Trongquá trình thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng, nhiều địa phương đã và đangtriển khai việc giao giao đất giao rừng GĐGR cho các cộng đồng dân cư thôn, hộ giađình, cá nhân quản
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Lâm nghiệp
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Tìm hiểu thực trạng và hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp tại
xã Hương Lâm, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Như Hồng Lớp: QLTNR&MT 43
Địa điểm thực tập: Xã Hương Lâm, huyện A Lưới
tỉnh Thừa Thiên Huế Thời gian thực tập: 02/01/2013 - 04/05/2013 Giáo viên hướng dẫn: TS Ngô Tùng Đức
Bộ môn: Lâm nghiệp Xã hội
NĂM 2013
Trang 2Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Huế đã truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo
TS Ngô Tùng Đức đã tận tình trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.
Do hạn chế về mặt thời gian và khả năng của bản thân nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự thông cảm và ý kiến đóng góp của quý thầy cô, cơ quan và bạn đọc
để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05 năm
2013 Sinh viên thực hiện
Trang 3Nguyễn Thị Như Hồng
MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1 Chính sách và định hướng liên quan đến giao đất giao rừng ở Việt Nam 4
2.2 Tình hình giao đất giao rừng ở một số nước trên thế giới 5
2.3 Tình hình giao đất, giao rừng ở Việt Nam 7
2.4 Tình hình giao đất giao rừng tại Thừa Thiên Huế 11
2.5 Tình hình giao đất giao rừng ở huyện A Lưới 12
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1 Đối tượng nghiên cứu 13
3.2 Nội dung nghiên cứu 13
3.3 Phương pháp nghiên cứu 14
3.3.1 Thu thập số liệu thứ cấp 14
3.3.2 Thu thập số liệu sơ cấp 14
3.3.3 Xử lý số liệu 14
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở xã Hương Lâm, huyện A Lưới 16
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 16
4.1.1.1.Vị trí địa lý, địa hình 16
4.1.1.2.Khí hậu, thủy văn 17
4.1.1.3 Điều kiện đất đai 18
4.1.1.4 Tài nguyên rừng 18
4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 19
4.1.2.1 Dân số, dân tộc 19
4.1.2.2 Giáo dục 19
4.1.2.3 Y tế 19
4.1.2.4 Các vấn đề xã hội khác 20
4.1.2.5 Văn hóa thông tin, thể dục thể thao 20
4.1.2.6 Cơ sở hạ tầng 21
4.2 Thực trạng công tác giao đất giao rừng xã Hương Lâm 21
4.2.1 Quá trình triển khai chính sách giao đất giao rừng ở xã 21
4.2.1.1 Tiến trình giao đất 21
Trang 44.2.1.2 Kế hoạch giao rừng 23
4.2.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất 25
4.2.2 Kết quả giao đất lâm nghiệp ở xã Hương Lâm 30
4.2.3 Những khó khăn và thuận lợi ảnh hưởng đến công tác giao đất giao rừng 32
4.2.3.1 Thuận lợi 32
4.2.3.2 Khó khăn 32
4.2.3.3 Những vấn đề còn tồn tại 33
4.2.4 Các hoạt động, dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng 34
4.3 Hiệu quả sử dụng đất của hộ gia đình của người dân ở xã Hương Lâm 34
4.3.1 Hiệu quả kinh tế 34
4.3.1.1 Đặc điểm và hiệu quả kinh tế của mô hình Keo thuần 35
4.3.1.2 Hiệu quả kinh tế mô hình Keo xen sắn 37
4.3.1.3 Hiệu quả kinh tế mô hình cây cao su 39
4.3.2 Hiệu quả xã hội 39
4.3.3 Hiệu quả môi trường và bảo vệ tài nguyên 41
4.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giao đất và sử dụng đất lâm nghiệp 41
4.4.1 Giải pháp về chính sách đất đai 41
4.4.2 Giải pháp về đầu tư, vốn 42
4.4.3 Giải pháp xã hội 42
4.4.4 Giải pháp kỹ thuật 42
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44
5.1 Kết luận 44
5.2 Kiến nghị 44
PHẦN 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
PHẦN 7 PHỤ LỤC 47
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1 Hiện trạng tài nguyên đất xã Hương Lâm năm 2012 18
Bảng 4.2 Diện tích rừng tự nhiên xã Hương Lâm 24
Bảng 4.3 Cơ cấu chuyển đổi mục đích sử dụng đất 28
Bảng 4.4 Cơ cấu diện tích đất theo đối tượng sử dụng 29
Bảng 4.5 Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 30
Bảng 4.6 Diện tích đất lâm nghiệp được giao cho các thôn 31
Bảng 4.7 Các mô hình cây lâm nghiệp 35
Bảng 4.8 Lợi nhuận thu được của các hộ gia đình trên 1ha trồng keo 36
Bảng 4.9 Các chỉ tiêu kinh tế trên mô hình trồng Keo Thuần 37
Bảng 4.10 Các chỉ tiêu kinh tế của mô hình keo xen sắn 38
Trang 6DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1 Vị trí xã Hương Lâm 16
Biểu 4.1 Nhiệt độ, lương mưa trung bình tại xã Hương Lâm 17
Biểu đồ 4.2 Hiện trạng sử dụng đất xã Hương Lâm 27
Biểu đồ 4.3 Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp ở xã Hương Lâm 28
Biểu đồ 4.4 So sánh hiệu quả kinh tế của 2 mô hình keo thuần và keo xen 38
Trang 7ADB : Ngân hàng phát triển châu Á
Trang 8PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rừng là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá Rừng có ý nghĩa về mặt kinh tếnhư: cung cấp gỗ và các sản phẩm của gỗ làm vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí ; lànguồn cung cấp các sản phẩm làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp hóa học; là nơicung cấp những loài thực vật và động vật có thể sử dụng làm nguồn lương thực vàthực phẩm, làm thuốc, dược liệu phục vụ cho sức khỏe của con người… Rừng còn cóvai trò rất quan trọng trong tự nhiên, rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu,đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổnđịnh và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt,hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảmnhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiêntai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ônhiễm không khí
Ở Việt Nam, ¾ diện tích đất đai chủ yếu là rừng và đồi núi Theo thống kê của các địaphương trong cả nước, đến năm 2008, toàn quốc có trên 12,9 triệu ha rừng, bao gồm: 10,3triệu ha rừng tự nhiên và trên 2,6 triệu ha rừng trồng; độ che phủ đạt 38,27% Rừng nước
ta ở vùng nhiệt đới nên khá đa dạng về thành phần loài cùng với nhiều loài động vật, thựcvật quý hiếm Rừng nước ta có độ đa dạng sinh học cao, tuy nhiên những năm gần đâydiện tích rừng đang dần bị thu hẹp, đa dạng sinh học ngày càng bị suy thoái Một trongnhững nguyên nhân làm suy thoái rừng đó là: chuyển đổi đất canh tác, tập quán đốt rừnglàm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép… vì lợi ích kinh tế mà đốt phá rừng bừa bãi,không hợp lý, khoa học Vì vậy cần phải làm gì để bảo vệ và phát nguồn tài nguyên rừng
là một câu hỏi được đặt ra cần rất nhiều lời giải đáp
Vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện nay được coi là mộttrong những nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam.Trong hai thập kỷ vừa qua, Đảng và Chính phủ đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách
để thực hiện mục tiêu bảo vệ và phát triển vốn rừng Những nỗ lực này đã được nhiềunước, nhiều tổ chức Quốc tế nhìn nhận và có những hỗ trợ thiết thực, hiệu quả Trongquá trình thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng, nhiều địa phương đã và đangtriển khai việc giao giao đất giao rừng (GĐGR) cho các cộng đồng dân cư thôn, hộ giađình, cá nhân quản lý, sử dụng ổn định vào mục đích lâm nghiêp GĐGR là một trongnhững chiến lược quan trọng để phát triển tổng hợp bền vững tài nguyên rừng vớinhiều hình thức, phương pháp khác nhau GĐGR là chủ trương lớn của Đảng và Nhànước nhằm tạo sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xã hội ở địa bàn nông thôn đồng thờinâng cao tinh thần trách nhiệm cho từng tổ chức cá nhân trong công tác quản lý và bảo
vệ rừng,sử dụng rừng một cách bền vững Chính sách GĐGR thật sự trở thành đòn bẫy
để phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn và mang ý nghĩa lâu dài Đồng thời nó
Trang 9cũng thể hiện sự biến đổi to lớn từ sản xuất lâm nghiệp truyền thống sang sản xuất lâmnghiệp có sự tham gia của toàn xã hội
Vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện nay được coi làmột trong những nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội ViệtNam Trong hai thập kỷ vừa qua, Đảng và Chính phủ đã đưa ra nhiều chủ trương,chính sách để thực hiện mục tiêu bảo vệ và phát triển vốn rừng Những nỗ lực này đãđược nhiều nước, nhiều tổ chức Quốc tế nhìn nhận và có những hỗ trợ thiết thực, hiệuquả Trong quá trình thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng, nhiều địa phương đã
và đang triển khai việc giao đất, giao rừng (GĐGR) cho các cộng đồng dân cư thôn, hộgia đình, cá nhân quản lý, sử dụng ổn định vào mục đích lâm nghiêp GĐGR là mộttrong những chiến lược quan trọng để phát triển tổng hợp bền vững tài nguyên rừngvới nhiều hình thức, phương pháp khác nhau GĐGR là chủ trương lớn của Đảng vàNhà nước nhằm tạo sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xã hội ở địa bàn nông thôn đồng thờinâng cao tinh thần trách nhiệm cho từng tổ chức cá nhân trong công tác quản lý và bảo
vệ rừng,sử dụng rừng một cách bền vững Chính sách GĐGR thật sự trở thành đòn bẫy
để phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn và mang ý nghĩa lâu dài Đồng thời nócũng thể hiện sự biến đổi to lớn từ sản xuất lâm nghiệp truyền thống sang sản xuất lâmnghiệp có sự tham gia của toàn xã hội Theo đánh giá của ngành lâm nghiệp, mô hìnhGĐGR cho cộng đồng, tổ chức cá nhân, hộ gia đình, cá nhân quản lý, bảo vệ bước đầu
đã mang lại hiệu quả thiết thực, bởi không chỉ phát triển vốn rừng gắn với đời sốngcủa người dân một cách bền vững mà còn góp phần quan trọng bảo vệ môi trường sinhthái và đảm bảo an sinh xã hội
Từ khi có chương trình quốc gia về bảo vệ rừng và phủ xanh đồi núi trọc thì việcgiao đất lâm nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng và cấp thiết Giao đất lâm nghiệp thểhiện đường lối phát triển ngành lâm nghiệp của Đảng và Nhà nước có sự tham gia củangười dân, sử dụng có hiệu quả nguồn đất đai và tài nguyên rừng, tạo ra sản phẩm,tăng thu nhập đồng thời bảo vệ mội trường sinh thái Thực tế trong những năm quacho thấy chính sách giao đất lâm nghiệp đã đi vào cuộc sống, đáp ứng nguyện vọngcủa người dân, các mô hình nông lâm kết hợp đã được xây dựng nhằm nâng cao thunhập cải thiện kinh tế hộ gia đình
Đất lâm nghiệp được coi là tư liệu sản xuất gắn liền với đời sống của người dânvùng cao, dân tộc thiểu số Ở một số địa phương việc quản lý sử dụng đất lâm nghiệpđược giao vẫn chưa đạt hiệu quả cao, chưa thực sự đưa lâm nghiệp trở thành một thếmạnh để nâng cao đời sống của đồng bào miền núi A Lưới là một huyện vùng núi caocủa tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích chủ yếu là đất rừng, đã thực hiện chính sách giaođất lâm nghiệp từ nhiều năm nay Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều diện tích đất vàrừng vẫn chưa được giao cho cộng đồng và người dân địa phương, nhiều diện tích đãgiao vẫn chưa được phân tích và đánh giá hiệu quả việc sử dụng Để tìm hiểu các vấn
Trang 10đề trên, tôi thực hiện đề tài: “ Tìm hiểu thực trạng và hiệu quả công tác giao đất lâm
nghiệp tại xã Hương Lâm, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định thực trạng công tác giao đất lâm nghiệp và sử dụng đất sau khi đượcgiao tại khu vực nghiên cứu
- Xác định và phân tích hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp sau khi được giao củacộng đồng và người dân địa phương tại khu vực nghiên cứu
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao đất và sử dụng đất lâmnghiệp góp phần phát triển kinh tế, xã hội cho cộng đồng và người dân địa phương
Trang 11PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Chính sách và định hướng liên quan đến giao đất giao rừng ở Việt Nam
GĐGR là một chủ trương lớn có tính chiến lược trong quản lý bảo vệ và pháttriển rừng bền vững dựa vào người dân, cộng đồng của chính phủ Việt Nam Năm
1994 và 1995 Chính phủ đã ban hành các nghị định như: Số 01/CP về việc giao khoánđất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trongcác doanh nghiệp nhà nước; số 02/CP làm cơ sở giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộgia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp Ngày 16/11/1999Chính phủ đã ban hành nghị định số 63/1999/NĐ-CP về giao đất, cho thuê đất lâmnghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâmnghiệp Để xác định quyền và nghĩa vụ của người nhận đất nhận rừng, ngày 12 tháng
11 năm 2001 Chính phủ đã ra quyết định số 178/QĐ-TTg về quyền hưởng lợi, nghĩa
vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.Trong quyết định này quy định quyền hưởng lợi, cách phân chia lợi ích từ rừng và đấtlâm nghiệp cho từng loại đất, rừng, trạng thái rừng, chức năng rừng khác nhau
Mục tiêu của chính sách là GĐGR cho người dân để quản lý sử dụng, kinhdoanh lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, người dân sẽ là chủ thực sự trên khoảnh rừngđược giao Do đó trong xây dựng, thực thi và giám sát, đánh giá công tác GĐGRngười dân phải là trung tâm, phải xuất phát từ nhu cầu, năng lực, nguyện vọng củangười dân Đồng thời giao đất lâm nghiệp sẽ từng bước góp phần nâng cao năng lựccủa các cộng đồng sống trong và gần rừng trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, thuhút được sự tham gia có hiệu quả người dân để tiến hành xã hội hoá lâm nghiệp Gầnđây nhất, giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn quản lý đã được công nhận trong LuậtBảo vệ và Phát triển rừng ban hành năm 2004
Mục tiêu chung của GĐGR là góp phần quản lý rừng bền vững và tạo ra sinh
kế cho các cộng đồng, do vậy người dân cần được tham gia trực tiếp, đầy đủ trongsuốt tiến trình tổ chức giao rừng và đóng vai trò chủ quản lý thực sự tài nguyên rừngđược giao; đồng thời phải có được phương án giao bảo đảm tính công bằng, khả thi,hiệu quả và ổn định lâu dài Với nhu cầu của cộng đồng và yêu cầu của Chính phủ,GĐGR cần được thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả; người dân sau khigiao rừng thực sự hiểu rõ tài nguyên rừng của mình, quyền lợi và trách nhiệm củamình, không gây tranh chấp với cộng đồng khác, muốn làm được như vậy cần cóphương pháp tiếp cận và kỹ thuật thích hợp trong tổ chức giao rừng
