1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng trò chơi ngôn ngữ trong việc nâng cao chất lượng dạy tiếng Anh ở tiểu học

32 2,9K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 22,73 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNSáng kiến kinh nghiệm “ Kinh nghiệm sử dụng trò chơi ngôn ngữ trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học ” được thực hiệnngoài những nỗ lực của bản thân, tôi còn n

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC………… ………

LỜI CẢM ƠN ………… ………

PHẦN MỞ ĐẦU ………… ………

1 Lý do chọn đề tài ……… ………

2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ……….……….…

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài ……… …

Đối tượng nghiên cứu ………

Thời gian nghiên cứu ………

4 Phương pháp nghiên cứu ………

Phương pháp nghiên cứu lí thuyết ………

Phương pháp phỏng vấn, điều tra, khảo sát ………

Phương pháp thực nghiệm ………

PHẦN NỘI DUNG ……… …

1 Cơ sở lí luận và thực tiễn ………

2 Thực trạng vấn đề ………

3 Một số điểm nổi bật của sử dụng trò chơi ngôn ngữ ………

4 Kinh nghiệm thiết kế các Games thông dụng để dạy Tiếng Anh hiệu quả …

HANG – MAN ………

SHARK ATTACKED ………

PELMANISM ………

CROSSWORD ………

NOUGHTS AND CROSSES ………

LUCKY NUMBERS/ STARS/ FLOWER………

CAR - RACING………

WORD - PRATICING………

MAKING SENTENCE ……… …………

CHINESE WHISPER ………

SIMON SAYS………

1 3 4 4 5 6 6 6 6 6 6 6 7 7 7 9 10 10 12 12 13 16 17 18 19 19 21

Trang 2

KIM’S GAME………

INTERVIEW………

BINGO………

THE ANIMAL TRAIN ……… 25

5 Kết quả đạt được ……… ……… …… 26

6 Bài học kinh nghiệm ……….……27

PHẦN KẾT LUẬN ……….……… …30

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 32

21 22 22 24

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sáng kiến kinh nghiệm “ Kinh nghiệm sử dụng trò chơi ngôn ngữ trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học ” được thực hiệnngoài những nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ vàđộng viên rất nhiều từ Ban giám hiệu, các bạn đồng nghiệp và gia đình Naynhững khó khăn đã qua, sáng kiến đã được hoàn thành Với lòng biết ơn sâusắc, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn:

Xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Tiểu học Thịnh Liệt đã tạo điềukiện và giúp đỡ tôi tìm hiểu về các văn bản, chỉ đạo của Bộ, Ngành giáo dục,giúp tôi có những cơ sở chắc chắn và chính xác để thực hiện sáng kiến này

Chân thành cảm ơn đồng chí giáo viên trong tổ Tiếng Anh đã dànhkhông ít thời gian để dự giờ, góp ý và chia sẻ với tôi những kinh nghiệm quíbáu trong quá trình thực hiện sáng kiến này

Xin chân thành cảm ơn!

Thịnh Liệt, ngày 16 tháng 4 năm 2014

Người thực hiện

PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 4

1 Lí do chọn đề tài.

Ngày nay, Tiếng Anh đã thực sự trở thành một ngôn ngữ quốc tế vớihàng trăm triệu người sử dụng Tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, và cũng có sốlượng người như vậy sử dụng Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai Tiếng Anhcũng là ngôn ngữ chính của 44 đất nước và là phương tiện thông tin quantrọng của nhiều quốc gia trên thế giới

Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu mở rộng quan hệ quốc tế ngàycàng mạnh mẽ, và học ngoại ngữ là một yếu tố tất yếu Không nằm ngoài xuthế đó, giáo dục Việt Nam đã đưa Tiếng Anh vào các trường phổ thông nhưmột bộ môn chính được khuyến khích từ bậc Tiểu học cho đến bắt buộc ở bậcPhổ thông và đại học trong tất cả các khoa, ngành học Do đó, việc tạo ra mộtmôi trường học tập sinh động, thú vị đóng vai trò hết sức quan trọng trong việcgiảng dạy và học tập Môi trường học tập này không chỉ là phương tiện mà còn

là mục đích của quá trình dạy học nói chung Bởi, không phải người học nàocũng yêu thích và có khả năng học và tự học tốt Tiếng Anh ngay từ đầu

