1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu một số thuận lợi và khó khăn trong tiến trình giao đất giao rừng đến các hộ dân tại xã xuân lộc, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

70 1,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 3,23 MB

Nội dung

Với mục đích bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tham gia chỉđạo sản xuất, rèn luyện nâng cao tay nghề và bổ sung kiến thức chuyên môn đã đượctrang bị ở nhà trường, được

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ KHOA KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BAÙO CAÙO TOÂT NGHIEÔP

ĐỀ TÀI:

TÌM HIỂU MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ

KHÓ KHĂN TRONG TIẾN TRÌNH GIAO ĐẤT GIAO

RỪNG ĐẾN CÁC HỘ DÂN XÃ XUÂN LỘC, HUYỆN

PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện : TRẦN THỊ BẢO TRÂN Lớp : Khuyến nông vă Phât triển nông thôn K41B

Địa điểm thực tập : Xã Xuân Lộc, Huyện Phú Lộc

Tỉnh Thừa Thiên Huế Giáo viên hướng dẫn: ThS.HOÀNG THỊ HỒNG QUẾ

Trang 2

Bộ môn : Kinh tế nông thôn

NĂM 2011

Trang 3

Với mục đích bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tham gia chỉđạo sản xuất, rèn luyện nâng cao tay nghề và bổ sung kiến thức chuyên môn đã đượctrang bị ở nhà trường, được sự giới thiệu của Trường Đại Học Nông Lâm Huế, tôi

đã đến UBND xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế để thựctập tốt nghiệp với đề tài:

“ Tìm hiểu một số thuận lợi và khó khăn trong tiến trình giao đất giao rừng đếncác hộ dân ở xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”

Để hoàn thành báo cáo này, ngoài sự nổ lực, cố gắng của bản thân, tôi xin chântrọng cám ơn quý thầy cô giáo Trường Đại Học Nông Lâm Huế đã tận tình giảngdạy suốt bốn năm qua

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo: ThS Hoàng ThịHồng Quế – người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi suốt thời gianthực tập

Qua đây, cho phép tôi gởi lời chân thành cám ơn đến Ban chỉ đạo UBND

xã cùng các chú, bác trưởng thôn ở xã và chú: Nguyễn Dũng đã tạo điều kiện giúp đỡtôi tận tình trong suốt thời gian thực tập tại xã

Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu tìm tòi để hoàn thiện báo cáo một cách tốt nhấtnhưng do kiến thức và năng lực còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều mà đề tàinghiên cứu có phạm vi rộng nên chắc chắn không tránh khỏi những sai sót Rất mongđược sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô giáo, bạn bè và của tất cả mọi người

Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô, chú bác cán bộ xã và bạn bè cùng khóalời chúc sức khỏe và thành đạt

Xin chân thành cám ơn!

Huế, ngày 19 tháng 5 năm 2011

Sinh viênTrần Thị Bảo Trân

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3

2.1 Các khái niệm liên quan 3

2.2 Khái quát chính sách và hoạt động giao đất lâm nghiệp ở nước ta qua các thời kỳ 3

2.3 Các bước trong tiến trình giao đất giao rừng ở nước ta 10

2.4 Tình hình giao đất lâm nghiệp chi các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình 11

2.4.1 Tình hình giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức 11

2.4.2 Tình hình giao đất lâm nghiệp cho Hộ gia đình, cá nhân 11

2.5 Một số thành tựu về việc triển khai chính sách giao đất giao rừng ở tỉnh Thừa Thiên Huế 13

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU15 3.1 Đối tượng nghiên cứu 15

3.2 Phạm vi nghiên cứu 15

3.3 Nội dung nghiên cứu 15

3.4 Phương pháp nghiên cứu 15

3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin 15

3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu 16

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17

4.1 Tình hình cơ bản của xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế 17

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 17

4.1.1.1 Vị trí địa lý 17

4.1.1.2 Địa hình 17

4.1.1.3 Đất đai 17

4.1.1.4 Điều kiện khí hậu 20

4.1.1.5 Thuỷ Văn 21

4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 22

Trang 5

4.1.2.1 Phân bố dân cư, lao động và cơ cấu thu nhập của người dân 22

4.1.2.2 Văn hoá xã hội xã 23

4.1.2.3 Phong tục tập quán canh tác 23

4.1.2.4 Cơ sở hạ tầng 24

4.1.2.5 Hiện trạng sản xuất 24

4.2 Tình hình sử dụng đất đai 25

4.3 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp tại xã trước và sau khi giao 27

4.4 Tình hình giao đất giao rừng tại xã Xuân Lộc 28

4.4.1 Căn cứ giao đất giao rừng 28

4.4.2 Tiến trình giao đất giao rừng của xã Xuân Lộc 29

4.4.2.1 Sơ đồ tiến trình giao đất giao rừng 29

4.4.2.2 Các bước tiến hành giao đất giao rừng của xã Xuân Lộc 30

4.4.3 Kết quả giao đất giao rừng của xã Xuân Lộc từ năm 1992 đến hiện nay .33

4.4.3.1 Tình hình giao đất giao rừng năm 1992 – 1998 33

4.4.3.2 Tình hình giao đất giao rừng từ 1999 - 2003 34

4.4.3.3 Tình hình giao đất giao rừng từ 2003 đến nay 34

4.5 Một số thuận lợi, khó khăn trong tiến trình giao đất giao rừng tại xã Xuân Lộc 35

4.5.1 Thuận lợi 36

4.5.2 Khó khăn 38

4.5.2.1 Hiểu biết của người dân về chính sách giao đất giao rừng còn hạn chế 39

4.5.2.2 Có sự bất bình đẳng trong việc lựa chọn đối tượng được nhận đất 40

4.5.2.3 Việc xác định ranh giới khó khăn 42

4.5.2.4 Đất thuộc vùng tranh chấp giữa người dân và Công ty Lâm nghiệp Phú Lộc 43

4.5.2.5 Một số khó khăn khác gây ảnh hưởng đến việc giao đất giao rừng 44

4.5.3 Một số tồn tại sau khi giao đất giao rừng 45

4.5.4 Nguyện vọng của người dân sau khi nhận đất nhận rừng 45

Trang 6

4.6 Một số giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả công tác giao đất giao

rừng, đồng thời đáp ứng những mong đợi của người dân địa phượng 46

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48

5.1 Kết luận 48

5.2 Kiến nghị 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

Trang 7

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1 Tiến trình giao đất giao rừng tại xã Xuân Lộc 29

Sơ đồ 2 Cây vấn đề khó khăn 1 39

Sơ đồ 3 Cây vấn đề khó khăn 2 40

Sơ đồ 4 Cây vấn đề khó khăn 3 42

Sơ đồ 5 Cây vấn đề khó khăn 4 43

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Cơ cấu lao động của xã 22

Bảng 2 Cơ cấu thu nhập của hộ qua các hoạt động 22

Bảng 3 Hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn xã Xuân Lộc 25

Bảng 4 Diện tích đất lâm nghiệp được giao qua các giai đoạn 35

Bảng 5 Đánh giá các khó khăn chính trong việc giao đất giao rừng 38

Bảng 6 Ý kiến của người dân về thủ tục GĐGR 44

Trang 9

LN/KL : Lâm nghiệp/ Khuyến lâm

PAM : Rừng trồng bằng nguồn vốn tài trợ của chương

trình lương thực thế giới

QĐ-UB : Quyết định - Ủy ban

QĐ-TTg : Quyết định – Thủ tướng

TT-BTNMT : Thông tư – Bộ tài nguyên môi trường

T.T.Huế : Thừa Thiên Huế

VACR : Vườn ao chuồng rừng

327-CT : Chương trình Quốc gia về tạo mới và bảo vệ

rừng phòng hộ và rừng đặc dụng

Trang 10

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Rừng là một trong những tài nguyên quý giá của nhân loại, ngoài lợiích kinh tế, rừng còn có những lợi ích và vai trò không thể thay thế được.Người ta thường nói “Rừng là lá phổi xanh của trái đất” đúng vậy hệ thốngcây xanh của rừng tiến hành quang hợp hấp thụ lượng khí cacbonic và sảnsinh ra một lượng khí dưỡng sinh khá lớn cho sự sống của các sinh vật trênhành tinh này Rừng có nhiệm vụ điều hoà nhiệt độ, không khí trong lànhhơn, làm giảm hiện tượng hiệu ứng nhà kính, giảm tác động của quá trìnhbiến đổi khí hậu là vấn đề đang được quan tâm toàn cầu Không những thếrừng còn làm chức năng phòng hộ như điều tiết dòng chảy trên mặt đất, làmtăng lượng nước ở mạch ngầm, hạn chế lũ lụt và hạn hán, chắn các loại gióbão… đảm bảo các hoạt động sản xuất diễn ra bình thường

