Van den ban và H.S.hawkin: Hệ thống thông tin và kiến thứcnông nghiệp có các nguồn thông tin sau: ở những người nông dân khác;những tổ chức khuyến nông của nhà nước; những tư nhân buôn b
Trang 1PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp gần 80% dân số sống ở các vùng nôngthôn, với 70% lao động sản xuất ra những nông sản thiết yếu cung cấp chotoàn xã hội Hoạt động sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việcđảm bảo an toàn lương thực, tạo việc làm và thu nhập, bảo vệ tài nguyên thiênnhiên và môi trường Để phát triển sản xuất nông nghiệp nhà nước ta đẩymạnh thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nôngthôn, đưa nông nghiệp, nông thôn nước ta phát triển nhanh, vững, mạnh; đủsức cạnh tranh hàng nông sản với các nước khu vực và thế giới
Chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giớiWTO vào ngày 17/01/2007 là cơ hội mở ra cho sự phát triển kinh tế nước ta,tuy nhiên đã có không ít khó khăn và thách thức mà chúng ta gặp phải, đặcbiệt trong nông nghiệp nông thôn: hàng nông sản kém sức cạnh tranh do chấtlượng thấp, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, chi phí sản xuất quá cao; đó là
do sự hạn chế trong khả năng tiếp cận thị trường, không tận dụng được lợi ích
do quá trình hội nhập mang lại, áp lực cuộc sống dưới tác động của sự tănggiá mạnh, những hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu Trong tiến trình hộinhập quốc tế, với việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo cơ hội và thách thứclớn cho người nông dân, để đủ sức đứng vững và không quá hụt hẫng trongquá trình hội nhập người nông dân cần có những thông tin hữu ích, thiết thựcnhằm nâng cao dân trí, cần cung cấp cho người nông dân những thông tinkiến thức về khoa học kỹ thuật, về thị trường, văn hóa và xã hội Cung cấpthông tin đến với người nông dân để họ có những quyết định đúng đắn và kịpthời trong sản xuất và đời sống của mình
Trang 2Hệ thống thông tin có nội dung rất đa dạng và phức tạp, tùy theo chất lượng,
nó có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp,quyết định sự thành công hay thất bại của cả quá trình phát triển sản xuấtnông nghiệp Nhận thấy được lợi ích này, hiện nay công tác truyền thông
đã được đầu tư và đẩy mạnh ở các vùng nông thôn nhằm cung cấp thông tinđầy đủ, kịp thời, chính xác, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh tế, nâng cao nănglực của người dân
Ở nước ta, công tác truyền thông ngày càng phát triển và khẳng định vị thếcủa mình trong tiến trình phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, ổn định cuộcsống của người dân Trong đó, truyền thông trong lĩnh vực nông nghiệp có vịtrí quan trọng trong chiến lược phát triển tam nông (nông nghiệp, nông thôn,nông dân), góp phần rút ngắn khoảng cách thông tin, kiến thức về nôngnghiệp nông thôn giữa các vùng, miền trong cả nước Đối với các vùng nôngthôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, các vùng sản xuất nông nghiệp, công táctruyền thông phục vụ sản xuất nông nghiệp giữ vai trò to lớn và cần thiết đốivới sự phát triển của địa phương, vì ở đó tồn tại nhu cầu trao đổi học hỏi về
kỷ thuật, kinh nghiệm sản xuất, thông tin giá cả thị trường và cả thông tin vềkinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường giữa nông dân với cán bộ khuyến nông,cán bộ nghiên cứu nông nghiệp, các doanh nghiệp, cán bộ quản lý và chínhgiữa họ với nhau Nông dân các vùng, địa phương hiện có trình độ, tập quánkhác nhau nên phát triển truyền thông sẽ tạo cơ hội, môi trường cho họ họctập lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác làm ăn, xây dựng thương hiệu, tìmhướng sản xuất đạt hiệu quả
Quảng Thọ là một xã nằm ven sông Bồ, ngành nghề chính là sản xuất nôngnghiệp nên sinh kế chính của người dân trong xã phụ thuộc vào sản xuất nôngnghiệp Nhưng sản xuất nông nghiệp ở đây còn manh mún, nhỏ lẻ, trình độsản xuất còn lạc hậu, năng suất thấp, sản phẩm cạnh tranh yếu trên thị trường
Trang 3và còn thiếu thị trường tiêu thụ do người dân thiếu các nguồn thông tin kiến
thức về nông nghiệp Vì vậy, tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Thực trạng và vai trò hệ thống thông tin kiến thức về sản xuất nông nghiệp tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế"
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu các hoạt động hệ thống thông tin kiến thức phục vụ sản xuất nôngnghiệp tại xã Quảng Thọ - Quảng Điền – Thừa Thiên Huế
Tìm hiểu vai trò, hiệu quả của các hệ thống thông tin kiến thức nông nghiệptrong hoạt động sản xuất của người dân
Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của các kênh thông tin
Trang 4PHẦN II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Các khái niệm và đặc điểm của thông tin
2.1.1 Khái niệm hệ thống
Hệ thống là một tổng thể các liên kết và trật tự sắp xếp mọi yếu tố trong sựtác động qua lại, chúng có thể được xác định như một tập hợp các đối tượnghoặc các thuộc tính và liên kết với nhau bởi nhiều mối liên hệ tương đồng.Một sự thay đổi của một yếu tố có thể trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến sự thayđổi của nhiều nhân tố khác trong toàn bộ hệ thống Rusell L.A khẳng địnhrằng nếu mỗi phần tử riêng lẻ của hệ thống hoạt động độc lập để đạt đượcmục đích riêng tối đa thì kết quả chung của toàn bộ hệ thống sẽ không tốt nhưkết quả tương tác của toàn hệ thống [1]
2.1.2 Khái niệm thông tin
Thông tin ( Information ) là những ý tưởng, những kiến thức, những sự kiệncon người có thể hiểu biết về nó nhờ có sự trao đổi với nhau hoặc do conngười nhận biết bằng các giác quan Thông tin là điều kiện tất yếu tạo thànhtri thức của con người.[2, 14]
Thông tin là phương tiện con người dùng để giao tiếp và phát triển cộngđồng Thông tin thúc đẩy sự phát triển xã hội, xã hội ngày càng phát triển nhucầu thông tin càng cao Việc tận dụng các nguồn thông tin sẵn có để áp dụngvào sản xuất, vào đời sống giúp con người rút ngắn thời gian tìm hiểu, nghiêncứu và phát triển kinh tế nhanh hơn [2, 15]
Về khái niệm thông tin, cho đến nay đã có nhiều bài viết đề cập đến vấn đềnày Tuy còn có nhiều cách kiến giải khác nhau, nhưng tựu trung đều thốngnhất thừa nhận: thông tin là biểu hiện của quá trình tác động lẫn nhau giữa cácđối tượng vật chất, nó gắn liền với quá trình phản ánh và mang tính kháchquan
Trang 52.1.3 Khái niệm thông tin nông nghiệp
Thông tin nông nghiệp là những thông tin liên quan đến vấn đề nông nghiệpnông thôn Đó là những thông tin về thị trường, thông tin về chính sách nôngnghiệp của nhà nước, thông tin về bảo vệ thực vật, thú y, thông tin tiến bộkhoa học kỹ thuật mới, thông tin thị trường:
- Thông tin về thị trường : Thị trường gắn liền với kinh tế hàng hóa Trongnền kinh tế hàng hóa, các quan hệ kinh tế đều được thực hiện thông qua thịtrường Các yếu tố cơ bản của thị trường đó là cung, cầu và giá cả
Ví dụ để nâng cao hiệu quả kinh tế trồng lúa bà con nông dân cần nắm bắtthông tin thị trường, hiểu rõ qui luật cung (lượng lúa gạo của người sản xuất)cầu (nhu cầu về lúa gạo) trên thị trường trong và ngoài nước để hiểu thêm vàbiến động giá cả lúa gạo Cụ thể như nông dân phải biết năm nay Thái Lan,Trung Quốc sẽ xuất khẩu bao nhiêu tấn gạo? Các nước như Indonesia,Malaysia, các nước Châu Phi cần nhập bao nhiêu gạo? Loại gì: hạt tròn, hạtdài, gạo thơm?