Trang 122.2 Tình hình giao đất giao rừng ở một số nước trên thế giới
Nghiên cứu về chính sách GĐGR, đối tượng hưởng lợi và các chính sách liênquan trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng trên thế giới được đặc biệt quan tâm,nhất là đối với các nước đang phát triển
Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho biết trong 5 năm qua tốc
độ phá rừng tăng nhanh, nhất là tại các nước Đông Nam Á, đe dọa môi trường sốngcủa con người cũng như sự tồn tại của nhiều loài động, thực vật Theo tổ chức lươngthực quốc tế (FAO) thì thế giới đang sử dụng 1.467 tỷ ha đất nông lâm nghiệp đểphục vụ nhu cầu cho 6,2 tỷ người, trong đó đất lâm nghiệp là 973 tỷ ha chiếm 65,9%[1] Cũng theo FAO thì hình thức quảng canh và du canh trong sản xuất đã làm cho45% đất canh tác bị xói, rửa trôi và thoái hoá nghiêm trọng Hằng năm thế giới có 12
tỷ tấn đất mất đi do bị cuốn trôi ra sông biển làm giảm năng suất, gây thiệt hại đếnkinh tế của nhiều quốc gia.Theo số liệu công bố tại Hội nghị thế giới về rừng lần thứ
12 tổ chức tại thành phố Kuebec, Canada năm 2002 với chủ đề “ Rừng, nguồn sốngcủa con người” trên thế giới đã có gần 500 vụ thảm họa lớn, làm hơn 10.000 ngườichết, 600 triệu người bị ảnh hưởng, gây thiệt hại về vật chất lên tới 55 tỷ USD nguyênnhân chính là do nạn phá rừng [2] Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong thờigian 1976 – 1980 đã mất đi 9 triệu ha rừng, Châu Phi là 37 triệu ha, Châu Mỹ 18,4triệu ha Bình quân mỗi năm ở các nước nhiệt đới mỗi năm rừng bị thu hẹp khoảng 11triệu ha, trong khi đó rừng trồng chỉ bằng 1/10 diện tích rừng bị mất.Để quản lý lâudài, bền vững tài nguyên rừng thì theo FAO, một trong những biện pháp cần tập trung
là thành lập các đối tác liên khu và xuyên quốc gia trên cơ sở cùng có lợi
Theo FAO ( 2007) [1] cho biết trong những năm đầu thế kỷ 21, nạn cháy rừngđang có nguy cơ tăng nhanh mạnh, với phạm vi toàn cầu làm cho hàng triệu ha rừng
bị tàn phá, gây thiệt hại hàng tỷ USD Nguyên nhân của những vụ cháy rừng chủ yếu,xét cho cùng là do con người gây ra Trước tình hình đó thì một số quốc gia đã cónhững phương pháp quản lý đất và đề xuất nhiều mô hình sử dụng đất hợp lý
Ở Phần Lan hiện nay có 2/3 tổng diện tích rừng thuộc quyền sở hữu tư nhân
Cả nước có trên 430 nghìn chủ rừng và trung bình mỗi chủ rừng có khoảng 33ha Sởhữu cá nhân về rừng ở Phần Lan mang tính truyền thống và liên quan chặt chẽ đến sảnxuất nông nghiệp.[9]
Ở Nepal, Chính phủ cho phép chuyển giao một số diện tích đáng kể các khurừng cộng đồng ở vùng trung du cho các cộng đồng dân cư địa phương, thông qua sửdụng các tổ chức chính quyền ở cấp cơ sở để quản lý rừng Chính phủ yêu cầu các tổchức đó phải thành lập một ủy ban về rừng và cam kết quản lý những vùng rừng ở địaphương theo kế hoạch đã thỏa thuận Tuy nhiên sau một thời gian người ta nhận ra các
tổ chức đó không phù hợp với việc quản lý và bảo vệ rừng do các khu rừng nằm phân
Trang 13Tiếp theo, Nhà nước đã phân biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng rừng quyền sở hữurừng chia làm hai loại là sở hữu cá nhân và sở hữu nhà nước Trong sở hữu nhà nướcchia rừng thành các quyền sử dụng khác nhau như: rừng cộng đồng theo các nhóm sửdụng, rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ, rừng Nhà nước Nhà nước công nhận quyềnpháp nhân và quyền sử dụng cho các nhóm sử dụng rừng Trong vòng 14 năm, Nhànước giao khoảng 9000ha rừng quốc gia cho các cộng đồng Từ năm 1993, chính sáchlâm nghiệp mới nhấn mạnh đến các nhóm sử dụng rừng, cho phép gia tăng quyền hạn
và hỗ trợ các nhóm sử dụng rừng, thay đổi chức năng của các phòng lâm nghiệphuyện từ chức năng cảnh sát và chỉ đạo sang chức năng hỗ trợ và thúc đẩy cho cáccộng đồng, từ đó rừng được quản lý và bảo vệ có hiệu quả hơn.[10]
Ở Ấn Độ, chính sách lâm nghiệp quốc gia được chính phủ thông qua năm
1988, chính sách này qui định các cộng đồng địa phương được tự chủ trong việc pháttriển bảo vệ các khu rừng cộng đồng Năm 1990, Nghị định về hợp tác quản lý rừngquốc gia được thông qua, trong đó ủng hộ quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng địaphương trong việc quản lý các khu rừng cộng đồng [9]
Ở Trung Quốc, trước năm 1970 chính phủ chỉ đạo nhân dân trồng cây chủyếu bằng những chương trình đơn lẻ Sau khi cải cách kinh tế chính phủ Trung Quốc
đã kết hợp chương trình lâm nghiệp quốc gia với phát triển kinh tế rừng và lợi ích củangười dân để khuyến khích hỗ trợ nhân dân sản xuất Trung Quốc luôn coi trọng bảo
vệ và phát triển tài nguyên rừng bằng cách ban hành và thực thi những đạo luật vềrừng Từ năm 1984, Trung Quốc đã xã hội hoá nghề rừng và có quy trách nhiệm cụthể nghiêm ngặt đối với chính quyền các cấp Rừng thực sự được quan tâm bảo vệ vàphát triển Đầu những năm 80, nhà nước Trung Quốc đã tiến hành cấp chứng nhậnquyền sử dụng đất rừng cho các tập thể, hộ gia đình và cá nhân, từ đó rừng có chủthực sự Nhà nước cũng quy định chính sách hộ trợ vốn đầu tư phát triển nghề rừng,nhũng quyền hưởng lợi của chủ rừng và quy định tuyệt đối không được phép xâmphạm đến quyền hưởng lợi hợp pháp của chủ rừng Từ khi có chính sách cấp quyền sửdụng đất rừng, lâm nghiệp Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và đồng bộ về các mặtkinh tế - xã hội - môi trường cho nhân dân, nhất là ở miền vùng núi cao, vùng đồngbào dân tộc [9]
Ở Philipin áp dụng chương trình lâm nghiệp xã hội tổng hợp Theo đó Chínhphủ giao quyền quản lý đất lâm nghiệp cho cá nhân, các hội quần chúng và cộng đồngđịa phương trong 25 năm và gia hạn thêm 25 năm nữa, thiết lập rừng cộng đồng vàgiao cho nhóm quản lý Người được giao đất phải có kế hoạch trồng rừng, nếu đượcgiao dưới 300ha thì năm đầu tiên phải trồng 40% diện tích, 5 năm sau phải trồng được70% diện tích và 7 năm phải hoàn thành trồng rừng trên diện tích được giao.[9]
Ở Thái Lan từ năm 1979, chương trình cấp giấy chứng nhận quyền hưởng hoalợi trong rừng dự trữ quốc gia được triển khai thực hiện nhằm đối phó với vấn đề suy
Trang 14giảm xâm lấn cả về chất lượng và diện tích rừng Nhà nước cấp cho những hộ nhândân không có đất giấy chứng nhận quyền hưởng hoa lợi với diện tích dưới 2,5ha vớimục đích là khuyến khích đầu tư vào đất đai, tạo ra nhiều sản phẩm hơn nữa và ngănchặn sự xâm lấn rừng Nhà nước trợ cấp cho mỗi hộ trồng rừng 5 -50 rai (1 rai =1600m2) Thái Lan đã áp dụng một chính sách nông lâm nghiệp toàn diện, chú trọngtới các vấn đề xã hội – môi trường và người nghèo, lấy cộng đồng làm cơ sở [11]
Những kinh nghiệm ở các nước đều có một xu hướng chung là cho phép mộtnhóm người ở các địa phương có nhiều rừng quyền sử dụng các lợi ích từ rừng và quyđịnh rõ trách nhiệm của họ tương xứng với lợi ích được hưởng Thông thường cácnước đều chú ý tăng cường quyển sử dụng gỗ, củi, thức ăn gia súc cần thiết… đểngười dân tự cung, tự cấp cho nhu cầu hàng ngày của họ, tạo điều kiện cho họ cóthêm thu nhập từ rừng và điều kiện thuê nhân công địa phương đảm bảo quyền sửdụng đất canh tác, tăng cường sự hỗ trợ của chính phủ
