheo chủ điểm nói riêng Đó cũng là lí do khiến tôi đi sâu tìm hiểu việc dạy Tập làmvăn ở lớp 3, xác lập và nghiên cứu đề tài này
Tôi hy vọng rằng với đề tài nghiên cứu này tôi không chỉ giúp học sinh học tốthơn phân môn Tập làm văn mà thông qua đó còn có điều kiện trao đổi kinh nghiệmvới đồng nghiệp về phương pháp dạy học Tập làm văn sao cho có hiệu quả hơn
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc dạy học phân môn Tậplàm văn lớp 3 ở tiểu học, tôi đề xuất các biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tảngắn theo chủ điểm cho học sinh
3 NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy học Tập làm văn lớp 3
+ Tìm hiểu thực tiễn công tác dạy Tập làm văn ở lớp 3, đặc biệt việc dạy viếtvăn miêu tả ngắn ở khối lớp này
+ Tìm hiểu thực trạng bài viết văn miêu tả ngắn theo chủ điểm của học sinh+ Đề xuất các biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả ngắn theo chủ điểm chohọc sinh lớp 3
- Phạm vi nghiên cứu:
Các biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả ngắn theo chủ điểm cho học sinh lớp
3 trong phân môn Tập làm văn
Trang 44 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này tôi đã chọn các phương pháp nghiên cứu sau:
- PP nghiên cứu lí luận: đọc, nghiên cứu và sử dụng các tài liệu có liên quan đến
đề tài
- Nghiên cứu thông qua việc khảo sát chất lượng bài viết tập làm văn của họcsinh
- Nghiên cứu qua thực tế giảng dạy, tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp phỏng vấn, lấy ý kiến giáo viên dạy lớp 3 và các cán bộ quản líchuyên môn
5 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Khách thể nghiên cứu:
+ Những bài báo, nghiên cứu trong các tạp chí Nghiên cứu Giáo dục; chuyênsan Giáo dục tiểu học
+ Các tài liệu bồi dưỡng chuyên đề dạy học Tập làm văn ở Tiểu học
+ Các công trình nghiên cứu khoa học: Sáng kiến kinh nghiệm, Luận văn,Luận án
+ Ý kiến đánh giá của giáo viên dạy lớp 3 và những người làm công tác chỉđạo chuyên môn ở Tiểu học
- Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả ngắn theo chủ điểm cho học sinhlớp 3 trong phân môn Tập làm văn
6 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu có những biện pháp cụ thể rèn kĩ năng viết văn miêu tả ngắn theo chủ điểmcho học sinh lớp 3 thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làmvăn lớp 3 nói riêng, phân môn Tập làm văn ở tiểu học nói chung
Trang 57 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Cung cấp một cái nhìn khái quát về nội dung dạy học Tập làm văn lớp 3 nóichung, dạng bài viết văn miêu tả ngắn theo chủ điểm nói tiêng Những hạn chế cầnkhắc phục của học sinh khi học dạng bài viết văn miêu tả ngắn theo chủ điểm
- Xây dựng được hệ thống các biện pháp cụ thể để giáo viên có thể rèn luyện kĩnăng viết văn miêu tả ngắn theo chủ điểm cho học sinh lớp 3, góp phần nâng caohơn nữa chất lượng, hiệu quả dạy học phân môn Tập làm văn ở khối lớp này
- Trên cơ sở hệ thống các biện pháp được nêu ra, giáo viên có thể rút kinh nghiệm,
áp dụng một cách linh hoạt trong hoạt động dạy- học của mình để có thể làm giàuvốn từ ngữ, kinh nghiệm sống, hình thành kĩ năng diễn đạt, kĩ năng quan sát chohọc sinh trong quá trình dạy học
Trang 6PHẦN NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu:
- Giúp học sinh học tốt môn Tập làm văn là một trong những yêu cầu cần thiết