- Thông tin thời tiết là trạng thái tổng hợp của các yếu tố khí tượng xảy ratrong khí quyển ở một thời điểm hay một khoảng thời gian xác định Nhữngđặc trưng quan trọng nhất của thời tiết là các yếu tố khí tượng: nhiệt độ,không khí, áp suất khí quyển, gió, độ ẩm; và các hiện tượng thời tiết như:giáng thủy, sương mù, giông tố
Thời tiết rất quan trọng đối với người làm nông nghiệp Nông dân cần biếtnăm nay dự báo mưa gió, lũ, bão như thế nào để bố trí lịch thời vụ cho hợp lý.Thông tin thời tiết chính xác thì bố trí thời vụ làm lúa, xuống giống, né rầythuận lợi, đúng vào tiết trời, lúa ít sâu bệnh năng suất lại cao hơn
- Thông tin chính sách nhà nước đối với nông nghiệp: theo James Andersonthì: ‘‘chính sách là một quá trình hoạt động có mục đích được theo đuổi bởimột hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm’’ Hệ
Trang 6thống các chính sách vĩ mô của Nhà nước có vai trò thúc đẩy việc hình thành
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nóiriêng, làm cho nó vận động, phát triển theo hướng có lợi nhất, phù hợp vớimục tiêu và định hướng đã đặt ra
Nông dân thường nghe thông tin chung chung trên báo, đài về các chínhsách nhà nước đối với nông nghiệp nông thôn Tuy nhiên thông tin về chínhsách cho nông dân vay vốn để tăng gia sản xuất phát triển nông thôn đượcngười dân quan tâm hơn cả Việc hỗ trợ tiền vay 4%, hỗ trợ 30% tiền muamáy nông nghiệp, hỗ trợ tiền mua lúa giống, hỗ trợ tiền mua con giống như
bò, heo, tôm, cá Nhưng thường chỉ là những thông tin về chính sách, cònthông tin thủ tục xin vay lại chưa được phổ biến rộng rãi và dễ hiểu đến từngnông dân, nên nông dân thường đi không lại về không, gây khó khăn trongviệc tiếp cận với các chính sách ưu tiên cho nông dân, người dân trở nên thờ ơvới các chính sách nông nghiệp nông thôn Do đó, nếu có chính sách nhànước hỗ trợ nông nghiệp thì nên phổ biến cho rõ ràng đầy đủ thông tin trênbáo chí hay đài cũng phải chi tiết cụ thể thì nông dân mới nắm bắt được
- Thông tin về những tiến bộ khoa học kỹ thuật bao gồm: sự phát triển khoahọc, công nghệ và việc áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất Ngày naykhoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sự phát triển củakhoa học, công nghệ và việc áp dụng nó vào sản xuất đã trở thành động lựcmạnh mẽ để tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, kinh tếnông thôn và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng
Nông dân cần biết những KHKT mới trong nông nghiệp, chẳng hạn như cócây lúa nào kháng được rầy nâu không? Phân bón Bình Điền, phân bón NămSao, phân bón Mê Kông lợi và hại như thế nào so sánh khi dùng phân đơn:DAP, Kali Có loại nào thay thế Urê như phân bón NEB-26 hay không? Cònnhiều vấn đề khác, kỹ thuật tiến bộ, cây, con mới nông dân cần biết để đa
Trang 7dạng hóa sản xuất Ví dụ: Chuyển đổi nuôi trồng những sản phẩm đáp ứng thịtrường cao cấp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hiệu quả, phải chú ýxem xét chi phí và doanh thu Sản phẩm phải là sản phẩm thị trường tiêu thụtốt.
2.1.4 Nguồn thông tin
Nguồn thông tin là những người hay những nơi tạo ra và truyền đi các thôngtin Quá trình chuyển giao một ý tưởng, một thông tin: Ý tưởng chuyển thànhmột bức thông điệp tạo ra những yếu tố vật chất (từ ngữ, hình ảnh) với một ýnghĩa tượng trưng (ý tưởng được mã hoá thành những cái tượng trưng để gán
ý nghĩa của nó vào) Nguồn hay người chuyển giao gửi thông điệp này thôngqua kênh nào đó đến với người nhận Người nhận giải mã những thông điệpnhư vậy và tạo ra các ý tưởng trong đầu mình, nó có thể được sử dụng haykhông được sử dụng (hiệu ứng của thông tin) Nguồn sẽ quan sát hiệu ứngnày và sử dụng nó để đánh giá tác động của thông điệp [3,63]
Quá trình này có thể được cụ thể thông qua mô hình MCRE [3]
Nguồn mã hoá thông điệp kênh người nhận giải mã hiệu ứng
Theo AW Van den ban và H.S.hawkin: Hệ thống thông tin và kiến thứcnông nghiệp có các nguồn thông tin sau: ở những người nông dân khác;những tổ chức khuyến nông của nhà nước; những tư nhân buôn bán vật tư,cung cấp tín dụng, thu mua nông sản; những công ty khác của nhà nước, vănphòng tiếp thị và nhà làm chính sách; những tổ chức của nông dân và nhữngthành viên của nó; các tạp chí nông nghiệp, đài phát thanh, vô tuyến truyềnhình và các phương tiện thông tin đại chúng khác; nhà nghiên cứu (ít nôngdân có thể tiếp xúc được với nhà nghiên cứu) Hiện nay khoảng cách giữa
Trang 8những nhà nghiên cứu và người dân vẫn còn quá xa, chỉ một số ít nông dân cóthể liên hệ trực tiếp với các nhà nghiên cứu, nhất là các nước đang phát triển,nơi mà số nhà nghiên cứu tính trên số nông dân còn ít, giao thông khó khăn,
và có một khoảng cách về xã hội giữa họ, người nông dân thường nhút nhát,
dè dặt những thông tin họ muốn có thường chỉ chờ cán bộ phát triển đưa đếnchứ ít khi tự đi tìm cán bộ hoặc nhà nghiên cứu để tìm hiểu Nghiên cứu chỉthực sự có tác động đến sản xuất nông nghiệp nếu có những người làm côngtác thông tin giữa các nhà nghiên cứu với nông dân Chúng tôi không nói rằng
“những người này chuyển giao kỹ thuật từ một viện nghiên cứu đến cho nôngdân” [3], bởi vì việc thông tin những vấn đề, những kinh nghiệm và tình hìnhthực tế của nông dân cho các nhà nghiên cứu biết ít ra cũng là điều quan trọng
để nắm được những kết quả nghiên cứu có thực sự thích hợp và quan trọngcho sự phát triển nông nghiệp không Hơn nữa, sự phát triển của những kỹthuật có ích trong một hoàn cảnh nào đó yêu cầu một sự tổng hợp những kiếnthức từ nhiều nguồn khác nhau Sự tổng hợp này thường phó mặc cho nôngdân, mặc dù các nhà nghiên cứu và khuyến nông đóng một vai trò quan trọngtrong quá trình đó Việc tổng hợp là một phần quan trọng trong công việc củanhững người làm nghiên cứu hệ thống nông nghiệp (FSR), những người đang
cố gắng kết hợp những thông tin trong nghiên cứu của các chuyên ngành khácnhau với những thông tin về những tiến triển của thị trường và những chínhsách của nhà nước Những nhà nghiên cứu chuyên ngành thường không muốncác thông tin của họ kết hợp với những thông tin từ những nguồn gốc kháctrước khi nó trở nên có giá trị đối với việc giúp đỡ nông dân đưa ra quyếtđịnh Suy nghĩ này không đánh giá được tính khả quan trong quyết định củangười dân Bởi vì, khi người dân tiếp xúc được với nhiều luồng thông tin khácnhau cộng với những kiến thức và kinh nghiệm thực tế sẵn có thì họ có thểquyết định phương án sản xuất phù hợp nhất với mình
