1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm tổ chức hiệu quả hình thức học nhóm môn Khoa học lớp 4

24 1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 150,5 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN HOÀNG MAITRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN ĐỊNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TỔ CHỨC HIỆU QUẢ HÌNH THỨC HỌC NHÓM MÔN KHOA HỌC LỚP 4 Lĩnh vực : Đổi mới dạy h

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN HOÀNG MAI

TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN ĐỊNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TỔ CHỨC HIỆU QUẢ HÌNH THỨC HỌC NHÓM MÔN KHOA HỌC LỚP 4

Lĩnh vực : Đổi mới dạy học môn Khoa học

Tên tác giả : Nguyễn Thị Tuyết

Chức vụ : Giáo viên

Năm học 2013 - 2014

Trang 2

về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tụchọc trung học cơ sở.” (Luật giáo dục)

Đối với học sinh lớp 4, môn khoa học là một môn học mới đối với các

em Môn học này bước đầu giúp các em hiểu được về thế giới xung quanh: Vìsao lại thế? Sao không thế này mà lại là thế kia? Để giúp các em tham gia, pháthiện, tạo được tri thức cho riêng mình thì người giáo viờn phải sử dụng linh hoạtcác hình thức tổ chức dạy học, đặc biệt là học theo nhóm để phát huy trí lực củahọc sinh Hơn nữa, học theo nhóm còn tạo bầu không khí hợp tác học tập giữacác thành viên trong nhóm Khi trao đổi các em được nêu ý kiến riêng của mình,được thực hiện những nhiệm vụ cụ thể để hoàn thành công việc của nhóm Yếu

tố quan trọng quyết định sự thành công của hoạt động nhóm chính là cá nhânmỗi học sinh trong nhóm thực hiện tốt các nhiêm vụ chung ở các thí nghiệm,cácbài tập ở phiếu học tập, phiếu giao việc dưới sự điều khiển chung của nhómtrưởng

Suy nghĩ như vậy nên khi dạy môn Khoa học 4, tôi rất chú trọng đếnhình thức học nhóm Nhưng tổ chức thế nào để hình thức học nhóm đạt hiệuquả- đó là điều mà tôi luôn suy nghĩ, trăn trở Chính vì điều này đã khiến tôi đi

sâu nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm tổ chức hiệu quả hình thức học nhóm môn Khoa học lớp 4.

Trang 3

II ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Quá trình dạy học môn Khoa học trong lớp, người giáo viên có thể tiếnhành theo 3 hình thức: Dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học theo lớp

Đối tượng trong đề tài này tôi nghiên cứu chủ yếu là :Tổ chức hình thức học

theo nhóm sao cho đạt hiệu quả.

III PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Phạm vi nghiên cứu của tôi trong đề tài này là học sinh lớp 4G năm học2011- 2012 và học sinh lớp 4A6 năm học 2013- 2014 của trường tiểu học TânĐịnh- Quận Hoàng Mai-Hà Nội

Trang 4

B PHẦN NỘI DUNG

I NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4:

Môn Khoa học lớp 4 đã tích hợp nội dung của khoa học tự nhiên như vật

lí, hoá học, sinh học với khoa học về sức khoẻ con người Khoa học lớp 4 đượcxây dung trên cơ sở tiếp nối những kiến thức về tự nhiên của môn tự nhiên xãhội lớp 1, 2, 3 Nội dung chương trình được cấu trúc đồng tâm, mở rộng và nângcao theo 3 chủ đề:

- Con người và sức khoẻ

- Vật chất và năng lượng

- Thực vật và động vật.

II MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC LỚP 4

Môn khoa học lớp 4 nhằm giúp học sinh:

• Có một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về:

- Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng và sự lớn lên của cơ thể người.Cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm

- Sự trao đổi chất, sự sinh sản của động vật, thực vật

- Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và dạng nănglượng thường gặp trong đời sống và sản xuất

• Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng:

- Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sứckhoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng

- Quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành đơn giản, gần gũi với đờisống,sảnxuất

- Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm thông tin để giảiđáp, biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,…

- Phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sựvật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên

• Hình thành và phát triển những thái độ, hành vi:

Trang 5

- Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình vàcộng đồng.

- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã họcvào đời sống

- Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp Có ý thức và hànhđộng bảo vệ môi trường xung quanh

III NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI DẠY HỌC THEO NHÓM.

- Ban giám hiệu nhà trường bước đầu tạo điều kiện đầu tư các trang thiết

bị, đồ dùng thí nghiệm giảng dạy môn khoa theo Danh mục thiết bị dạy học tốithiểu lớp 4

- Giáo viên nhiệt tình, chịu khó sưu tầm, tự làm đồ dùng dạy học, luôntrau dồi kiến thức, học hỏi đồng nghiệp về kinh nghiệm giảng dạy

2 KHÓ KHĂN- HẠN CHẾ

- Khả năng tự nghiên cứu bài của học sinh còn hạn chế

- Học sinh rất hiếu động khi học nhóm, một số em còn tranh thủ nghịchhoặc nói chuyện riêng, làm việc riêng, một số em còn nhút nhát, chưa mạnh dạntham gia hoạt động, phát biểu ý kiến Khi thực hiện hoạt động nhóm một số emcòn ỷ lại nhóm trưởng, chưa chủ động nắm bắt kiến thức

- Các trang thiết bị đã được đầu tư song còn thiếu nhiều (Ví dụ Bộ tranhcâm)

- Một số đồ dùng có thể do sử dụng quá lâu hoặc do chất lượng còn hạnchế nên khi tiến hành thí nghiệm còn cho kết quả chưa chính xác ( Ví dụ nhưnhiệt kế)

Trang 6

- Các nhóm có thể đi lệch hướng và một số cá nhân nào đó có thể ’’lấnát” các bạn khác Cả nhóm sẽ trở thành ’’bù nhìn’’ nếu giáo viên không đảmbảo được mọi thành viên đều hoạt động, đều có trách nhiệm với công việc củanhóm.

- Học nhóm sẽ kém tác dụng khi áp dụng cứng nhắc hay thời gian quádài

IV CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT

Hình thức dạy học theo nhóm và thảo luận nhóm có rất nhiều ưu điểm.Trước hết nó cho phép học sinh có nhiều cơ hội hơn để khám phá ý tưởng, mởrộng suy nghĩ, hiểu biết và rèn luyện kĩ năng nói Nó cũng cho phép học sinh có

cơ hội để học hỏi từ các bạn, phát huy vai trò trách nhiệm, điều đó làm phát triển

kĩ năng xã hội và tính cách học sinh, gồm cả việc tham gia một cách hợp tác,phối hợp với các bạn khác Nhưng để đạt được những ưu điểm này thì ngườigiáo viên phải là người dẫn dắt, gợi mở, kích thích học sinh hứng thú tìm tòi,khám phá Muốn vậy, trước hết người giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ bài dạy,lập phiếu học tập (hoặc phiếu giao việc) phù hợp, soạn bài trước khi lên lớp đểchủ động trong mọi tình huống, có kế hoạch chia nhóm ở từng hoạt động,Vớibản thân, tôi đã làm như sau:

1/ Nghiên cứu bài dạy

a) Đọc kĩ tài liệu:

Để có thể hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm có hiệu quả trên cơ sởphiếu học tập, phiếu giao việc, tôi thường nghiên cứu bài dạy một cách cẩn thậnnhư đọc sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu có liên quan để nắm đượcyêu cầu, nội dung trọng tâm của tiết dạy

Các tài liệu mà tôi thường sử dụng tham khảo như:

- Sách giáo khoa

- Sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng

- Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 4 (Tập II- NXB Giáo dục)

- Một số tạp chí của ngành như: Thế giới trong ta, Giáo dục tiểu học, Giáodục Thủ đô

Trang 7

b) Sắp xếp nội dung kiến thức:

Sau khi đã nắm kĩ được nội dung kiến thức cần truyền đạt đến học sinh(HS), tôi đã suy nghĩ để sắp xếp các kiến thức này sao cho có trình tự hợp lý,phù hợp với nhận thức của HS (từ đơn giản đến phức tạp) và các thao tác củagiáo viên (GV) được thuận lợi, đảm bảo đủ thời gian Từ đó xây dựng phiếu họctập (hoặc phiếu giao việc) hợp lí Có những phiếu giao việc các em phải làmtrước ở nhà (Ví dụ phiếu giao việc chuẩn bị các vật liệu để tiến hành thí nghiệmlọc nước- Bài “Một số cách làm sạch nước” hay phiếu giao việc “Theo dõi vàghi lại tên thức ăn đồ uống của bạn trong một tuần”- Bài “Ôn tập: Con người vàsức khoẻ”)

c)Chuẩn bị đồ dùng dạy học.

