Mặt khác, các hệ thống cung ứng dịch vụ, vật tư nông nghiệp cũng gặpnhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, hoạt động phân phối qua nhiềukhâu trung gian, vì vậy khi đến tay người dâ
Trang 1Phần 1 Đặt vấn đề
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ở bất kỳ xã hội nào nông nghiệp cũng là ngành sản xuất vô cùng quantrọng Bởi đây là ngành cung cấp những sản phẩm lương thực, thực phẩm chongười tiêu dùng và là nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến Do vậy,nông nghiệp luôn chiếm sự quan tâm đặc biệt trong nền kinh tế của đất nước,
dù nó không phải là ngành hấp dẫn đầu tư do lợi nhuận mà ngành nôngnghiệp đem lại thường thấp hơn các ngành khác Mặt khác, với một nướcnông nghiệp như nước ta hiện nay khi mà hơn 70% dân số của chúng ta vẫncòn sống ở khu vực nông thôn, và sống dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệpthì nông nghiệp càng có vai trò to lớn trong sự phồn vinh, ổn định của xã hội
Sự phát triển của nông nghiệp sẽ góp phần to lớn vào sự phát triển của nềnkinh tế Đời sống của người nông dân có được cải thiện thì mới bảo đảm đượccho sự phát triển của cả nước
Dịch vụ sản xuất là yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu trong bất
cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, cả trong nông nghiệp, công nghiệpcũng như các hoạt động dịch vụ Đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp hiệnnay, nông dân cần nhiều các yếu tố như vốn, lao động, kỹ thuật, vật tư,… đểphục vụ sản xuất Bên cạnh đó, nông dân thường là những người có trình độhọc vấn thấp, ít được tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại, tiếp cận vớithông tin thị trường kém, ngại đổi mới trong phương thức làm ăn Với nguồnvốn hạn chế người dân không đủ lực để cải tiến những phương thức sản xuấttruyền thống của mình Do vậy việc cung cấp các yếu tố đầu vào cũng như hỗtrợ các hoạt động sản xuất cho nông dân một cách đầy đủ, hợp lý và kịp thời
là rất cần thiết
Mặt khác, các hệ thống cung ứng dịch vụ, vật tư nông nghiệp cũng gặpnhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, hoạt động phân phối qua nhiềukhâu trung gian, vì vậy khi đến tay người dân thì giá bị đẩy lên cao, nhiều khikhông đáp ứng đủ nhu cầu của nông dân Đặc biệt hiện nay các đơn vị làmdịch vụ nông nghiệp còn chưa có một mô hình kinh tế rõ rệt, mạnh ai nấylàm, cung ứng manh mún, tản mạn Bên cạnh đó các tổ chức, đoàn thể quầnchúng ở cơ sở là những trung gian hoạt động rất hiệu quả nhưng chưa được sử
Trang 2dụng một cách tích cực và chưa phát huy được hết vai trò, chức năng, nhiệm
vụ của mình Do vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để các doanh nghiệp, tưnhân sản xuất kinh doanh dịch vụ sản xuất nông nghiệp và những người sảnxuất nông nghiệp gặp gỡ và trao đổi với nhau tạo thuận lợi cho việc đầu tưphát triển sản xuất nông nghiệp cũng như vấn đề tiêu thụ sản phẩm cho nôngdân
Hương Toàn là một xã đồng bằng có địa hình thấp trũng, nằm ở phíabắc của thành phố Huế Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xã HươngToàn còn gặp nhiều khó khăn nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.Trình độ dân trí chưa cao, các thông tin thị trường còn xa lạ với nông dân,dịch vụ và các ngành kinh doanh phục vụ nông nghiệp ít phát triển, nguồnvốn đầu tư còn ít Đặc biệt nông dân còn nhiều hạn chế trong vấn đề tiếp cậncác yếu tố dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp Xuất phát từ những lý do
trên, tôi tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài:
"Tìm hiểu và đánh giá hệ thống cung cấp dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp tại xã Hương Toàn - huyện Hương Trà – tỉnh Thừa Thiên Huế"
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu và đánh giá hệ thống cung cấp dịch vụ cho quá trìnhsản xuất nông nghiệp tại xã Hương Toàn Trên cơ sở đó xác định những điểmmạnh, điểm yếu của mỗi hệ thống nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệuquả phục vụ của từng hệ thống
- Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của mỗi hệ thống cung ứng dịch
vụ cho sản xuất nông nghiệp tại xã Hương Toàn
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngcung ứng dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp tại xã Hương Toàn
Trang 3Phần 2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1. Lý luận về sản xuất nông nghiệp
Khái niệm về sản xuất:
Là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người Sảnxuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thươngmại Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì, sảnxuất như thế nào, sản xuất cho ai, giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưuhóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm
Có ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là sức lao động, đối tượnglao động và tư liệu lao động Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực củacon người được sử dụng trong quá trình lao động Sức lao động mới chỉ làkhả năng của lao động còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong thựchiện Đối tượng lao động là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của conngười tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình Đối tượng laođộng có hai loại: loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như các khoáng sản, đất,