Trang 92.1.5 Đặc điểm của quá trình tiếp nhận thông tin
Là yếu tố khởi xướng việc thực hiện quá trình truyền thông tin, yếu tố đó cóthể là một cá nhân, một nhóm người hay một tổ chức Khi sử dụng thông tincần quan tâm đến độ tin cậy, sự tín nhiệm và tính chính xác, mới mẻ, hấp dẫncủa thông tin
Người nông dân sử dụng nhiều nguồn khác nhau để thu thập thông tin vàkiến thức cho việc quản lý nông trại của họ Những nguồn này bao gồm:
Ở những người nông dân khác
Những tổ chức khuyến nông của nhà nước
Những tư nhân buôn bán vật tư, cung cấp tín dụng và thu muanông sản
Những công ty của nhà nước, văn phòng tiếp thị và nhà làm chính sách
Những tổ chức của nông dân và các thành viên của nó
Các tạp chí nông nghiệp, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, và cácphương tiện thông tin đại chúng khác Đặc điểm của quá trình tiếp nhận thôngtin đó phụ thuộc rất lớn vào những nguồn thông tin trên
2.1.6 Hệ thống kiến thức thông tin nông nghiệp của người dân
Trong thời gian gần đây, những nghiên cứu có sự tham gia của người dânrất được các tổ chức nghiên cứu quan tâm Bởi lẽ, rất nhiều kiến thức nôngnghiệp được phát triển từ những thí nghiệm đơn giản mà người nông dân thựchiện, ví dụ khi trồng một cây trồng mới tại địa phương họ, hoặc khi họ thayđổi lịch phân bón, qua quá trình theo dõi thực tế, người dân tự đúc kết ranhững kinh nghiệm và kinh nghiệm đó sẽ được tích luỹ qua nhiều thế hệ vàtrở thành kiến thức riêng của vùng Đồng thời, người nông dân cũng đã cốgắng điều chỉnh những khuyến cáo của khuyến nông phù hợp với tình hìnhnông hộ của họ Các nhà nghiên cứu và khuyến nông có thể hợp tác với nhau
Trang 10bằng việc giúp cho người nông dân làm tốt các thí nghiệm này và bằng việcgiúp họ rút ra những kết luận chính xác từ những kết quả thu được Sự hợp tácnày sẽ làm tăng chất lượng của các thông tin và làm giảm đi xác suất nôngdân làm theo một khuyến cáo nào đó Họ cũng có thể học được ngay từ nhữngthí nghiệm của mình rằng một quan điểm hay một kỹ thuật nào đó không cótác dụng vì họ đã mắc sai lầm trong khi thí nghiệm Những thí nghiệm donông dân làm thường nảy sinh các thông tin về sự cần thiết của lao động vàtiền vốn của các mùa vụ khác nhau cho các kỹ thuật mới và khả năng đáp ứngnhu cầu về nguồn lực này Những thông tin như vậy là cực kỳ quan trọng choviệc phát triển các kỹ thuật thích hợp với điều kiện của từng vùng, từng hộ.Những kiến thức có giá trị mà nông dân có được, hay còn gọi là những kiếnthức bản địa, thường bị các nhà nghiên cứu lãng quên, mặc dù những thôngtin đó có thể khá quan trọng cho những khuyến cáo của một vùng nào đó vàcũng rất quan trọng cho việc phát triển một hệ thống nông nghiệp bền vững
2.1.7 Khái nệm AKIS
Theo Roling (1989), AKIS kiểm tra việc nghiên cứu mở rộng giao diện từmột hệ thống kiến thức cơ bản, áp dụng và nghiên cứu vấn đề; chuyên gia,công nhân và nông dân xem như tất cả các thành phần của hệ thống… mộtAKIS là gồm nông nghiệp, cơ sở giáo dục, tổ chức, người và các mối liên kết
và tương tác, tham gia vào các thế hệ, chuyển đổi, chuyển giao, lưu trữ lại,quy định, củng cố, phổ biến và phát huy các kiến thức và thông tin, với mụcđích làm việc để hỗ trợ cho ý kiến hình thành, đưa ra các quyết định, giảiquyết vấn đề hoặc đổi mới trong lĩnh vực, ngành, kỷ thuật [4,1-2]
Theo FAO và Ngân hàng Thế giới (2000): “Hệ thống thông tin và kiến thứcnông nghiệp trong phát triển nông thôn (AKIS/RD) là sự liên kết giữa ngườidân với các tổ chức, để đẩy mạnh quá trình học hỏi và phát hiện, tham gia và
áp dụng các kiến thức và thông tin về công nghệ và kỹ thuật vào trong sản
Trang 11xuất nông nghiệp Hệ thống bao gồm: người nông dân, giáo sư nông nghiệp,nhà nghiên cứu, khuyến nông với những kiến thức và những nguồn thông tinkhác nhau để cải thiện đời sống và phát triển nông trại tốt hơn [5].
Theo AW Van den ban và H.S.hawkin(1999): ‘‘Hệ thống thông tin và kiếnthức nông nghiệp (AKIS) được định nghĩa: các cá nhân, các mạng lưới hoạtđộng, các cơ quan và những mối tương tác, liên kết giữa họ thu hút hay quản
lý việc nảy sinh, chuyển đổi, chuyển giao, lưu trữ, hồi phục, tổng hợp, truyền
bá và sử dụng những kiến thức và thông tin, và cùng phối hợp hành động đểcải thiện đáng kể sự phù hợp giữa kiến thức, môi trường và kỹ thuật được sửdụng trong nông nghiệp” [3, 27]
Theo quan điểm đó, người nông dân đã sử dụng rất nhiều nguồn thông tinkhác nhau để thu thập kiến thức và thông tin mà họ cần trong sản xuất, nhữngkiến thức mới không chỉ do cơ quan khoa học tạo ra mà còn do nhiều cơ quankhác như: những người buôn bán hoặc chính những người dân Những mốiliên kết được thiết lập tạo thành mạng lưới cung cấp thông tin và thông tin cóthể được chuyển tải tới nhiều đối tượng khác nhau giúp thúc đẩy quá trình sảnxuất được tốt hơn Tham gia vào một AKIS, người dân có thể hiểu biết đượcnhiều thông tin khác nhau: Về kỹ thuật sản xuất, giá đầu vào đầu ra cho sảnphẩm, chính sách nông nghiệp của nhà nước, kinh nghiệm của những ngườikhác….để bổ sung lẫn nhau cùng giúp nhau phát triển
2.1.8 Phân tích AKIS
Phân tích AKIS: Phân tích hệ thống thông tin và kiến thức nông nghiệp chovùng nào đó hay một lĩnh vực nào đó của nông nghiệp là rất quan trọng đểphát hiện ra những lổ hổng đang kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp, cũngnhư những chòng chéo đang làm lãng phí nguồn lực của nhà nước và ngườidân Engel(1995) đã phát hiện một phương pháp luận gọi là “ chẩn đoánnhanh hệ thống kiến thức nông nghiệp” để thu hút các tác nhân vào việc phân
Trang 12tích hệ thống thông tin và kiến thức nông nghiêp [6] Khi phân tích hệ thốngthông tin và kiến thức nông nghiệp nên chú ý đến thực tế là những nhómnông dân khác nhau, ví như phụ nữ và nam giới, người trồng trọt và ngườichăn nuôi và người dân có những nguồn lực khác nhau thì nắm giữ hay đòihỏi những loại thông tin khác nhau và sử dụng những loại thông tin khác nhau[3, 33][7].