Về vấn đề hưởng lợi trong quản lý sử dụng rừng, phân tích của Hobley (1996)cho thấy các hệ thống Taungya được áp dụng tại Myanmar từ năm 1850 đã cho phépnhững người dân du canh được chiếm một diện tích rừng khoảng 3 – 4 ha với điềukiện họ phải trồng và chăm sóc cây con khi chăm sóc cây nông nghiệp Do vậy, cơquan lâm nghiệp địa phương có thể kiểm soát những người du canh thông qua hoạtđộng canh tác của họ cùng với việc tái sinh rừng với các loài cây có giá trị
Tóm lại, công tác quản lý sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trên thế giới ra đời từrất sớm Có nhiều mô hình quản lý có hiệu quả như: giao đất cho người dân, cộngđồng, đưa ra các chính sách hưởng lợi từ rừng… để khuyến khích người dân sản xuấtlâm nghiệp có hiệu quả Đây là bước phát triển tốt trong công tác quản lý sử dụng đấtlâm nghiệp bền vững, tạo ra những kinh nghiệm, tiền đề cho những nước chưa cónhững phương pháp quản lý tốt nguồn đất này góp phần cho chúng phát triển hơn
2.3 Tình hình giao đất, giao rừng ở Việt Nam
Chủ trương GĐGR của Đảng đã hình thành từ rất sớm Ngay từ năm 1983, Ban
Bí thư (Khoá V) đã có Chỉ thị 29-CT/TW ngày 12/11/1983 về việc đẩy mạnh GĐGR.Chỉ thị nhấn mạnh, “làm cho mỗi khu đất, mỗi cánh rừng, mỗi quả đồi đều có ngườilàm chủ” Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằmthực hiện chủ trương này và đã đạt được những thành tựu rất đáng kể, nhất là tronglĩnh vực giao đất và rừng sản xuất Nhiều hộ, nhiều cộng đồng đã được nhận đất, nhậnrừng và đã tích cực đầu tư để phát triển sản xuất Do vậy, ở nhiều nơi công tác quản lý
và bảo vệ rừng đã có những chuyển biến tích cực, tài nguyên rừng phát triển tốt hơn
và đời sống của người dân cũng được cải thiện sau khi nhận rừng Có thể nói GĐGR
là một chủ trương rất đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nhờ đó chúng ta đã đạt đượcnhững thành tựu to lớn, đó là chuyển từ lâm nghiệp Nhà nước sang lâm nghiệp xã hội
Trang 15Đất lâm nghiệp là một phần không thể thiếu của người dân nước ta trong sảnxuất và đời sống Đây là đối tượng tác động đặc thù để qua đó tạo ra của cải vật chấtcho xã hội và tạo tích lũy đối với nền kinh tế quốc dân Có thể tóm tắt những xuhướng chủ yếu trong quản lý rừng trong thời gian gần đây như sau:
- Chuyển mục tiêu quản lý từ sử dụng rừng sản xuất gỗ chủ yếu sang thực hiệnmục tiêu sử dụng rừng kết hợp cả ba lợi ích: kinh tế, sinh thái và xã hội Nhiều địaphương đã thực hiện thực hiện, hoặc đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý rừng theohướng tăng cường bảo vệ rừng như: đình chỉ khai thác gỗ tự nhiên, nâng cao diện tíchrừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các khu bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch sinhthái, chú trọng nhiều hơn đến mục tiêu phát huy tác dụng sinh thái của rừng
- Phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp (phi tập trung hóa) Xuhướng là chuyển giao dần trách nhiệm và quyền lực về quản lý rừng từ các cấp trungương xuống các cấp địa phương và cơ sở
- Xúc tiến GĐGR cho nhân dân và cộng đồng, giảm bớt can thiệp của nhànước, thực hiện tư nhân hóa đất đai và các cơ sở kinh doanh lâm nghiệp, tạo điều kiệncho việc quản lý rừng năng động hơn, đem lại nhiều lợi nhuận hơn
- Thu hút sự tham gia của các nhóm dân cư được hưởng lợi trong quá trình xâydựng kế hoạch quản lý rừng, khuynh hướng chung là khi xây dựng kế hoạch quản lýrừng, chủ rừng rất quan tâm thu hút sự tham gia của các bên có liên quan đến quyềnlợi từ rừng
- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác quản lýrừng, xu hướng là phát triển các hình thức tổ chức để thu hút cộng đồng địa phươngvào quản lý rừng như: liên kết quản lý rừng, phát triển các chương trình lâm nghiệpcộng đồng, các công trình bảo tồn thiên nhiên theo làng…
Chính sách GĐGR ở Việt Nam qua các giai đoạn: [3], [4]
Trang 16* Giai đoạn 1982-1992
Vào những năm đầu 1980 là thời kì nhà nước đang nghiên cứu cải thiện quản
lí hợp tác xã Trong nghành lâm nghiệp nhất là giai đoạn cuối của thời kì này chủtrương chính sách GĐGR đến từng hộ gia đình đã cụ thể và đẩy mạnh hơn Ngày6/11/1982 Hội Đồng Bộ Trưởng ra quyết định số 24 về việc đẩy mạnh GĐGR cho tậpthể và nhân dân trồng cây gây rừng
Ban chấp hành TW Đảng ra chỉ thị số 29/CT – TW ngày 12/11/1983 về việcđẩy mạnh GĐGR xây dựng và tổ chức kinh doanh theo nông lâm kết hợp
Sau đại hội Đảng toàn quốc khoá VI (1988) Đảng và nhà nước chủ trươngđổi mới nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang kinh tế nhiều thành phần, pháttriển kinh tế hàng hoá gắn với kinh tế thị trường theo quy định hướng xã hội chủ nghĩadưới quản lí của nhà nước Chú trọng phát triển kinh tế hộ gia đình là đơn vị kinh tế
cơ bản tự chủ
Thông tin bộ số 01/TT/LB ngày 06/02/1991đã hướng dẫn việc giao đất, giaorừng cho các tổ chức, cá nhân vào mục đích lâm nghiệp Ngày 15/09/1992 chủ tịchHội Đồng Bộ Trưởng đã ra quyết định số 4A47-CT về một số chủ trương chính sách
sử dụng đất trồng, đồi núi trọc, bãi bồi ven biển và mặt nước trong đó ban hành chínhsách hỗ trợ 40% tổng vốn đầu tư đần cho các hộ gia đình vay theo nguyên tắc lấy lãi,việc hoàn trả vốn vay bắt đầu từ lúc có sản phẩm Ngày 22/01/1992 chủ tịch HộiĐồng Bộ Trưởng đã ra quyế định số 264/CT về chính sách đầu tư phát triển rừng.Quyết định này giải quyết khó khăn về vốn cho nhân dân trồng cay lâm nghiệp ở vùngđịnh canh định cư Nhà nước hỗ trợ vố không lấy lãi và cũng từ đây nghành lâmnghiệp đã cùng với các địa phương vận dụng và thực hiện GĐGR đã có những tiến bộđáng kể mang lại khởi sắc cho nghề rừng nước ta Tại những nơi thực hiện đúng chínhsách GĐGR thì rừng có người làm chủ cụ thể không còn tình trạng chủ rừng chungchung mà thực chất là vô chủ Vì vậy người nông dân đã yên tâm vào việc kinh doanhrừng và bồi bổ đất đai, nhiều nơi đã có sản phẩm hàng hoá, diện tích đất trống đồi núitrọc đã được đưa vào khai thác sử dụng ngày càng tăng, nhiều mô hình sản suất theophương thức nông lâm kết hợp, làm vườn rừng làm trang trại khá phổ biến ở nhiều địaphương Qua nhận đất rừng đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt Những hộnông dân và công nhân lâm trường thường nhận đất, nhận rừng thu hoạch từ rừng vàichục triệu đòng hàng năm không còn là hiện tượng hiếm thấy Đây là những tiến bộban đầu đáng khích lệ của công tác giao đất, khoán rừng giai đoạn này
* Giai đoạn 1993- 2003
Đầu năm 1993, Đảng và Nhà Nước ta đã ban các nghị quyết, chủ trương vàchính sách nhằm thực hiện triệt để công tác giao đất, giao rừng Nghị quyết TW lầnthứ V về tiếp tục đổi mới và phát triển nông thôn, đã nhấn mạnh “Đổi mới cơ chế
Trang 17ngành lâm nghiệp phổ biến giao khoán rừng và đất rừng phù hợp với quy định vàphương thức phát triển từng vùng, từng loại rừng”.