Vậy làm thế nào để một giáo viên Tiếng Anh có thể mang lại cho họctrò của mình những bài học thật thú vị, luôn mới mẻ, kích thích được hứngthú và sự ham học của học sinh …? Mỗi bài học không chỉ khắc sâu kiếnthức mà còn giúp học sinh luôn ấn tượng và nhớ mãi về màu sắc, hình ảnh,

âm thanh sinh động của nó, từ đó học sinh sẽ dễ dàng nhớ bài học khi đượckhơi gợi Có nhiều cách để thể hiện hình thức này, tuy nhiên, với kinhnghiệm giảng dạy Tiếng Anh ở tiểu học trong thời gian qua, theo tôi cách đểlại ấn tượng nhiều nhất chính là việc thiết kế các trò chơi (games) lồng ghépvào từng đơn vị bài học, điều thiết yếu mà từ lâu đã được các giáo viên ứngdụng một cách thuần thục trong việc dạy Tiếng Anh ở các nhà trường Đặcbiệt là đối với trẻ em ở bậc Tiểu học, các em còn nhỏ, ý thức về việc học tậpchưa được cao, được tham gia vào các trò chơi sẽ làm các em hứng thú nhiềuhơn với việc chỉ giảng dạy lý thuyết sẽ làm học sinh nhanh chóng bị nhàmchán và không còn hứng thú muốn tìm hiểu về ngôn ngữ mới – tiếng Anh

Trang 5

Người dạy và học ngoại ngữ không nên nghĩ rằng chơi các trò chơi ngôn ngữ

là phí phạm thời gian học tập Ngay cả với tiếng mẹ đẻ cũng sẽ đạt đượcnhững tiến bộ rất nhiều thông qua việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ Họcsinh sẽ học ngoại ngữ rất tốt thông qua các trò chơi ngôn ngữ Các trò chơingôn ngữ giúp thay đổi không khí trong tiết học và làm cho các bài học bớtcăng thẳng và dễ hiểu hơn, đôi khi giúp người học dễ nhớ và tiếp thu kiến

Từ những nhận định trên, tôi đã chọn đề tài: “Kinh nghiệm sử dụng trò chơi ngôn ngữ trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học”

với mong muốn được chia sẻ những kinh nghiệm bản thân có được khi soạngiáo án, đặc biệt là những khó khăn khi thiết kế các trò chơi phù hợp cả vềnội dung và hình thức để dạy Tiếng Anh hiệu quả mà tôi đã tự học và tíchlũy trong những năm qua đến tất cả các bạn đồng nghiệp, những người đangbắt đầu nghiên cứu hoặc chưa thành thạo như tôi ở các năm trước, nhằmphần nào có thể giúp quí đồng nghiệp giảm bớt thời gian tự học và nghiêncứu

2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.

Như đã nói ở trên, nhiệm vụ của đề tài này là nghiên cứu và hoàn thiệnmột số kinh nghiệm trong việc sử dụng trò chơi ngôn ngữ, nhằm chia sẻ vớiđồng nghiệp một trong số những phương pháp hiệu quả nhất nhằm thu hútđược sự chủ động, tích cực chiếm lĩnh kiến thức cũng như nâng cao vốn từvựng, tư duy ngôn ngữ của học sinh, từ đó từng bước nâng cao chất lượngdạy và học Tiếng Anh nói chung ở Tiểu học

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài.