Hiện nay AKIS được công nhận là đóng vai trò rất quan trọng đối với sảnxuất nông nghiệp Theo McDermott, J.K.(1987) chỉ ra rằng cần phải tổng hợpcác thông tin từ các nhà nghiên cứu, khuyến nông và nông dân để có thể tạo
ra những kỹ thuật tốt nhất cho một tình hình cụ thể nào đó Tạo ra một mạnglưới gồm nhiều tác nhân khác nhau đã trở nên cần thiết, trong đó thông tin củamỗi nhóm đều có thể tổng hợp lại Vai trò của mạng lưới hoạt động này có thểthực hiện với những thông tin về kỹ thuật sản xuất, cũng như đối với việc pháttriển những mối quan hệ hiệu quả hơn với thế giới bên ngoài nông trại, đặcbiệt là thị trường
2.2 Thực trạng hệ thống thông tin kiến thức nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Hoạt động của AKIS trên thế giới
* Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO) nghiêncứu trường hợp của AKIS / RD trên các quốc gia Qua nghiên cứu đã đượcthực hiện trong giai đoạn 2000 đến 2003 của quốc gia Cameroon, Chile,Cuba, Ai Cập, Lithuania, Malaysia, Ma-rốc, Pakistan, Trinidad và Tobago, vàUganda; mười quốc gia nghiên cứu trường hợp AKIS / RD bao gồm các khuvực khác nhau: Nam Á, Bắc Phi, Đông Phi, Tây Phi, Châu Mỹ, và Đông Âu
Họ cũng được chia thành ba loại khác biệt về kinh tế như được định nghĩa củangân hàng Thế giới Các chỉ số phát triển của thế giới năm 2003: thu nhậpthấp (Cameroon, Pakistan và Uganda); nhóm thu nhập trung bình thấp hơn
Trang 13(Cuba, Ai Cập và Ma-rốc) và nhóm thu nhập trung bình trên (Chile,Lithuania, Malaysia, và Trinidad và Tobago) [5].
FAO / Ngân hàng Thế giới tài liệu đề xuất một tầm nhìn chiến lược cho mộtAKIS / RD rằng: [5]
1) Xác định một cách chính xác những khó khăn và những cơ hội đối mặtnam và nữ nông dân và mối quan hệ rộng lớn của họ và cộng đồng, tham giathông qua các phương pháp khoa học để tạo ra thích hợp và bền vững về kinh
tế, xã hội và công nghệ
2) Giúp người dân nông thôn, đặc biệt là nông dân, để thu thập các kỹ năng xãhội và công nghệ cần thiết để tăng năng suất của họ, quản lý các nguồn tàinguyên thiên nhiên bền vững, nâng cao thu nhập của họ
3) Cho phép các chính phủ trong việc thực hiện các hoạt động tốt cho côngchúng, ví dụ việc bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, xoá đóigiảm nghèo, và thúc đẩy phát triển giáo dục, nghiên cứu và khuyến nông, cho
dù từ các nhà cung cấp công cộng hoặc tư nhân
4) Cung cấp cho giáo dục và đào tạo liên tục và cùng có cơ hội học hỏi chocác nhà giáo dục, nghiên cứu, khuyến nông và bà con nông dân như nhau, chophép họ làm việc cùng nhau một cách hiệu quả
Hệ thống thông tin và kiến thức nông nghiệp (AKIS) đã được thực hiện tạiTrans Nzoia và Tây Pokot các huyện phía Bắc Rift, Kenya Nghiên cứu đãthực hiện và đưa ra kết quả như sau:
Phương pháp và công cụ sử dụng
Phương pháp và các công cụ được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: đánhgiá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA), đánh giá nhanh của kiến thức hệthống nông nghiệp (RAAKS) và phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội vàthách thức (SWOT) Trong mỗi huyện, thị xã, nghiên cứu bắt đầu với cáccuộc họp với MOA cán bộ, chính quyền Kenya và các sở, ban, ngành là người
Trang 14chủ chốt, đặc biệt là các tổ chức phi chính phủ, những người đang tham giavào phát triển nông nghiệp, công nghệ phát triển và chuyển giao [11]
Kết quả
Nghiên cứu cho thấy hệ thống thông tin và kiến thức nông nghiệp ở Kenyarất phong phú, có nhiều mối liên kết giữa các bên với nông dân như:
- Nông dân với nông dân
- Nông dân với thương nhân
- Nông dân với chính quyền, sở, ban, ngành
- Nông dân với tổ chức phi chính phủ (NGOs)
- Nông dân với nhà thờ
- Nông dân với nhà nghiên cứu
Kết quả thu được qua điều tra theo mức độ quan trọng là: bộ nông nghiệp(MOA) và các chính phủ Kenya (GoK) là sở, ban, ngành chính của các nguồnthông tin về nông nghiệp (26 - 40% số người trả lời phỏng vấn), tổ chức phichính phủ (bao gồm cả nhà thờ) là kế tiếp quan trọng nhất của các nguồn (12 -40%), theo sau là nông dân và hàng xóm / bạn bè tương tác (1-26%) Các tổchức dựa vào cộng đồng (CBOs) là nguồn thông tin đáng kể (9-23%), như làquần chúng và các phương tiện thông tin in ấn (6-19%) Stockists và buôn bánkhông phải là nguồn thông tin quan trọng (1-9%) Cơ hội và hạn chế của cácAKIS paradigm phổ biến trong các công nghệ phát triển thông qua các dự ánquản lý đất Qua số liệu điều tra cho thấy:
- Các AKIS ở Kenya rất đa dạng và phức tạp, thay đổi theo đối tượng
- Các bên tham gia, nhất là tổ chức phi chính phủ, nhà thờ hoạt động rất tíchcực, nhưng phạm vi còn hẹp Tổ chức chính phủ và phi chính phủ phối hợpcòn yếu kém
Trang 15- Có nhiều nguồn thông tin kiến thức ở một địa phương ( hàng xóm, gia đình,các tổ chức dựa vào cộng đồng ) Có 40-70% người trả lời báo cáo cho rằng:Nguồn thông tin từ cán bộ khuyến nông của chính phủ là nguồn thông tinquan trọng Mặc dù cả hai đối tượng khuyến nông và người dân có tần số vàchất lượng tương tác chưa thường xuyên Tổ chức phi chíng phủ là nguồnthông tin quan trọng ở khu vực họ hoạt động Nhà thờ và những công ty,doanh nghiệp là nguồn thông tin đáng kể.