đá, thủy sản các đối tượng lao động loại này liên quan đến các ngành côngnghiệp khai thác, loại thứ hai đã qua chế biến nghĩa là đã có sự tác động củalao động trước đó, ví dụ như thép phôi, sợi dệt, bông loại này là đối tượnglao động của các ngành công nghiệp chế biến Tư liệu lao động là một vật haycác vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng laođộng, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu củacon người Tư liệu lao động lại gồm bộ phận trực tiếp tác động vào đối tượnglao động theo mục đích của con người, tức là công cụ lao động, như các máymóc để sản xuất và bộ phận trực tiếp hay gián tiếp cho quá trình sản xuất nhưnhà xưởng, kho, sân bay, đường xá, phương tiện giao thông Trong tư liệu laođộng, công cụ lao động giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động và chấtlượng sản phẩm.[2]
Khái niệm về nông nghiệp:
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế mỗinước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển
và nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế
Trang 4Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế
biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch Có hai loại nông nghiệp chính:
Nông nhiệp thuần nông hay nông nhiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuấtnông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ chochính gia đình của mỗi người nông dân Không có sự cơ giới hóa trongnông nghiệp sinh nhai
Nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đượcchuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất, gồm cả việc sử dụng máymóc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩmnông nghiệp Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, baogồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lại tạogiống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao Sản phẩm đầu
ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thịthường hay xuất khẩu Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệpchuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính caonhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi
Nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống,loại sản xuất nôn nghiệp chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay làmthức ăn cho các con vật Các sản phẩm nông nghiệp hiện đại ngày nay ngoàilương thực, thực phẩm truyền thống phục vụ cho con người còn các loại khácnhư: sợi dệt, chất đốt, da thú, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học, lai tạogiống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và không hợp pháp
Thế kỷ 20 đã trải qua một sự thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp,đặc biệt là sự cơ giới hóa trong nông nghiệp và ngành sinh hóa trong nôngnghiệp Các sản phẩm sinh hóa nông nghiệp gồm các hóa chất để lai tạo, gâygiống, các chất trừ sâu, diệt cỏ, diêt nấm, phân đạm.[3]
Khái niệm về sản xuất nông nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức
ăn gia súc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những câytrồng chính và chăn nuôi đàn gia súc Công việc nông nghiệp cũng được biếtđến bởi những người nông dân, trong khi đó các nhà khoa học, những nhà
Trang 5phát minh thì tìm cách cải tiến phương pháp, công nghệ và kỹ thuật để làmtăng năng suất cây trồng và vật nuôi.[4]
2.1.2 Lý luận về dịch vụ sản xuất nông nghiệp
Khái niệm về dịch vụ:
Cùng với việc vai trò của dịch vụ ngày càng tăng, các học giả đã chú ýnhiều hơn tới việc nghiên cứu về dịch vụ Một số người cho rằng dịch vụ thựcchất là “các hoạt động không mang tính đồng nhất, chủ yếu tồn tại dưới hìnhthức phi vật chất do các cá nhân hoặc các tổ chức cung cấp, trong đó hoạtđộng tiêu thụ và sản xuất diễn ra đồng thời” Như vậy, định nghĩa này coidịch vụ thực chất là một loại sản phẩm vô hình và dựa vào các thuộc tính củadịch vụ để đưa ra khái niệm Việc xác định như vậy chưa thể hiện tính baoquát trong xác định khái niệm rõ ràng về dịch vụ Chẳng hạn, một số dịch vụcũng có thể hữu hình như các dịch vụ cắt tóc hoặc xem ca hát, nhạc kịch
Tuy nhiên, trên thực tế chưa hề có định nghĩa nào thật chính xác vềdịch vụ Vậy để có cơ sở phân biệt dịch vụ với hàng hoá có lẽ cần phải dựavào những đặc trưng của sản phẩm dịch vụ so với sản phẩm hàng hoá
Dịch vụ là những hoạt động và kết quả mà một bên có thể cung cấp chobên kia và chủ yếu là vô hình không mang tính sở hữu Dịch vụ có thể gắnliền hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất
Dịch vụ trong kinh tế học, được hiểu là những thứ tương tự như hànghoá nhưng là phi vật chất Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình vànhững sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sảnphẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa và dịch vu Dịch vụ có cácđặc tính sau Sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra một cách đồng thời Sảnxuất và tiêu dùng dịch vụ không thể tách rời Dịch vụ mang tính chất khôngđồng nhất Dịch vụ không có hình hài rõ rệt, không thể thấy trước khi tiêudùng Dịch vụ không lưu trữ được, không thể lập kho để lưu trữ như hànghóa Toàn thể những người cung cấp dịch vụ hợp thành khu vực thứ ba củanền kinh tế
Đặc trưng của dịch vụ:
Trang 6Dịch vụ có các đặc trưng cơ bản khác với sản phẩm hữu hình khác, nhưtính vô hình, tính không thể tách rời khỏi nguồn gốc, tính không ổn định vềchất lượng, tính không lưu giữ được.