Với mong muốn tiết dạy đạt hiệu quả thì một điều không thể thiếu là GVcần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học Đồ dùng môn Khoa có 2 loại: Đồ dùngđược nhà trường trang bị và đồ dùng GV tự làm, tự sưu tầm

* Với loại đồ dùng được nhà trường trang bị: Tôi có kế hoạch chọn lựa,

phân loại trước hoặc mượn thêm để chủ động chia nhóm HS tuỳ theo số lượng

đồ dùng Nếu có nhiều thì tôi chia thành các nhóm nhỏ để các em có điều kiệnthực hành nhiều hơn Với những loai dụng cụ thí nghiệm hay dụng cụ biểu diễnthì tôi phải sử dụng trước xem kết quả thế nào

* Với các loại đồ dùng do GV tự làm, tự sưu tầm: Nội dung chương trình

môn khoa lớp 4 là những kiến thức dễ hiểu, đơn giản, đồ dùng dễ làm, dễ kiếmnên GV có thể tự làm một số đồ dùng:

- Với các loại tranh hoặc sơ đồ (ví dụ như vòng tuần hoàn của nước hay

sự trao đổi chất của cây xanh,…) GV có thể tự viết, vẽ ra giấy khổ lớn hoặc scanvừa nhanh vừa rẻ

- Với các loại mẫu vật: Có thể sưu tầm các mẫu vật tươi sống như hoa,quả, rau,…hay các loại đồ chơi của trẻ nhỏ như bóng bay, trống,…các đồ dùngtrong gia đình như cốc, thìa, chai, lọ,…

- Tôi cũng tự làm một số đồ dùng đơn giản từ những vật liệu có sẵn nhưống bơ sữa bò, dây thép để làm đồ chơi “điện thoại” (Bài Sự lan truyền âm

Trang 8

thanh) hay từ những mảnh bìa màu tôi đã tạo ra những cái quạt xinh xắn để HSquạt thấy có gió mát hoặc những cái chong chóng để chơi trò chơi “Chơi chongchóng” (Bài Tại sao có gió?)…

d)Làm thử đồ dùng trước khi lên lớp

Theo tôi, đây là khâu rất quan trọng mà GV nhất thiết phải thực hiện bởi

nó quyết định rất lớn đến sự thành công của bài dạy GV thực hiện chính xác,diễn đạt lưu loát không chỉ giảm bớt thời gian, học sinh hiểu bài ngay mà cònkích thích sự hứng thú trong học tập của các em và có sức thuyết phục lớn Bởithế tôi luôn thực hiện nhiều lần thí nghiệm trước khi đến lớp (với loại đồ dùngthí nghiệm) xem nó diễn ra như thế nào? Thời gian xảy ra bao lâu? Khả năngthành công ở mức độ nào? Những trục trặc gì có thể xảy ra khi làm thínghiệm? Từ đó có kế hoạch phân bố thời gian hợp lí, khắc phục những trục trặc

có thể xảy ra

Ví dụ: Khi chuẩn bị bài “Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt” tôi đã làm thử

thí nghiệm về tính cách nhiệt của không khí như sách giáo khoa với đồ dùng là:

2 chiếc cốc như nhau, 2 tờ báo, phích nước nóng và 2 nhiệt kế Tôi đã tiến hànhthí nghiệm như sau:

+ Lấy một tờ báo quấn chặt vào cốc thứ nhất rồi lấy chun vòng buộc chochặt

+ Lấy tờ báo còn lại làm nhăn và quấn lỏng vào cốc thứ hai để có nhiềuchỗ chứa không khí giữa các lớp giấy