- Các thông tin nhận được: hầu hết người dân cho biết là các thông tin họnhận được là chưa đầy đủ, chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của họ
- Thiếu nhân lực ( Chính Phủ và khuyến nông của chính phủ ) và ít tổ chứcCBOs được coi là trở ngại nghiêm trọng đến hiệu quả của các luồng thông tin Tại một số nước có các hoạt động về hệ thống thông tin trong sản xuất như:
ở Thái Lan, từ rất lâu đã có một kênh truyền hình chuyên biệt dành cho nôngdân Brazil có 2 kênh truyền hình về khoa học kỹ thuật nông nghiệp dànhriêng cho nông dân Australia cũng có những kênh truyền hình về nôngnghiệp của các tập đoàn tư nhân
* Trung Quốc: Truyền hình là công cụ thông tin, đào tạo, giáo dục nông dân
và phát triển nông thôn
Truyền hình dành cho nông dân, nông thôn, hay nói rộng ra là việc thiết lậpmột khu vực thông tin chuyên biệt cho nông thôn và những nhà quản lý nôngnghiệp nông thôn đã được thực hiện ở rất nhiều nước trên thế giới Đặc biệttại Trung Quốc, hiện là một trong những quốc gia nông nghiệp lớn trên thếgiới, việc cung cấp thông tin về thị trường, về khoa học kỹ thuật nông nghiệp
đã được đảng và chính phủ rất quan tâm Trung Quốc đã thiết lập một hệthống thông tin dày đặc nhằm giới thiệu, hướng dẫn nông dân tiếp cận với cácthông tin về thị trường, thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp,thông tin về dịch bệnh, dịch hại và đây cũng là một trong những phương tiện
Trang 16nhanh chóng, chủ đạo để hướng dẫn nông dân, người làm nông nghiệp kịpthời xử lý, phòng chống những mối nguy hại có thể dự báo trước đối vớingười nông dân Hệ thống này ngoài việc phản ánh, cập nhật thông tin vềnông nghiệp nông thôn, còn là một phương tiện quan trọng và chính thứcphục vụ chủ trương đào tạo nghề cho nông dân của chính phủ Trung Quốc.
Hệ thống thông tin cho nông dân cũng đã được xây dựng một cách đồng bộvới sự phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan quản lý cấp chính phủ như bộnông nghiệp, bộ giáo dục, bộ lao động Bắt đầu từ 1982, bên cạnh nhữngphương tiện truyền thông đại chúng như đài tiếng nói, tờ rơi, loa phóng thanhtại xã phường, Trung Quốc đã đầu tư một hệ thống truyền hình chuyên biệt cótới 4 kênh dành riêng cho nông dân và hàng loạt các chương trình truyền hình
về nông nghiệp, nông thôn, nông dân được phát sóng thường xuyên trên cáckênh truyền hình trung ương và địa phương Đặc biệt hệ thống truyền hìnhnông nghiệp được đặt trong hệ thống giáo dục đào tạo nông dân do bộ nôngnghiệp Trung Quốc thực hiện
Nội dung về nông nghiệp nông thôn phát trên đài truyền hình trung ươngTrung Quốc và toàn bộ nội dung của 4 kênh truyền hình chuyên biệt, đều do
"trường phát thanh truyền hình nông nghiệp trung ương - trung tâm đào tạogiáo dục khoa học kỹ thuật cho nông dân” thuộc bộ nông nghiệp Trung Quốcsản xuất Thông qua biện pháp xây dựng chương trình như thế này, chính phủTrung Quốc thể hiện rõ quan điểm coi truyền hình là kênh đào tạo chuyênnghiệp về khoa học kỹ thuật nông nghiệp, về chuyển đổi nghề và phổ biếnkiến thức về thị trường, chính sách cho nông dân Người nông dân tham giahọc từ xa qua các kênh truyền hình này được cấp bằng trung cấp hoặc caođẳng nông nghiệp, với chỉ một điều kiện là làm bài thi đạt điểm chuẩn Nguồnkinh phí hàng năm cho chi phí sản xuất chương trình khoảng 16 triệu nhân
Trang 17dân tệ (Tương đương 2,5 triệu USD) Toàn bộ số tiền này được cấp từ ngânsách nhà nước.
Ngân sách dành cho tổ chức sản xuất các chương trình chỉ là một phần, hệthống hạ tầng kỹ thuật, quản lý và nhân lực của các kênh truyền hình nàyđược đầu tư khá bài bản Hiện cả 4 kênh được phát qua vệ tinh và tại các địaphương, 550 trạm thu tín hiệu để phát cho nông dân xem Được biết, trong số
550 trạm thu tín hiệu vệ tinh này thì có 300 trạm là do các doanh nghiệpTrung Quốc tài trợ, còn lại là nguồn kinh phí của chính phủ Đặc biệt, tại cácđịa phương từ tỉnh đến huyện, cũng đều có các kênh truyền hình đào tạo nghềcho nông dân Những kênh truyền hình này được phát sóng song song với cácchương trình truyền hình của trung ương và 4 kênh truyền hình của trườngđào tạo nghề trực thuộc bộ nông nghiệp Trung Quốc Các kênh truyền hìnhnày cũng được cấp kinh phí riêng và đều được đặt trong các sở và cục nôngnghiệp tại các địa phương của Trung Quốc
Tuy nhiên, mô hình này của Trung Quốc cũng có những hạn chế Với 4kênh truyền hình chuyên biệt của "trường phát thanh truyền hình nông nghiệptrung ương - trung tâm đào tạo giáo dục khoa học kỹ thuật cho nông dân”thuộc bộ nông nghiệp Trung Quốc được phát trên một hệ thống vệ tinh riêng
và 4 kênh truyền hình này phải thu tín hiệu qua các trạm thu vệ tinh nhỏ đặttại các địa phương, cũng vì vậy, nông dân sẽ phải đến các điểm trạm này đểxem chương trình, nếu không thuận tiện, sẽ không thu hút được nhiều khángiả Lý do mà phía bạn đưa ra là họ muốn tập trung vào đối tượng chỉ là nôngdân, nếu quảng bá đại chúng giống như các kênh của truyền hình trung ươngTrung Quốc thì sẽ có một lượng lớn khán giả tại các thành phố không cầnthiết phải xem
Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, truyền hình đã có vai trò đặc biệt quantrọng trong việc nâng cao nhận thức, giáo dục, đào tạo và chuyển tải thông tin
Trang 18cho nông dân của chính phủ Trung Quốc Trong những năm qua, đã có tớihàng triệu nông dân được đào tạo qua truyền hình và trở thành những nôngdân nòng cốt tại các địa phương Con số không chính thức tại Bắc Kinh chothấy có tới hơn 30% nông dân cho biết thích được học nghề qua các kênhtruyền hình Tuy nhiên, con số này tại tỉnh Tứ Xuyên, một tỉnh nông nghiệptrọng điểm của Trung Quốc lại lên tới trên 70% và tại Hà Bắc là trên 50%.Hiện, nông dân cũng thường xuyên cập nhật kiến thức từ các kênh truyềnhình Và hầu hết những thông tin nông dân có được cũng là chủ yếu qua cáckênh truyền hình nông nghiệp các cấp từ trung ương đến địa phương củaTrung Quốc Ngay tại tỉnh Tứ Xuyên, chỉ trong 4 năm từ 2004 đến 2009, đã