Lợi ích mà rừng đem lại rất lớn do đó việc bảo vệ và phát triển rừng lànhiệm vụ không phải của riêng ai, mà toàn thể nhân loại Việt Nam với 3/4diện tích đất tự nhiên là đồi núi và là nơi cư trú của 25 triệu người dân chiếm1/3 dân số Với diện tích rộng lớn như vậy việc bảo vệ và phát triển rừng làrất quan trọng Tuy nhiên với những năm gần đây diện tích rừng nước ta cóhiện tượng suy thoái và giảm dần Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta

có nhiều biện pháp kế hoạch, chủ trương chính sách để bảo vệ và phát triểnrừng bền vững Trong đó có chính sách giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, cánhân hộ gia đình quản lý sử dụng ổn định, lâu dài với mục đích lâm nghiệp.Chính sách này nhằm thu hút người dân tham gia vào việc quản lí, bảo vệ vàphát triển rừng, gắn chặt lợi ích của người dân vào rừng, cải thiện và nâng caodời sống kinh tế của người dân

Thừa Thiên Huế là tỉnh có diện tích rừng lớn, phân bố trên diện tíchrộng Việc quản lý bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng và đất rừngkhông những có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội củatỉnh mà còn có quan hệ trong việc phòng hộ và bảo vệ môi trường cảnh quan.Trước đây, khi chưa thực hiện chính sách, công tác quản lý bảo vệ rừng

Trang 11

không được chú ý do đó diện tích rừng của tỉnh bị suy thoái giảm dần chủ yếu

do nạn chặt phá rừng trái phép Vì thế đời sống kinh tế xã hội của người dânngày càng sa sút, đặc biệt tác động mạnh đến các hộ gia đình sống phụ thuộcvào rừng Ngoài ra, sự suy thoái rừng còn gây ra các hiện tượng lũ lụt, ônhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ đời sống của người dân Để khắcphục tình trạng này tỉnh ta đã tiến hành nhiều biện pháp để quản lý bảo vệrừng, trong đó có chính sách giao đất giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình quản

lý bảo vệ và sử dụng Công tác quản lý và bảo vệ được tiến hành đồng bộ và

có sự liên kết chặt chẽ giữa chính quyền với người dân địa phương Chínhsách đã đem lại kết quả khá cao, hiệu quả thu được từ rừng cũng được nânglên, đời sống các hộ gia đình được cải thiện

Là một xã miền núi của huyện Phú Lộc, người dân chủ yếu sống bằngnghề trồng rừng, diện tích toàn xã là 4381,64 ha, trong đó diện tích rừngchiếm 3818,18 ha Hầu hết diện tích rừng được giao đều được các hộ gia đìnhphát huy hiệu quả về phát triển rừng cũng như hiệu quả kinh tế Tuy nhiênbên cạnh những kết quả đạt được thì trong quá trình thực hiện chính sách còngặp một số khó khăn như: đất rừng giao không đúng đối tượng, mục đích sửdụng; thiếu sự quan tâm của người dân, vẫn còn có một số tranh chấp giữacác hộ dân Xuất phát từ thực tế của địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu

đề tài: “ Tìm hiểu một số thuận lợi và khó khăn trong tiến trình giao đất

giao rừng đến các hộ dân tại xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế"

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu tiến trình giao đất giao rừng trên địa bàn xã Xuân Lộc

- Tìm hiểu một số thuận lợi, khó khăn và nguyện vọng của người dânsau khi được nhận đất nhận rừng

- Tìm hiểu một số giải pháp thích hợp nâng cao hiệu quả công tác giaođất giao rừng (GĐGR)

Trang 12

PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Các khái niệm liên quan

* Đất: là sản phẩm của tự nhiên, được tạo thành do quá trình tổng hợpcủa đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian Đất đai xuất hiện tồn tại,phát triển ngoài ý chí và nhận thức của con người, luôn vận động theo nhữngquy luật tự nhiên khách quan mà con người không thể khống chế được nhưquá trình phong hoá đá tạo thành đất, khoáng hoá làm suy thoái đất Sự tácđộng của con người ở mức độ nào đó chỉ có thể làm thay đổi tốc độ quá trìnhtrên mà thôi [4]

* Đất lâm nghiệp: là đất đang dùng chủ yếu vào sản xuất hoặc nghiêncứu thí nghiệm về lâm nghiệp, gồm đất có rừng tự nhiên, đất có rừng trồng,đất được quy hoạch để trồng rừng và đất được quy hoạch để trồng rừng và đấtươm cây giống lâm nghiệp [4]

* Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu.Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn Giữa quần xã sinh vật và môitrường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết

để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và hoàn cảnh khác [16]

* Giao đất giao rừng đến hộ gia đình: là giao tư liệu sản xuất tức đất,rừng cho các hộ gia đình Nhằm sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất,tài nguyên rừng Tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần xoá đói giảmnghèo cho người dân [9]

2.2 Khái quát chính sách và hoạt động giao đất lâm nghiệp ở nước ta qua các thời kỳ

Chủ trương giao đất giao rừng của Nhà nước ta đã được đề ra từ năm

1968, tuy vậy, trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, Nhà nước luôn cónhững điều chỉnh bổ sung kịp thời phù hợp với những thay đổi của thực tế Vìvậy, việc thực hiện chính sách giao đất giao rừng trong từng giai đoạn cũngkhác nhau về phạm vi đối tượng, quy mô và kết quả đạt được Nhìn chung thìquá trình giao đất giao rừng có thể chia thành các giai đoạn sau:

Trang 13

 Giai đoạn 1968 – 1982

Đây là giai đoạn mà Nhà nước đẩy mạnh phát triển kinh tế với vai tròchủ đạo nền kinh tế quốc doanh và Hợp tác xã Trong giai đoạn này, việc giaođất giao rừng chỉ mang tính áp đặt từ trên xuống Mặt khác, nhận thức củangười dân về vai trò của mình trong sản xuất kinh doanh rừng chưa đầy đủnên việc giao đất giao rừng chưa chặt chẽ, mang tính hình thức và chạy theo

số lượng

Trong giai đoạn này, đất lâm nghiệp, nông nghiệp chưa được giao cho

hộ gia đình mà chỉ có Hợp tác xã và các Lâm trường quốc doanh đứng ranhận Trong đó các Lâm trường quốc doanh được Nhà nước đầu tư vốn đểtrồng rừng và giữ quyền sở hữu chủ yếu khoảng 70% tổng diện tích rừngtrồng tập trung theo kế hoạch của Nhà nước Còn các Hợp tác xã nôngnghiệp tham gia trồng rừng chủ yếu để nhận tiền công lao động do Nhà nướcchi trả Do đó, họ không có quyền sỡ hữu rừng trồng, họ không quan tâmnhiều đến chất lượng rừng trồng và không quan tâm đến việc quản lý bảo vệrừng Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sống của rừng trồng có tỷ lệsống không cao không thành rừng Tuy nhiên, cũng có một số Hợp tác xãnông nghiệp đã tự bỏ vốn và sử dụng nguồn lực tự có để trồng rừng nên cóquyền sở hữu và có thu nhập từ rừng

 Giai đoạn 1983 – 1992

Trong những năm đầu thập niên 80, Nhà nước ta bắt đầu tiến hànhnghiên cứu thử nghiệm cải tiến hình thức quản lý Hợp tác xã Riêng đối vớingành Lâm nghiệp, Nhà nước cũng có những thay đổi trong chính sách giaođất giao rừng Trong thời gian này, đối tượng chính được giao đất lâm nghiệpkhông chỉ là Lâm trường quốc doanh hay các Hợp tác xã nữa mà còn có các

hộ gia đình trong hợp tác xã Nhất là cuối thời kỳ này thì chủ trương, chínhsách giao đất khoán rừng đến hộ gia đình càng được cụ thể và đẩy mạnh hơn.Ngày 06/11/1982, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 184 về việc đẩymạnh giao đất giao rừng cho tập thể và cá nhân trồng cây, gây rừng Đến ngày12/11/1983, Ban chấp hành Trung Ương Đảng ra Chỉ thị số 29/CT – TƯ vềviệc đẩy mạnh giao đất giao rừng, xây dựng rừng và tổ chức kinh doanh theonông lâm kết hợp