và quan trọng của mỗi người giáo viên tiểu học để giải quyết nhiệm vụ và yêucầu của môn Tiếng việt
2 Mục tiêu của vấn đề nghiên cứu:
- Làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh
- Cung cấp vốn sống cho học sinh
- Hướng dẫn học sinh diễn đạt câu văn ngắn gọn, sinh động, giàu hình ảnh
- Hình thành thói quen quan sát và ghi chép cho học sinh
3 Nội dung dạy học và các hình thức luyện tập trong phân môn Tập làm văn lớp 3:
Nội dung dạy học
- Trang bị cho học sinh một số hiểu biết và kĩ năng phục vụ học tập và đời sốnghàng ngày như: điền vào các giấy tờ in sẵn, viết thư, làm đơn, tổ chức cuộc họp,giới thiệu hoạt động của tổ, lớp và trường, ghi chép sổ tay…
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng kể chuyện và miêu tả: kể một sự việc đơn giản, tả sơlược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi
- Rèn luyện kĩ năng nghe thông qua các bài tập nghe- kể và các hoạt động học tậptrên lớp
Các hình thức luyện tập
- Bài tập nghe: nghe và kể lại một mẩu chuyện ngắn
- Bài tập nói:
+ Tổ chức điều khiển cuộc họp, phát biểu trong cuộc họp
+ Kể hoặc tả miệng về người thân, gia đình, trường, lớp, quê hương, lễ hội, hoạtđộng thể thao- văn nghệ,…
Trang 7- Bài tập viết:
+ Điền vào giấy tờ in sẵn
+ Viết một số giấy tờ theo mẫu
+ Viết thư
+ Ghi chép sổ tay
+ Kể hoặc tả ngắn về người thân, gia đình, trường lớp, quê hương, lễ hội, hoạt độngthể thao- văn nghệ,
II THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN LỚP 3
Tập làm văn là phân môn cuối cùng của quá trình luyện tập cho học sinh cónăng lực sử dụng tiếng Việt, làm công cụ giao tiếp và tư duy Để làm được bài văn,học sinh phải huy động vốn kiến thức nhiều mặt như: các hiểu biết về cuộc sống, trithức về văn học, khoa học, xã hội… học sinh lại còn phải sử dụng nhiều loại kỹnăng như: dùng từ đặt câu, dựng đoạn, tạo văn bản, kỹ năng phân tích đề, tìm ý, lậpdàn ý… Do đó tập làm văn mang tính thực hành toàn diện, tổng hợp Mỗi một bàivăn thể hiện một sự suy nghĩ, hiểu biết mang đậm màu sắc cá nhân, là những sảnphẩm không lặp lại của mỗi học sinh Tuy nhiên, trong những giờ dạy môn nàythường gặp không ít những khó khăn nhất là trong tiết học về nói, viết bài văn miêu
tả ngắn theo chủ điểm vì hầu hết học sinh rất thụ động, ít phát biểu, có chăng là họcsinh khá giỏi, thường thì các em cũng chỉ trả lời Nguyên nhân chủ yếu là do họcsinh quá nghèo vốn từ, từ đó dẫn đến tình trạng diễn đạt lủng củng, rời rạc thậm chí
sử dụng từ sai, chưa hợp lý
Một trong những yêu cầu của môn Tập làm văn là rèn cho học sinh có kĩ năngbiết kể (viết) ngắn về người thân, gia đình, trường, lớp, quê hương, hoạt động lễhội, hoạt động thể thao, nghệ thuật Hiện nay học sinh đã làm được điều đó, songcách diễn đạt của các em chưa được tốt và đặc biệt ở một số bài do thiếu vốn sốngnên bài làm còn sơ sài Đấy là chưa kể đến việc nhiều học sinh còn mắc nhiều lỗi
về diễn đạt câu văn, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh chưa thực sự hợp lí và có hiệuquả
Trang 8Bên cạnh đó học sinh lớp 3 còn chưa có thói quen quan sát và ghi nhớ một cáchhợp lí những gì diễn ra trong các hoạt động đa dạng của đời sống đặc biệt là về cácchủ đề có liên quan đến bài viết của các em như: lễ hội, các hoạt động văn hoá-
nghệ thuật,…Mà những quan sát và ghi chép đó lại chính là “chất liệu” để tạo nên những bài viết tốt, “có hồn” của các em.
III MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ NGẮN THEO CHỦ ĐIỂM CHO HỌC SINH LỚP 3
1 Biện pháp thứ nhất Làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh
Vốn từ phong phú là yếu tố quan trọng để giúp học sinh có thể tham gia vào cáchoạt động giao tiếp ngôn từ một cách có hiệu quả Một trong những nhiệm vụ quantrọng của nhà trường là đào tạo con người phát triển toàn diện, hoàn thiện năng lựcngôn ngữ cho học sinh, bao gồm cả việc làm giàu vốn từ tiếng mẹ đẻ cho các em
Để làm giàu vốn từ cho học sinh, trước hết chúng ta phải tìm hiểu các khả năng tiếpnhận từ ngữ của mỗi học sinh Mỗi em có một khả năng tiếp nhận một số lượng từnhất định
Mục tiêu đầu tiên của việc làm giàu vốn từ là giúp học sinh tích lũy và mở rộngvốn từ các đơn vị từ vựng Trước hết phải giúp cho các em nắm từ, nắm từng từ cụthể, nắm từ trong tính chỉnh thể âm - nghĩa của nó Khi nói làm giàu vốn từ, khôngnên chỉ nghĩ đến mặt số lượng mà còn phải quan tâm đến mặt chất lượng Giáo viênkhông nên nôn nóng gán ép cho học sinh khối lượng lớn từ ngữ mà không cần biếtcác em có hiểu được hết nghĩa của chúng hay không và vận dụng chúng như thếnào
Ngoài việc trang bị thêm những đơn vị từ vựng mới cho học sinh, giáo viên còn
có trách nhiệm hoàn thiện vốn từ đã có của các em (học sinh tiếp nhận nó bằng conđường vô thức) cùng với những hạn chế khác như trình độ tư duy chưa phát triển,kinh nghiệm sống còn ít ỏi cho nên từ ngữ các em nắm chưa chắc.Trong lúc cung cấp từ ngữ, cần phải dựa vào vốn từ sẵn có của học sinh từ đó màphát triển bổ sung thêm trên cơ sở kết hợp cũ - mới mà hệ thống hóa đồng thời từng
Trang 9bước chính xác hóa, chi tiết hóa những nhận thức về nghĩa và giá trị của từ.
Để làm giàu vốn từ cho trẻ, giáo viên cần lưu ý mở rộng vốn từ tích cực (là những
từ sử dụng giao tiếp bình thường) và cần thu hẹp vốn từ tiêu cực (không sử dụngtrong giao tiếp thông thường) trong quá trình rèn luyện sử dụng từ.Khi cung cấp vốn từ giáo viên nên khéo léo đi từ nghĩa của từ, gợi dần từ đó bật ra
từ cần thiết
VD: tìm từ trái nghĩa với từ “tươi tốt” Đầu tiên học sinh cần phải hiểu đượcnghĩa của từ “tươi tốt” Từ đó giáo viên gợi ý cho học sinh tìm từ trái nghĩa với từ
“tươi tốt” - “không tươi tốt” - “héo úa”
Như chúng ta đã biết, để viết được một bài văn hay, giàu hình ảnh điều thiết yếunhất là phải có vốn từ phong phú, từ đó mới có thể lựa chọn từ đúng tạo nên câuvăn hay, sinh động, có “màu sắc, âm thanh” Chính vì vậy, việc bổ sung vốn từ chohọc sinh là việc làm hết sức quan trọng Trong quá trình giảng dạy Tiếng Việt, tôi
đã luôn cố gắng làm tốt việc này thông qua các biện pháp dưới đây:
a) Bổ sung vốn từ thông qua việc hệ thống lại các từ ngữ theo chủ điểm từ các bài tập đọc, chính tả
Chẳng hạn khi học sinh được học về chủ đề Nghệ thuật, tôi yêu cầu các em tìm
các từ ngữ để miêu tả cái hay của tiết mục xiếc, các em dễ dàng tìm được các từ:
vui nhộn, dí dỏm, biến hoá bất ngờ, dẻo dai, khéo léo, thú vị…thông qua các bài
Tập đọc: Chương trình xiếc đặc sắc, Nhà ảo thuật
Hoặc khi học về chủ đề Lễ hội, tôi cho học sinh làm một số bài tập sau:
+ Tìm từ ngữ, hình ảnh miêu tả người đi xem hội
- Học sinh: đông như nước chảy, quây kín, trèo lên cây xem cho rõ (tập đọc: Hội vật), nườm nượp người đi xe (tập đọc: Đi hội chùa Hương)
+ Tìm từ ngữ miêu tả không khí tưng bừng, sôi nổi của lễ hội
- Học sinh: tiếng khua trống đánh vang lừng (tập đọc: Hội đua voi ở Tây Nguyên), người xem la hét, cổ vũ (chính tả: Hội đua thuyền), tiếng trống dồn
lên, gấp rút, giục giã (tập đọc: Hội vật)