có tới trên 300 nghìn nông dân Trung Quốc được cấp bằng và chứng chỉ nghềsau khi được đào tạo qua truyền hình
Đến thời điểm này, Trung Quốc vẫn coi truyền hình là thế mạnh trong giáodục đào tạo nông nghiệp và đào tạo chuyển dịch nghề cho nông dân Hệ thống
cơ sở hạ tầng và mạng lưới sản xuất chương trình vẫn được tiếp tục đầu tưhoàn thiện để nâng cao chất lượng và mở rộng sản xuất chương trình, phục vụnhu cầu của nông dân Nông dân Trung Quốc vẫn coi các kênh truyền hìnhnông nghiệp là kênh chuyển tải chính những chủ trương đường lối, nhữngchính sách mới của đảng, nhà nước Đây cũng là kênh thông tin chính về thịtrường, về nhu cầu sản xuất Đặc biệt, đối với nông dân Trung Quốc, đâychính là phương tiện đào tạo nghề hiệu quả và chưa thể thay thế
* Hoa Kỳ: Cơ sở dữ liệu nông nghiệp nông thôn là nền tảng
Nhà nước thiết lập và vận hành 1 bộ máy hỗ trợ thông tin khổng lồ và hoànhảo “Để có được một sản phẩm thông tin cụ thể, phản ánh được thực trạng và
xu hướng thị trường cho từng ngành hàng nông sản, việc cấp thiết nhất là phải
có một cơ quan đầu mối, là nơi tổng hợp thông tin ngành hàng từ nhiều cơquan khác nhau có thu thập thông tin liên quan đến ngành hàng (cơ quan thu
Trang 19thập cơ sở dữ liệu về sản xuất của ngành hàng, về tiêu dùng và tồn kho, về giá
cả và thương mại, về tác động và dự báo tác động của thời tiết), trên cơ sở đóphân tích các xu hướng tác động đến ngành hàng” Theo kinh nghiệm của bộnông nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban phối hợp dự báo ngành hàng (ICEC) (thuộc ban
dự báo triển vọng nông nghiệp thế giới) đóng vai trò là cơ quan đầu mối này.Các thành viên của ủy ban phối hợp dự báo ngành hàng đóng vai trò chủ trìtrong việc rà soát lại các phân tích và dự báo ngành hàng của các đơn vị kháctrong bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, và cung cấp các hướng dẫn về phương phápluận dùng trong nghiên cứu và dự báo Trong bộ nông nghiệp Hoa Kỳ có 5đơn vị có liên quan tới việc thu thập thông tin, duy trì và phát triển hệ thốngthông tin thị trường
- Thông tin sản xuất và tiêu dùng nông sản do phòng trồng trọt – ban thống
kê - cục thống kê nông nghiệp quốc gia (NASS) chịu trách nhiệm báo cáo vềcung ứng và tiêu dùng của nước Mỹ về sản lượng cây trồng, tồn kho và giánông sản
- Thông tin thời tiết toàn cầu: Do cơ quan phối hợp về dự báo thời tiết của
bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và trung tâm quốc gia về khí hậu và đạidương (NOAA) Tổ chức ( NOAA ) công bố bản tin về thời tiết và vụ mùatrên trang web http://www.usda.gov/oce/waob/jawf/wwcb.html, thông báo vềtình hình thời tiết trong tuần và các đưa ra các phỏng đoán về tác động củatình hình thời tiết đó lên mùa vụ trên phạm vi toàn thế giới
- Thông tin thị trường nông sản thế giới: cung ứng, phân phối, dự trữ do bannông nghiệp quốc tế (FAS) cung cấp, bao gồm báo cáo về giá cả nông sản,tình hình thị trường nông sản thế giới, dự trữ nông sản, cung cấp cơ sở dữ liệu
về sản xuất, tại trang web của FAS
- Thông tin phục vụ các chương trình hỗ trợ nông dân do ban dịch vụ nôngnghiệp (FSA) thực hiện, có trách nhiệm giám sát thu nhập, chi phí sản xuất
Trang 20các lương thực chủ yếu để tư vấn cho lãnh đạo bộ nông nghiệp Hoa Kỳ triểnkhai các chương trình hỗ trợ bù giá cho nông dân, thông quan các khoản vaycho hoạt động xúc tiến thương mại, các khoản trợ cấp trực tiếp, các khoản bồihoàn…
- Thông tin phân tích và dự báo thị trường ngành hàng nông sản thế giới doban nghiên cứu kinh tế (ERS) có trách nhiệm cung cấp
2.2.2 Hoạt động của AKIS tại Việt nam
Kinh tế thị trường đòi hỏi người nông dân phải có những kiến thức nhấtđịnh, nhận thức đúng đắn trong thời kỳ mới để không bị tụt hậu Thông tin thịtrường đối với người nông dân là một yếu tố quan trọng, thế nhưng theo bộNN& PTNT mới chỉ có khoảng 25% nông dân tiếp cận được với thông tin thịtrường
Hiện nay, cách tiếp cận thông tin chính của nông dân là qua đài, báo, truyềnhình, mạng lưới khuyến nông Tuy nhiên, các thông tin này thường chỉ tậptrung vào kỹ thuật sản xuất, trong khi đó câu hỏi đầu tiên đặt ra cho các nôngdân là sản xuất cho ai, bao nhiêu, sau đó mới là sản xuất như thế nào
Ở Việt nam, các kênh thông tin và kiến thức nông nghiệp đã có từ lâu,nhưng nó còn sơ khai và chưa được sự quan tâm một cách thích hợp, hay nóicách khác thì trước đây họ chưa hiểu rõ tầm quan trọng của các kênh thôngtin và kiến thức nông nghiệp
Hiện nay, cùng với quá trình phát triển chung của thế giới, nhu cầu hiểu biếtcác thông tin bên ngoài ngày càng cấp thiết Vì vậy Đảng, Nhà nước và cáccấp chính quyền đã bước đầu quan tâm và phát triển hệ thống thông tin vàkiến thức nông nghiệp
Năm 2004, trung tâm tin học thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
đã triển khai dự án " Mạng lưới thông tin thị trường ở 20 tỉnh " Trong năm
2004 làm thí điểm ở 3 tỉnh, đến 2005 mở rộng ra 10 tỉnh và đến năm 2006 đã
Trang 21triển khai được lên 20 tỉnh TS Đặng Kim Sơn, Giám đốc trung tâm cho rằng:
hệ thống thông tin này phải thích hợp với điều kiện cụ thể của từng địaphương; tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho các đối tượng tham gia;cải tiến, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác thu thập và xử lý thôngtin thị trường Hệ thống sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về giá cả, cung cầucủa quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu thụ hàng hóa Tuy nhiên, các thông tincủa hệ thống này chỉ dừng lại ở các thông tin về thị trường, giá cả, còn nhiềuthông tin mà người dân rất cần nhưng chưa được đề cập nhiều Như ông NgôLong Bồi, trưởng phòng khoa học công nghệ, sở NN&PTNT Vĩnh Long bănkhoăn: một doanh nghiệp muốn mua hàng hoá (ví dụ như xoài) thì mua ở đâu
