1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sơ bộ đánh giá hiệu quả, một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai quy trình kỹ thuật kiểu thở nava

71 621 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 2,38 MB

Nội dung

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thông khí nhân tạo (thở máy) là một biện pháp điều trị quan trọng đối với những bệnh nhân bị suy giảm chức năng thông khí tự nhiên, nhằm mục đích hỗ trợ chức năng thông khí và chức năng trao đổi oxy [1, 2]. Ứng dụng của thở máy ngày càng phổ biến, không chỉ riêng trong các khoa Hồi sức mà còn trong cả các cơ sở điều trị khác trong bệnh viện và ngoại viện, bao gồm các trung tâm chăm sóc y tế và tại các gia đình Đồng thì là khái niệm phản ánh sự diễn ra cùng pha giữa nỗ lực thở của bệnh nhân với dòng khí cung cấp từ máy thở. Đây là yếu tố rất quan trọng, giúp bệnh nhân được hỗ trợ tốt nhất và tránh được các biến chứng trong quá trình thở máy.[3] Thông khí nhân tạo từ khi được áp dụng trên lâm sàng đã trải qua nhiều bước phát triển từ thông khí kiểm soát đến các phương thức thông khí hỗ trợ khác nhau nhằm hoàn thiện hơn mối tương tác giữa bệnh nhân với máy thở Thông khí hỗ trợ điều khiển bằng tín hiệu thần kinh-NAVA (Neurally Adjusted Ventilatory Assist), được tác giả Christer Synderby giới thiệu lần đầu tiên năm 1999 [4], là một phương thức thông khí hỗ trợ phát triển mới nhất hiện nay. Trong NAVA, máy thở cung cấp sự hỗ trợ và kết thúc chu kỳ thở một cách phù hợp với nhu cầu thở của bệnh nhân theo từng nhịp thở. Nhu cầu thở của bệnh nhân được đại diện bằng điện thế hoạt động của cơ hoành và được máy thở nhận biết nhờ một ống thông đặt vào thực quản ngang mức cơ hoành. Ống thông này ngoài chức năng trên còn đảm nhiệm chức năng nuôi dưỡng như một ống thông dạ dày. Mức độ hỗ trợ của máy với mỗi nhịp thở được xác định bằng giá trị tức thời của điện thế hoạt động cơ hành và giá trị NAVA level được cài đặt.[5-8] 2 Các dữ liệu trên thực nghiệm và lâm sàng đã chứng minh NAVA có những ưu điểm vượt trội so với các phương thức thở trước đây như đạt được sự đồng thì tốt hơn, cải thiện giấc ngủ của bệnh nhân, nhu cầu an thần ít hơn, rút ngắn thời gian thở máy…, Ở Việt Nam, việc áp dụng phương thức NAVA trong thở máy mới ở mức thử nghiệm và chưa thấy có công bố nào về ưu, nhược điểm của kiểu thở này. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu áp dụng phương thức thở NAVA trong thông khí hỗ trợ áp lực” nhằm mục tiêu: 1. Bước đầu triển khai quy trình kỹ thuật kiểu thở NAVA trên các bệnh nhân thở máy tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai. 2. Sơ bộ đánh giá hiệu quả, một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai quy trình kỹ thuật kiểu thở NAVA. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Điều hòa thông khí tự nhiên 1.1.1. Trung tâm hô hấp Trung tâm hô hấp bao gồm nhiều nhóm neuron nằm đối xứng 2 bên rải rác ở hành não và cầu não [9]. 