+ Đổ vào hai cốc một lượng nước nóng như nhau

+ Sau thời gian khoảng 3 phút tôi dùng hai nhiệt kế đo nhiệt độ của haicốc nước thì thấy nhiệt độ của cốc nước quấn giấy báo đã làm nhăn (cốc 2) lạithấp hơn nhiệt độ của nước ở cốc quấn báo chặt (cốc 1) Theo nguyên lí thì điềunày là không đúng bởi lớp không khí giữa các lớp giấy báo có vai trò cách nhiệtnên lẽ ra nước ở cốc 2 phải nóng hơn ở cốc 1 mới đúng Vậy là thí nghiệmkhông thành công Tìm hiểu nguyên nhân, thì ra là do nhiệt kế có thể do đã cũhoặc do chất lượng không đảm bảo nên đã cho kết quả không chính xác Đểkhắc phục điều này tôi đã thử đi thử lại nhiều lần để chọn ra những cặp nhiệt kế

Trang 9

cho kết quả tương đồng để giao cho các nhóm thí nghiệm Vì chỉ chọn đựoc 3cặp nên tôi đã tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo tổ.

Qua ví dụ này tôi muốn khẳng định lại một điều là việc làm thử thínghiệm trước khi lên lớp thật quan trọng biết bao Giả sử hôm ấy tôi không làmthử thí nghiệm thì chuyện gì sẽ xảy ra nếu chẳng may một nhóm HS nào đó đonhiệt độ lậi thấy nước ở cốc 1 lại nóng hơn nước ở cốc 2 Và nếu vậy thì làm saorút ra được kết luận về tính cách nhiệt của không khí theo mục tiêu của bài học

Kết quả : Nhờ nghiên cứu bài dạy, làm trước thí nghiệm nên tôi chủ động

được trong mọi tình huống khi học sinh tiến hành thí nghiệm, thảo luận nhóm,tránh được những tình huống đáng tiếc xảy ra Từ đó phân tích được chính xáccác ý kiến của HS, của từng nhóm đưa ra Giờ học vì thế sôi nổi, đạt hiệu quảcao HS phấn khởi, chủ động nắm kiến thức

+ Trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, nội dung chính xác

+ Bài tập đưa ra cần đa dạng, tránh sự đơn điệu, nhàm chán

b)Một số dạng bài tập trên phiếu

Khi lập phiếu học tập, tôi thường sử dụng một số dạng bài tập sau:

*Dạng tìm nội dung kiến thức:

- Điền đúng (Đ), sai (S) vào ô trống

- Đánh dấu x vào ô trống

- Viết tiếp vào chỗ …

- Điền từ vào ô trống

*Dạng hướng dẫn thí nghiệm:

- Ghi kết quả quan sát các hiện tượng xảy ra

- Rút ra bản chất của hiện tượng (dưới dạng điền từ ngữ thích hợp)

Ví dụ 1: Bài “Một số cách bảo quản thức ăn”

Trang 10

Phiếu học tập của hoạt động 1: Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn.(Dành cho nhóm đôi)

Hãy quan sát các hình trong sách giáo khoa trang 24,25, ghi lại nhữngcách bảo quản thức ăn trong từng hình:

1234567

- Xác định rõ mục tiêu, của tiết dạy (cả về kiến thức, kĩ năng, thái độ)

Từ đó có kế hoạch chia thành các hoạt động hợp lí với những mục tiêu riêng đểđảm bảo mục tiêu chung của tiết học

- Giới thiệu bài ngắn gọn, có thể sử dụng những câu hỏi gợi trí tò mò,lôi cuốn học sinh vào con đường tìm hiểu tri thức

Trang 11

- Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy họcphù hợp với nội dung bài học.

- Tuỳ từng bài dạy có thể khởi động hoặc củng cố bằng những trò chơinhẹ nhàng, vui, tạo hứng thú học tập cho HS

Ví dụ: Khi dạy bài “Tại sao có gió?”, tôi đã dẫn dắt HS vào bài bằng một

số câu hỏi sau:

(?) Hãy quan sát hình 1, 2 trong sách giáo khoa trang 74 và miêu tả hoạtđộng, trạng thái của lá cây, của cánh diều

( lá cây lay động, diều bay lên)

(?) Theo em, nhờ đâu mà lá cây lay động hay diều bay lên?

