1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2

21 213 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 333,97 KB

Nội dung

Ý thức được vai trò của phân môn Tập làm văn, trong quá trình giảng dạy tôi đã nghiên cứu tài liệu đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, nghiên cứu một số vấn đề về nội dung và phương

Trang 1

DÀN Ý TÓM TẮT PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I/ Lí do chọn đề tài

II/ Mục đích nghiên cứu

III/ Đối tượng nghiên cứu

IV/ Phương pháp nghiên cứu

V/ Thời gian nghiên cứu

PHẦN II: NỘI DUNG I/ Cơ sở lý luận

II/ Thực trạng

III/ Các biện pháp thực hiện

1 Tăng cường thực hành giao tiếp cho học sinh

2 Giúp học sinh nắm được các bước khi viết đoạn văn

3 Hướng dẫn học sinh phát triển ý cho đoạn văn

4 Hướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ và lựa chọn từ ngữ để viết câu văn hay

5 Hướng dẫn học sinh viết câu văn sinh động gợi tả

6 Khơi gợi cảm xúc của học sinh khi viết đoạn văn

MỤC LỤC

Trang 2

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I/ Lí do chọn đề tài

Đất nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ và hội nhập quốc tế, đòi hỏi phải

có những con người phát triển toàn diện có đủ tri thức và sức khỏe dồi dào Giáo dục tiểu học ngày càng được hoàn thiện, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước và hội nhập vào tiến bộ chung của khu vực và trên thế giới Xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, góp phần củng cố vị thế của nước ta trên trường Quốc

tế Nhiệm vụ đó từng ngày từng giờ đặt lên vai ngành giáo dục đào tạo Vì vậy,

giáo dục Tiểu học đã xác định rõ được nhiệm vụ: “ Tiểu học là cấp học đặt cơ sở

ban đầu cho việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn hệ thống giáo dục

quốc dân…” ( trích luật giáo dục Tiểu học)

Bậc tiểu học là bậc đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách ở học sinh Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên và xã hội, trang bị các phương pháp và kĩ năng ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng và phát huy tình cảm, thói quen và đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam Các môn học ở Tiểu học đều có mối quan hệ hỗ trợ cho nhau Trong các môn học, môn Tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với học sinh bởi nó là môn học cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết trong giao tiếp hàng ngày Nó giúp các em phát triển toàn diện về nhân cách, hình thành cho các em những cơ sở của thế giới quan khoa học, góp phần rèn luyện trí thông minh, hình thành tình cảm thói quen đạo đức tốt đẹp của con người mới

Trong các phân môn của môn Tiếng việt, Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao nhất, nhằm giúp học sinh có năng lực tạo lập văn bản bằng hình thức ngôn ngữ Qua đó thể hiện năng lực tư duy, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân học sinh

Dạy văn trong nhà trường tiểu học ngày nay càng được coi trọng thể hiện ở chương trình sách giáo khoa được biên soạn phù hợp với tình hình thực tế và rất hữu ích đối với việc giáo dục học sinh Không chỉ đổi mới về nội dung chương trình mà còn đổi mới không ngừng về phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng học văn cho học sinh Tiểu học

Song thực tế hiện nay, việc giảng dạy phân môn Tập làm văn vẫn còn nhiều hạn chế Đây là phân môn khó nhất khi dạy Tiếng việt cho học sinh Dạy văn cho học sinh làm văn hay, biết cảm thụ cái hay cái đẹp của văn học phải có người thầy giỏi văn, yêu văn, có tâm hồn văn Chính vì thế mà không phải giáo viên nào cũng làm được Và nếu thầy cô không đáp ứng được điều đó thì việc học văn của học sinh càng khó hơn

Trang 3

Đối với học sinh đầu cấp như học sinh lớp 2 thì việc làm quen với phân môn Tập làm văn là hết sức mới mẻ đối với các em, bởi lứa tuổi các em vốn hiểu biết còn hạn hẹp, vốn từ còn nghèo nàn điều này ảnh hưởng nhiều đến việc học tập phân môn Tập làm văn, chính vì thế chất lượng học văn của học sinh lớp 2 còn rất nhiều hạn chế