Luật đất đai đã được quốc hội thông qua ngày 14/7/1993 và có hiệu lực từngày 15/10/1993 Đây là một sắc lệnh quan trọng về đất đai, cụ thể hoá điều 17.18hiến pháp năm 1992, Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việc Quốc hội thôngqua luật đất đai vừa đảm bảo phát huy quan hệ sở hửu toàn dân về đất đai, vừa phùhợp với cách vận hành mới của một nền kinh tế hàng hoá, bắt đầu tiếp cận cơ chế thịtrường hiện đại Nghiên cưú tổng quát về những sửa đổi bổ sung về chính sách đất đaithời kì này có thể nhận thấy những vấn đề lưu ý nổi bật sau:
- Cũng cố tăng cường sở hữu toàn dân về đất đai, tăng cường vai trò quản lýthống nhất của cả nước
- Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụnglâu dài vào mục đích do nhà nước quy định
- Nhà nước xác định các loại đất tính thuế, chuyển quyền sử dụng đất thu tiềnkhi giao đất hoặc cho thuê, đánh giá tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đấtkhi họ thu hồi
- Về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sửdụng đất đã được xác định tạo tính pháp lý về những lợi ích cụ thể để người sử dụngđất thực sự làm chủ về sản xuất kinh doanh trên đất được giao
* Giai đoạn 2003 đến nay
Trên quan điểm tiếp cận, quản lý nguồn tài nguyên có sự tham gia đặc biệtquản lý nguồn tài nguyên dựa vào cộng đồng, đối với ngành lâm nghiệp giai đoạn
2001 – 2010, Bộ NN &PTNT đã đề cập ra các biện pháp và cơ chế chính sách xácđịnh rõ quyền sử dụng đất đai và tài nguyên rừng cho các tổng công ty, công ty lâmnghiệp, các lâm trường quốc doanh các thành phần kinh tế khác và hộ gia đình để
ổn định sản xuất lâu dài Từng bước tiến hành giao đất và phát triển rừng cộng đồngtrên cơ sở nghiên cứu cơ chế và ban hành các quy định cụ thể trong việc bảo vệ, pháttriển, sử dụng và kinh doanh các loại rừng này
Đối với lâm nghiệp giao cho từng hộ cá nhân gia đình, thúc đẩy nông lâm kếthợp góp phần xoá đói giảm nghèo Mở rộng và cũng cố quyền của người được giao đất,cũng như làm rõ và đơn giản hoá để có thể thực hiện các quyền của người sử dụng
Định hướng của chính sách lâm nghiệp cũng được đề cập trong giai đoạnnày nhằm cung cấp các hướng dẩn cho ngành lâm nghiệp trong một thời gian dài vềquản lý sử dụng tài nguyên rừng Quốc Gia và hướng dẩn luật pháp về phát triển kinh
tế, xã hội và bảo vệ môi trường, việc làm, xóa đói giảm nghèo cho dân cư ở vùng gòđồi, miền núi Đời sống người dân dần ổn định và từng bước được nâng cao
Trang 18Giá trị thực tế của đất lâm nghiệp đối với người dân vùng gò đồi, miền núi đãđược xác định Từ sản xuất quảng canh trước đây, hiện nay các hộ gia đình và cá nhân
đã thực hiện việc thâm canh nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng, rútngắn chu kỳ kinh doanh, hiệu quả sử dụng đất ngày càng tăng Có được kết quả nàycông tác giao đất lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng, tạo tiền đề để người dân đảmbảo quá trình sản xuất kinh doanh của mình Mặt khác, trồng rừng thông qua giao đấtlâm nghiệp góp phần trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng, chống chặt phá rừng
có hiệu quả hơn Thực tế đã cho thấy nơi nào đất lâm nghiệp của người dân được quản
lý tốt thì dễ phát triển hơn, tình trạng vi phạm pháp luật lâm nghiệp giảm đáng kể,không xảy ra điểm nóng về chặt phá và khai thác trái phép lâm sản
Như vậy có thể khẳng định đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước vềlâm nghiệp và đất lâm nghiệp đã thực sự đi vào đời sống xã hội, chương trình hiện đạihóa nông nghiệp nông thôn đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân
2.4 Tình hình giao đất giao rừng tại Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế có tới 46 xã miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống chủ yếu dựa vào rừng và đất rừng để phát triển sản xuất, chăn nuôi Nhờ công tácGĐGR đồng bào các dân tộc ở đây đã nâng cao được ý thức trong quản lý, bảo vệ vàtrồng rừng tốt hơn Đặc biệt, thu nhập từ việc bán các nguồn lợi lâm sản khai thác từrừng trồng đã góp phần không nhỏ trong việc xóa đói giảm nghèo và nâng cao chấtlượng cuộc sống cho người dân trong vùng… Tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi, vùngdân tộc nhờ vậy đã giảm từ 41,7% xuống đến nay còn dưới 27,5% [5]
Tỉnh Thừa Thiên Huế, với 331,782 ha diện tích rừng và đất rừng, chiếm tỷ lệ gần70% diện tích đất tự nhiên, sản xuất lâm nghiệp mà đặc biệt là trồng rừng ở Thừa Thiên –Huế đang giữ vai trò quan trọng trong sinh thế kinh tế của một bộ phận dân cư sống phụthuộc vào rừng Tính đến ngày 31/12/2008,diện tích đất có rừng của tỉnh Thừa Thiên Huế
là 293,200 ha, trong đó rừng tự nhiên là 203,800 ha và rừng trồng là 89,400 ha nâng độche phủ lên 55% là rất cao so với trung bình toàn quốc (38,7%) [6]
Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế là một trong 4 tỉnh trên cả nước được chọn thựchiện thí điểm công tác GĐGR có sự tham gia của người dân địa phương được thựchiện từ năm 1995 thông qua dự án VIE/020/ITA do tổ chức FAO (tổ chức lương nôngliên hợp quốc) tài trợ
Tính đến năm 2009, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã giao được 59,100 ha rừng và đấtlâm nghiệp cho 167 đơn vị và 12,003 hộ dân chăm sóc và quản lý Người dân đượchưởng lợi từ việc khai thác gỗ rừng theo quy định của UBND tỉnh, thay vì đầu tư kinhphí từ ngân sách như trước đây, nên được nhân dân đồng tình ủng hộ cao, rừng ngàycàng xanh tốt
Trang 19Cho đến năm 2008, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xó gần 11,500 ha rừng tựnhiên được gia cho cộng đồng, thôn, nhóm hộ gia đình và hộ đình quản lý và bảo vệ Từnăm 1995, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông được chọn làm thí điểm cho việc thực hiêncông tác GĐGR có sự tham gia của người dân của dự án VIE/020/ITA đây là hình thứcgiao rừng tự nhiên cho nhóm hộ quản lý và sử dụng Đến năm 2000, tỉnh Thừa hiên Huế đãthử ngiệm về giao rừng tự nhiên cho Cộng đồng và nhóm hộ gia đình để quả lý bảo vệ vàhưởng lợi từ rừng Trong năm 2000, triển khai tại thôn Thủy Yên Thượng, xã Lộc Thủy,huyện Phú Lộc là hình thức gia rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý bảo vệ với các quychế hưởng lợi chưa được xác định rõ ràng Năm 2003 giao rừng tự nhiên được mở rộng ởcác xã khác như xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc; Thượng Lộ, Hương Lộc và Thượng Quãngthuộc huyện Nam Đông, thông qua sự tài trợ của tổ chức SNV (Tổ chức phát triển Hà Lan)được tổ chức dưới hình thức nhóm hộ và cộng đồng.