Trang 14

Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Nhà nước ta đãban hành thêm nhiều chính sách mới về giao đất giao rừng về các vấn đề liênquan để đáp ứng nhu cầu thực tiễn Ngày 06/02/1991, Thông tư liên bộ số 01/TT/LB của Bộ Lâm nghiệp và Tổng cục quản lý ruộng đất ra đời đã hướngdẫn việc giao rừng và đất trồng rừng cho các tổ chức, cá nhân sử dụng vàomục đích Lâm nghiệp Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 1991 là cơ sở quantrọng cho phát triển lâm nghiệp xã hội tại các vùng nông thôn miền núi Nhờ

đó mà các địa phương có thể thực hiện giao đất giao rừng một cách dễ dànghơn Ngày 15/09/1992, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 327 – CT về một

số chủ trương chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, bãi bồi ven biển vàmặt nước, đồng thời ban hành chính sách hỗ trợ 40% tổng vốn đầu tư cho các

hộ gia đình theo nguyên tắc không lấy lãi Ngày 22/07/1992, Hội đồng Bộtrưởng ra quyết định số 264/CT về chính sách đầu tư phát triển rừng Với chủtrương như vậy, Nhà nước ta giải quyết được những khó khăn ban đầu chongười dân đặc biệt là vấn đề vốn đầu tư phát triển rừng Với chủ trương nhưvậy, Nhà nước ta đã giải quyết được những khó khăn ban đầu cho người dânđặc biệt là vốn đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp Vì vậy, công tác giao đất giaorừng trong giai đoạn này đạt được những kết quả đáng kể và bắt đầu mang lạikhởi sắc cho phát triển lâm nghiệp nước ta Đất được giao đến tận tay ngườidân, nhân dân yên tâm sản xuất trên mảnh đất do mình tận tay làm chủ, nhiềunơi đã có sản phẩm hàng hoá, diện tích đất có rừng ngày càng tăng, diện tíchđất trống đồi núi trọc được đưa vào khai thác và hiệu quả mang lại ngày càngcao, nhiều mô hình nông lâm kết hợp được hình thành như: mô hình vườnrừng, trang trại, mô hình VACR ngày càng phổ biến Nhờ nhận đất, nhậnrừng đời sống người dân được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần, đồng thờitác dụng phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái từ rừng cũng được nâng cao.Những kết quả đạt được là rất đáng khích lệ, nó đánh dấu những thành côngban đầu khi chuyển từ nền nông nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội

Những thay đổi chính trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp ở giai đoạnnày thể hiện ở những điểm sau:

Sự ra đời của cơ chế khoán trong sản xuất nông nghiệp theo nghị quyết

số 10 của Bộ chính trị năm 1988 với mục đích tiếp tục tăng trưởng sản xuất

Trang 15

nông nghiệp của đất nước Phần lớn tư liệu sản xuất được giao cho hộ nôngdân và họ được chủ động sử dụng cho mục đích sản xuất Ảnh hưởng củanghị quyết 10 được nhận thấy rõ rệt thông qua sự gia tăng của sản phẩm nôngnghiệp và những thay đổi trong hệ thống sản xuất nông nghiệp Chính nhữngthay đổi trong chính sách này đã làm thay đổi trong bộ máy nông thôn nước

ta Các chính sách này cùng với chính sách giao đất giao rừng đã khuyếnkhích và tạo động lực để phát triển nông lâm nghiệp miền núi, bước đầu hìnhthành nên thị trường trung du, miền núi, đặc biệt là vùng sâu vùng xa Quathực tế cho thấy nhiều nơi, sau khi tập thể, hộ gia đình, cá nhân nhận đất nhậnrừng tổ chức sản xuất kinh doanh đã có thu nhập từ rừng đáng kể

Qua 24 năm thực hiện giao đất giao rừng (1968 – 1992), nước ta đãgiao được trên 11 triệu ha, trong đó có 5,8 triệu ha cho Lâm trường quốcdoanh, 3,7 triệu ha cho Hợp tác xã nông nghiệp và 1,3 triệu ha cho hộ giađình Tuy nhiên, rừng vẫn bị khai phá tàn kiệt mà không được bảo vệ, một sốnhận đất nhận rừng rồi bỏ hoang, bao chiếm đất trên giấy tờ nhưng lại cótranh chấp khi có người đụng đến Ở những vùng sâu vùng xa như Cao Bằng,Sơn La, Lai Châu diện tích đưa vào sản xuất kinh doanh sau khi giao đấtgiao rừng còn thấp, chỉ đạt 5 – 6 % Những con số nêu trên đã nói lên rằngchủ trương giao đất giao rừng vẫn chưa tạo được động lực cho sự phát triểnkinh tế miền núi mặc dù nó phù hợp với yêu cầu khách quan của lực lượngsản xuất ở miền núi và nguyện vọng của nhân dân Thực tế là sau khi nhận đấtnhận rừng, người nông dân vẫn chưa tích cực đầu tư phát triển sản xuất trêndiện tích rừng được giao, trái lại rừng có nguy cơ bị tàn phá và đất bị xói mònnghèo kiệt [7]

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế này là:

- Do quyền sở hữu và quyền sử dụng đất, rừng tách rời nhau, mặt khácquyền sử dụng đất mng tính chất xã hội, còn quyền sử dụng mang tính chất tưnhân, đó là lý do nhân dân chưa chú ý đến việc làm giàu rừng, đất và pháttriển sản xuất Về mặt tâm lý họ vẫn nghĩ rằng đến một lúc nào đó Nhà nước

sẽ lấy lại tất cả đất và rừng họ làm ra

- Đời sống nhân dân còn nghèo lại thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước nên việcsản xuất kinh doanh rừng còn gặp nhiều khó khăn Mặc khác, chính sách giao

Trang 16

đất giao rừng để sản xuất ổn định lâu dài tuy đã có từ lâu nhưng ở nhiều vùngđặc biệt là miền núi vẫn còn mới mẽ trong khi người dân đã quen với phươngthức làm rừng trước đây là hái lượm và khai thác những lâm sản phụ sẵn đểgiải quyết cuộc sống hàng ngày, nên nhất thời người dân không thích nghi vớiphương thức làm ăn mới Điều này đã dẫn tới tình trạng khi giao đất giao rừngcho họ thì họ khai thác nhiều hơn và làm cho rừng ngày càng nghèo kiệt.

- Việc thực hiện giao đất giao rừng đến người dân của các ngành chứcnăng, chính quyền địa phương thực hiện chưa thực nghiêm túc, giao một cáchthật ồ ạt, giao không đúng đối tượng, đồng thời việc sử dụng đất lâm nghiệpsai mục đích đã dẫn đến tình trạng mất rừng Chưa thống nhất nội dung kỹthuật và biện pháp giao đất giao rừng từ Trung Ương đến địa phương trong cảnước đã dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau Vì vậy, chưa tạo được sự yêntâm cho người dân sản xuất trên đất rừng được giao Do vậy, việc giao đấtgiao rừng trong thời kỳ này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, sau đó phải giaolại hậu quả dẫn đến mất rừng

 Giai đoạn 1993 đến nay

Từ những kết quả đạt được của giai đoạn trước, trong những năm gầnđây, Nhà nước ta luôn khuyến khích người dân nhận đất nhận rừng Năm

1993, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt chủ trương chính sách,nghị quyết, nghị định về phát triển ngành lâm nghiệp nói chung và giao đấtgiao rừng nói riêng

Trong nghị quyết Trung Ương V (1993) về tiếp tục đổi mới kinh tếnông thôn đã nhấn mạnh: “Đổi mới cơ chế quản lý ngành lâm nghiệp thựchiện phổ biến việc giao khoán rừng và đất rừng phù hợp với quy hoạch vàphương thức phát triển từng vùng, từng loại rừng ” [12]

Luật đất đai được ban hành lần đầu tiên năm 1988, sau đó được sửa đổi

và bổ sung vào các năm 1993, 1998, 2003 đây chính là những cột mốc quantrọng cho công cuộc đổi mới quản lý nông nghiệp nhằm đảm bảo hành langpháp lý cho việc quản lý sử dụng tài nguyên đất đai một cách có hiệu quả vàbền vững Luật đất đai năm 1993 là cơ sở pháp lý quan trọng cho các hộ nôngdân tự chủ sử dụng đất với quyền cơ bản khi nhận đất Những ảnh hưởng tíchcực của Luật đất đai được thấy rõ đối với cộng đồng miền núi, nơi đất và tài

Trang 17

nguyên rừng đang được giao cho các gia đình và cộng đồng quản lý và sửdụng lâu dài Nông dân và cộng đồng được làm chủ thực sự trên diện tích đấtđược giao, họ yên tâm vào đầu tư và sản xuất, được hưởng thành quả lao độngchính đáng và thực hiện nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước.