Ý thức được vai trò của phân môn Tập làm văn, trong quá trình giảng dạy tôi đã nghiên cứu tài liệu đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, nghiên cứu một số vấn

đề về nội dung và phương pháp dạy phân môn Tập làm văn Tiểu học, với thực nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi đúc rút cho mình một số kinh nghiệm và đã thu được những kết quả nhất định trong quá trình giảng dạy phân môn Tập làm văn cho

học sinh lớp 2, tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn cho

học sinh lớp 2” với mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình để

nâng cao chất lượng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2

II/ Mục đích nghiên cứu

- Đề xuất một số biện pháp nâng cao rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2

- Nâng cao chất lượng dạy phân môn Tập làm văn ở lớp 2

III/ Đối tượng nghiên cứu

- Chương trình Tập làm văn lớp 2

- Áp dụng cho học sinh lớp 2C Trường tiểu học Nam Hồng

IV/ Phương pháp nghiên cứu

1 Nghiên cứu tài liệu

- Đọc tài liệu tham khảo

2 Khảo sát thực tế

- khảo sát tình hình thực tế học sinh

3 So sánh đối chiếu

4 Phương pháp luyện tập thực hành

5 Phương pháp phân tích, tổng hợp, rút kinh nghiệm

V/ Thời gian nghiên cứu

- Trong năm học 2012 - 2013

Trang 4

PHẦN II: NỘI DUNG I- Cơ sở lí luận:

Ở Chương trình Tiếng việt lớp 2 Tập làm văn là một phân môn hoàn toàn mới

mẻ đối với học sinh Tập làm văn trong môn Tiếng việt có nhiệm vụ rất quan trọng rèn kỹ năng nói và viết cho học sinh Phân môn Tập làm văn ở lớp 2 mục tiêu chính là hình thành các nghi thức lời nói tối thiểu, các kỹ năng phục vụ đời sống hàng ngày như chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi… phân môn Tập làm văn còn giúp học sinh nói, viết được đoạn văn ngắn trọn vẹn Đây là bước đầu hình thành văn bản cho học sinh ở mức độ đơn giản Đối với học sinh lớp 2 do vốn từ ngữ còn hạn hẹp, khả năng ngôn ngữ còn hạn chế nên đoạn văn của các em còn mắc nhiều lỗi về câu, từ và cách diễn đạt

Chính vì thế đòi hỏi người giáo viên phải có bề dày kinh nghiệm, có lòng nhiệt tình và thực sự có tâm huyết để là nhịp cầu dẫn dắt các em, khơi nguồn cho dòng chảy ở các em được phát triển tốt thì khả năng viết văn của học sinh lớp 2 sẽ đạt được kết quả như chúng ta mong muốn

II- Thực trạng

Phân môn Tập làm văn ở tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kỹ năng nói, viết cho học sinh Thế nhưng đến nay, đa số các em học sinh lớp 2 còn chưa hứng thú với phân môn Tập làm văn Một số em không biết nói gì, viết gì? Các em còn rất lung túng, khi viết thường lặp từ trong câu, dùng từ sai, chưa biết chấm câu ngắt câu Có em còn viết không đúng với yêu cầu của đề bài Một số bài viết ý hạn hẹp nên không đủ số câu theo yêu cầu tối thiểu Chính vì thế, chất lượng viết đoạn văn còn rất hạn chế Ngay cả bản thân giáo viên đôi khi cũng chưa tự tin khi dạy phân môn này, nhất là một số giáo viên không có khiếu về văn Thực tế ở lớp tôi sau hai tuần thực học, tôi tiến hành khảo sát học sinh về phân môn Tập làm văn với đề

bài: Viết từ 3 đến 5 câu kể về thầy cô giáo cũ của em Sau khi chấm bài tôi thống kế

kết quả như sau:

Trang 5

giờ dạy phân môn Tập làm văn và trong các giờ học tăng cường nhằm rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh Để giúp học sinh viết đoạn văn được tốt, tôi đã thực hiện bằng những biệp pháp sau:

III- Các biện pháp thực hiện:

1 Tăng cường thực hành giao tiếp cho học sinh

Đối với học sinh lớp 2 vốn từ ngữ, vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống của các

em còn hạn hẹp vì thế khi học văn các em rất lung túng khi tìm và sử dụng vốn từ trong nói và viết Để khắc phục hạn chế này cho học sinh tôi thực hiện phương pháp dạy học theo định hướng giao tiếp, để tăng cường khả năng ngôn ngữ cho các

em Khi dạy học theo phương pháp này Người giáo viên phải gắn nội dung dạy học với các nhân tố giao tiếp như mục đích giao tiếp, nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp Dạy văn cho học sinh theo định hướng giao tiếp chính

là dạy cho học sinh cách giao tiếp bằng ngôn ngữ một cách có hiệu quả Đây là con đường ngắn nhất, có hiệu quả nhất giúp học sinh nắm được ngôn ngữ trong giao tiếp, để có thể giao tiếp hiệu quả Nội dung học tập theo phương pháp này thường sinh động, thiết thực đối với học sinh lớp 2 nên các em rất hứng thú học tập

Để vận dụng phương pháp này tôi thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Giới thiệu và xác định tình huống giao tiếp như: mục đích giao tiếp,

nhân vật giao tiếp,hoàn cảnh giao tiếp,nội dung giao tiếp

Bước 2: Hướng dẫn học sinh thực hành tiếp nhận hoặc sản sinh lời nói theo

định hướng giao tiếp sao cho phù hợp với mục đích giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp

và nhân vật giao tiếp

Bước 3: Hướng dẫn học sinh nhận xét đánh giá mức độ phù hợp của sản

phẩm lời nói vừa tiếp nhận hay lời nói vừa sản sinh với mục đích giao tiếp chỉ ra những chỗ phù hợp và chưa phù hợp

Bước 4: Rút ra kết luận cần ghi nhớ cho học sinh về sản phẩm được tiếp nhận

hoặc lời nói được sản sinh trong tình huống giao tiếp vừa thực hiện

Bước 5: Luyện tập vận dụng với những tình huống giao tiếp cụ thể khác

Các bước này tôi sử dụng một cách linh hoạt tùy thuộc vào từng tình huống

và nội dung dạy học cụ thể

Ví dụ: khi dạy tiết Tập làm văn “Kể về gia đình” Tôi tiến hành thực hiện các

bước sau:

Bước 1: Giới thiệu nội dung ( đề tài ) giao tiếp, tạo tình huống giao tiếp và

môi trường giao tiếp

- Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh ngồi vòng tròn hoặc theo hình chữ U

để tạo không khí thoải mái và thân thiện

Trang 6

- Giáo viên nói với học sinh: các em đã cùng nhau học lớp 1 và năm nay tiếp tục là năm lớp 2 Cả lớp đã biết tên nhau, biết tính tình của nhau, biết ai chăm

ngoan, học giỏi biết ai cần cố gắng để ngoan hơn, giỏi hơn Nhưng chúng ta lại chưa biết nhiều về gia đình của nhau Chưa biết nhà bạn mình có mấy người Chưa biết ông bà bố mẹ bạn làm nghề gì, chưa biết bạn mình yêu mọi người trong gia đình mình như thế nào? Trong giờ học hôm nay, các em sẽ được hỏi nhau, được mời nhau kể về kể về gia đình của mình Biết về gia đình của nhau, các em sẽ thấy thân thiết gần gũi với nhau hơn đấy

- Giáo viên viết lên bảng đề mục bài tập, mở bảng phụ( hoặc giấy khổ to) có ghi phần gợi ý của bài tập1 và nói với học sinh: để giúp các em biết cách kể về gia đình mình, SGK đã đưa ra những gợi ý cụ thể( mời 1 học sinh đọc phần gợi ý, các học sinh khác nhìn vào SGK đọc thầm theo)