và thanh toán như thế nào, hay người nông dân cần mua giống cây trồng sạchbệnh thì liên hệ với ai? Điều này chứng tỏ rằng, hệ thống thông tin còn nhỏ lẻ,thông tin còn hạn hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu của những người sản xuất
và tiêu thụ Nhiều người dân đang “đói” thông tin như: Thời điểm thu hoạchnông sản trong nước và ngoài nước để quyết định thời gian sản xuất cho phùhợp, tránh rớt giá Ông Bồi cũng lưu ý: Việc phát triển hệ thống thông tinnông nghiệp không chỉ đơn giản là chỉ cung cấp thông tin về giá cả hàng hoá
mà còn là kênh quan trọng giúp người dân hiểu biết hơn về kỹ thuật
Kênh thông tin khuyến nông hiện nay vẫn chưa phát triển mạnh mặc dùthiếu thông tin về khuyến nông đã làm cho giá trị của hàng nông sản ViệtNam không có tính cạnh tranh Hiện nay, chi phí mà nhà nước dành chokhuyến nông mỗi năm lên đến hơn 100 tỉ đồng, tuy nhiên chỉ có 3% trongkhoản kinh phí này dành cho việc thông tin khuyến nông, theo ông Bửu nói:
“Đây là khoản kinh phí quá ít ỏi cho một cường quốc về xuất khẩu nông sảnnhư Việt Nam” Điều này cho thấy, công tác khuyến nông chưa thực sự đượcchú trọng, vấn đề đầu tư cho khuyến nông chưa được quan tâm thoả đáng.Hoạt động khuyến nông đa số mới chỉ dừng lại ở việc đưa các tiến bộ khoa
Trang 22học về với người dân thông qua việc xây dựng các mô hình trình diễn, tậphuấn, chưa quan tâm nhiều đến vấn đề thị trường, vấn đề xã hội Năm 2007,được sự hỗ trợ của dự án “Tăng cường công tác khuyến nông vào thị trường ở
20 tỉnh và 100 huyện” thuộc chương trình ASDP, vốn vay của ADB
Hệ thống thông tin nông nghiệp của Việt Nam chủ yếu được chuyển tải quacác kênh truyền hình quốc gia và địa phương Tuy nhiên, thực tế thông tin vẫncòn dàn trải và không tập trung vào lợi ích thiết thực của nông dân Ông Bửunhận xét, một ông chuyên gia nông nghiệp trên đài truyền hình không thể nóitất cả về mọi lĩnh vực trong nông nghiệp “Điều này vừa không chuyênnghiệp và thiếu thuyết phục Chưa kể một phần quan trọng mà nhà đài không
để ý đến là việc nông dân ba miền bắc, trung, nam không thể nghe và hiểuđược cùng một giọng nói mà phát thanh viên chuyên về nông nghiệp nói”.Ngoài ra thông tin cần phải đồng bộ, chuyên sâu và xuyên suốt, từ đài truyềnhình, phát thanh cho đến tài liệu in ấn về nông nghiệp Cụ thể, nhà đài khiphát một chương trình về khuyến nông, phải nói rõ nơi nào bán tài liệu này đểnông dân mua về Doanh nghiệp nông sản hoạt động trong ngành nghề, hoàntoàn có thể phối hợp với đài để mua tài liệu phát miễn phí cho nông dân.Những trung tâm khuyến nông ở các địa phương ở xã, huyện cũng cần pháthuy tốt vai trò của mình thông qua việc liên kết với doanh nghiệp, các cơquan truyền thông để chuyển tải thông tin thiết thực đến người nông dân.Việc phổ biến kiến thức của nhà nông không chỉ là mối quan tâm của bộnông nghiệp và phát triển nông thôn mà còn là mối quan tâm của các cơ quancủa chính phủ Bộ nông nghiệp cũng như chính phủ rất quan tâm phát triển về
hệ thống thông tin, trong đó có thông tin khoa học, công nghệ, thông tin thịtrường nông lâm sản và việc này đã được thực hiện khá bài bản trong thờigian qua Chẳng hạn như VTV1, VTV2 có những chương trình chuyên đề vềvấn đề này, VTV1 có hẳn chương trình thông tin riêng về những vấn đề cấp
Trang 23bách của nông nghiệp Riêng về phía bộ nông nghiệp thì bộ đã cố gắng xâydựng hệ thống thông tin, kết hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đểtruyền tải kiến thức cũng như sự phong phú “đời sống” nông nghiệp đến vớingười nông dân một cách sớm nhất Trong sự cố gắng nỗ lực hết sức củamình, những thông tin về kế hoạch, sản xuất cũng như sự cập nhật về tìnhhình sản xuất, bộ nông nghiệp cũng liên tục có thông báo để thông tin kịpthời, rộng rãi cho nông dân [8].
Theo chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) ViệtNam đến năm 2020, để phát triển ứng dụng ICT, phải xây dựng và phát triểncông dân điện tử; đảm bảo trên 80% thanh niên ở các thành phố, thị xã, thịtrấn có thể sử dụng các ứng dụng ICT và khai thác Internet; từng bước đưaICT vào đời sống của nông dân, thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn vàthành thị; người dân được truy cập thông tin và tri thức kịp thời thông quaphát thanh, truyền hình, Internet và các trang thông tin điện tử Tuy nhiên, đểviệc đưa ICT về với người nông dân còn cả một chặng đường Nhận thức rõvai trò của ICT, thủ tướng chính phủ đã ký phê duyệt chiến lược phát triểnICT Việt Nam đến năm 2020, theo đó để phát triển ứng dụng ICT, phải xâydựng và phát triển công dân điện tử Bên cạnh đó, trong chương trình trọngđiểm quốc gia về ứng dụng và phát triển ICT giai đoạn 2005-2010 cho nôngthôn, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chủ trì, phối hợp với bộ bưuchính viễn thông đề ra dự án “Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin nôngthôn”, trong đó tập trung và việc xây dựng hệ thống thông tin nông nghiệp vàphát triển nông thôn như cung cấp các dịch vụ thông tin cho nông dân về giánông sản, thông tin về kỹ thuật, giống, đồng thời phát triển hệ thống các điểmbưu điện văn hoá xã và các điểm truy cập Internet công cộng Đưa Internetđến 100% các điểm bưu điện văn hoá xã và các trung tâm giáo dục cộngđồng, phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào nông
Trang 24nghiệp và phát triển nông thôn Trong khuôn khổ đề án này, Tập đoàn bưuchính viễn thông Việt Nam (VNPT) sẽ triển khai khoảng 9.000 điểm bưu điệnvăn hoá xã và trên 10.000 điểm tại các vùng nông thôn miền núi có Internet.Đến nay, đã đưa được 7.821 điểm bưu điện văn hoá xã vào sử dụng; 927 điểmtrong đó đã được trang bị hệ thống Internet, VNPT cho biết cũng đang gấp rúthoàn thành việc trang bị hệ thống mạng Internet tại tất cả các bưu điện vănhoá xã để sẵn sàng phục vụ người dân [9].