1.1.1.1. Nhóm neuron hô hấp lưng (trung tâm hít vào): - Vị trí: nằm trải suốt mặt sau hành não. - Chức năng: + Phát xung động gây hít vào có nhịp, tạo nhịp thở bình thường khoảng 15 chu kỳ/phút gọi là tần số thở. + Phát xung động gây hít vào tăng dần 4 1.1.1.2. Nhóm neuron hô hấp bụng. - Vị trí: nằm phía trước và phía bên của nhóm lưng, cách nhóm lưng 5mm. - Chức năng: khi hô hấp nhẹ nhàng bình thường, nhóm neuron này không hoạt động. Khi cần tăng mạnh thông khí thì tín hiệu từ nhóm neuron lưng lan sang nhóm neuron bụng mới tham gia điều khiển hô hấp. 1.1.1.3. Trung tâm điều chỉnh thở: - Vị trí: nằm ở phần lưng và phần trên của cầu não. - Chức năng: trung tâm này liên tục gửi xung động tới vùng hít vào, làm ngừng xung động gây hít vào của nhóm lưng. 1.1.1.4. Trung tâm ngừng thở: - Vị trí: nằm ở phần dưới của cầu não. - Chức năng: phát xung động đến nhóm neuron lưng làm ngăn trở sự tắt các xung động hít vào, gây ngừng thở ở vị trí hít vào tối đa. Trung tâm này phối hợp với trung tâm điều chỉnh thở để điều hòa chiều sâu của động tác hít vào. 1.1.2. Các cơ hô hấp 5 - Các cơ tham gia động tác hít vào: cơ ức-đòn-chũm, cơ bậc thang, cơ ngực nhỏ, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành. - Các cơ tham gia động tác thở ra: cơ liên sườn trong, cơ thẳng bụng. - Cơ hoành: là cơ có vai trò quan trọng nhất trong động tác hô hấp do cấu tạo đặc biệt của nó. Với diện tích khá rộng, khoảng 250 cm², khi cơ hoành co, hạ 1 cm sẽ làm tăng thể tích lồng ngực lên khoảng 250 ml. Khi co hết mức, cơ hoành hạ xuống 7-8cm và làm tăng thể tích lồng ngực lên tối đa, khoảng 2 lit. 1.1.3. Dẫn truyền thần kinh Các trung tâm hô hấp Receptor cảm thụ hóa học Receptor cảm thụ áp suất Receptor ở phổi Cơ hoành Cơ hô hấp khác 6 - Các tín hiệu giác quan từ các receptor cảm thụ hóa học, cảm thụ áp suất ở ngoại vi và các receptor ở phổi được truyền về các trung tâm hô hấp qua dây thần kinh phế vị và đường truyền về của dây Hering rồi dây thiệt hầu. - Các tín hiệu thần kinh gây co cơ từ trung tâm hô hấp được truyền đến cơ hoành và các cơ hô hấp qua dây thần kinh hoành. 1.2. Thông khí nhân tạo 1.2.1. Kích hoạt nhịp thở (trigger) trong thông khí nhân tạo. Trigger là quá trình kích hoạt một nhịp thở hỗ trợ của máy. Khi bệnh nhân có nỗ lực thở vào, máy thở sẽ có 1 bộ phận nhạy cảm nhận biết được những thay đổi bước đầu trong chức năng hô hấp của bệnh nhân, từ đó phát động nhịp thở hỗ trợ cho bệnh nhân. Các kiểu thông khí hỗ trợ trước đây sử dụng 3 dạng trigger: áp lực, dòng và thời gian [10]. Trong kiểu thông khí hỗ trợ mới nhất hiện nay là NAVA, yếu tố kích hoạt nhịp thở là trigger điện thế. 1.2.1.1. Trigger áp lực: Nguyên lý hoạt động dựa trên sự thay đổi về áp lực trong đường thở ở thì thở ra. Do áp lực giảm dần theo chiều dài đường dẫn khí nên trigger này có nhược điểm là chậm, kém nhạy, tốn công hô hấp của bệnh nhân. 7 1.2.1.2. Trigger dòng: Trigger dòng hoạt động dựa trên nguyên tắc nhận cảm sự gắng sức hít vào của bệnh nhân qua sự hụt đi của dòng cơ bản trong thì thở ra. Nếu sự thiếu hụt vượt quá mức nhạy cảm đặt sẵn (sensitivity), nhịp thở vào sẽ được bắt đầu. - Ưu điểm: nhạy, rút ngắn thời gian đáp ứng nên hợp với sinh lý, giảm bớt được hoạt động gắng sức của bệnh nhân. - Nhược điểm: có thể gây cản trở dòng thở ra của bệnh nhân. 1.2.1.3. Trigger thời gian: Thường được sử dụng trong CMV hoặc SIMV, khi bệnh nhân ngừng thở hoàn toàn, máy sẽ tự động bơm vào phổi bệnh nhân tại những thời điểm nhất định. Nhược điểm của trigger này là phải để bệnh nhân