Tiếp đó, Nhà nước ban hành Nghị định 64/CP (1993) về việc giao đấtnông nghiệp, Nghị định 02/CP (1994) về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức

hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông lâm nghiệp.Quyết định số 202/TTg (1994) về việc khoán và bảo vệ rừng, khoanh nuôi táisinh rừng và trồng rừng có quy định kèm theo, Thông tư số 06/LN/KL (1994)của ngành Lâm nghiệp về việc giao đất lâm nghiệp Ngày 01/11/1995, Nghịđịnh số 01/CP về việc giao khoán và sử dụng vào mục đích nông, lâm nghiệp

và nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp và Nhà nước Quyết định số661/QĐ – TTg (29/07/1998) về chương trình trồng mới năm triệu ha rừng.Ngị định 163/QĐ – TTg thay thế cho nghị định 02 về việc giao đất, cho thuêđất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, các cá nhân sử dụng ổn định lâudài vào mục đích lâm nghiệp Tiếp đó, ngày 06/06/2000 Bộ Nông nghiệp vàPhát riển nông thôn và Tổng cục địa chính ban hành Thông tư liên tịch vềviệc hướng dẫn giao đất cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất lâm nghiệp Căn cứ vào Thông tư này, người dân có quyền sử dụng, thừa

kế, chuyển nhượng, thế chấp và chuyển đổi quyền sử dụng đất theo quy địnhcủa pháp luật

Với chính sách Nhà nước đưa ra đã phần nào đáp ứng nhu cầu củangười dân đảm bảo được sự bình đẳng các quyền lợi và nghĩa vụ của mỗingười dân khi tham gia nhận đất rừng Đây chính là động lực để người dânyên tâm nhận đất nhận rừng và sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế hộ.Hiện nay, giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã trởthành một chủ trương đúng đắn trong xu thế phát triển kinh tế xã hội nôngthôn miền núi và bảo vệ môi trường sinh thái

Có thể nói đây là giai đoạn có những thay đổi lớn trong quản lý bảo vệ

và phát triển rừng Trong những năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước ta đã banhành nhiều chủ trương chính sách để khôi phục lại vốn rừng như Chươngtrình 327, Dự án 661, Đặc biệt là chính sách giao khoán rừng trong lâm

Trang 18

nghiệp như: Nghị định 01/CP (1994), Nghị định 02/CP(1995), Nghị định 163/CP(1999), đã góp phần hạn chế tệ nạn phá rừng, đẩy mạnh xây dựng pháttriển bảo vệ rừng.

Theo thống kê của các địa phương và các đơn vị thì đến cuối năm 1998,Nhà nước ta đã giao 8 triệu ha đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cánhân Trong đó, giao cho hơn 400 tổ chức sản xuất kinh doanh gần 5,7 triệu

ha, giao cho ban quản lý khu rừng đặc dụng 0,95 triệu ha, giao cho cá nhân,

hộ gia đình khoảng 1,2 triệu ha [5]

Theo số liệu tổng hợp của Cục Kiểm Lâm đến cuối năm 1999, cả nước

đã có 8.786.572 ha đất lâm nghiệp được giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cánhân đạt 59% tổng diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp, bao gồm:

Trong quy họach đất lâm nghiệp 3 loại rừng theo mục đích sử dụng:

- Rừng đặc dụng với diện tích là 2.119.547 ha đã giao được 972.375 hachiếm 46 %

- Rừng phòng hộ với diện tích 6,8 triệu ha đã giao được 3.196.343 hachiếm 47 %

- Rừng sản xuất 9,6 triệu ha, đã giao với diện tích 4.617.872 ha chiếm48%

Trong đó, rừng được giao cho 27.312 tổ chức với diện tích là 6.179.913

ha, giao cho 452.168 hộ gia đình và cá nhân với diện tích là 2.606.659 ha Đãcấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho 1.368 tổ chức,200.168 hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích là 1.173 ha, chiếm 13% tổngdiện tích đã giao

Công tác giao đất giao rừng vẫn được tiếp tục quan tâm Theo số liệutổng hợp đến tháng 12 năm 2009, cả nước đã cấp được 1.037 nghìn giấychứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp với diện tích là 8,422 triệu habằng 69,2% diện tích cần giao, 51,9 % diện tích đất đai quy hoạch cho việcphát triển lâm nghiệp theo Nghị quyết của Quốc hội Trong đó, giao cho các

hộ gia đình, cá nhân 3.287.070 ha, Ban quản lý rừng 4.318.492 ha, Công tydoanh nghiệp Nhà nước 2.044.252 ha, Đơn vị vũ trang 243.689 ha, Cộngđồng thôn bản 191.361 ha, Tổ chức kinh tế khác 91.537 ha, các tổ chức khác695.935 ha và UBND các xã quản lý chung 2.422.485 ha [6]

Trang 19

Nói tóm lại, chính sách giao đất giao rừng đã trở thành động lực pháttriển kinh tế xã hội ở nhiều vùng trong cả nước Nhận đất trồng rừng đã thực

sự là bước đi vững chắc cho phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn miền núi

Tuy nhiên trong quá trình tiến hành giao đất giao rừng vẫn còn gặp rấtnhiều hạn chế bất cập như:

- Công tác quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp chưa sát với thực tế,chậm điều chỉnh và thường xuyên bị phá vỡ Việc xác định ranh giới khurừng phòng hộ, đặc dụng chưa rõ ràng, gây khó khăn và làm chậm tiến độgiao đất giao rừng Quy hoạch sử dụng đất cấp xã còn gặp nhiều khó khăn vàbất cập, đặc biệt là tiêu chí phân loại đất đai xác định kiểu phân loại đất

- Việc giao đất vẫn chưa đảm bảo rừng và đất rừng là tài nguyên có chủthực sự Hầu hết người dân chưa hiểu ý nghĩa của việc giao đất giao rừng, vìvậy họ sử dụng rừng và đất rừng một cách lãng phí

- Những quy định đi kèm với giao đất khoán rừng chưa thúc đẩy việcquản lý bảo vệ rừng Việc giao đất không đi kèm với chính sách khuyến nôngkhuyến lâm, phân cấp sử dụng đất nên một số nơi nên người dân tự ý khaithác trồng rừng theo ý của họ nên hiệu quả mang lại không cao Chính vì vậymột số nơi đất bị thoái hoá, rừng ngày càng nghèo kiệt

- Chưa gắn kết được quyền lợi cá nhân với việc quản lý và bảo vệ rừng.Một trong những mục tiêu quan trọng của chính sách giao đất giao rừng làlàm cho người dân gắn bó với rừng, họ có thể dựa vào rừng để ổn định cuộcsống và phát triển kinh tế hộ gia đình Tuy nhiên, lợi nhuận thu nhập từ sảnxuất kinh doanh rừng không ổn định và gặp nhiều rủi ro tạo tâm lý lo ngạitrong nhân dân khi đến với nghề rừng

2.3 Các bước trong tiến trình giao đất giao rừng ở nước ta

Mỗi địa phương có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội – xã hội khácnhau nên khi tổ chức thực hiện việc giao đất giao rừng đem lại những kết quảsai khác nhau, tiến độ nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào tiến độ thực hiện,

sự tham gia của người dân[11] nhưng nhìn chung việc giao đất giao rừngđiều trải qua các bước sau:

Bước 1: Thành lập tổ công tác giao đất giao rừng tại địa phương

Bước 2: Quy hoạch sử dụng đất và lập phương án giao đất giao rừng tạiđịa phương

Trang 20

Bước 3: Họp dân

Bước 4: Họp xét công khai

Bước 5: Tiến hành giao nhận đất rừng ngoài thực địa

Bước 6: Thẩm định phê duyệt và cấp giấy sử dụng đất

2.4 Tình hình giao đất lâm nghiệp chi các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình

2.4.1 Tình hình giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức

Đến 2005, trong tổng số diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch là14,6 triệu ha, đã giao cho các đối tượng sử dụng được 11,266 triệu ha, chiếm

tỷ lệ 77%, đất lâm nghiệp chưa giao 3,41 triệu ha (23%) Như vậy có thể nói

về cơ bản trong lâm nghiệp đã thực xong giao đất giao rừng

Diện tích đất lâm nghiệp được giao cho các đối tượng sử dụng:

- Hộ gia đình 3,473 triệu ha, bằng 23,66% diện tích đất lâm nghiệp cảnước;