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Trang 6

- Cá trò chơi ngôn ngữ đơn giản, hiệu quả trong việc nâng cao khả năng

tư duy từ vựng, ngôn ngữ và dễ áp dụng trong từng đơn vị bài học TiếngAnh ở Tiểu học Thịnh Liệt

3.2 Thời gian nghiên cứu

- Năm học 2011-2012

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Để thực hiện đề tài này, tôi đã tham khảo và nghiên cứu 1 số tài liệu về :

4.2 Phương pháp phỏng vấn, điều tra, khảo sát

chơi cũng như cách lồng ghéo đưa các trò chơi đó vào trong bài họcthế nào để có hiệu quả cao nhất

dụng trong bài dạy và những lớp không đưa trò chơi ngôn ngữ vào bàidạy để so sánh, kiểm tra vốn từ vựng,khả năng nhớ từ và 4 kĩ năngchính ( nghe, nói, đọc, viết) của học sinh có sự khác nhau nào không

PHẦN NỘI DUNG

Trang 7

1 Cơ sở lí luận và thực tiễn.

Học một ngôn ngữ mới là việc không hề dễ dàng đối với tất cả mọingười nói chung và với các em học sinh nói riêng, đặc biệt là học sinh Tiểuhọc Việc học tiếng Anh với các em có thể coi là việc đặt nền móng cho việchọc của các em trong tương lai Nếu có thể tạo cho các em có một nền móngtốt, một vốn từ phong phú, khả năng ngôn ngữ tốt, nhanh nhẹn cũng như sựyêu thích hứng thú đối với môn học ngay từ khi còn nhỏ sẽ là sự thúc đẩyđáng kể đối với ngôn ngữ thứ hai này của các em

Ngay như trong trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, ngôi trường mà tôi

đã từng theo học, cũng có mở những lớp cấp chứng chỉ giảng dạy Tiếng AnhTiểu học cho sinh viên Các thầy cô giáo giảng dạy trong khoa Ngoại ngữđược tham gia đào tạo những lớp tập huấn của Bộ kết hợp với chuyên gianước ngoài về việc lồng ghép sử dụng một cách tối đa và triệt để trò chơingôn ngữ tư duy cho học sinh Tiểu học để kích thích trí thông minh, sựnhanh nhẹn của các em đồng thời thu hút sự hứng thú, yêu thích của các emvới môn học, tránh tình trạng tạo áp lực, gây sự nhàm chán ở học sinh

Do vậy, để có thể thành công nhất, bản thân mỗi giáo viên chúng tangoài việc phải cố gắng hết sức tự học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, không nên ngầnngại hay rụt rè trao đổi với đồng nghiệp khác để làm sao có thể sử dụngnhững trò chơi ngôn ngữ đơn giản, phong phú và hiệu quả vào trong từngđơn vị bài học đem lại hiệu quả cao, từ đó phần nào đáp ứng được nhu cầuhiện nay

Trang 8

nhiều thời gian để chuẩn bị cho một bài giảng, thiết kế nội dung cũng nhưhình thức trò chơi sao cho phù hợp với mỗi nội dung bài học riêng Việcthực hiện một bài giảng một cách công phu bằng cách lồng ghép trò chơi,hoạt động theo nhóm đa dạng trong các giờ học là điều mà các giáo viênthường hay tránh và không muốn nghĩ đến vì vừa tốn thời gian chuẩn bị lại

lo việc trật tự, nề nếp của học sinh trong lớp Một số giáo viên khác cũng longại rằng học sinh chơi nhiều quá thì không ghi chép được gì, vì thế không họcđược nhiều Điều này cũng phần nào hạn chế phần nào việc sử dụng và lồngghép các trò chơi ngôn ngữ vào trong các bài giảng

Mặc khác, muốn để tiết dạy thực sự hiệu quả, sôi nổi thì giáo viên phải vất

vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống đó là giáo viên giảng lý thuyết –học sinh nghe và ghi chép Ngoài kiến thức căn bản về môn học, các dạng tròchơi ngôn ngữ, phương pháp giảng day thì giáo viên còn cần phải có niềm đam

mê thật sự vì công việc này đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ đểsăn tìm tư liệu từ nhiều nguồn Bên cạnh đó một số giáo viên chưa trang bị chomình hoặc chưa biết cách truy cập Internet, đây cũng chính là lỗ hỗng lớn nếukhông kịp thời khắc phục thì rất khó cho giáo viên trong việc tìm kiếm và chia