ngừng thở hoàn toàn, đồng nghĩa với việc dùng an thần, giãn cơ, do đó kéo dài thời gian thở máy và tăng nguy cơ các biến chứng của thở máy. 1.2.1.4. Trigger điện thế hoạt động cơ hoành: Khi cơ hoành bị kích thích trong nỗ lực thở vào của bệnh nhân sẽ xuất hiện sự thay đổi điện thế hoạt động của cơ hoành. Sự thay đổi của điện thế này ngay lập tức sẽ được máy phát hiện và cung cấp nhịp thở hỗ trợ với mức cài đặt trước. Ưu điểm của trigger này là giúp máy thở phát hiện sự gắng sức của bệnh nhân sớm hơn, trước khi có sự thay đổi ở phổi về dòng hay áp lực, do đó hợp với sinh lý hơn [7, 11] 1.2.2. Đồng thì và bất đồng thì. 1.2.2.1. Đồng thì: 8 - Đồng thì là khái niệm mô tả sự diễn ra cùng pha giữa nỗ lực thở của bệnh nhân với sự hỗ trợ của máy thở. - Khi có sự đồng thì, bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu, không bị tăng công thở do các nỗ lực thở không hiệu quả, không bị rối loạn giấc ngủ, giảm nhu cầu dùng thuốc an thần, rút ngắn thời gian thở máy, do đó tránh được nhiều biến chứng của thở máy [12]. 1.2.2.2. Các khái niệm về bất đồng thì: Theo Thille và cộng sự (2006) [3]: - Thời gian thở vào được xác định bằng cách đo thời gian từ khi khởi phát nhịp thở đến khi chấm dứt dòng thông khí. - Thời gian thở vào trung bình được tính toán bằng cách đo thời gian thở vào của ngẫu nhiên 30 nhịp thở được máy cung cấp. Từ đó tác giả phân ra các dạng bất đồng thì trong thở máy: - Trigger không hiệu quả (hay nhịp thở không trigger) được định nghĩa là quá trình xảy ra đồng thời của sự giảm áp lực đường thở và tăng dòng khí mà không có nhịp hỗ trợ của máy thở. - Trigger kép: xuất hiện khi 2 chu kỳ thở bị chia cắt bởi 1 thời gian thở ra ngắn hơn 1 nửa thời gian thở vào trung bình. - Chu kỳ thở ngắn: là chu kỳ có thời gian thở vào ngắn hơn 1 nửa thời gian thở vào trung bình. - Chu kỳ thở dài: là chu kỳ có thời gian thở vào dài hơn 2 lần thời gian thở vào trung bình. Tác giả cũng đưa ra công thức tính các chỉ số: 9 - Chỉ số không đồng thì (ASI-asynchrony index): là tỷ lệ (số nhịp trigger không hiệu quả + số nhịp trigger kép + số chu kỳ thở ngắn + số chu kỳ thở dài)/(số trigger + số nhịp trigger không hiệu quả). - Chỉ số trigger không hiệu quả: là tỷ lệ tổng số nhịp trigger không hiệu quả/(tổng số trigger + số nhịp trigger không hiệu quả). A: Trigger không hiệu quả, thể hiện bởi giảm áp lực đường thở (1) đồng thời với tăng dòng khí (2); B: Trigger kép (3); C: Chu kỳ thở ngắn (4);D: Chu kỳ thở dài (5). 1.2.3. Các tai biến do bất đồng thì trong quá trình thở máy Các yếu tố bất đồng thì làm giảm sự thoải mái của bệnh nhân, tăng công thở và nhu cầu tiêu thụ oxy, tăng nhu cầu an thần, kéo dài thời gian thở máy do đó có thể dẫn đến các biến chứng [2] . 1.2.3.1. Tổn thương phổi do thở máy: - Chấn thương do áp lực (barotrauma): tình trạng đứt rách màng mao mạch 2 phế nang khiến cho khí trong phế nang bóc tách dọc theo mặt phẳng 10 đứng và gây tích tụ khí trong khoang màng phổi, trong các khoang khác của cơ thể hay gây tràn khí dưới da. Chấn thương này liên quan đến TKNT với áp lực phế nang cao và thể tích khí lưu thông lớn. - Chấn thương do thể tích (volutrauma): TKNT với thể tích lớn gây giãn căng phổi quá mức. Các phế nang lành có độ giãn nở tốt hơn nên dễ bị chấn thương thể tích hơn. - Chấn thương phổi do xẹp (atelectrauma): là tình trạng huy động và mất huy động của các đơn vị phổi không ổn định trong chu kỳ hô hấp. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là hậu quả của tình trạng kéo căng tại diện tiếp xúc giữa các đơn vị phổi ổn định và không ổn định làm cho sự đóng và mở các vùng phổi không đồng bộ. Thường gặp trong trường hợp có nút đờm hay chất tiết đường thở. - Chấn thương sinh học (biotrauma): thể tích lưu thông gây tình trạng căng phế nang quá mức, cũng như tình trạng mở và đóng lặp đi lặp lại của các đơn vị phooit không ổn định gây kích hoạt các chất trung gian gây viêm và chất trung gian chống viêm. Các chất trung gian hóa học này làm tăng hình thành dịch phù, xâm nhiễm bạch cầu đa nhân trung tính và gây giãn cơ trơn mạch máu. 1.2.3.2. Viêm phổi bệnh viện do thở máy kéo dài: Quá trình thở máy dài ngày kéo theo việc lưu ống nội khí quản lâu dài và các xâm nhập từ bên ngoài trong quá trình chăm sóc đường thở, lấy bệnh phẩm xét nghiệm… Đó là các yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm phổi bệnh viện. 1.2.3.3. Rối loạn trao đổi khí: Thông khí tự nhiên hay nhân tạo đều nhằm mục đích đưa oxy vào tế bào và thải CO2 ra khỏi cơ thể. Khi bệnh nhân và máy thở không đồng thì, [...]... Ảnh hưởng tới giấc ngủ: bệnh nhân thở máy thường bị rối loạn giấc ngủ, rối loạn hành vi nhận thức, có thể gây sảng 1.3 Đại cương về kiểu thở NAVA 1.3.1 Nguyên lý hoạt động NAVA là một sự phát triển mới nhất trong quá trình phát triển của thông khí nhân tạo từ kiểu thở điều khiển đến các kiểu thở hỗ trợ hiện nay Để thực hiện kiểu thở NAVA, cần phải đặt một ống thông vào thực quản để phân tích điện thế... Nghiên cứu này chỉ ra Vtinsp và EAdi có thể được sử dụng để dự đoán sự đóng góp của các cơ hít vào với máy thở trong quá trình thở NAVA Nếu áp dụng được trên lâm sàng, điều này sẽ giúp chuẩn hóa trong việc cài đặt mức độ hỗ trợ, hạn chế được rủi ro khi hỗ trợ quá mức [23] 1.3.5 Một số nguyên nhân thất bại khi thở NAVA Đã có một số nghiên cứu áp dụng kiểu thở NAVA thất bại và đã đưa ra nhận định về nguyên... thở, cài đặt tạm thời kiểu thở VCV, sau đó chọn kiểu thở NAVA để cài đặt các thông số NAVA * Bước 2: Cài đặt các thông số NAVA ban đầu 26 - Mức NAVA: + Chọn “Neural access”  NAVA preview” + Ở dạng sóng trên cùng màn hình xuất hiện đồng thời 2 đường cong: đường màu vàng biểu thị áp lực đường thở trong kiểu thở hiện tại, đường màu xám biểu thị áp lực đường thở ước lượng tương ứng với giá trị Edi và. .. 13, 14] Kiểu thở này dựa vào Edi để kích hoạt nhịp thở của máy và điều chỉnh sự hỗ trợ của máy với nỗ lực hô hấp của bệnh nhân Mức độ hỗ trợ của máy thở được xác định bởi giá trị tức thời của Edi và giá trị NAVA được cài đặt Mức NAVA có vai trò khuếch đại tín hiệu Edi và xác định mức độ hỗ trợ của máy thở trên cơ sở từng nhịp thở [7] Nhờ ống thông đặt trong thực quản phân tích tín hiệu Edi, NAVA có... Edi và NAVA level giả định hiện tại  chọn giá trị NAVA level để đạt áp lực đường thở không vượt quá giá trị trên kiểu thở hiện tại  “Close” để lưu giá trị NAVA level - Edi trigger: 0.5µV - FiO2: 100% - PEEP: 5cmH2O * Bước 3: Cài đặt kiểu thở dự phòng: - NAVA- PS: Nếu máy không nhận được tín hiệu điện thế cơ hoành, mà BN vẫn có nhịp tự thở Máy thở sẽ hoạt động bằng trigger dòng và chuyển sang thở phương... 