Bước 2: Hướng dẫn giao tiếp

- Giáo viên nhắc học sinh chú ý: bài tập yêu cầu các em kể về gia đình chứ không phải trả lời câu hỏi Các câu hỏi này chỉ là gợi ý để kể Các em có thể kể nhiều hơn 5 câu, nhưng không cần kể nhiều quá để tất cả các bạn trong lớp đều được kể về gia đình mình

- Mời 1- 2 học sinh khá giỏi kể

- Giáo viên hướng dẫn học sinh trong lớp nhận xét, góp ý, động viên

Bước 3: Thực hành giao tiếp trong nhóm nhỏ

- Giáo viên tổ chức hoạt động theo nhóm 4 hoặc nhóm 6

- Giáo viên hướng dẫn các nhóm làm việc; Một bạn trong nhóm xung phong

kể trước Kể xong, bạn sẽ mời một bạn khác kể các em nhớ nói đủ nghe trong nhóm, đừng làm ảnh hưởng tới nhóm khác Khi các bạn kể, cả nhóm chăm chú lắng nghe Khi tất cả đã kể xong, các em hãy bầu ra một bạn kể hay nhất trong nhóm của mình

- Giáo viên đến từng nhóm theo dõi uốn nắn, giúp đỡ những em nói còn kém

Bước 4: Thực hành giao tiếp trong nhóm lớn( hoặc cả lớp)

- Giáo viên nói với cả lớp: Vừa rồi các nhóm kể về gia đình mình rất sôi nổi

Cô thấy tất cả các bạn trong lớp đều rất yêu quý mọi người trong gia đình Bây giờ,

cô mời đại diện các nhóm kể về gia đình mình cho cả lớp cùng nghe

- Đại diện một số nhóm kể

Giáo viên và lớp nhận xét

- Giáo viên chốt lại nội dung bài tập 1 và hướng dẫn học sinh chú ý thực hành trong các hoàn cảnh giao tiếp tương tự

Trang 7

Khi áp dụng phương pháp này học sinh rất hứng thú học tập và giao tiếp cởi

mở, một số học sinh nhút nhát cũng đã mạnh dạn hơn Các em học sinh khá giỏi thì thực sự tự tin các em đã có nhiều cơ hội để giao tiếp, học hỏi lẫn nhau, từ đó vốn từ của các em được cải thiện rất nhiều

Ví dụ: bài văn Kể về gia đình em của em Nguyễn Mai Phương:

Gia đình em gồm có bốn người Đó là bố, mẹ và hai chị em em Bố em ba mươi hai tuổi làm nghề thợ sơn Vào những ngày nghỉ, bố thường dạy em học bài

Mẹ em hai mươi chin tuổi làm ở công ty may Buổi sáng, mẹ thường đưa chúng em

đi học Mỗi khi đi làm về mẹ đều mua sẵn thức ăn Về nhà mẹ vo gạo nấu cơm Loáng một cái đã có mâm cơm ngon lành Em gái của em tên là Hà Phương ba tuổi học ở mầm non tư thục Minh Châu Em vẫn còn lười ăn nên hay bị bố mẹ mắng

Em rất yêu gia đình của em vì gia đình là tổ ấm của em Em học giỏi thì bố mẹ rất vui

Cách kể chuyện của các em rất chân thực, hồn nhiên và đáng yêu

Khi học sinh đã có vốn từ ngữ cơ bản để nói và viết rồi tôi dạy các em nắm được trình tự các bước khi viết đoạn văn

2 Hướng dẫn học sinh nắm được các bước khi viết đoạn văn

Ở lớp 2 bước đầu các em được làm quen với môn làm văn ở mức độ viết đoạn văn ngắn Để học sinh biết thế nào là bố cục của một đoạn văn, tôi hướng dẫn học sinh nắm được trình tự các bước viết đoạn văn

Bố cục một đoạn văn gồm 3 phần, mỗi phần cần phải viết nội dung gì

- Câu mở đoạn: Giới thiệu đối tượng cần viết ( có thể diễn đạt bằng một câu)

- Phát triển đoạn ( thân đoạn)