Dịch vụ về cơ bản là không cụ thể, do vậy nó rất dễ bắt chước Điềunày làm cho việc cạnh tranh trở nên gay gắt hơn và đó cũng chính là tháchthức chủ yếu của marketing dịch vụ
Một đặc trưng rất cơ bản của dịch vụ là tính không tách rời được Trong
đa số các trường hợp, dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng đồng thời, và chỉđược hoàn thành cùng với sự hoàn thành tiêu dùng của khách hàng Nếu chưa
có khách hàng thì chưa có hệ thống tạo ra dịch vụ.[5]
Khái niệm về dịch vụ nông nghiệp:
Là hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất bao gồm các dịch vụ đầu vào vàđầu ra cho sản xuất nông nghiệp Là dịch vụ chủ yếu nhất ở khu vực nôngthôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, tiểu thu công nghiệp, cải thiện đời sốngvật chất, văn hoá tinh thần cho người dân nông thôn Dịch vụ sản xuất nôngnghiệp bao gồm:
Dịch vụ lao động trong nông nghiệp nông thôn thực hiện các hoạt độnggiới thiệu việc làm , tổ chức làm thuê các công việc nông lâm ngư nghiệp
Dịch vụ tín dụng nông nghiệp là hoạt động kinh doanh tiền tệ nhằm đápứng nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn
Dịch vụ kỹ thuật cho sản xuất bao gồm các dịch vụ sản xuất và cungứng giống mới, hướng dẫn kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, tham giadịch vụ này có các cơ quan như khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cáccấp của nhà nước, các tổ chức khuyến nông tự nguyện, các hợp tác xã làmdịch vụ
Đặc trưng của dịch vụ nông nghiệp:
Dịch vụ nông nghiệp mang tính chất thời vụ: Do đặc điểm của sảnxuất nông nghiệp mang tính chất thời vụ, vì vậy hoạt động dịch vụ phục vụ
nó cũng mang tính thời vụ rõ nét Việc cung ứng dịch vụ chỉ xuất hiện vàonhững thời điểm hiện tại trong năm, đặc biệt thể hiện rõ nhất ở ngành trồngtrọt Do đó, muốn cung ứng dịch vụ một cách tốt nhất các đơn vị phải biết
Trang 7cách nắm bắt chắc chắn lịch thời vụ, để tổ chức dự trữ hợp lý đáp ứng kịpthời nhu cầu người nông dân.
Dịch vụ nông nghiệp được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau vàmang tính chất cạnh tranh cao Trong thị trường dịch vụ nông thôn, cácthành phần kinh tế khác nhau tham gia dịch vụ ngày càng đông đảo, do đócạnh tranh giành giật khách hàng, chiếm lĩnh thị trường ngày càng gay gắt.Các đơn vị muốn mở rộng dịch vụ có hiệu quả thì phải tìm cách cạnh tranhthắng lợi, phù hợp với thế mạnh của mình
Dịch vụ nông nghiệp chỉ có hiệu quả cao khi thực hiện trên phạm virộng lớn Các loại hình dịch vụ đòi hỏi tính hợp tác trong việc cung cấp và
sử dụng dịch vụ để dễ dàng thực hiện cung ứng và giảm chi phí sản xuấtcủa người sản xuất Muốn làm điều này, phải phát triển các Hợp tác xãnông nghiệp dịch vụ, để huy động sự tham gia của xã viên vào quá trìnhcung cấp dịch vụ.[1]
2.1.3 Lý luận về cung cấp dịch vụ sản xuất nông nghiệp
Dịch vụ sản xuất nông nghiệp được quan niệm chỉ là đem đến chongười dân những thứ mà họ cần, hệ thống cung ứng dịch vụ sẽ có thể gặp khókhăn khi người dân đòi hỏi điều gì đó mà đơn vị cung ứng không thể đáp ứngđược Ngược lại, nếu hiểu khái niệm về dịch vụ ở một góc độ rộng hơn, baogồm nhiều nhu cầu trừu tượng khác nhau, hệ thống cung ứng sẽ luôn đem đếncho người dân một dịch vụ đúng với mong đợi của họ Thông thường, ngườidân có những nhu cầu cơ bản sau đây khi sử dụng một dịch vụ sản xuất nôngnghiệp.
- Sự thân thiện: Đây là yếu tố cơ bản nhất Khách hàng nào cũng thíchđược đón tiếp, thân thiện, lịch sự và niềm nở
- Sự thấu hiểu và cảm thông: Khách hàng luôn muốn được lắng nghe,được giãi bày những khó khăn, rắc rối của họ và thường tìm đến doanhnghiệp để được cảm thông, chia sẻ
- Sự công bằng: Được đối xử công bằng cũng là một trong những yêucầu hàng đầu của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp
Trang 8- Sự kiểm soát: Khách hàng muốn có cảm giác rằng mình giữ được thếchủ động trong quan hệ với doanh nghiệp, có khả năng chi phối quá trìnhcung cấp dịch vụ của doanh nghiệp để đạt được kết quả mà họ mong đợi.