0.429 0.429 0.000 1-độ đặc hiệu 1.000 0.941 0.882 0.824 0.706 0.647 0.588 0.412 0.353 0.294 0.176 0.176 0.176 0.176 0.059 0.000 36 Nhận xét: Giá trị P peak = 25.5 cmH2O có độ nhạy và độ đặc hiệu lớn nhất, với giá trị này có thể đưa ra một tiên lượng thất bại với kiểu thở NAVA nếu thông khí với mức NAVA tối ưu mà P peak vượt quá giá trị 25.5 cmH2O 3.3 Đánh giá hiệu quả kiểu thở NAVA trên lâm sàng 3.3.1... trị Edi đỉnh thấp, chu kỳ thở vào sẽ kết thúc ở tỉ lệ thấp hơn – 40% [15] - Theo tiêu chí áp lực: bất cứ lúc nào áp lực đỉnh đường thở vượt quá áp lực NAVA dự đoán 3 cmH2O, hoặc vượt quá giá trị giới hạn trên của áp lực đường thở, máy thở sẽ kết thúc chu kỳ thở vào - Trong những trường hợp thở vào kéo dài sẽ có tiêu chí về thời gian để kết thúc chu kỳ thở vào: 1.5 giây ở trẻ em và 2.5 giây ở người lớn... Điều này là để tránh tình trạng ngừng trệ thở vào trong quá trình kích hoạt nhịp thở Nếu sự kích hoạt bằng khí nén xảy ra trước tín hiệu Edi, máy thở sẽ cung cấp 1 áp lực 2 cmH 2O đến khi Edi xuất hiện 1.3.1.2 Áp lực hỗ trợ Trong suốt thời gian thở vào, máy thở cung cấp một áp lực tương xứng với Edi Trên màn hình máy thở, dạng sóng áp lực bám sát phần thở vào của dạng sóng Edi Sự phù hợp giữa áp lực... phương thức NAVA- PS, tương tự như PSV Khi tín hiệu điện thế cơ hoành có trở lại máy thở tự động chuyển lại phương thức NAVA + Cài đặt PS above PEEP: đặt mức PS tương ứng áp lực đường thở khi BN thở NAVA + Cài đặt FiO2, PEEP: như ở kiểu thở NAVA - Backup Mode (NAVA- PC): Nếu máy không nhận được tín hiệu điện thế cơ hoành và BN không có nhịp tự thở Máy thở sẽ chuyển sang phương thức PCV Khi tín hiệu điện... công và thất bại (p > 0,05) 3.2.3 So sánh giá trị mức NAVA ban đầu- mức NAVA tối ưu Bảng 3.4 So sánh giá trị mức NAVA ban đầu với mức NAVA tối ưu Χ ± SD Max Min Mức NAVA ban đầu 1.7 ± 1.0 4.5 0.7 Mức NAVA tối ưu 2.1 ± 1.2 5.0 1.0 Mức NAVA tối ưu-ban đầu 0.4 ± 0.2 p 0,000 Nhận xét: Giá trị mức NAVA ban đầu thấp hơn giá trị mức NAVA tối ưu có ý nghĩa thống kê với p < 0,005 34 3.2.4 Các thông số máy thở . Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai. 2. Sơ bộ đánh giá hiệu quả, một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai quy trình kỹ thuật kiểu thở NAVA. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Điều hòa. thở NAVA trong thông khí hỗ trợ áp lực” nhằm mục tiêu: 1. Bước đầu triển khai quy trình kỹ thuật kiểu thở NAVA trên các bệnh nhân thở máy tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai. 2. Sơ. index): là tỷ lệ (số nhịp trigger không hiệu quả + số nhịp trigger kép + số chu kỳ thở ngắn + số chu kỳ thở dài)/ (số trigger + số nhịp trigger không hiệu quả). - Chỉ số trigger không hiệu quả: là

Ngày đăng: 10/10/2014, 23:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Clement K. C., T. L. Thurman, S. J. Holt, et al. (2011) , Neurally triggered breaths reduce trigger delay and improve ventilator response times in ventilated infants with bronchiolitis. Intensive Care Med.37(11): p. 1826-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Neurally triggered breaths reduce trigger delay and improve ventilator response times in ventilated infants with bronchiolitis