Trang 25PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
* Tình hình cơ bản xã Quảng Thọ
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Về kinh tế:
+ Về tình hình đời sống của nhân dân
+ Dân số và lao động:
* Đặc điểm nông hộ nghiên cứu
- Loại cây trồng vật nuôi mà hộ sản xuất
- Số lao động, độ tuổi, trình độ văn hoá của chủ hộ
- Các vị trí trong chính quyền, tổ chức, dòng họ mà thành viên trong gia đình đảm nhận
- Các loại vật dụng gia đình: Đài, tivi, máy vi tính, Internet
* Hệ thống thông tin và kiến thức nông nghiệp ở xã Quảng Thọ
- Mô tả các nguồn thông tin trong hệ thống
- Loại thông tin
- Kênh thông tin truyền tải
* Hiệu quả hoạt động của các nguồn thông tin
- Ứng dụng thông tin
- Sự phản hồi thông tin
- Chia sẻ thông tin
* Vai trò của các nguồn thông tin
- Những thay đổi chung về sản xuất
- Những thay đổi về kỹ thuật
* Mối liên kết giữa các nguồn thông tin
Trang 26* Thuận lợi, khó khăn của người dân trong quá trình tiếp cận thông tin
- Thuận lợi
- Khó khăn
* Các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các nguồn thông tin
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tham khảo các tài liệu liên quan đến đề tài như: sách, báo, báo cáo khoahọc, tài liệu nghiên cứu, tạp chí, thông tin trên mạng internet Phương phápnày được sử dụng chủ yếu trong phần tổng quan vấn đề nghiên cứu
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
* Thông tin thứ cấp:
Các báo cáo, tổng kết ở cấp chính là xã Quảng Thọ và nghiên cứu sách, báo,internet như: báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộinăm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011của xã ; báo cáo về tình hình cơ bản của xã nhằm thu thập thông tin về điềukiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội năm 2010 của xã Quảng Thọ
* Thông tin sơ cấp:
- Phỏng vấn bán cấu trúc :
+ Phỏng vấn người dân: chọn mẫu ngẫu nhiên, chọn 30 hộ (15 hộ thôn PhòNam A của hợp tác xã Quảng Thọ 1 và 15 hộ thôn La Vân Thượng của hợptác xã Quảng Thọ 2)
+ Nội dung phỏng vấn: số nhân khẩu và số lao động của hộ được phỏng vấn;những thay đổi về cơ cấu sử dụng đất, thay đổi cơ cấu thu nhập, thay đổi loạicây trồng, vật nuôi và phương thức sản xuất, kết quả của những thay đổi đó vềnăng suất, về chất lượng; các nguồn thông tin mà hộ được tiếp xúc; nhữngloại thông tin cần thiết và những thông tin đã nhận được; việc áp dụng và
Trang 27phản hồi thông tin sau khi nhận được; mức độ thỏa mãn với các kênh thôngtin đã được tiếp xúc; các kênh thông tin mà hộ được tiếp xúc, thuận lợi và khókhăn khi tiếp xúc đối với mỗi kênh thông tin; hiệu quả hoạt động của từngkênh thông tin đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp; việc kết hợp cácthông tin ở các kênh khác nhau và hiệu quả của việc kết hợp đó; thông tinđược người dân chia sẻ với người thân trong gia đình và hàng xóm không; cần
có những hoạt động gì để phát triển kênh thông tin
- Phỏng vấn sâu
+ Cán bộ trạm khuyến nông, cán bộ phòng nông nghiệp huyện, cán bộ thú y:Phỏng vấn sâu ông Phan Nam, cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền;ông Hoàng Thông, cán bộ trạm khuyến nông huyện và ông Phan Đình Tuyếncán bộ trạm thú y huyện về nội dung: tập huấn và xây dựng mô hình
+ Người am hiểu: chú Phong phó chủ tịch xã, bác Phú trưởng thôn Phò Nam
A, bác Hóa trưởng thôn La Vân Thượng Nội dung phỏng vấn: loại thông tincung cấp cho người dân; sự phản hồi thông tin của người dân; nguồn thông tin
mà người dân tiếp cận; hiệu quả của thông tin đối với người dân; tương tácgiữa các kênh thông tin và sự hỗ trợ của các kênh thông tin lẫn nhau; khókhăn và thuận lợi về hoạt động của các nguồn thông tin; khó khăn và thuậnlợi của người dân trong việc tiếp cận thông tin, kiến thức nông nghiệp; giảipháp khắc phục những khó khăn trong việc tiếp cận thông tin
- Thảo luận nhóm:
+ Nội dung:
Xác định các nguồn, kênh, loại thông tin kiến thức về nông nghiệp màngười dân địa phương có thể tiếp cận, với mỗi nguồn thì người dân thu nhậnđược những loại thông tin gì?
Xác định vai trò, hiệu quả của các nguồn thông tin và nguồn thông tin nàohiệu quả nhất
Trang 28+ Phương pháp:
Thảo luận nhóm người dân và sử dụng công cụ xếp hạng theo sở thích( tính điểm )
+ Địa điểm, số lượng:
Địa điểm tại thôn Phò Nam A thuộc HTX.NN Quảng Thọ 1, xã Quảng Thọ,huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Chọn 5 người tham gia vào buổithảo luận nhóm, thành phần tham gia gồm: trưởng thôn, 1 người trong hộinông dân, 1 người trong hội phụ nữ và 2 người dân
+ Tiến hành thảo luận
Thảo luận xác định các nguồn thông tin kiến thức về nông nghiệp màngười dân địa phương có thể tiếp cận, với mỗi nguồn thì người dân thu nhậnđược những loại thông tin, kiến thức gì?
Thảo luận xác định vai trò, hiệu quả của các nguồn thông tin và nguồnthông tin nào hiệu quả nhất Sử dụng công cụ xếp hạng theo sở thích ( tínhđiểm ) để xác định nguồn thông tin hiệu quả nhất:
Thảo luận nhóm người dân để xác định các nguồn thông tin mà người dântiếp cận được Thúc đẩy nhóm người dân đến khi họ không còn tìm đượcnguồn thông tin nào nữa
Thống nhất các nguồn thông tin cần xếp hạng dựa theo các tiêu chí:
Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác
Thông tin phù hợp với nhu cầu người dân
Thông tin dễ nghe, dễ hiểu, dễ áp dụng
Kẻ bảng xếp hạng phân theo cột và dòng
Hướng dẫn cách chấm điểm
3.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu:
- Sử dụng phương pháp định tính và định lượng để tổng hợp thông tin
- Xử lý bằng phần mềm Microsoft exel để phân tích dữ liệu
Trang 29PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Tình hình cơ bản xã Quảng Thọ
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
Quảng Thọ là xã đồng bằng nằm về phía nam của huyện Quảng Điền, cáchtrung tâm huyện lỵ 6 km về phía nam và cách trung tâm thành phố Huế 10 km
về phía bắc Có tổng diện tự nhiên 957,70 ha; dân số 7.963 người, 1.658 hộ;chia thành 8 thôn Ranh giới được xác định như sau:
- Phía Đông giáp xã Quảng An, Quảng Thành, huyện Quảng Điền và xãHương Toàn, huyện Hương Trà
- Phía Tây giáp xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền và xã Hương Xuân huyệnHương trà
- Phía Nam giáp xã Hương Toàn, huyện Hương Trà
- Phía Bắc giáp xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền
Do đó rất thuận tiện cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa với trung tâmhuyện lỵ, trung tâm thành phố Huế và các vùng phụ cận
Trang 30Xã Quảng Thọ thuộc vùng đồng bằng nằm về phía hạ lưu sông Bồ, có địahình thấp trũng hằng năm thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa ảnh hưởnglớn đến việc sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và hoạt động đilại, vệ sinh môi trường và sinh hoạt của nhân dân.
Là xã thuộc vùng đồng bằng ven biển miền Trung nên khí hậu thời tiếttương đối khắc nghiệt, khí hậu trong năm chia thành hai mùa rõ rệt Mùa khôbắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8; mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 02 nămsau
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Biểu đồ 1: Biểu đồ cơ cấu sản xuất xã Quảng Thọ
Tổng giá trị thu nhập xã hội tăng bình quân 6,3% Giá trị thu nhập xã hộinăm 2010 đạt 47,5 tỷ đồng Trong đó giá trị sản phẩm nông, lâm thuỷ sản 40,
2 tỷ đồng, giá trị tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ 7,3 tỷ đồng Thu nhập bìnhquân 5 triệu đồng/người/ năm