- Sự lựa chọn: Khách hàng luôn mong muốn doanh nghiệp đem đến cho
họ nhiều sự lựa chọn khác nhau để có được cái mà họ cần
- Các thông tin: Khách hàng muốn được hướng dẫn, tư vấn về sảnphẩm cũng như các chính sách, thủ tục mà họ sẽ phải gặp và làm theo khigiao dịch với doanh nghiệp
Người dân chỉ hỏi đơn vị cung ứng cái mà họ cần chứ không bao giờnói ra những nhu cầu cơ bản kể trên Chất lượng dịch vụ là một trong nhữngyếu tố hàng đầu tạo nên sự khác biệt có ưu thế trong cạnh tranh Vì vậy, cácdoanh nghiệp thường cố gắng để cung ứng được những dịch vụ chất lượngcao hơn các đối thủ của mình Điều quan trọng là đáp ứng được đòi hỏi haycao hơn những mong đợi về chất lượng dịch vụ của khách hàng mục tiêu.Những mong muốn của khách hàng về dịch vụ được hình thành từ sự hiểubiết của họ về dịch vụ đó, những kinh nghiệm của họ trong quá khứ, nhữnglời truyền miệng và quảng cáo của doanh nghiệp.[6]
2.1.4 Các loại hình dịch vụ sản xuất nông nghiệp hiện nay
- Dịch vụ các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp bao gồm: dịch
vụ cung ứng vật tư, dịch vụ giống cây trồng vật nuôi
- Dịch vụ các khâu sản xuất nông nghiệp bao gồm: dịch vụ làm đất,dịch vụ thuỷ lợi, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ thú y
- Dịch vụ quá trình tiếp theo của quá trình sản xuất nông nghiệp: dịch
Doanh nghiệp dịch vụ tư nhân:
Đó là các doanh nghiệp cung ứng kỹ thuật, sữa chữa máy móc, nông
cụ, xưởng chế biến nông sản Các doanh nghiệp tư nhân này, ngoài lao động
Trang 9gia đình còn thuê mướn thêm một số nhân công cần thiết nhất là lao động kỹthuật và lao động nghiệp vụ lành nghề Số lượng cửa hàng, cửa hiệu, số cơ sởgiao dịch, cơ sở đại lý của mỗi doanh nghiệp nhiều hay ít phụ thuộc vào địabàn kinh doanh rộng hay hẹp, khối lượng dịch vụ lớn hay nhỏ, tập trung hayrải rác.
Doanh nghiệp dịch vụ nhà nước ở nông thôn:
Bao gồm các doanh nghiệp cơ sở, các công ty, các liên hiệp dịch vụthuộc sở hữu nhà nước Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chúng do nhànước quy định Ở các liên hiệp thì các doanh nghiệp cơ sở vẫn giữ vai trò độclập nhất định và hạch toán riêng, chỉ thống nhất về kế hoạch, chính sách vàcác biện pháp phối hợp kinh doanh
Tổ hợp tác dịch vụ và hợp tác xã dịch vụ:
Đây là hình thức liên kết kinh doanh dịch vụ của các hộ dịch vụ và các
hộ sản xuất với quy mô khác nhau Tổ hợp tác dịch vụ là hình thức liên kếtdịch vụ của các hộ hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dưới sự điều hànhcủa tổ trưởng Tổ trưởng là người có cổ phần lớn và có khả năng kinh doanhdịch vụ Hợp tác xã dịch vụ là hình thức liên kết với quy mô vài chục hộ trởlên do bản thân hoạt động dịch vụ đòi hỏi phải gắn kết họ lại với nhau Hoạtđộng của hợp tác xã tuân theo các quyết định của đại hội toàn thể hoặc đại hộiđại biểu xã viên và chịu sự điều hành của chủ nhiệm, ban quản lý được đạihội bầu ra Xã viên hoàn toàn tự nguyện khi gia nhập hoặc khi rút ra khỏi hợptác xã, làm chủ thực sự phần tài sản, phần vốn của mình bỏ vào hợp tác xã vàđược hưởng quyền lợi dịch vụ, hiệu quả kinh doanh tương ứng với cổ phần
mà mình đã đóng góp vào hợp tác xã
Công ty cổ phần dịch vụ:
Công ty cổ phần dịch vụ trước hết là hình thức tổ chức liên doanh giữacác cổ đông lớn Cổ đông cũng có thể là các doanh nghiệp tư nhân giàu có,những doanh nghiệp nhà nước và có thể cả các Hợp tác xã lớn.[1]
2.1.6 Vai trò của dịch vụ nông nghiệp đối với sản xuất nông nghiệp
Với tính cách là một bộ phận trọng yếu trong cơ cấu kinh tế nông thôn,hình thành và phát triển trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ với cơ cấu kinh tếnông thôn, các ngành dịch vụ nông nghiệp có những vai trò khách quan Tuỳ
Trang 10theo từng giai đoạn phát triển kinh tế nông thôn, vai trò của các ngành dịch vụbiểu hiện khác nhau Trong điều kiện bước vào đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay ở nước ta, sự phát triển cácngành dịch vụ sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng biểu hiện trên cáckhía cạnh chủ yếu sau đây Cung ứng các nhu cầu đầu vào cho sản xuất nôngnghiệp Thực hiện tốt việc vận chuyển, tiếp nhận, bảo quản, phân phối đốivới các loại vật tư hàng hoá cung ứng cho sản xuất nông nghiệp.[1]
Tuy vậy, không ít các cơ sở dịch vụ nhà nước ở khu vực nông thôn làm