- Các tổ chức kinh tế (nông lâm trường quốc doanh) 3,542 triệu ha,chiếm tỷ lệ 31%;

- Các tổ chức khác (các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng và tổchức sự nghiệp) 3,8 triệu ha, chiếm tỷ lệ 34%;

- Cộng đồng dân cư 172,9 nghìn ha, chiếm tỷ lệ 2%;

- Các tổ chức kinh tế liên doanh và đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ rất nhỏ

Về cơ cấu đất lâm nghiệp đã giao theo khu vực kinh tế:

- Khu vực nhà nước (lâm nông trường quốc doanh, Ban quản lý rừngphòng hộ và tổ chức sự nghiệp khác) : 9,9 triệu ha, chiếm tỷ lệ 73%,

- Khu vực kinh tế cá thể, tư nhân: 3,482 triệu ha, chiếm tỷ lệ 26%, và

- Cộng đồng chiếm tỷ lệ 1%

2.4.2 Tình hình giao đất lâm nghiệp cho Hộ gia đình, cá nhân

Tiến độ thực hiện giao rừng cho hộ gia đình trên các vùng miền, cáctỉnh rất khác nhau: Miền núi phía Bắc giao được nhiều nhất 2,068 triệu ha,chiếm tỷ lệ 56% tổng diện tích rừng đã giao cho hộ, có nhiều tỉnh trong vùng

đã hoàn thành việc giao rừng Vùng Bắc Trung bộ: 800 nghìn ha, chiếm tỷ lệ22%; vùng Duyên hải Nam Trung bộ 13%; các vùng còn lại diện tích rừnggiao cho hộ rất ít Như vậy, trừ vùng miền núi Bắc bộ việc giao rừng cho tổchức và hộ gia đình được tiến hành song song, còn ở các vùng khác chỉ mới

Trang 21

giao rừng cho các tổ chức nhà nước là chính, giao rừng cho hộ gia đình rất ít,thậm chí không giao rừng tự nhiên Một số tỉnh Tây Nguyên, vài năm gần đâymới thí điểm giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình, trong khi Luật đất đai vàLuật BV&PTR 1991 (Nghị định Chính phủ, 1993) đã mở ra việc giao rừngcho hộ gia đình.

Hộ gia đình đã được giao cả 3 loại rừng:

- Diện tích rừng sản xuất 1,8 triệu ha,

- Diện tích rừng phòng hộ 1,595 triệu ha,

- Diện tích rừng đặc dụng được giao ít hơn, 68.277 ha,

Đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình bao gồm cả rừng tự nhiên rừngtrồng và đất trống đồi trọc, với cơ cấu như sau:

- Rừng tự nhiên là 45% (rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng thứ sinhphục hồi);

- Rừng trồng là 25% (rừng trồng bằng vốn nhà nước giao lại cho dân vàdân tự trồng),

3 Cộng đồng dân cư thôn (rất nhỏ) 1,00

- Đất sản xuất nông nghiệp được giao chủ yếu cho hộ gia đình, cánhân sử dụng, còn đất lâm nghiệp chủ yếu vẫn thuộc khu vực nhà nướcquản lý Ngay cả với rừng sản xuất, rừng giao cho hộ gia đình, cá nhânchỉ chiếm tỷ lệ 40% (sự khác biệt này có lý do khách quan là Nhà nướcquy hoạch thành 3 loại rừng, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sảnxuất; rừng phòng hộ và đặc dụng sử dụng chủ yếu vì lợi ích công cộng,nên thường do tổ chức nhà nước quản lý)

- Hộ gia đình, cá nhân vừa là đối tượng được giao đất nông nghiệp vàgiao đất lâm nghiệp Hộ gia đình là đơn vị sản xuất và kinh tế nông, lâm

Trang 22

nghiệp tổng hợp, trong đó sản xuất nông nghiệp là chủ đạo; hộ “lâm dân” có30.785, chiếm tỷ lệ 0,3% hộ nông thôn (theo Tổng Cục thống kê, 1/7/2006)

Giá trị sản xuất toàn ngành lâm nghiệp tăng với tốc độ thấp vàkhông ổn định: giai đoạn 1992-1995 tăng bình quân mỗi năm 1,2%; giaiđoạn 1996-2000 tăng 0,4%; giai đoạn 2001-2005 tăng 0,94% [1], [10]tốc độ tăng này chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng cao và ổnđịnh của nông nghiêp Trong đó, khu vực lâm nghiệp quốc doanh giảmsút rất mạnh, khu vực lâm nghiệp hộ gia đình tăng trưởng khá hơn

2.5 Một số thành tựu về việc triển khai chính sách giao đất giao rừng ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Cùng với địa phương khác trong cả nước, Thừa Thiên Huế là tỉnhthuộc khu vực bắc trung bộ với địa hình trắc trở chịu nhiều thiên tai, do

đó nền kinh tế ở Huế một phần bị ảnh hưởng Tuy nhiên với diện tích331.782 ha, chiếm gần 70% diện tích đất tự nhiên; đóng góp vai trò hết sứcquan trọng trong việc phòng hộ, chống xói mòn, cân bằng sinh thái, điều tiếtnguồn nước và tạo động lực phát triển kinh tế dựa vào rừng Chỉ tính riêngnăm 2008, Thừa Thiên - Huế đã trồng được 4.500 ha rừng tập trung, nângtổng số diện tích rừng trồng trong ba năm gần đây lên 13.179 ha, độ che phủrừng chiếm 54,4% trên toàn bộ diện tích

Ngoài ra, tỉnh Thừa Thiên - Huế còn đẩy mạnh công tác xã hội hóanghề rừng, tiến hành giao đất, giao rừng cho dân quản lý để góp phần nângcao ý thức tự giác của người dân trong việc bảo vệ và làm giàu vốn rừng Đếnnay, tỉnh đã giao được 59.100 ha rừng và đất lâm nghiệp cho 167 đơn vị và12.003 hộ nhận chăm sóc và quản lý Có 10 xã thuộc 4 huyện Nam Đông, ALưới, Phú Lộc, Phong Điền xây dựng mô hình nhận quản lý, chăm sóc 4.000

ha rừng tự nhiên theo cộng đồng thôn bản và nhóm hộ, với phương châm "lấyrừng nuôi rừng, lấy rừng nuôi dân", người dân được hưởng lợi từ việc khaithác gỗ rừng theo qui định, thay vì đầu tư kinh phí từ ngân sách như trước đâynên được nhân dân đồng tình ủng hộ cao, rừng ngày càng xanh tốt Ngoàitrồng rừng, các hộ sống ven rừng ở Thừa Thiên - Huế còn phát triển mạnhviệc trồng cây cao su Xã Hương Sơn có 214 hộ với 100% đồng bào dân tộcCatu, đã trồng được 261 ha, trong đó diện tích khai thác hiện khoảng 100 ha.Nhiều hộ trồng cao su cho thu nhập từ 20-30 triệu đồng/năm, có hộ thu nhậptới 100 triệu đồng/năm; một số xã đã xin thôi hưởng Chương trình 135 [8]

Trang 23

Phú Lộc có tổng diện tích đất rừng là 37.421,03 ha chiếm 51,29 % tổngdiện tích tự nhiên toàn huyện Huyện đã có 3.550 hộ nhận khoán bảo vệ và sửdụng có hiệu quả trên diện tích 5.467 ha rừng [13] Hạt kiểm lâm huyện đã vậnđộng nhân dân nhận đất trống, đồi núi trọc xây dựng được 59 trang trại, vớitổng diện tích 1.666 ha để làm vườn rừng, kết hợp với sản xuất nông lâmnghiệp mang lại lợi ích kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo Mô hình này

đã mở ra hướng đi mới trong công tác quản lý rừng tự nhiên bền vững, trong

đó lấy lợi ích của người dân làm động lực thúc đẩy ý thức tham gia bảo vệrừng

Trang 24

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Là những hộ dân tham gia vào chính sách giao đất giao rừng

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: nghiên cứu trong hoạt động giao đất giao rừng

- Về không gian: Tại xã Xuân Lộc huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế

- Về thời gian: từ 03/01/2011 đến ngày 06/05/2011

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Xuân Lộc, huyệnPhú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Tình hình sử dụng đất đai và thực trạng đất lâm nghiệp trước khi giaotại xã Xuân Lộc

- Tiến trình giao đất lâm nghiệp tại xã

- Kết quả giao đất giao rừng của xã qua các thời kì

- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của việc giao đất giao rừng đến

hộ gia đình

+ Xác định các khó khăn ảnh hưởng đến giao đất lâm nghiệp, lựa chọncác khó khăn chính