12. Sucre M.J NicolaA.De (2011), Titration of analgosedation with neurally adjusted ventilatory assist in the ICU. Crit Care. 15(Suppl 1):p. 176.13. &lt;NAVA - 1.pdf&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Titration of analgosedation with neurally adjusted ventilatory assist in the ICU
Tác giả: Sucre M.J NicolaA.De
Năm: 2011
14. Ververidis D., M. Van Gils, C. Passath, et al. (2011), Identification of adequate neurally adjusted ventilatory assist (NAVA) during systematic increases in the NAVA level. IEEE Trans Biomed Eng. 58(9): p. 2598- 606 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Identification of adequate neurally adjusted ventilatory assist (NAVA) during systematic increases in the NAVA level
Tác giả: Ververidis D., M. Van Gils, C. Passath, et al
Năm: 2011
16. Leo Heunks MD, PhD, UMC St Radboud, Nijmegen (2011), Clinical protocol, category: General ICU Neurally adjusted ventilatory assist, NAVA. Maquet Critical Care AB Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clinical protocol, category: General ICU Neurally adjusted ventilatory assist, NAVA
Tác giả: Leo Heunks MD, PhD, UMC St Radboud, Nijmegen
Năm: 2011
18. T Mauri G Bellani, A Confalonieri, F Magni, G Grasselli, N Patroniti, A Pesenti (2011), Neurally adjusted ventilatory assist reduces asynchrony and patient effort in severe acute respiratory distress syndrome patients undergoing extracorporeal membrane oxygenation. Crit Care. 15(1): p. 191 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Neurally adjusted ventilatory assist reduces asynchrony and patient effort in severe acute respiratory distress syndrome patients undergoing extracorporeal membrane oxygenation
Tác giả: T Mauri G Bellani, A Confalonieri, F Magni, G Grasselli, N Patroniti, A Pesenti
Năm: 2011
20. Beck J., M. Reilly, G. Grasselli, et al. (2009), Patient-ventilator interaction during neurally adjusted ventilatory assist in low birth weight infants. Pediatr Res. 65(6): p. 663-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Patient-ventilator interaction during neurally adjusted ventilatory assist in low birth weight infants
Tác giả: Beck J., M. Reilly, G. Grasselli, et al
Năm: 2009
21. Sinderby C., J. Beck, J. Spahija, et al. (2007), Inspiratory muscle unloading by neurally adjusted ventilatory assist during maximal inspiratory efforts in healthy subjects. Chest. 131(3): p. 711-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Inspiratory muscle unloading by neurally adjusted ventilatory assist during maximal inspiratory efforts in healthy subjects
Tác giả: Sinderby C., J. Beck, J. Spahija, et al
Năm: 2007
22. Delisle S., P. Ouellet, P. Bellemare, et al. (2011), Sleep quality in mechanically ventilated patients: comparison between NAVA and PSV modes. Ann Intensive Care. 1(1): p. 42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sleep quality in mechanically ventilated patients: comparison between NAVA and PSV modes
Tác giả: Delisle S., P. Ouellet, P. Bellemare, et al
Năm: 2011