ăn kém hiệu quả, sức cạnh tranh yếu, cơ chế quản lý kém và thiếu năng động.Nhiều Hợp tác xã hoạt động mang tính hình thức, yếu kém, thiếu sự hấp dẫnvới người dân Không ít cơ sở dịch vụ tư nhân ở nông thôn được khuyếnkhích hình thành nhưng yếu về năng lực tài chính, không có chuyên môn,cung cấp dịch vụ chất lượng tương đối thấp Sự phát triển và hiệu quả hoạtđộng dịch vụ nông nghiệp bị hạn chế do khó khăn về kinh tế, sự yếu kém của
cơ sở hạ tầng nông thôn.[1]
Trang 11Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1 Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng hệ thống cung cấp dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệpcủa xã Hương Toàn
+ Các hệ thống cung ứng dịch vụ và hình thức hoạt động của mỗi hệthống:
Hình thức cung cấp dịch vụ nông nghiệp của Hợp tác xã
Hình thức cung cấp dịch vụ nông nghiệp của Tư nhân
- Thực trạng về khả năng cung ứng của hệ thống cung cấp dịch vụ nôngnghiệp ở Hương Toàn
+ Quy mô phát triển của hệ thống cung cấp dịch vụ
+ Quy mô về số lượng người sử dụng dịch vụ của mỗi hệ thống
- Đánh giá về hệ thống cung cấp dịch vụ nông nghiệp ở Hương Toàn+ So sánh hiệu quả hoạt động dịch vụ nông nghiệp giữa Hợp tác xã vàdoanh nghiệp, tư nhân
+ Xác định điểm mạnh và điểm yếu của mỗi hệ thống cung ứng dịchvụ
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là các hộ nông dân tham gia hoạt động sảnxuất nông nghiệp và các nguồn cung ứng dịch vụ sản xuất nông nghiệp trênđịa bàn xã Hương Toàn
- Phạm vi không gian nghiên cứu: đề tài được tiến hành nghiên cứu tại
10 thôn của xã Hương Toàn - huyện Hương Trà - tỉnh Thừa Thiên Huế
- Phạm vi thời gian: thời gian thu thập số liệu trong vòng 4 tháng từngày 3/1/2011 đến 6/5/2011
3.2.2 Phương pháp thu thập, xử lý số liệu
- Phương pháp chọn mẫu:
Tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên trên danh sách đối tượng ngiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu:
Trang 12+Thu thập thông tin thứ cấp: Tiến hành thu thập thông tin thứ cấp thông
qua các báo cáo hàng năm của xã, hợp tác xã, báo cáo kinh doanh của các cơ
Phỏng vấn 2 cán bộ của Hợp tác xã Đông Toàn và Hợp tác xã Tây ToànPhỏng vấn 2 cơ sở tư nhân cung cấp dịch vụ vật tư nông nghiệp
Trang 13Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1 Tổng quan tình hình kinh tế xã hội xã Hương Toàn
4.1.1 Điều kiện tự nhiên:
- Đặc điểm tự nhiên:
+ Vị trí địa lý: Xã Hương Toàn thuộc huyện Hương Trà nằm ở vi tríphía bắc TP Huế và theo Quốc lộ 1A 9km, cách trung tâm huyện về phía Tâynam 6km Phía đông giáp xã Hương Vinh, Hương Sơ; Phía tây giáp HươngXuân; Phía nam giáp xã Hương Chữ; Phía bắc giáp xã Quảng Thọ, huyệnQuảng Điền
+ Địa hình thổ nhưỡng: Về địa hình, địa thế có phần đơn giản, giới hạn
độ cao so với mặt nước biển không quá 2,2 m, thấp nhất 0,2 m Hình dạng bềmặt chủ yếu là bằng phẳng, đều được cấu tạo bởi lớp trầm tích trẻ gồm chủyếu là phù sa được bồi, thành phần cơ giới thịt trung bình, tầng canh tácthường dày trên 20 cm rất thuận lợi cho cây trồng phát triển
+ Khí hậu: mang tính chất chung của huyện Nhiệt độ trung bình hằngnăm là 25o C, nhiệt độ cao nhất là 40oC, thấp nhất là 10,5 oC Tổng tích nhiệt
cả năm là 9.150 oC, số giờ nắng trung bình năm là 1.952 giờ Chế độ mưa:lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung cao nhất từ tháng 9 đếnhết tháng 11 hằng năm, vào những tháng này thường xãy ra lũ lụt
+ Tài nguyên:
Diện tích đất tự nhiên toàn xã là 1220 ha, trong đó: đất nông nghiệp651,89 ha, đất phi nông nghiệp 568,11 ha Diện tích đất sông suối và mặtnước chuyên dùng là 135, 95 ha, rất thuận lợi cho việc tưới tiêu và nuôi trồngthuỷ sản, diện tích ao hồ nuôi cá nước ngọt là 8,51 ha, cá lồng trên sông Bồ là
180 lồng
Biểu đồ 1: Đặc điểm đất đai của xã Hương Toàn
Trang 1447%
đất nông nghiệp
đất phi nông nghiệp
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của xã Hương Toàn năm 2010)
Điều này cho thấy sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm một vai trò hết sức
to lớn trong sản xuất cũng như góp phần tạo thu nhập cho người dân
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
- Điều kiện về cơ sở hạ tầng:
Giao thông của xã hiện nay đã được đầu tư nâng cấp nhiều Trong xã cóhai tuyến đường tỉnh lộ là 8B và Nguyễn Chí Thanh ngang qua với chiều dàihơn 8 km tạo điều kiện lưu thông hàng hoá rất thuận lợi Đường thôn xómhiện nay là 46,4 km cơ bản đã bê tông hoá hơn 90%, tuy nhiên qua quá trình