2.5 Tình hình giao đất giao rừng ở huyện A Lưới
Theo số liệu thống kê 2011 của Hạt kiểm lâm, A Lưới có diện tích đất tự nhiên123,273.19ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 101.875,0ha Trong diện tích đất lâmnghiệp, đất có rừng là 99,296.48 ha (rừng tự nhiên: 84,337.35 ha, rừng trồng: 14,959.13 ha)
Vào năm 2003, một số diện tích rừng tự nhiên đã được giao cho hộ gia đìnhquản lý quản lý tại xã Hồng Vân huyện A Lưới với 15 hộ dân tham gia với tổng diệntích đã giao là 201,5 ha nguồn kinh phí chủ yếu là từ chi cục Kiểm lâm (tuy nhiên đếnnay diện tich rừng này vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)
Hoạt động GĐGR bước đầu đã được người dân hưởng ứng và tham gia nhiệttình trong công tác quản lý bảo vệ và phát triên rừng cộng đồng Ngoài ra, nhiều diệntích rừng tự nhiên còn được Nhà nước giao cho nhóm hộ, hộ gia đình để quản lý bảo
vệ trên địa bàn các xã trên toàn huyện
Huyện A Lưới có diện tích đất tự nhiên 122.954,9ha, trong đó diện tích đất lâmnghiệp: 101.875,0ha với diện tích đất có rừng là 96.977,0ha (trong đó diện tích rừng tựnhiên chiếm khá lớn: 85.123,2ha) Trên địa bàn Huyện, công tác giao rừng tự nhiên đãđược triển khai trên diện rộng và bắt đầu khá sớm với tổng diện tích đã giao là 6.283,4ha(chiếm 13% tổng diện tích rừng tự nhiên hiện có) cho 13 cộng đồng và 15 hộ gia đình
Tại huyện A Lưới, việc giao rừng tự nhiên đã được triển khai trên diện rộng vàbắt đầu cũng khá sớm với tổng diện tích đã giao là 6.283,4ha (chiếm 13% tổng diện tíchrừng tự nhiên hiện có)cho 13 cộng đồng và 15 hộ gia đình Cụ thể tại xã Hồng Vân là201,5 ha do 15 hộ quản lý, tại xã Hồng Trung là 5.037,1 ha do 6 cộng đồng quản lý,
xã Bắc Sơn với 395,5 ha do 4 cộng đồng quản lý, xã Hồng Kim là 589,3 ha do 2 cộngđồng quản lý và xã Hồng Hạ là 60ha do 1 cộng đồng quản lý bảo vệ và sử dụng [8].Huyện A Lưới có thể nói là nơi hội đủ các đặc trưng, điều kiện để tiến hành đổi mớiphương thức quản lý theo hướng giao rừng cho các cộng đồng người dân tộc thiểu sốđịa phương quản lí và hưởng lợi
Trang 20PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Xã Hương Lâm và những hộ gia đình được giao đất lâm nghiệp ở xã HươngLâm, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
3.2 Nội dung nghiên cứu
Điều tra các đặc điểm cơ bản của xã Hương Lâm, huyện A Lưới, tỉnh ThừaThiên Huế
+ Điều kiện tự nhiên:
- Trình độ văn hóa, giáo dục của người dân
- Cơ cấu ngành nghề, lao động
Tìm hiểu tiến trình giao đất, giao rừng và tình hình sử dụng đất của người dân,các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn
Ảnh hưởng của việc giao đất và sử dụng đất rừng đến cuộc sống của người dân
- Hiệu quả kinh tế từ các mô hình canh tác
- Hiệu quả xã hội
- Vấn để bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường
Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn từ đó đề xuất các giải pháp nâng caohiệu quả công tác GĐGR cũng như hiệu quả sử dụng đất, góp phần phát triểnkinh tế, xã hội của người dân
- Giải pháp chuyên môn, kỹ thuật
- Giải pháp về chính sách đất đai
- Giải pháp về đầu tư, vốn
- Giải pháp về xã hộiGiải pháp về tổ chức
Trang 213.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.2 Thu thập số liệu sơ cấp
- Điều tra phỏng vấn hộ gia đình (theo bảng hỏi): Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 60 hộdân ở 3 thôn: thôn Ba Lạch, thôn A So 1 và thôn Ka Nôn 1 bằng cách chọn ngẫu nhiênmỗi thôn 20 hộ
- Phỏng vấn sâu: phỏng vấn sâu một số cán bộ phụ trách về lĩnh vực nghiên cứu như
cán bộ Hạt kiểm lâm, cán bộ Phòng Tài nguyên & Môi trường, cán bộ lãnh đạo của
xã, cán bộ địa chính đất đai, địa chính môi trường, cán bộ phụ trách nông nghiệp,trưởng thôn để thu thập các thông tin chuyên sâu về các tác động ảnh hưởng của việcgiao đất, giao rừng đến người dân vào rừng cũng như công tác quản lý, sử dụng đất cóhiệu quả bảo tồn tài nguyên rừng trong những năm qua
- Họp thôn lấy ý kiến của người dân về quyền hưởng lợi và nghĩa vụ sau khi đượcgiao đất, giao rừng
- Các số liệu thu được từ việc phỏng vấn hộ gia đình sẽ được phân loại, xử lý theohình thức thống kê mô tả
Cách tính hiệu quả kinh tế:
Tìm hiểu các mô hình canh tác của người dân trên đất được giao sau đó tínhhiệu quả kinh tế thông qua các chỉ số tổng mức đầu tư, tổng thu nhập, tổng chi phí, thunhập ròng, giá trị hiện tại của lợi nhận (NPV), tỉ lệ thu nhập trên chi phí (BCR), tỷsuất thu hồi nội bộ (IRR)…
Công thức:
Tổng chi phí = Chi phí đầu vào của tiến trình sản xuất (chi phí giống, chi phí trống,chi phí chăm sóc, chi phí phân bón)
Trang 22 Tổng thu nhập = sản lượng x giá (thị trường) của sản phẩm
Thu nhập ròng = tổng thu nhập tổng chi phí
Giá trị hiện tại của lợi nhận (NPV = Net Present Value):
0 (1 )^
Trong đó:
Bt là thu nhập năm thứ t, i là tỷ lệ lãi của tiền vay ngân hàng ở thời điểm hiện tại hay
là tỷ lệ chiết khấu, t=0,1,2,3 là thứ tự năm đầu tư
Ct là chi phí năm thứ t
Tỷ lệ thu nhập trên chi phí BCR (Benefit Cost Ration): là thương số giữa toàn bộthu nhập so với toàn bộ các chi phí sau khi đã chiết khấu đưa về giá trị hiện tại Côngthức tính theo Jonh Gunter như sau:
n t
t i Ct
t i Bt
0
0
)^
1(
)^
1(
Chỉ tiêu này chính là hệ số sinh lãi thực tế, nó phản ánh về mặt chất lượng đầu
tư Tức là nó cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được mấy đồng thu nhập (cáckhoản thu và chi đã được đưa về mặt bằng thời gian hiện tại) Phương án nào có BCRlớn thì được chọn:
Nếu BCR > 1 thì phương án kinh doanh có lãi
Nếu BCR < 1 thì phương án kinh doanh thua lỗ
Tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR (Internal Rate of Return) : Đây là chỉ tiêu đánh giá khảnăng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu IRRchính là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV = 0, tức là khi đó tỷ lệ chiết khấu iđược xác định là tỷ lệ thu hồi nội bộ
Chỉ tiêu này cho ta biết được khả năng thu hồi vốn đầu tư Hay nó phản ánh mức
độ quay vòng của vốn, phương án nào có IRR lớn thì được lựa chọn
Trang 234.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở xã Hương Lâm, huyện A Lưới
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1.Vị trí địa lý, địa hình
Xã Hương Lâm nằm ở phía Nam huyện A Lưới, gần biên giới Việt Lào, có diệntích tự nhiên là 5.126,70 ha Ranh giới hành chính của xã tiếp giáp với các xã kháctrong huyện A Lưới được xác định như sau:
Phía Bắc giáp xã Hương Phong;
Phía Đông giáp xã Hương Nguyên;
Phía Nam giáp xã A Roàng và xã A Đớt;
Phía Tây giáp xã Đông Sơn;
Tổng chiều dài toàn tuyến địa giới hành chính là 39.244m
Sơ đồ 4.1 Vị trí xã Hương Lâm
Hương Lâm có điều kiện tự nhiên tương đối phức tạp, diện tích chủ yếu là đồinúi cao hiểm trở, có độ dốc lớn gây khó khăn cho sản xuất nông lâm nghiệp cũng nhưcác hoạt động khác Phần lớn là đồi núi nên các loại đất chủ yếu ở xã là đất sét, đất đỏbazan, đất cao lanh
Trang 244.1.1.2.Khí hậu, thủy văn
a Khí hậu