23. Grasselli G., J. Beck, L. Mirabella, et al. (2012), Assessment of patient-ventilator breath contribution during neurally adjusted ventilatory assist. Intensive Care Med. 38(7): p. 1224-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Assessment of patient-ventilator breath contribution during neurally adjusted ventilatory assist
Tác giả: Grasselli G., J. Beck, L. Mirabella, et al
Năm: 2012
24. Roze H., J. C. Richard, A. Mercat, et al. (2011), Recording of possible diaphragm fatigue under neurally adjusted ventilatory assist.Am J Respir Crit Care Med. 184(10): p. 1213-4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Recording of possible diaphragm fatigue under neurally adjusted ventilatory assist
Tác giả: Roze H., J. C. Richard, A. Mercat, et al
Năm: 2011
25. (2009), Neurally Adjusted Ventilatory Assist: The first annual NAVA Nordic Summit Meeting Critical Care News. 19: p. 16-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Neurally Adjusted Ventilatory Assist: The first annual NAVA Nordic Summit Meeting
Năm: 2009
26. Brander L., H. Leong-Poi, J. Beck, et al. (2009), Titration and implementation of neurally adjusted ventilatory assist in critically ill patients. Chest. 135(3): p. 695-703 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Titration and implementation of neurally adjusted ventilatory assist in critically ill patients
Tác giả: Brander L., H. Leong-Poi, J. Beck, et al
Năm: 2009
28. Bertrand P. M., E. Futier, Y. Coisel, et al. (2013), Neurally adjusted ventilatory assist vs pressure support ventilation for noninvasive ventilation during acute respiratory failure: a crossover physiologic study. Chest. 143(1): p. 30-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Neurally adjusted ventilatory assist vs pressure support ventilation for noninvasive ventilation during acute respiratory failure: a crossover physiologic study
Tác giả: Bertrand P. M., E. Futier, Y. Coisel, et al
Năm: 2013
29. Patroniti N., G. Bellani, E. Saccavino, et al. (2012), Respiratory pattern during neurally adjusted ventilatory assist in acute respiratory failure patients. Intensive Care Med. 38(2): p. 230-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Respiratory pattern during neurally adjusted ventilatory assist in acute respiratory failure patients
Tác giả: Patroniti N., G. Bellani, E. Saccavino, et al
Năm: 2012
30. Antonelli M., M. Bonten, J. Chastre, et al. (2012), Year in review in Intensive Care Medicine 2011: III. ARDS and ECMO, weaning, mechanical ventilation, noninvasive ventilation, pediatrics and miscellanea. Intensive Care Med. 38(4): p. 542-56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Year in review in Intensive Care Medicine 2011: III. ARDS and ECMO, weaning, mechanical ventilation, noninvasive ventilation, pediatrics and miscellanea
Tác giả: Antonelli M., M. Bonten, J. Chastre, et al
Năm: 2012
32. Barwing J., M. Ambold, N. Linden, et al. (2009), Evaluation of the catheter positioning for neurally adjusted ventilatory assist. Intensive Care Med. 35(10): p. 1809-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Evaluation of the catheter positioning for neurally adjusted ventilatory assist
Tác giả: Barwing J., M. Ambold, N. Linden, et al
Năm: 2009