sử dụng đã xuống cấp cần phải duy tu bảo dưỡng và làm mới một số đoạn.Đường nội đồng của xã có chiều dài 34,5 km đã bê tông hoá 3 km, đổ đất cấpphối 6 km
Toàn xã có 2 trạm bơm điện công suất tưới trên 200 ha, còn lại là bơmdầu Đê bao chống úng là 20km, diện tích vùng thấp là 120 ha phải tiêu nướctrong vụ đông xuân để sản xuất Chiều dài kênh mương thuỷ lợi là 34,3 km và
đã bê tông hoá được 25,3 km Xã có 8 trạm biến áp với đường dây hạ thế dài
23 km Số hộ sử dụng điện là 2732 hộ, đều do Hợp tác xã dịch vụ tiêu thụđiện quản lý, bảo dưỡng và vận hành, tuy nhiên từ giữa năm 2011 hệ thốngđiện đã được chuyển giao cho công ty điện lực quản lý
Hệ thống giáo dục của xã đang từng bước được cải thiện, hiện nay xã
có 2 trường đạt chuẩn Quốc gia Xã có một trạm y tế gồm 8 nhân viên, 5phòng và 6 giường bệnh, trạm y tế xã đã đạt chuẩn quốc gia, tuy nhiên cần
Trang 15phải được cao tầng hoá để đảm bảo nhu cầu khám chửa bệnh cho nhân dân.
Xã đã có nhà văn hoá trung tâm xã được xây dựng kiên cố, 4 nhà văn hoácộng đồng thôn đã được xây dựng khang trang Một sân vận động diện tích0,65 ha đã xuống cấp, cần phải được nâng cấp để phục vụ thi đấu thể dục thểthao Hiện nay xã có 1 bưu điện văn hoá và 2 điểm dịch vụ về internet Con sốnày cho thấy tỷ lệ người có khă năng tiếp cận với thông tin là còn rất thấp.Điều nay đang hạn chế rất lớn sự phát triển về đời sống văn hóa, thông tin chongười dân Chợ trung tâm của xã nằm tại làng Hương Cần, trên tuyến tỉnh lộ8B là nơi phục vụ nhu cầu buôn bán trao đổi chính của người dân trong xã,tuy nhiên đã xuống cấp Ngoài ra có 5 chợ nhỏ lẻ tại các làng trên địa bàn xã
- Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất:
Toàn xã hơn 85% dân số sống về nông nghiệp và các nghành nghề thủcông như nấu rượu gạo, làm cốm, chằm nón, làm bún và các nghành nghềdịch vụ khác Mức sống trung bình, thu nhập hằng năm khoảng 8,5 triệu đồng/người/ năm, tỷ lệ hộ nghèo là 7,4% Tổng số hộ hiện nay là 2.735 hộ, tổng sốnhân khẩu là 13.679 người Trong đó tổng số lao động là 6.481 người baogồm: lao động nông nghiệp 3514 người, lao động tiểu thủ cồng nghiệp 1088người, lao động thương mại dịch vụ 998 người, lao động khác 881 người Đa
số lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề thủ công, một số ítđược đào tạo chuyên môn làm việc ở cơ quan, nhà máy, lao động phổ thôngcòn nhiều dẫn đến thu nhập chưa cao Hiện nay toàn xã có 2 Hợp tác xã nôngnghiệp, có 4 trang trại trồng trọt và chăn nuôi nhưng quy mô nhỏ lẻ, ngoài racòn có 1 doanh nghiệp xây dựng Nhiệm vụ đặt ra cho chính quyền xã là phảităng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời tạo điều kiện pháttriển cho các hệ thống cung cấp dịch vụ nông nghiệp
Trang 16Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động của xã Hương Toàn
Thương mại dịch vụ
Khác
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của xã Hương Toàn năm 2010)
Điều này cho thấy tỷ lệ người tham gia vào sản xuất nông nghệp là rấtlớn, nhu cầu dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp là rất cao trong khi chỉ có 15%
số người tham gia cung cấp dịch vụ, bao gồm các loại dịch vụ cho sản xuất,sinh hoạt cũng như vui chơi giải trí Vì vậy việc tăng cường phát triển thươngmại dịch vụ không chỉ giúp cải thiện cơ cấu lao động mà còn giúp nâng caosản xuất, tạo thu nhập cho người dân
4.2 Thực trạng sản xuất nông nghiệp và dịch vụ ở xã Hương Toàn:
- Về nông nghiệp:
Hoạt động sản xuất nông nghiệp chính của xã Hương Toàn là làm nôngnghiệp và nuôi trồng thuỷ sản Tổng nguồn thu từ nông nghiệp năm 2010 là54,0 tỷ đồng so kế hoạch năm 2009 đạt 99,09% Trong đó, diện tích trồng lúacủa xã là 1126 ha, năng suất bình quân 56 tạ/ha, sản lượng 6.305 tấn Diệntích trồng rau màu là 149 ha, sản lượng là 670 tấn Tổng sản lượng lương thực
cả năm đạt 6.935 tấn Tỉ lệ sử sụng giống lúa cấp I của xã là 95% Diện tíchsản xuất giống lúa cấp I của 2 Hợp tác xã là 10 ha Giá trị sản xuất bình quân
1 ha canh tác hiện nay 50.000.000đ Về chăn nuôi, tổng đàn trâu bò là 202con, so với cùng kỳ giảm 64 con Đàn lợn là 8.550 con, so với cùng kỳ tăng2.050 con Cá lồng là 198 lồng với sản lượng là 39,4 tấn Tổng số hồ nuôi cá
Trang 17có diện tích là 9,1 ha với sản lượng cá là 36,3 tấn Tỷ lệ lao động ngành nôngnghiệp của xã chiếm 64,5%.