Trang 10+ Tìm các từ ngữ miêu tả các động tác của các đối thủ trong các trò chơi dângian
- Học sinh: lao đầu chạy, phóng như bay (tập đọc: Hội đua voi ở Tây Nguyên),
giữ cho thuyền không bị nghiêng ngả, đi đúng đường đua (chính tả: Hội bơi
trải), đánh trước dứ sau, nhấc bổng, loay hoay, lăn xả, đánh ráo riết (tập đọc:
Hội vật)
Với các từ ngữ học sinh tìm được tôi thường yêu cầu học sinh tập đặt câu đểqua đó các em hiểu thêm về nghĩa của từ đồng thời được thấy giá trị biểu cảmcủa câu văn nếu từ ngữ được dùng hay, chính xác Loại bài tập này tôi thườngđưa xen vào các giờ Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu bằng các câu hỏi nhỏ
b) Làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh thông qua việc sưu tầm và sử dụng hợp
lí hệ thống tranh ảnh
Như chúng ta đã biết, vốn từ ngữ trong cuộc sống là cực kì phong phú Trong
đó từ ngữ được giới thiệu trong các bài học chỉ là một bộ phận nhỏ Vì vậy songsong với công việc hệ thống hoá lại các từ ngữ theo từng chủ điểm từ các bài tậpđọc, chính tả, luyện từ và câu tôi đã luôn cố gắng giúp học sinh tự khai thác vốn
từ trong cuộc sống bằng cách trong quá trình giảng dạy tôi hết sức quan tâm đếnvấn đề sử dụng đồ dùng dạy học
Chẳng hạn khi dạy bài văn Nói về quê hương hay Nói viết về cảnh đẹp đất
nước, tôi đã tự sưu tầm và yêu cầu học sinh cùng sưu tầm những tấm ảnh, tờ
lịch chụp hình một cảnh đẹp nào đó của đất nước Các em đã rất hăng hái vớicông việc này và đã sưu tầm được nhiều tấm ảnh có giá trị Ví dụ: ảnh HồGươm, Sa Pa, Đà Lạt,…
Từ những tranh ảnh đó, tôi giúp các em khai thác vốn từ ngữ thông qua cáccâu hỏi, bài tập nhỏ Chẳng hạn với bức tranh Hồ Gươm, tôi yêu cầu học sinhtìm những từ ngữ để miêu tả mặt hồ, cầu Thê Húc, hàng liễu ven hồ…
Từ việc quan sát tranh, các em đã tìm được khá nhiều từ ngữ hay:
+ Tả mặt hồ: trong xanh, lăn tăn gợn sóng, phẳng lặng, in bóng mây trời
Trang 11+ Tả tháp rùa: uy nghiêm, cổ kính, rêu phong
+ Tả rặng liễu ven hồ: loà xoà, nghiêng mình soi bóng, như mái tóc thướt tha
Với tranh chụp cảnh đồng lúa mùa lúa chín, tôi yêu cầu học sinh tìm từ ngữmiêu tả cánh đồng lúa
- Học sinh: rộng mênh mông, rộng bao la, xa tít chân trời, vàng rực, bông lúa
nặng trĩu….
Tôi nhận thấy rằng với việc sử dụng tranh ảnh minh hoạ như vậy khôngnhững giúp các em khai thác được vốn từ ngữ vô cùng phong phú trong cuộcsống mà còn giúp các em trong lớp bổ sung vốn từ cho bản thân, đồng thời tạođiều kiện thuận lợi để lựa chọn từ ngữ hợp lí trong việc diễn đạt câu văn
c) Hướng dẫn học sinh sử dụng từ ngữ đúng văn cảnh
Như trên đã nói, học sinh lớp 3 vốn từ còn nghèo nàn, việc hiểu từ còn chậm
do đó việc sử dụng từ ngữ thiếu chính xác thường hay xảy ra
Ví dụ:
- Rạp xiếc hôm nay được trang hoàng thật đẹp bởi những ánh đèn màu sánglong lanh
- Hai bên thành phố, nhà cửa mọc lên san sát
Do đó ngoài việc bổ sung vốn từ ngữ cho học sinh, tôi nghĩ rằng việc hướngdẫn học sinh hiểu sâu hơn từ ngữ sẽ giúp học sinh sử dụng tốt hơn, phù hợp hơntrong từng văn cảnh là việc làm rất cần thiết Vì vậy, ở lớp, tôi thường tổ chứccho học sinh luyện tập cách sử dụng từ thông qua dạng bài tập phát hiện từ dùngsai và thay thế từ đúng trong một câu văn hoặc một đoạn văn
Ví dụ 1 Lễ rước tượng diễn ra thật oai phong.
Sửa: Lễ rước tượng diễn ra thật uy nghi, trang trọng
Ví dụ 2 Sau tiết mục khỉ đi trên dây mọi người vỗ tay một cách náo nhiệt.
Sửa: Sau tiết mục khỉ đi trên dây mọi người vỗ tay một cách nồng nhiệt
Khi hướng dẫn học sinh thực hiện dạng bài tập này, tôi thường đưa ra cácyêu cầu thực hiện từ dễ đến khó tuỳ vào đặc điểm học sinh của lớp