Kể (tả ) về đối tượng có thể dựa theo gợi ý, mỗi gợi ý có thể diễn đạt từ 2 đến 3 câu tùy theo năng lực của bản thân học sinh

- Câu kết đoạn ( câu kết thúc)

- Có thể viết 1 câu thường là nói về tình cảm, suy nghĩ, mong ước của em về đối tượng được nêu trong bài hoặc nêu ý nghĩa, ích lợi của đối tượng đối với cuộc sống, với mọi người

Ví dụ: viết về một con vật

GV đưa câu hỏi gợi ý giúp học sinh phát triển đoạn:

- Con vật em định tả là con gì?

- Nó sống ở đâu? Hình dáng nó như thế nào?

- Hoạt động của nó có gì nổi bật?

- Vì sao em thích con vật đó?

Trang 8

Câu mở đầu

- Giới thiệu về chim chào mào

- Trong thế giới loài chim, em thích nhất là chim chào mào

Các câu phát triển đoạn

- Kể và tả về chim chào mào

- Con chim chào mào được gia đình

em nuôi đã 2 năm rồi Mỏ nó màu nâu sẫm, lông màu xanh nhạt trên đầu nó có một túm lông nhỏ mọc vút lên như một chiếc mào nên nó có tên

là chim chào mào Nó chao liệng không ngừng nghỉ Nó được nuôi trong một chiếc lồng rất đẹp treo trên một cây lộc vừng luôn tỏa bóng mát

và nở hoa rất đẹp Con chim ca hót suốt ngày chắc nó vui vì được mọi người chăm sóc cẩn thận

Khi học sinh đã nắm được bố cục đoạn văn rồi tiếp theo tôi hướng dẫn các em phát triển ý cho đoạn văn

3 Hướng dẫn học sinh phát triển ý cho đoạn văn

Một đoạn văn hay là đoạn văn bảo đảm về bố cục, nội dung sau đó là câu từ hình ảnh và các biện pháp tu từ mà học sinh vận dụng được Học sinh lớp 2, vốn từ ngữ còn nghèo nàn, khả năng mở rộng ý cho bài viết còn rất hạn chế Để học sinh viết được một đoạn văn hay, phong phú về ý thì việc gợi mở hướng dẫn của giáo viên là vô cùng cần thiết Đối với mỗi kiểu bài khác nhau kể hoặc tả giáo viên cần

Trang 9

có hệ thống câu hỏi gợi ý cụ thể để dẫn dắt và gợi mở cho học sinh Giáo viên càng khéo gợi mở bao nhiêu thì ý đoạn văn của học sinh càng phong phú

Các bước tiến hành:

- Đưa hệ thống câu hỏi, hướng dẫn học sinh làm miệng, trả lời từng câu hỏi Gọi

ý cho học sinh trả lời bằng nhiều cách khác nhau

- Nhận xét, sửa chữa những câu trả lời chưa đúng; cung cấp và gợi ý để các em

có thể cách trả lời khác , dùng từ khác hoặc có thể hướng dẫn mẫu các câu có hình ảnh so sánh nhân hóa để bài văn sinh động hơn ( không bắt buộc chỉ khuyến khích học sinh giỏi vì đây là phần kiến thức chưa học )

- Hướng dẫn học sinh sắp xếp các câu trả lời đó theo một trật tự hợp lý để hoàn chỉnh bài làm miệng

- Cho một số học sinh làm miệng cả bài Sau đó hướng dẫn học sinh viết liền mạch các câu trả lời thành một đoạn văn

- Giáo viên có thể giói thiệu những bài văn hay của học sinh ở năm học trước nhằm kích thích tinh thần học tập của học sinh

Ví dụ:

* Bài viết kể về gia đình

- Gia đình em gồm có những ai?

- Những người trong gia đình em làm công việc gì?

- Tình cảm của em đối với những người trong gia đình như thế nào?( GV có thể gợi ý thêm để học sinh khá giỏi có thể mở rộng ý)

+ Tình cảm của em đối với ông bà như thế nào ?