Bảng 1: Đặc điểm sản xuất nông nghiệp của xã Hương Toàn
Hiện nay toàn xã có 2 Hợp tác xã là Hợp tác xã Đông Toàn và Hợp tác
xã Tây Toàn đảm nhận việc cung ứng dịch vụ sản xuất nông nghiệp cho xãviên Có 5 cửa hàng cung ứng vật tư nông nghiệp, trong đó 3 cửa hàng cungứng thức ăn chăn nuôi, phân bón và 2 cửa hàng cung ứng thuốc bảo vệ thựcvật Có 2 cửa hàng thuốc thú y Ngoài ra còn có các hộ gia đình đảm nhậnthêm việc cung ứng vật tư nông nghiệp tại mỗi làng
4.3 Hình thức cung cấp dịch vụ của hệ thống dịch vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Hương Toàn.
Hiện nay hệ thống cung cấp dịch vụ tại xã Hương Toàn có 2 loại hìnhđơn vị chính tiến hành cung cấp dịch vụ, đó là: Hợp tác xã và tư nhân Trongloại hình của hợp tác xã tại Hương Toàn hiện nay có 2 hợp tác xã là ĐôngToàn và Tây Toàn Sự phát triển của hệ thống cung cấp dịch vụ này trong thờigian qua đã có sự phát triển đáng kể
Theo số liệu thống kê cho thấy chỉ trong vòng 3 năm từ 2009 đến 2011,
số cơ sở cung ứng dịch vụ sản xuất nông nghiệp đã tăng thêm 11 cơ sở Chínhviệc nắm bắt kịp thời nhu cầu của người dân nên các hộ gia đình đã mạnh dạnđầu tư tham gia kinh doanh dịch vụ Đây vừa là hoạt động tạo ra thu nhậpđáng kể cho các hộ, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất củangười dân Điều này cho thấy sự phát triển kinh tế - xã hội của xã Hương
Trang 18Toàn, thực hiện được điều này cũng nhờ phần lớn vào sự chỉ đạo của các cấplãnh đạo xã trong việc khuyến khích phát triển dịch vụ sản xuất nông nghiệpđến từng thôn
Năm 2011 được đánh dấu bằng sự phát triển nhanh của các cơ sởdịch vụ tư nhân, từ số cơ sở dịch vụ tư nhân tăng lên 73 trong năm 2010 thìđến đầu năm 2011 thì con số này đã là 82 việc phát triển kinh doanh dịch vụtập trung vào mở rộng dịch vụ cung ứng phân bón nhằm tiết kiệm thời giancho người dân, tuy nhiên khối lượng cung ứng của các cơ sở cung cấp phânbón không cao, điều này chứng tỏ nhu cầu sử dụng dịch vụ phân bón đến nay
đã bảo hoà Số lượng cơ sở cung cấp dịch vụ thuốc bảo vệ thực vật và giốngcây trồng vật nuôi không tăng bởi các loại hình dịch vụ này yêu cầu các tiêuchuẩn khắt khe hơn đồng thời nhu cầu còn chưa cao nên số lượng chưa được
mở rộng Ngoài các loại giống cây trồng vật nuôi chính, hầu hết các loạigiống đều do người dân mua trực tiếp tại các gia đình ở trong thôn Hoạt độngcung ứng giống này vẫn mang tính tự phát chưa có sự quản lý cụ thể
Bảng 2: Sự phát triển của hệ thống cung cấp dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp
Loại hình dịch
vụ
Hợp tácxã
Tưnhân
Hợp tácxã
Tưnhân
Hợp tácxã
TưnhânCung ứng phân
Trang 19Các loại hình dịch vụ sản xuất nông nghiệp mà hệ thống dịch vụ tạiHương Toàn hiện nay cung cấp bao gồm 3 khâu sản xuất nông nghiệp chính,
đó là: dịch vụ cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, dịch vụ các khâusản xuất nông nghiệp và dịch vụ sau sản xuất nông nghiệp Đặc điểm cungcấp các dịch vụ này của mỗi hệ thống cung cấp dịch vụ cho thấy sự đa dạngtrong loại hình dịch vụ nông nghiệp, cũng như trong đáp ứng nhu cầu sản xuấtcủa người dân
4.3.1 Dịch vụ cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp.
- Dịch vụ cung ứng vật tư.