sẻ tư liệu để soạn giảng giáo án đạt chất lượng truyền đạt thật sự cho học sinh

Hơn nữa, qua trao đổi với các bạn đồng nghiệp, hầu hết đều nói rằngmọi người thường gặp khó khăn nhất trong thiết kế trò chơi có tính tươngtác Nghĩa là, ngoài việc giáo viên tổ chức cho các em chơi nhưng sự lựachọn phải tuỳ thuộc vào các em thì giáo viên chưa làm được Do đó nhữngtrò mà giáo viên cho các em chơi dưới sự “ấn định” của giáo viên và thựchành theo thứ tự đôi khi cứ lặp đi lặp lại dần ra chán nản mà thay đổi thìchưa làm được và không biết hỏi ai Tránh né hoặc bỏ qua việc thực hiệnlồng ghép trò chơi vào tiết dạy một cách thường xuyên để quay về vớiphương pháp truyền thống cho nhanh là điều dễ hiểu bởi cách lựa chọn củamột số giáo viên

Trang 9

Tuy nhiên, khảo sát hiệu quả từ phía học sinh cho kết quả rằng các emrất thích học Tiếng Anh có lồng ghép vào các trò chơi trong các tiết học hơn

là việc ngồi nghe giảng lý thuyết rồi làm bài tập trong sách đơn điệu, đặc biệt

là việc được thi đua học tốt với các bạn trong lớp thông qua các cuộc thi, cáctrò chơi Thực tế quan sát cho thấy, các em thường không ý thức được rằng

là mình đang học Điều này là rất tốt vì phần nào giáo viên đã làm được việc:

Chơi mà học, học mà chơi, giáo viên đã góp phần xây dựng mái trường thân

thiện cho các em Song, các em cũng nói rằng thời gian các em được chơithường không nhiều và cũng không thường xuyên

Bên cạnh đó các em còn cho rằng, Tiếng Anh là môn học khó, khô khan

và hầu như chưa có nhiều cơ hội để thực hành ngôn ngữ ngoài đời Việc họcngoại ngữ của các em chỉ vì cố lấy điểm cao là chủ yếu chứ không phải vì cốhọc để có thể sử dụng làm phương tiện giao tiếp sau này Nếu giáo viênkhông cung cấp những bài học với những trò chơi ngôn ngữ sinh động và bổích để các em có thể bổ sung vốn từ vựng, phát triển tư duy ngôn ngữ nhanhnhẹn, nhạy bén, liên hệ với thực tế và so sánh với Tiếng Việt thì các em cũngchẳng biết học ở đâu

Trước thực trạng đó, thiết nghĩ, mỗi giáo viên Tiếng Anh chúng ta cần

cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa để có thể đáp ứng được nhu cầu thực tế, nhất

là trong công tác soạn giảng với phương pháp mới để góp phần nâng caochất lượng dạy Tiếng Anh nói chung

3 Một số điểm nổi bật của việc sử dụng trò chơi ngôn ngữ.

Thứ nhất, mục đích ở đây là tạo ra các hoạt động gây hứng thú làm cho

cả việc dạy của giáo viên cũng như việc học của học sinh sẽ sôi nổi và hấpdẫn hơn, trong khi khai thác khả năng tiếp thu, đồng hóa những thông tinmới của trẻ em, phát triển cũng như củng cố vốn từ vựng còn ít ỏi, mỏngmanh

Trang 10

Thứ hai, một số hoạt động còn kết hợp các yếu tố ganh đua, của mộtcuộc thi Điều này sẽ là sự thúc đẩy rất tốt cho trẻ em (young learners) đồngthời cũng sẽ khiến cho các em sử dụng các cấu trúc ngữ pháp nhiều hơn,nhiệt tình hơn, tăng khả năng ghi nhớ và sử dụng ngôn ngữ của các em chínhxác hơn.