+ Em yêu quý, biết ơn bố mẹ như thế nào?

+ Đối với các anh chị em ra sao?

- Em sẽ làm gì để đền đáp lại sự quan tâm của gia đình dành cho em?

* Bài viết tả ngắn về cây cối

- Đó là cây gì trồng ở đâu?

- Hình dáng cây như thế nào?

+ Cây cao khoảng bao nhiêu?

Trang 10

- Em ( bạn em) đã làm việc tốt khi nào? ở đâu? đó là việc gì?

- Em ( bạn ấy) đã làm như thế nào?

+ Hãy kể lần lượt việc bạn đã làm ?

- Em suy nghĩ gì khi làm(hoặc thấy bạn làm) việc tốt đó?

Trên cở sở hệ thống câu hỏi dẫn dắt gợi mở học sinh sẽ dễ dàng phát triển ý cho đoạn văn được mạch lạc và ý đoạn sẽ phong phú và lô gic

Khi học sinh đã biết được bố cục đoạn văn, phát triển ý cho đoạn, tôi tiếp tục rèn cho học sinh biết sử dụng từ ngữ để viết câu văn hay từ đó viết được đoạn văn hay

4) Hướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ và lựa chọn từ ngữ để viết câu văn hay

Muốn viết được đoạn văn hay thì yếu tố quan trọng là sử dụng từ ngữ đúng và hay Đối với học sinh lớp 2 vốn từ ngữ còn hạn hẹp, nên việc tăng cường mở rộng vốn từ giúp học sinh có vốn từ để nói và viết, từ đó biết lựa chọn và sử dụng từ ngữ đúng và hay trong viết văn là việc làm hết sức cần thiết Để viết được những câu văn hay học sinh phải sử dụng từ ngữ sao cho sát nghĩa và mang tính gợi tả, gợi cảm

Vì vậy, để nâng cao khả năng và chất lượng viết đoạn văn cho học sinh việc hướng dẫn học sinh sử dụng từ đúng và từ hay là mục tiêu tôi luôn coi trọng

Tôi chú ý tăng cường rèn luyện cho các em biết cách mở rộng vốn từ và lựa chọn

từ ngữ thông qua các dạng bài tập được tiến hành trong các giờ hướng dẫn học Giáo viên đưa ra yêu cầu của bài trên cơ sở có định hướng rõ ràng để học sinh tự suy nghĩ nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh Giáo viên tổ chức cho các nhóm học sinh thảo luận để cùng nhau tìm từ ngữ sau đó giáo viên tổng hợp từ ngữ của các nhóm, bài của các nhóm lần lượt được gắn lên bảng Trên cơ sở bài của các nhóm, giáo viên cùng học sinh nhận xét đánh giá chọn lọc từ ngữ Giáo viên sẽ tổng hợp được lượng từ ngữ hay và chính xác

- Trên bầu trời có những gì?

Trên cơ sở đề bài này tôi đưa bài tập hướng dẫn học sinh kết hợp quan sát tranh

và vốn hiểu biết để tìm từ như sau:

Hãy tìm các từ ngữ để miêu tả

- Sóng biển………

Ngày đăng: 05/06/2020, 14:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 - Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII Khác
2. Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở Tiểu học Khác
3. Một số vấn đề về nội dung và phương pháp dạy học môn TIếng việt ở Tiểu học (BDTX) Khác
4. Sách Tiếng Việt 2 - Vở bài Tiếng Việt 2. - Nhiều tác giả Khác
5. Chuyên đề giáo dục Tiểu học. - Nhiều tác giả Khác
6. Bài tập luyện viết văn miêu tả cho học sinh Tiểu học - Vũ khắc Tuân Khác
7. 180 Câu hỏi giải đáp dạy học Tiếng Việt Tiểu học. - Nhiều tác giả Khác
8. Phương pháp dạy học Tiếng việt ở Tiểu học. - Lê Phương Nga - Nguyễn Trí Khác
9. Sách thiết kế bài giảng Tiếng việt Tập 1 và Tập 2 10. Sách Giáo viên Tiếng Việt 2 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w