Mang đặc điểm của vùng khí hậu nhiệt đới, lượng mưa hàng năm nhiều nhưngphân bố không đều, thường tập trung vào mùa mưa còn mùa khô nắng nóng kéo dài dễgây ra hạn hán, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp của ngườidân Đặc biệt năm 2012 là năm đánh dấu rõ rệt sự biến đổi thời tiết, khí hậu gây ảnhhưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn xã
0 5 10 15 20 25 30
0 200 400 600 800 1000
Biểu 4.1 Nhiệt độ, lương mưa trung bình tại xã Hương Lâm
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện A Lưới, 2012)
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm ở đây không cao từ 21,8oC, nhiệt độ cao nhất
là 25,2oC vào tháng 6, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 Biên độ nhiệt ngày đêm cũngrất lớn
Chế độ mưa và độ ẩm: Lượng mưa bình quân cao, trong năm 2011 lượng mưa cao
nhất vào tháng 10 là 1329,5mm Độ ẩm bình quân là 90,3%, cao nhất vào tháng 12 là98% và thấp nhất vào tháng 7 là 78%
Chế độ gió: tại huyện A Lưới và địa bàn xã Hương Lâm chịu ảnh hường của 2 loại gió
Trang 25b Thủy văn
Địa bàn xã Hương Lâm có sông A Sáp chảy qua gồm nhiều nhánh suối LaTinh, Tam Lanh, Khe Luông, Pơ Ni…hiện là nguồn cung cấp nước cho người dântrong xã Lưu lượng nước thay đổi theo mùa và lượng mưa trong năm
4.1.1.3 Điều kiện đất đai
Xã Hương Lâm có tổng diện tích tự nhiên 5126,70 ha, trong đó đất nôngnghiệp 4540,69 ha chiếm 88,6%, đất phi nông nghiệp 109,23 ha chiếm 2,1%, đất chưa
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 476,78 100
(Nguồn: UBND xã Hương Lâm, 2012)
Trang 26Qua số liệu ở trên cho thấy đất nông nghiệp có 4540,69 ha chiếm phần lớn diệntích tự nhiên của xã 88,6%, trong đó chủ yếu la đất lâm nghiệp 4112,3 ha, còn lại lađất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
4.1.1.4 Tài nguyên rừng
Hương Lâm có tổng diện tích rừng là 3,987.92 ha, trong đó rừng tự nhiên gồm3,331.42 ha và rừng trồng 656.50 ha Hiện nay, chất lượng rừng ở đây tương đối tốt,mật độ cây tái sinh trong rừng còn nhiều, khả năng phục hồi rừng tương đối cao.Trong rừng có nhiều loài cây gỗ, cây thuốc và một số LSNG có giá trị khoa học, kinh
tế cao
4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
4.1.2.1 Dân số, dân tộc
Xã Hương Lâm có tất cả 6 thôn bao gồm: thôn Liên Hiệp, thôn Ba Lạch, A So
1, A So 2, Ka Nôn 1, Ka Nôn 2 Theo thống kê của xã tính đến ngày 14/03/2013 toàn
xã có 486 hộ với 2013 nhân khẩu tăng 21 hộ so với năm 2011 do tách hộ lập vườn,trong đó có 32 hộ nghèo và 20 hộ cận nghèo Mật độ dân số năm 2011 là 39người/km2 Toàn xã có 879 lao động, chủ yếu là lao động nữ (484 lao động) tập trungcác ngành nông lâm nghiệp
Tuy đã tổ chức tốt công tác truyền thông chiến dịch Kế hoạch hóa gia đìnhnhưng tình trạng sinh con thứ 3 vẫn còn xảy ra (5 trường hợp), tỷ lệ gia tăng dân số tựnhiên tính đến năm 2012 là 1,4%, thấp hơn năm 2011 (1,78%)
Hiện nay, xã Hương Lâm có 5 thành phần dân tộc là Ka Tu, Tà Ôi, Pa Cô, Kinh
và một số ít dân tộc khác Trong đó, dân tộc Ka Tu có 401 hộ với 1555 nhân khẩuchiếm 77,25% dân số toàn xã, dân tộc Kinh có 73 hộ với 272 nhân khẩu chiếm 13,5%,còn lại là dân tộc Tà Ôi, Pa Cô và Mường Người dân sống hòa thuận, vui vẻ với nhaukhông phân biệt dân tộc và cùng giúp đỡ nhau để phát triển kinh tế, xã hội nhằm cảithiện chất lượng cuộc sống
4.1.2.2 Giáo dục
Năm học 2012 – 2013 tổng số học sinh các cấp là 608 em trong đó mầm non
187 cháu, tiểu học 242 em, THCS 122 em, THPT 779 em Hương Lâm vẫn tiếp tụcthực hiện chủ đề “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” Trong 3 nămvừa qua, tình hình giáo dục ở xã Hương Lâm huyện A lưới đã đạt được một số thànhtựu nhất định Năm 2011, điều kiện dạy học, cơ sở vật chất nhà trường được cải thiệnđáng kể so với năm 2010, đội ngũ giáo viên ngày càng được cải thiện đáng kể Đếnnăm 2012, công tác giáo dục tại địa phương có nhiều đổi mới tích cực, tỷ lệ đỗ tốtnghiệp năm 2012 đạt đến 97,7% Bên cạnh những thành tựu đạt được, tình hình giáodục tại xã Hương Lâm vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục Do điều kiện xã hội tại
Trang 27động chính của gia đình nên tình trạng bỏ học, đến lớp không thường xuyên vẫn cònxảy ra khiến cho công tác phổ cập giáo dục còn gặp nhiều khó khăn.
4.1.2.3 Y tế
Từ năm 2010, chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm công tác tuyêntruyền ý thức phòng bệnh cho cộng đồng Ngành y tế đã phối hợp các ngành tổ chắckiểm tra xử lý về các hoạt động môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, từ đó từngbước nâng cao nhận thức người dân và hạn chế dịch bệnh xảy ra Nhờ đó, công tác y tếtại xã Hương Lâm đã đạt được những kết quả khả quan So với năm 2010, tỷ lệ trẻdưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 26,32% còn 21,98% vào năm 2011 và còn 20,51%vào năm 2012 Hằng năm, địa phương thường xuyên tổ chức tiểm chủng, khám và cấpthuốc cho hàng nghìn lượt bệnh nhân, phối hợp với các đơn vị đỡ đầu tổ chức các đợtxịt thuốc phòng chống sốt xuất huyết và cấp màn miễn phí cho các hộ nghèo
4.1.2.4 Các vấn đề xã hội khác
UBND đã tổ chức tổng điều tra hộ nghèo giai đoạn 2010 – 2012 theo chuẩn mới
có mức thu nhập 400.000đ/người/tháng cơ bản các thôn đã làm tốt kết quả điều tra hộnghèo, năm 2010 giảm còn 45 hộ, giảm còn 41 hộ năm 2011 chiếm 8,81% và còn 32 hộvào năm 2012 Năm 2010 xã triển khai 5 mô hình về khuyến nông dân có 12 hộ tham gia,đào tạo học nghề; kỹ thuật chăn nuôi thú y, may dân dụng và sửa chữa nông cụ nhằmnâng cao trí thức và tạo việc làm cho người dân Trước đây, người dân Hương Lâm sốngchủ yếu bằng nghề nương rẫy và trồng lúa, song thu nhập không ổn định do diện tích canhtác ít, phương thức trồng trọt lạc hậu nên năng suất lúa thấp, nương rẫy hoang hóa, bạcmàu do vậy cuộc sống người dân gặp rất nhiều khó khăn Trước tình hình đó, chính quyềnhuyện, xã đã bàn nhiều giải pháp tháo gỡ, giúp người dân vươn lên thoát nghèo Mộttrong những biện pháp được xem khá tích cực, đó chính là việc chính quyền các cấp cửcán bộ khuyến nông, lâm, ngư đến các thôn, bản đẩy mạnh công tác vận động người dânthay đổi phương thức canh tác, trồng trọt theo hướng áp dụng khoa học kỹ thuật; áp dụng
mô hình kinh tế vườn – ao – chuồng, trồng rừng…
Đối với các hộ chính sách, xã Hương Lâm luôn được các cấp, các ngành quantâm, cán bộ LĐTB&XH thực hiện chi trả chế độ, chính sách trợ cấp của Đảng, NhàNước đầy đủ cho các đối tượng Năm 2010 xã đã giải quyết 8 trường hợp đối tượngnghi nhiễm chất độc da cam, 9 đối ượng thân nhân liệt sỹ được nhà nước cấp bằng Tổquốc ghi công Năm 2011, được chính quyền địa phương quan tâm, công tác xóa đóigiảm nghèo, nâng cao mức sống của hộ nghèo được thực hiện tương đối tốt UBND đãphối hợp tạo điều kiện cho hộ nghèo vay vốn phát triển kinh tế, nhờ đó, ý thức vươnlên phát triển kinh tế của các hộ nghèo càng ngày càng tiến bộ Năm 2012, công tácchính sách xã hội chăm lo đời sống vật chất lẫn tinh thần cho hộ nghèo, các đối tượngthương bệnh binh vẫn luôn được các cấp các ngành quan tâm Trong năm 2012,
Trang 28UBND xã đã tham mưu cho Đảng ủy, chủ trương trích ngân sách xã 20 triệu đồng đểthăm và tặng quà cho các đối tượng chính sách xã hội có hoàn cảnh khó khăn.