Thứ ba, các trò chơi sẽ giúp các em phát triển hơn bốn kĩ năng cơ bản:Nghe, Nói, Đọc và Viết và quan trọng không kém đó là khả năng giao tiếpcủa các em

Thứ tư, kinh nghiệm mà tôi chia sẻ cũng là điều mà chắc rằng nhữnggiáo viên còn bỡ ngỡ và chưa thành thạo việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữnày có thể tham khảo và sử dụng được, phần nào mang lại sự hào hứng chohọc sinh cũng như thu hút tất cả các em học Tiếng Anh đạt kết quả cao hơn,nhất là các học sinh yếu kém và nhút nhát

4 Kinh nghiệm thiết kế các Games thông dụng để dạy Tiếng Anh hiệu quả.

Trong những năm qua, tôi đã thực hiện thành công một số trò chơithông dụng khi dạy Tiếng Anh tại trường Tiểu học, cụ thể đối với 2 khối lớp

3 và 4 mà tôi phụ trách giảng dạy Các bài học của tôi đã mang lại cho các

em sự phấn khởi, niềm đam mê yêu thích môn Tiếng Anh, dù cho các em làhọc sinh khá giỏi hay học sinh yếu kém Sau đây là một số ví dụ gamesthông dụng mà tôi đã thực hiện thành công và hiệu quả

4.1 HANGMAN

- Mục đích: Thường dùng để WARM UP (kiểm tra từ vựng đã học)

Đây là một trong những trò chơi dùng để Warm up mà học sinh rất yêuthích Trò chơi cũng giúp cho các em có được sự hưng phấn và tâm lý sẵn sàngkhi tiếp nhận một bài học mới Và đặc biệt khi thiết kế trong PPT tôi đã giúphọc sinh có thêm sự tò mò, hồi hộp cùng với những âm thanh vui tai và hình

Trang 11

ảnh lạ mắt Với những trò chơi warm up như thế này thì dù có tiết 1 buổi chiềuhay tiết 4 buổi sáng học sinh cũng quên ngay cái cảm giác mệt mỏi hay đóibụng mà chỉ chú tâm vào bài học Từ đó giúp các em ngày một yêu thích mônTiếng Anh hơn.

- Cách thực hiện :

Trò chơi được tiến hành cho cả lớp Mỗi thành viên sẽ được đoán mộtchữ cái duy nhất, và chữ cái đã đoán sẽ biến mất Nếu đoán đúng sẽ xuấthiện trên ô chữ, chữ cái không đoán đúng sẽ mất đi và khuôn mặt thất vọngxuất hiện Học sinh bị ghi một nét trong cái giá treo cổ Sau 7 lần khôngđoán đúng thì chiếc giá treo cổ hoàn tất và học sinh sẽ bị thua Ví dụ, tôi đãthiết kế trò chơi này như sau :

4.2 SHARK ATTACKED

- Mục đích : Dùng để Warm up (như trò Hangman)

Trước khi chơi

Sau k hi chơi

Trang 12

Nếu trong Hangman khi hs chọn một chữ cái sai thì sẽ xuất hiện một néthình nhân Còn ở đây hs đưa ra một chữ cái sai thì cậu bé sẽ bị rơi xuống mộtbậc thềm và tương tự cho tới khi bị cá mập ăn thịt là thua Ví dụ tôi đã thựchiện với từ VOCABULARY như sau :

Mặc dù mục đích cũng như cách thức tiến hành trò chơi của Hangman vàShark Attacked là giống nhau Tuy nhiên với sự thay đổi về hình thức cũngnhư tên gọi của trò chơi, tôi đã mang lại cho học trò những phút giây thưgiãn và hào hứng để bắt đầu một bài học mà không tạo nên một sự lặp lạihay nhàm chán cho các em Tương tự, còn có thể kể đến trò chơi có tên gọi:

“Hungry Crocodie” Và có thể nói, mỗi bài học với sự bắt đầu thành công thìxuyên suốt bài học cũng rất trôi chảy và thành công Chính vì thế mà việcsáng tạo ra cái mới là điều luôn luôn cần thiết của mỗi giáo viên

4.3 PELMANISM

- Mục đích: Dùng để Warm up (Ôn từ đã học, rèn luyện trí nhớ của hs)