+ Xác định một số tồn tại sau khi nhận đất nhận rừng

+ Tìm hiểu nguyện vọng của người dân sau khi nhận đất nhận rừng

- Đề xuất giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GĐGR,đồng thời đáp ứng những mong đợi của người dân tại địa phương

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin thứ cấp: Thông qua các báo cáo kinh tế - xã hội

hàng năm, báo cáo tác động của chính sách giao đất giao rừng tại xã XuânLộc năm 2010 Báo cáo tình hình thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệpcủa tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Văn kiện các dự án giao đất giao rừng, các bản đồ hiện trạng đất đai,báo cáo giám sát đánh giá dự án, các bản báo cáo kết quả của dự án

Trang 25

+ Các tài liệu liên quan khác như: các quy trình quy phạm, các kết quảnghiên cứu, tham khảo khác đã có

- Thu thập thông tin sơ cấp

+ Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn một số người dân am hiểu về việc áp dụngchính sách giao đất lâm nghiệp, các biện pháp nâng cao hiệu quả của chính sách

+ Thảo luận nhóm: 7 – 10 người dân được giao chính sách giao đất lâm

nghiệp cùng một số cán bộ xã để xác định những thuận lợi và khó khăn trongtiến trình giao nhận đất rừng Từ đó đề xuất một số giải pháp để giao nhậnrừng có hiệu quả

+ Phỏng vấn hộ: Phỏng vấn 30 hộ theo phương pháp phỏng vấn báncấu trúc với các câu hỏi mở để khai thác thông tin của người dân đầy đủ vàchủ động hơn Các hộ được chọn ngẫu nhiên để lấy các thông tin: tác độngcủa chính sách giao đất lâm nghiệp, khó khăn gì khi áp dụng chính sách

3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu định tính được phân tích đánh giá tổng hợp, còn số liệu địnhlượng được xử lý bằng phần mềm Excel

Trang 26

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Tình hình cơ bản của xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Xuân Lộc nằm về hướng Tây Bắc huyện Phú Lộc, cách trung tâmhuyện khoảng 28 km về phía đông nam, tiếp giáp với: Xã Lộc Hoà về phíaĐông, xã Lộc Bổn, Lộc Sơn, Lộc An về phía Bắc, phía Tây giáp với xã PhúSơn huyện Hương Thuỷ, phía Nam giáp đèo La Hy xã Hương Phú huyệnNam Đông, tổng diện tích tự nhiên toàn xã 4381,64 ha

Toàn xã hiện nay có 6 thôn và một bản: thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4,thôn 5, thôn 6, bản Phúc Lộc

địa hình chia cắt bởi nhiều sông suối, giao thông đi lại trắc trở

4.1.1.3 Đất đai

Do nền địa chất phức tạp và với tính chất đa nhám của vùng bao gồm:

đá granit, điorit, cát-kết, phiến thạch sét, phù sa bồi tụ… cùng với tác độngcủa khí hậu nhệt đới ẩm nên ở đây có nhiều loại đất theo bản đồ đất tỷ lệ1/50.000 thì ở xã Xuân Lộc bao gồm các loại đất sau:

- Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét (Fs): Đây là loại đất phổ biếnnhất ở xã Xuân Lộc, tổng diện tích khoảng 2480 ha chiếm 56% diện tích đất

tự nhiên Đất loại này được phân bố chủ yếu ở toàn bộ khu vực núi phía Nam

và một phần phía Bắc của xã Đất có màu đỏ vàng tành phần cơ giới cát pha

và thịt nhẹ Thảm thực vật ở đây chủ yếu là rừng tự nhiên, đồng thời do địahình ở đây chủ yếu có độ dốc lớn mưa nhiều nên đất bị xói mòn mạnh, tầng

Trang 27

đất mỏng Đất chua cả tầng đất mặt lẫn tầng đất sâu Ở tầng đất mặt độ PH KCL

= 4,3, ở tầng đất sâu hơn 35 cm PH KCL = 4,0 Hàm lượng mùn biến động từtrung bình đến giàu (trung bình 2,8 %) mùn ở tầng mặt chiếm nhiều hơn ởtầng sâu, ở tầng mặt nhỏ hơn 20 cm là 3,42%, cong ở tầng sâu lớn hơn 50cmđạt 2,3% Đạm, Lân, Kali tổng số nghèo, Lân, Kali dễ tiêu cũng nghèo

- Đất nâu vàng phát triển trên Phù xã cổ (Fp): Loại đất này phân bổ trênbậc thềm cao ven khe suối của xã, diện tích khoảng 87,8 ha, chiếm 2% tổng diệntích đất tự nhiên toàn xã Đất có màu nâu vàng, thành phần cơ giới gồm có, cátpha, thịt nhẹ và thịt trung Tuy nhiên có nhiều cuội với kích thước nhỏ, to khácnhau xuất hiện khá nhiều trong vùng đất này Đất loại này chua, PHKCL = 4,1.Hàm lượng mùn trung bình khoảng 2,8 %, đạm, lân, kali tổng số nghèo

- Đất phù sa sông suối (Py): Loại đất này được phân bố ở bậc thềm thấp,dọc theo hai bên bờ khe suối Diện tích loại đất này khoảng 182,47 ha, chiếm4,16 % tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ

và cát pha Hiện loại đất này phần lớn đang sử dụng trồng các loại hoa màu nhưngô, khoai, sắn, lạc … Đất khá chua, độ PHKCL= 4,65 Hàm lượng mùn trungbình khoảng 2,38 %, đạm, lân, kali tổng số nghèo Lân, kali dễ tiêu cung nghèo.Đối với loại đất này cần chú ý bón phân hữu cơ, vô cơ và vôi

- Đất phù sa không được bồi (Pk): Loại đất này được phân bố trên bậcthềm cao ven khe suối của xã, diện tích khoản 117,21 ha, chiếm 2,68 % tổngdiện tích đất tự nhiên toàn xã Đất có màu nâu vàng, thành phần cơ giới gồm

có cát pha, thịt nhẹ và thịt trung Hàm lượng mùn trung bình khoảng 2,8 %,đạm, lân, kali tổng số nghèo

- Đất vàng đỏ phát triển trên đá granit (Fa): Đất loại này phần bố rải rác ởphía Nam của xã Loại đất hình thành từ một loại đá dễ phong hoá nên đất cótầng dày và độ phì khá Tuy nhiên phần lớn loại đất này do phân bố xa các điểmdân cư nên nhiều nơi còn để hoang, cây bụi và rừng tái sinh phát triển tốt

Trang 28

Bản đồ hiện trạng rừng xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh T.T Huế

Trang 29

4.1.1.4 Điều kiện khí hậu

Xuân Lộc nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ nên khí hậu xã Xuân Lộcnói riêng và huyện Phú Lộc nói chung thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,

có mùa đông lạnh Tuy nhiên do ảnh hưởng của yếu tố vị trí địa lý và địa hìnhbên ngoài những đặc điểm rất chung, khí hậu Xuân Lộc có những nét đặc thùriêng của vùng đồi núi

* Chế độ bức xạ và nhiệt

Nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, được thừa hưởng một chế

độ bức xạ dồi dào nên Xuân Lộc có một nền nhiệt cao Tuy nhiên, do ảnhhưởng của độ cao địa hình nên nhiệt độ có sự phân hoá theo không gian rất

rõ, cụ thể là nhiệt độ giảm dần theo độ cao Nhiệt độ trung bình năm ở vùng

gò đồi khoảng 24oC, nhưng ở vùng núi cao là khoảng 22oC

Trong năm có khi nhiệt độ xuống rất thấp, mùa đông nhiệt độ thấp nhấttuyệt đối xuống dưới 12oC trong khi đó mùa hè nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lênđến 40oC biên độ nhiệt tuyệt đối trong năm đạt 35,2 oC Nhìn chung sự giảmnhiệt độ vào mùa lạnh là do sự chi phối của gió mùa Đông Bắc, còn nhiệt độtrong mùa hè do ảnh hưởng của gió Tây khô nóng Sự chênh lệch nhiệt độgiửa hai mùa đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây trồng và vậtnuôi rất rõ