Kết quả: Nhờ những câu hỏi kích thích trí tò mò, muốn khám phá của HS

mà các em rất say mê, nhiệt tình tham gia vào các hoạt động học tập, nhờ thế màgiờ học đạt hiệu quả cao

4/ Cách tổ chức hình thức học nhóm

Như đã trình bày ở phần đầu, hình thức học nhóm có rất nhiều ưu điểm.Nhưng bên cạnh đó còn có những mặt hạn chế là tốn thời gian (khi thảo luậnnhóm nhiều HS hoặc khi giao nhiều việc cho mỗi nhóm) và nếu GV không hìnhthành trong nhóm các kĩ năng và thói quen tự hoạt động và hợp tác thì thảo luậnnhóm sẽ kém hiệu quả Vậy để phát huy được những ưu điểm, khắc phục đượcnhững hạn chế, tổ chức thành công, có hiệu quả hình thức học nhóm trong cácmôn học nói chung và môn Khoa học nói riêng, người giáo viên cần biết cáchchia nhóm, thay đổi các học sinh trong nhóm một cách ngẫu nhiên hoặc chianhóm theo sở thích hoặc theo trình độ vì học sinh cần có cơ hội để tham gia vàonhóm khác khác nhau với các bạn khác nhau trong lớp để có cơ hội chia sẻ kinh

Trang 12

nghiệm với các bạn.Mặt khác giáo viên cho học sinh vai trò, công việc của từng

em trong nhom một cách rõ ràng, cặn kẽ chi tiết, từ nhóm trưởng đến các thànhviên, ai cũng có thể nhắc lại nhiệm vụ của mình sẽ phải làm gì trước khi nhómbắt đàu làm việc Có như vậy các mới hoạt động tốt

Dạy học hợp tác trong nhóm bao gồm các bước sau:

- Chuẩn bị:

+ Tổ chức các nhóm

+ Giao nhiệm vụ cho từng nhóm (có thể cụ thể tới từng HS)

+ Hướng dẫn cách làm việc của các nhóm (có thể thông qua việc bồidưỡng các nhóm trưởng)

- Làm việc theo nhóm

+ Từng cá nhân làm việc độc lập, theo sự phân công của nhóm Ví dụ cáccác nhân phải quan sát kĩ một bức tranh hay một mẫu vật hay thực hiện mộtnhiệm vụ nào đó (Bước này có thể xẩy ra hoặc không xẩy ra khi các thành viêntrong nhóm cùng làm việc chung hoặc thảo luận nhóm luôn)

+ Tập hợp các kết quả làm việc của từng cá nhân để thành sản phẩmchung của nhóm hoặc thảo luận về những gì từng cá nhân đã quan sát được.Việc thảo luận nhóm phải thực sự có sự tham gia của mọi thành viên, thể hiện

• Các em phải nói với nhau

• Nghe lẫn nhau

• Đáp lại điều bạn khác nói

• Đưa ra ý kiến riêng của mình

+ Các nhóm có thể dời chỗ, đi lại quan sát kết quả của nhóm bạn Cáchoạt động này giúp HS học tập kinh nghiệm lẫn nhau giữa các nhóm (Bước này

có thể xẩy ra, có thể không xẩy ra và chuyển ngay sang làm việc chung cả lớp)

+ Trong quá trình các nhóm hoạt động, GV cần theo dõi và hướng dẫn,uốn nắn kịp thời

- Làm việc chung cả lớp

+ Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả

+ Các nhóm khác bổ sung, góp ý…

Ngày đăng: 12/10/2014, 17:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình Cách bảo quản - Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm tổ chức hiệu quả hình thức học nhóm môn Khoa học lớp 4
nh Cách bảo quản (Trang 10)
Bảng lớp theo thứ tự từ trái sang phải. Nhóm nào - Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm tổ chức hiệu quả hình thức học nhóm môn Khoa học lớp 4
Bảng l ớp theo thứ tự từ trái sang phải. Nhóm nào (Trang 20)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w