4.1.2.5 Văn hóa thông tin, thể dục thể thao
Năm 2010, công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh gia đình văn hóatriển khai chưa mạnh, hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban vận động các làng còn yêu, sựlãnh đạo của cấp ủy, chính quyền thiếu quan tâm, tình hình mất đoàn kết trong nhândân và ở một số họ hàng làng xóm tuy có giải quyết nhưng chưa thấu tình đạt lý.Phong trào văn nghệ có chiều hướng lặng xuống Đến năm 2011 lĩnh vực VHTT –TDTT phong trào hoạt động ngày càng thiết thực, mừng Đảng mừng xuân và nhiềuhoạt động kỷ niệm ý nghĩa khác Chỉ đạo việc thực hiện làng văn hóa, năm 2011 có
366 hộ/6 thôn làng đạt công nhận đạt chuẩn văn hóa Trong năm vừa qua, xã cũng đãđánh giá công nhận gia đình đạt chuẩn văn hóa từ 3 năm trở lên có 384 hộ
4.1.2.6 Cơ sở hạ tầng
Giao thông: Hệ thống giao thông của xã khá thuận tiện có trục đường Hồ Chí
Minh đi qua xã rộng 5,5m, đường giao thông các loại đã được xây dựng về cơ bản XãHương Lâm đang tiếp tục đầu tư, cải tạo và nâng cấp hệ thống giao thông để đạt chuẩnnông thôn mới
Điện, nước: Theo Niên giám thống kê 2012 của huyện A Lưới, Hương Lâm có
465 hộ thì chỉ có 456 hộ sử dụng điện, tỷ lệ 98,1%; 400 hộ dùng nước sạch, tỷ lệ 86%,người dân ở đây chủ yếu sử dụng nước tự chảy từ các khe, suối trong khu vực xã
Thủy lợi: Xã Hương Lâm có sông A Sáp chảy ngang qua cùng với nhiều nhánh
suối La Tinh, Tam Lanh, Khe Luông, Pơ Ni….thuận lợi cho việc xây dựng hệ thốngkênh mương Toàn xã có 6 công trình (1 hồ chứa nước và 5 đập dâng) đang được tiếptục đầu tư xây dựng để phục vụ tưới tiêu cho 296,31ha diện tích đất sản xuất các loạinhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng phát triển
4.2 Thực trạng công tác giao đất giao rừng xã Hương Lâm
4.2.1 Quá trình triển khai chính sách giao đất giao rừng ở xã
Công tác giao đất, giao rừng trong thời gian qua chủ yếu được thực hiện theoNghị định 02/CP ngày 15/3/1995, Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 củaChính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sửdụng ổn định, lâu dài vào mục đính lâm nghiệp và Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày
29 tháng 10 năm 2004 về việc hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003
4.2.1.1 Tiến trình giao đất
Cũng giống như các địa phương khác, công tác giao đất lâm nghiệp ở xãHương Lâm được thực hiện qua các bước sau:
Trang 29- Bước 1: Cá nhân, hộ gia đình chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ, đến nộp hồ sơ tại
UBND cấp xã nơi có đất, tài sản gắn liền với đất; trong đơn phải ghi rõ yêu cầu vềdiện tích đất sử dụng
- Bước 2: UBND cấp xã lập phương án giao đất chung cho tất cả các trường
hợp được giao đất tại địa phương; lập Hội đồng tư vấn giao đất của địa phương gồm
có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch Hội đồng; các thành viên gồm đạidiện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện của Hội Nông dân, trưởng các điểm dân
cư thuộc địa phương và cán bộ địa chính (sau đây gọi là Hội đồng tư vấn giao đất) đểxem xét và đề xuất ý kiến đối với các trường hợp được giao đất
- Căn cứ vào ý kiến của Hội đồng tư vấn giao đất, UBND cấp xã hoàn chỉnh
phương án giao đất, niêm yết công khai danh sách các trường hợp được giao đất tại trụ sởUBND cấp xã trong thời hạn bảy ngày làm việc và tổ chức tiếp nhận ý kiến đóng góp củanhân dân, công khai ý kiến phản hồi tại nơi đã niêm yết danh sách; hoàn chỉnh phương ángiao đất trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi gửi đến Phòng Tài nguyên
và Môi trường để thẩm định và trình UBND cấp huyện xét duyệt
- Hồ sơ gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường gồm: Đơn đề nghị giao đất của
hộ gia đình, cá nhân; biên bản xét giao đất của Hội đồng tư vấn giao đất; danh sáchcông khai các trường hợp được giao đất; tổng hợp ý kiến của nhân dân và bản tổnghợp ý kiến phản hồi (nếu có); phương án giao đất đã hoàn thiện và Nghị quyết của Hộiđồng nhân dân cấp xã, tờ trình của UBND cấp xã gửi UBND cấp huyện, Phòng Tàinguyên và Môi trường
- Bước 3: Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định phương án
giao đất; trình UBND cùng cấp quyết định giao đất; chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sửdụng đất thực hiện việc giao đất trên thực địa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận)
Thời gian thực hiện các công việc quy định tại điểm này không quá 30 ngàylàm việc kể từ ngày Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nhận đủ hồ sơ theoquy định cho tới ngày người sử dụng đất nhận được Giấy chứng nhận Trong đó, thờigian thực hiện các công việc tại Phòng Tài nguyên và Môi trường không quá hai mươi(20) ngày làm việc và tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất không quá mười (10)ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ từ Phòng Tài nguyên và Môi trường chuyển đến
Cơ sở pháp lý:
- Luật đất đai năm 2003;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành
luật đất đai;
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Trang 30- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ
sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗtrợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/4/2005 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 38/2011/NĐ-CP ngày 26/5/2011 của Chính phủ về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004
và Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005;
- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 2/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn thực hiện một số của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trình
tự, thủ tục, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếunại về đất đai;
- Quyết định số 46/2010/QĐ-UBND ngày 30/11/2010 của UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh;
- Quyết định số 51/2010/QĐ-UBND ngày 20/12/2010 của UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế về việc ban hành hạn mức giao đất ở; hạn mức công nhận đất ở đối vớitrường hợp thửa đất ở có vườn, ao cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh;
- Quyết định số 1100/2009/QĐ-UBND ngày 30/5/2009 của UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế quy định mức thu và chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng một số loại phí, lệphí thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
4.2.1.2 Kế hoạch giao rừng
Hương Lâm là một trong những xã của huyện A Lưới có diện tích rừng lớn, có3.987,92ha trong khi diện tích tự nhiên là 5,126.70ha, độ che phủ đến nay là 76,85%gần bằng độ che phủ rừng của toàn huyện A Lưới Theo kế hoạch năm 2013, Ban chỉđạo giao rừng, cho thuê rừng huyện A Lưới sẽ tiến hành giao rừng cho xã HươngLâm Kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng năm 2013 nhằm đa dạng hóa chủ thể quản lý
và nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp, góp phầngiải quyết việc làm tăng thu nhập, tạo điều kiện cho người dân tham gia tích cực vàocông tác quản lý, bảo vệ rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, bảo
vệ môi trường sinh thái, phát huy tối đa hiệu quả môi trường nhằm phục vụ tốt hơncho công đồng dân cư; gắn với cơ chế hưởng lợi và quản lý bền vững tài nguyên rừng,đảm bảo cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học, bảo tồn các loại động vật, thực vật
Trang 31đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và các ngành nghề khác trênđịa bàn.
Cơ sở pháp lý:
- Luật Đất đai năm 2003 và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về việc hướng
dẫn thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng; Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng
- Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
về hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộgia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn; Quyết định số 112/2008/QĐ-BNN ngày19/11/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành định mức kinh tế - kỹthuật giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mục đíchlâm nghiệp gắn với việc lập hồ sơ quản lý rừng;
- Quyết định số: 430/QĐ-UBND, ngày 02/03/2010, của UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế về việc Phê duyệt Đề án giao rừng cho thuê rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giaiđoạn 2010-2014;
- Nghị quyết 2e/2011/NQ-HĐND10 ngày 13 tháng 8 năm 2011 của Hội đồng
nhân dân Huyện về việc thông qua đề án giao rừng tự nhiên giai đoạn 2009-2014 trênđịa bàn Huyện A Lưới
Diện tích rừng tự nhiên vẫn còn rất nhiều so với rừng trồng vì vậy, tiến hànhgiao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất lâm nghiệp, cùng với các chiến lược quản
lý, bảo vệ rừng là một trong những biện pháp tốt nhất để bảo vệ nguồn tài nguyên vôgiá này
Bảng 4.2 Diện tích rừng tự nhiên xã Hương Lâm
Đất khácngoài LN
Độchephủrừng(%)
Rừng tựnhiện
Rừng trồngTổng cộng < 2 tuổi
Hương
Lâm 5.126,70 3.987,92 3.331,42 656.50 47.80 108.75 1.030,03 76.85A
Lưới 122.463.60 99.323.96 84.296,35 15.027,61 1.402,41 3.891,09 19.245,55 79.96
(Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới, 2013)
Theo kế hoạch Huyện sẽ giao cho xã Hương Lâm 2.384,73 ha rừng, trong đórừng sản xuất là 1.094,99 ha, rừng phòng hộ là 1.289,74 ha và do cộng đồng quản lý