Lượng mưa trung bình của Xuân Lộc khoảng 3 500 mm/năm Mưa tậptrung chủ yếu vào tháng 9, 10, 11, 12 Tháng mưa nhiều nhất là tháng 10 vàtháng mưa ít nhất là tháng 3 lượng mưa chênh lệch rất lớn, khoảng 973 mm,tức là tháng mưa nhiếu nhất gấp từ 20 đến 30 lần tháng ít mưa nhất trongnăm, mùa ít mưa là mùa trùng với thời kỳ khô nóng, bốc hơi mạnh nên gâykhó khăn cho sinh hoạt và sản xuất Vào mùa mưa thường xảy ra lủ lụt, gây

Trang 30

nhiều thiệt hại cho hoạt động kinh tế và tính mạng của nhân dân Lượng mưacao kèm theo độ dốc lớn là nguyên nhân gây ra lũ quét, làm sói mòn đường xãsụt lở đất, đất bạc màu…

Xuân Lộc là một trong nhũng khu vực có độ ẩm tương đối khá cao, trungbình năm là 86% Thời kỳ có độ ẩm thấp là từ tháng 4 đến tháng 8 (khoảng 79 -82%) trong đó tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 7 (khoảng 79%) Độ ẩm caonhất là 3 tháng 5, tháng 6 và tháng 7, độ ẩm trung bình đều trên 90% Nói chung

hệ số biến động của độ ẩm trung bình năm dao động chỉ vài %

Lượng bốc hơi trong năm ở Xuân Lộc đạt trên 906 mm, chỉ chiếm 28%tổng lượng mưa năm Điều đó chứng tỏ nguồn nước mặt ở Xuân Lộc rất dồidào Tuy nhiên do biến động của bốc hơi ngược với biến trình năm của lượngmưa, nghĩa là thời kỳ mưa ít nhất sẽ có lượng bốc hưoi nhiều nhất nên gây rahạn hán ở nhiều nơi

đến tháng 2 năm sau

* Về chế độ gió : Khí hậu khu vực chi phối bởi hai chế độ gió chính+ Gió mùa Tây – Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 tốc độ gió trungbình từ 2 m/s đến 4 m/s tốc độ lớn nhất > 23 m/s có kèm theo không khí nóng

+ Gió mùa Đông – Bắc thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, tốc

độ gió từ 7 đến 20 m/s kèm theo mưa và lạmh

4.1.1.5 Thuỷ Văn

* Nước mặt: Xã Xuân Lộc có hệ thống khe suối như Khe Sâu, Khe Lốt,

Khe Sến … tất cả các khe suối này đều đổ về sông Nong xã Lộc Bổn đây lànguồn nước mặt khá phong phú Hiện tại, ở xã đang có công trình xây dựng

hồ Tả Trạch của tỉnh từ huyện Nam Đông

* Nước ngầm: Do cân bằng nước trong năm dương nên lượng nước

ngầm ở đây phong phú Tuy nhiên với địa hình miền núi nên tầng nước ngầmkhá phức tạp, nó phụ thuộc vào địa hình và nền địa chất của địa phương Nhìnchung nguồn nước ngầm ở khu vực trung tâm xã phong phú hơn ở địa hìnhvùng cao Nước ngầm phong phú nhất tập trung ở vùng địa hình thấp có vậtliệu phù sa cổ, nguồn nước ngầm cũng phong phú, mực nước dao động từ 5đến 6m, nguồn nước này có thể phục vụ cho việc phát triển nông Lâm nghiệp

Trang 31

Chất lượng nguồn nước và vấn đề sử dụng nước: Nhìn chung nước sông

ở Xuân Lộc thuộc loại nước sạch nên ngoài việc sử dụng cho phát triển nôngnghiệp, công nghiệp, dân sinh… Tuy nhiên, do việc phân phối không đềutrong các tháng (lượng nước tập trung chủ yếu vào tháng 5, tháng 6, tháng 7,còn các tháng còn lại chỉ chiếm khoảng 30 – 50 %) nên việc thiếu nước trongcác tháng ít mưa là không thể trách khỏi, cần có biện pháp khắc phục

4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1 Phân bố dân cư, lao động và cơ cấu thu nhập của người dân

Toàn xã có 6 thôn 1 bản với 537 hộ và 2634 nhân khẩu, dân số phân bố

không đồng đều giữa các thôn trên địa bàn xã, thôn ít nhất là thôn 2 và thônđông nhất là thôn 3 Nguồn lao động dồi dào (có khoảng 1200 lao động)chiếm 45,6 % dân số toàn xã Cơ cấu lao động được thể hiện qua bảng sau :

Bảng 1 Cơ cấu lao động của xã ĐVT: Người

Hạng mục Chỉ số người Tỉ lệ (%)

Trang 32

Qua 2 bảng trên cho ta thấy nguồn lao động và hoạt động thu nhập của

hộ chủ yếu phụ thuộc vào rừng, nguồn thu từ rừng là nguồn thu lâu dài, ổnđịnh là nguồn thu nhập chính của người dân xã Xuân Lộc Tuy nhiên lượngtrẻ đi làm ăn xa ngày một nhiều làm cho số lao động ở xã ngày một giảm dần

4.1.2.2 Văn hoá xã hội xã

 Văn hoá thông tin

Xã đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách

và pháp luật của Đảng và Nhà nước Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, vănnghệ, thể dục thể thao phục vụ các lễ hội, các ngày lễ lớn, phối hợp tuyêntruyền các bộ luật đến tận thôn bản, địa bàn khu dân cư đặc biệt là công tácphòng cháy chữa cháy rừng

Thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dân đời sống vănhoá ở khu dân cư”, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở

 Giáo dục đào tạo

Trong những năm gần đây, công tác giáo dục và đào tạo của xã XuânLộc đã đạt được những thành tựu đáng kể, số học sinh khá giỏi đạt 35,9%.Hoạt động của các Hội phụ huynh học sinh, Hội khuyến học ngày càng đượcđẩy mạnh và mang lại hiệu quả Trong năm tới tiến hành xây dựng trườngtrung học cơ sở Xuân Lộc, tách trường cấp 1 và cấp 2 riêng biệt

 Chính sách xã hội

Xã Xuân Lộc đã tích cực thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng

và Nhà nước về chế độ chăm lo các đối tượng chính sách và người nghèo.Làm tốt công tác “đền ơn đáp nghĩa”, vận động nhân dân đóng góp cùng Nhànước để xoá nhà tạm cho các gia đình chính sách và người neo đơn Chínhsách tôn giáo cũng được đề cao, tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân, động viên

bà con tín đồ thực hiện tốt phương châm sống “tốt đời đẹp đạo”, đoàn kết xâydựng quê hương đất nước

4.1.2.3 Phong tục tập quán canh tác

Xuân Lộc là xã miền núi của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế diệntích đất nông nghiệp ít chủ yếu canh tác dựa vào rừng Trước đây chính sáchgiao đất giao rừng chưa thực hiện, thực hiện không đồng bộ và nhận thức củangười dân chưa được nâng cao nên kinh tế của người dân ít phát triển Hiệnnay nhận thức của người dân nâng cao nên họ đã có ý thức phát triển rừngquản lý khai thác rừng để phát triển kinh tế hộ cũng như kinh tế vùng

Trang 33

4.1.2.4 Cơ sở hạ tầng

 Giao thông

Nhờ vào Chương trình, Dự án như 135 nên trong xã đã có những tuyếnđường giao thông đến tận thôn xóm, đặc biệt xã chú trọng đến các tuyếnđường ở bản Phúc Lộc cho các đồng bào Ngoài ra công trình cầu Khe Lốt ởthôn 2 sửa chữa xây dựng xong đưa vào hoạt động, tuyến đường tỉnh lộ 14Bđang được nhà nước nâng cấp và mở rộng

 Hệ thống kênh mương thuỷ lợi

Xã đã tiến hành kiên cố hoá kênh mương và đập Ba Khe, Cây Trám, đãtiến hành sữa chữa và kiên cố công trình nước tự chảy cho thôn 4, thôn 5 vàtại xã đang có công trình hồ Tả Trạch của tỉnh Nói tóm lại hệ thống thuỷ lợitại xã đã phần nào đáp ứng cung cấp nước sinh hoạt cũng như nhu cầu tướitiêu trong sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp

Tổng đàn gia súc đến cuối năm đạt 5080 con trong đó:

Trang 34

 Trồng rừng

Công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng được thựchiện tích cực, đã duy trì tốt công tác kiểm tra quản lý bảo vệ rừng, phòng cháychữa cháy rừng

Công tác trồng rừng năm 2010 đã trồng 142 ha, trong đó vốn vay dự ánWB3 35 ha và vốn tự có trong dân là 107 ha chủ yếu là khai thác trồng lại