34. Passath C., J. Takala, D. Tuchscherer, et al. (2010), Physiologic response to changing positive end-expiratory pressure during neurally adjusted ventilatory assist in sedated, critically ill adults. Chest.138(3): p. 578-87 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Physiologic response to changing positive end-expiratory pressure during neurally adjusted ventilatory assist in sedated, critically ill adults
Tác giả: Passath C., J. Takala, D. Tuchscherer, et al
Năm: 2010
35. Lee J., H. S. Kim, J. A. Sohn, et al. (2012), Randomized crossover study of neurally adjusted ventilatory assist in preterm infants. J Pediatr. 161(5): p. 808-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Randomized crossover study of neurally adjusted ventilatory assist in preterm infants
Tác giả: Lee J., H. S. Kim, J. A. Sohn, et al
Năm: 2012
36. Liet J. M., J. M. Dejode, N. Joram, et al. (2011) , Respiratory support by neurally adjusted ventilatory assist (NAVA) in severe RSV-related bronchiolitis: a case series report. BMC Pediatr. 11: p. 92 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Respiratory support by neurally adjusted ventilatory assist (NAVA) in severe RSV-related bronchiolitis: a case series report

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi - sơ bộ đánh giá hiệu quả, một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai quy trình kỹ thuật kiểu thở nava
Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi (Trang 31)
Bảng 3.2. Các thông số liên quan đến quy trình đặt ống thông thực quản - sơ bộ đánh giá hiệu quả, một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai quy trình kỹ thuật kiểu thở nava
Bảng 3.2. Các thông số liên quan đến quy trình đặt ống thông thực quản (Trang 32)
Bảng 3.3. Thời gian thở máy - sơ bộ đánh giá hiệu quả, một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai quy trình kỹ thuật kiểu thở nava
Bảng 3.3. Thời gian thở máy (Trang 33)
Bảng 3.4. So sánh giá trị mức NAVA ban đầu với mức NAVA tối ưu - sơ bộ đánh giá hiệu quả, một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai quy trình kỹ thuật kiểu thở nava
Bảng 3.4. So sánh giá trị mức NAVA ban đầu với mức NAVA tối ưu (Trang 33)
Bảng 3.5. So sánh các thông số máy thở giữa 2 nhóm theo thời gian - sơ bộ đánh giá hiệu quả, một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai quy trình kỹ thuật kiểu thở nava
Bảng 3.5. So sánh các thông số máy thở giữa 2 nhóm theo thời gian (Trang 34)
Bảng 3.7. Tìm điểm cut-off của áp lực đỉnh đường thở trong tiên lượng khả - sơ bộ đánh giá hiệu quả, một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai quy trình kỹ thuật kiểu thở nava
Bảng 3.7. Tìm điểm cut-off của áp lực đỉnh đường thở trong tiên lượng khả (Trang 35)
Bảng  3.6. So sánh các thông số về giá trị tiên lượng thất bại kiểu thở NAVA - sơ bộ đánh giá hiệu quả, một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai quy trình kỹ thuật kiểu thở nava
ng 3.6. So sánh các thông số về giá trị tiên lượng thất bại kiểu thở NAVA (Trang 35)
Bảng 3.8. So sánh các thông số khí máu giữa 2 nhóm - sơ bộ đánh giá hiệu quả, một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai quy trình kỹ thuật kiểu thở nava
Bảng 3.8. So sánh các thông số khí máu giữa 2 nhóm (Trang 39)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w