Sự phát triển của ngành nông nghiệp đã thúc đẩy sự ra đời và phát triểncủa thị trường cung ứng vật tư nông nghiệp, vì để nông nghiệp phát triển thìcần phải có sự đầu tư thoả đáng đảm bảo cho nông nghiệp theo kịp các ngànhkhác Thực trạng phát triển dịch vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Hương Toàn
đã cho thấy rõ nét điều này Hệ thống cung ứng vật tư nông nghiệp đã đápứng được nhu cầu của dân cho sản xuất Hiện nay hệ thống cung ứng vật tưgồm có 2 loại hình đơn vị, đó là Hợp tác xã và tư nhân
Để tạo điều kiện cho bà con xã viên có đủ vật tư, phân thuốc nôngnghiệp đầu tư thâm canh sản xuất cây trồng nhằm tăng năng suất Hợp tác xã
đã đứng ra ứng trước đầu tư cho xã viên, cuối vụ thu hoạch Hợp tác xã sẽ thulại vốn và lãi nhẹ theo quy định Nếu xã viên trả chậm thì công ty vật tư nôngnghiệp tỉnh sẽ tính thêm lãi 1% trên 1 tháng Hằng vụ Hợp tác xã tiến hànhcung ứng thuốc diệt cỏ và phân tổng hợp NPK 16-16-8 tuỳ theo số lượngđăng ký của xã viên Trường hợp đặc biệt nếu có bệnh dịch xảy ra đại trà thìHợp tác xã sẽ mua thuốc bảo vệ thực vật và kịp thời cung ứng cho bà con xãviên mua nợ Cuối vụ sản xuất sẽ thanh toán lại cho Hợp tác xã, và Hợp tác xãkhông tính lãi của bà con Dịch vụ cung ứng phân bón trả chậm đã tạo điềukiện cho nông dân yên tâm sản xuất Đây chính là lợi thế của hợp tác xã khicung cấp vật tư nông dân Chính vì vậy nguồn cung phân bón cho nông dân từHợp tác xã vẫn là chủ yếu, người dân chỉ mua thêm ở tư nhân để tăng năngsuất cây trồng Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vẫn theo kinh nghiệm sảnxuất
Trang 20Các cơ sở cung ứng vật tư của tư nhân thường nằm ở trung tâm xã vàmột số thôn có hoạt động nông nghiệp lớn Các đại lý vật tư lớn tại xã cònđảm nhận cung cấp vật tư cho các cơ sở kinh doanh vật tư ở các thôn Ngườidân thường tới đại lý mua vật tư với số lượng lớn và thanh toán ngay tại thờiđiểm mua Các cơ sở cung cấp vật tư thường cung cấp đủ các loại vật tư nhưNPK, đạm, lân thức ăn chăn nuôi được sử dụng chủ yếu trong xã là thức
ăn cho heo, thức ăn gia cầm và thức ăn cho cá
Các các cơ sở kinh doanh vật tư tại các thôn chủ yếu là thức ăn chănnuôi, và phân bón với số lượng nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất trồng trọt,chăn nuôi trong thôn Số lượng mặt hàng không lớn, tuy nhiên lại phù hợp vớinhu cầu của người dân trong thôn, đồng thời hình thức thanh toán hết sức linhhoạt tuỳ theo mối quan hệ trong thôn
- Dịch vụ giống cây trồng vật nuôi.
Hợp tác xã hiện nay chỉ đảm nhận cung cấp giống cây trồng trong đóbao gồm giống lúa và lạc Để có đủ lượng giống cấp I gieo sạ trên toàn diệntích của Hợp tác xã, vào đầu vụ Hợp tác xã tiến hành hợp đồng mua giống cấp
I tại công ty giống cây trồng của tỉnh nằm trong quy trình cơ cấu giống củaHợp tác xã, theo số lượng yêu cầu của xã viên tại đội để bà con sản xuất vìgiống cấp I ít nhiễm sâu bệnh và cho năng suất cao Đối với các loại giốngmới Hợp tác xã sẽ thử nghiệm từ 1 đến 2 vụ để tính năng suất, tình hìnhnhiễm sâu bệnh, khí hậu, thời tiết, phù hợp với tầng đất canh tác trước khi đưa
ra sản xuất đại trà Hằng vụ Hợp tác xã sẽ quy vùng ở các đội sản xuất để gieo
sạ từ 4 đến 6 ha giống HT1 nguyên chuẩn để sản xuất giống cấp I để bà con
tự trao đổi nhằm giảm bớt chi phí mua giống
Còn các giống vật nuôi chủ yếu do các hộ gia đình cung cấp, hình thứcmua bán chủ yếu được tiến hành tại nhà hay các chợ đầu mối Điều này giảithích cho hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ và manh mún của người dân Chỉ có một
ít hộ chăn nuôi lớn như nuôi heo, nuôi cá mới mua giống tại công ty giống,đây là nguyên nhân khiến nhiều đợt dịch đã xảy ra trên địa bàn Tuy nhiênchủng loại giống cây trồng, vật nuôi của các cơ sở tư nhân chưa đa dạng, chưađáp ứng được nhu cầu của bà con nông dân Chất lượng cây và con giống cònthấp