 Thương mại dịch vụ tiểu thủ, công nghiệp

Thương mại và dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp đạt 17,9 % giá trị thunhập của xã góp phần giải quyết một số công ăn việc làm cho người dân, vàđáp ứng được nhu cầu tiêu dùng tại xã

4.2 Tình hình sử dụng đất đai

Hiện trạng sử dụng đất đai được thể hiện ở bảng 2:

Bảng 3 Hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn xã Xuân Lộc

STT Mục đích sử dụng Tổng số (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện đất tự nhiên 4381,64 100

Trang 35

(Nguồn số liệu tại phòng địa chính xã 2010)

Qua bảng số liệu thống kê trên địa bàn xã cho thấy:

- Đất sản xuất nông nghiệp

Vào năm 2010, trên địa bàn xã Xuân Lộc có tổng diện tích đất nôngnghiệp 250,52 ha chiếm 5,12 % so với tổng diện tích đất tự nhiên trong toàn xã

Đa số người dân tại xã là dân tái định cư từ nhiều xã lên lập nghiệp tại XuânLộc theo chủ trương đường lối phát triển kinh tế mới của Đảng Do đó họ điềuxuất phát từ nông dân nên việc sản xuất nông nghiệp, trồng lúa, ngô, khoai, sắn

là những công việc hằng ngày Đó là những loài cây có thời gian canh tác ngắn

có thu hoạch ngay để đáp ứng nhu cầu trước mắt mà họ cần cho cuộc sốnghàng ngày Trước đây việc sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã được xem làngành lao động chính, nhưng do diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít, độ phìnhiêu của đất để sản xuất nông nghiệp thấp đem lại kết quả không cao Do đóngười dân xã Xuân Lộc dần dần chuyển qua ngành nghề khác

- Đất lâm nghiệp

Xã Xuân Lộc là một xã miền núi nên diện tích đất lâm nghiệp chiếm rấtlớn với diện tích là 3818,18 ha chiếm 87,14 % tổng diện tích tự nhiên trongtoàn xã Trong đó, rừng sản xuất chiếm với tỷ lệ lớn với 2549,78 ha chiếm66,78 % diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ với 987,4 ha chiếm 25,86 %diện tích đất lâm nghiệp, còn lại 281 ha chiếm 7,36 % diện tích đất lâm nghiệp.Những năm trước diện tích đất lâm nghiệp được sử dụng một cách lãng phí,chủ yếu trồng cây nông nghiệp như sắn, khoai… Hiện nay nhờ giá trị cây rừngmang lại lớn nên người đã chuyển sang trồng cây lâm nghiệp như keo lai, cao

su, … sử dụng đúng mục đích phát triển lâm nghiệp Công tác trồng rừngđang được triển khai rộng rãi, ngày càng tận dụng được tiềm năng đất lâmnghiệp vốn có của điạ phương mở rộng diện tích và tăng độ che phủ đất

- Đất phi nông nghiệp

Với diện tích 280,79 ha chiếm tỷ lệ 6,41 % diện tích đất tự nhiên củatoàn xã Trong đó yếu là đất để xây dựng nhà cửa, đất ở và đất sản xuất kinh

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Nguyễn Sinh Cúc, Nông nghiệp và nông thôn thời kỳ đổi mới, NXB Thống kê, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp và nông thôn thời kỳ đổi mới
Nhà XB: NXB Thống kê
[3]. Hoàng Thị Nghiệp, Tìm hiểu một số trở ngại trong việc giao đất lâm nghiệp đến các hộ dân tại xã Trà Thuỷ huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi, Khoá luận tốt nghiệp, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu một số trở ngại trong việc giao đất lâm nghiệp đến các hộ dân tại xã Trà Thuỷ huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi
[4]. Dương Viết Tình, Bài giảng đất lâm nghiệp, 2000 [5]. Hà Công Tuấn, Tạp chí Lâm nghiệp số 5 – 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng đất lâm nghiệp", 2000[5]. Hà Công Tuấn
[9]. Trần Đức Viên và cộng sự, Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế của người dân, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế của người dân
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
[10]. Báo cáo kế hoạch phát triển nông thôn 5 năm 2006-2010 - Bộ NN&PTNT, 7/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kế hoạch phát triển nông thôn 5 năm 2006-2010
[11]. Hội khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, Giao đất lâm nghiệp kinh tế hộ gia đình ở miền núi, NXB Nông nghiệp, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao đất lâm nghiệp kinh tế hộ gia đình ở miền núi
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
[13]. Báo cáo, Về hiện trạng sử dụng đất, tài nguyên rừng và các nội dung liên quan đến giao, cấp giấy CNQSDĐ, sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lộc, Phòng Tài nguyên môi trường huyện Phú Lộc, 17/10/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo, Về hiện trạng sử dụng đất, tài nguyên rừng và các nội dung liên quan đến giao, cấp giấy CNQSDĐ, sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lộc
[14]. Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010, xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010
[15]. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2010, xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2010
[2]. Vũ Long, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 1 – 2007 Khác
[6]. Võ Đình Tuyên, Thực trạng và giải pháp giao đất giao rừng ở Việt Nam Khác
[7]. PGS.TS Nguyễn Đình Tư, Tạp chí Lâm nghiệp số 4 – 1993 Khác
[8]. Quốc Việt, Phát triển kinh tế rừng ở Thừa Thiên Huế, www.nhandan.com.vn/tinbai/?article=157814&sub=56&top=38 Khác
1. Họ và tên chủ hộ...............................................Thôn...............................................Tuổi Khác
5. Tổng thu nhập của hộ trên năm Từ rừng  Từ nông nghiệp Từ chăn nuôi  Khác Thông tin cần thu thập Khác
6.Gia đình có nhận được đất, nhận rừng không?Có  Không Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Cơ cấu lao động của xã - tìm hiểu một số thuận lợi và khó khăn trong tiến trình giao đất giao rừng đến các hộ dân tại xã xuân lộc, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 1. Cơ cấu lao động của xã (Trang 30)
Bảng 3. Hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn xã Xuân Lộc - tìm hiểu một số thuận lợi và khó khăn trong tiến trình giao đất giao rừng đến các hộ dân tại xã xuân lộc, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 3. Hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn xã Xuân Lộc (Trang 33)
Bảng 4. Diện tích đất lâm nghiệp được giao qua các giai đoạn Giai Đoạn Diện tích lâm nghiệp đã được giao - tìm hiểu một số thuận lợi và khó khăn trong tiến trình giao đất giao rừng đến các hộ dân tại xã xuân lộc, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 4. Diện tích đất lâm nghiệp được giao qua các giai đoạn Giai Đoạn Diện tích lâm nghiệp đã được giao (Trang 43)
Bảng 5. Đánh giá các khó khăn chính trong việc giao đất giao rừng                                            Thôn/bản - tìm hiểu một số thuận lợi và khó khăn trong tiến trình giao đất giao rừng đến các hộ dân tại xã xuân lộc, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 5. Đánh giá các khó khăn chính trong việc giao đất giao rừng Thôn/bản (Trang 46)
Sơ đồ 3. Cây vấn đề khó khăn 2 - tìm hiểu một số thuận lợi và khó khăn trong tiến trình giao đất giao rừng đến các hộ dân tại xã xuân lộc, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế
Sơ đồ 3. Cây vấn đề khó khăn 2 (Trang 48)
Sơ đồ 4. Cây vấn đề khó khăn 3 - tìm hiểu một số thuận lợi và khó khăn trong tiến trình giao đất giao rừng đến các hộ dân tại xã xuân lộc, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế
Sơ đồ 4. Cây vấn đề khó khăn 3 (Trang 50)
Sơ đồ 5. Cây vấn đề khó khăn 4 - tìm hiểu một số thuận lợi và khó khăn trong tiến trình giao đất giao rừng đến các hộ dân tại xã xuân lộc, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế
Sơ đồ 5. Cây vấn đề khó khăn 4 (Trang 51)
10. Hình thức rừng được nhận: - tìm hiểu một số thuận lợi và khó khăn trong tiến trình giao đất giao rừng đến các hộ dân tại xã xuân lộc, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế
10. Hình thức rừng được nhận: (Trang 60)
Bảng cho điểm các khó khăn - tìm hiểu một số thuận lợi và khó khăn trong tiến trình giao đất giao rừng đến các hộ dân tại xã xuân lộc, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế
Bảng cho điểm các khó khăn (Trang 66)
Bảng cho điểm các khó khăn - tìm hiểu một số thuận lợi và khó khăn trong tiến trình giao đất giao rừng đến các hộ dân tại xã xuân lộc, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế
Bảng cho điểm các khó khăn (Trang 70)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w