Đây là trò chơi kiểm tra từ vựng của học sinh Với trò chơi này học sinh

sẽ lật 2 ô tùy ý Nếu phù hợp với nhau, có thể là cặp tranh và từ, chủ ngữ và

tobe, từ và nghĩa … thì coi như 2 ô đó được lật Nếu không phù hợp thì 2 ô

đó đóng lại cho lần lựa chọn sau Ví dụ khi dạy Let’s learn English 2 - Unit 9tôi đã cho các em tìm các cặp từ và tranh tương ứng như sau :

Bắt đầu trò chơi Đang tiến hành trò chơi

Trang 13

4 5 6

3 2

- Mục đích : Dùng để Warm up (Ôn lại các từ vựng đã học)

Đây cũng là một trong những trò chơi rất thú vị mà các em thường thấy

trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia ở phần thi Vượt chướng ngại

vật do kênh VTV3 tổ chức

Chia cả lớp làm 2 đội chơi Lần lượt các đội sẽ chọn ô chữ Học sinh sẽ đượcchọn ô chữ bất kỳ mà không cần tuân theo thứ tự Học sinh sẽ nghe gợi ýcủa giáo viên để gọi ra đúng từ gồm bao nhiêu chữ cái được qui định sẵnNếu đội chọn ô chữ không trả lời được sẽ nhường quyền trả lời cho đội bạn,

và điểm giành cho đội trả lời đúng Nếu chữ cái trong cột hàng dọc xuất hiệnchưa hết nhưng học sinh có thể gọi ra được từ khoá thì đội đó sẽ giành đượcgấp đôi số điểm hoặc chiến thắng ( giáo viên sẽ quy định trước với học sinhcách tính điểm trong trò chơi này).Ví dụ khi dạy Let’s learn English 2 – Unit

11 – Places tôi đã làm như sau :

Trong khi chơi Trước khi chơi

Trang 14

Trước khi chơi

• I want some toys.

• Let’s go to the……….

2

BACK

Học sinh lựa chọn 1 ô số

Trang 15

Ô chữ được mở - chữ cái từ chìa khóa xuất hiện màu đỏ

Hoặc cũng có thể sử dụng ô chữ để ôn luyện phần từ vựng về các đồ vật vớicách sử dụng tranh ở mỗi đầu hàng, học sinh sẽ phải nhìn tranh, nhớ đượctên của đồ vật để điền vào ô trống cho phù hợp, từ đó tìm ra ô chữ chìa khóa

Trang 16

4.5 NOUGHTS AND CROSSES

- Mục đích : Giúp học sinh đặt câu dựa vào các từ đã cho, có thể áp dụng

khi dạy bài reading cho học sinh trả lời câu hỏi dựa theo nội dung của bài

- Cách thực hiện:

Đây là trò chơi giống như cờ ca-rô mà bất kỳ học sinh nào cũng có thểchơi được Vì vậy sử dụng trò chơi này sẽ giúp các em yếu kém có cơ hộichọn lựa các ô số Nếu các em cố gắng mà vẫn không trả lời được thì đành

để sự trợ giúp từ đội bạn Nhưng dù sao cũng là một cơ hội tốt cho các emchú ý tập trung khi học Tiếng Anh

Để tiến hành chơi trò chơi này thì giáo viên chia lớp làm 2 đội (A và B) Đội A là chữ Nought (0) và đội B là chữ Cross (X) Học sinh chọn bất kì

một câu nào trong 9 câu và đặt câu theo gợi ý trong ô đó (có thể thay đổihình thức là trả lời câu hỏi) Trả lời đúng thì được đánh dấu cảu đội mìnhvào ô đó, trả lời sai sẽ nhường quyền cho đội bạn Cách chơi và luật chơitương tự như cờ caro

You/

listen to music

Ba / play guitar

1O 1X 2O 2X 3O 3X 4O 4X 5O 5X 6O 6X 7O 7X 8O 8X 9O 9X

Ngày đăng: 06/11/2014, 11:54

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w