1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu thực trạng và các yều tố ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi bò tại xã hồng thái, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế

42 1,4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 378,5 KB

Nội dung

Tuy nhiín ở xê, đđn số chủ yếu lă người dđn tộc Tẵi, Pacô nín điều kiệnkinh tế của người dđn ở đđy còn gặp nhiều khó khăn, trình độ học vấn cònthấp,điện tích nông nghiíp thấp, đất đồi, đ

Trang 1

Phần 1 Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tăi

Hồng Thâi lă một xê của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiín Huế Đđy lăvùng có khả năng canh tâc nhiều loại cđy trồng khâc nhau do đó ở đđy cómột lượng phế phụ phẩm nông nghiệp dồi dăo vă có đồng bêi cỏ chăn thảkhâ rộng nín nơi đđy lă điều kiện tốt để phât triển chăn nuôi đăn bò Việcchăn nuôi bò văng cũng đem lại hiệu quả kinh tế, xê hội, môi trường cao chongười chăn nuôi, nó không những tận dụng được câc phụ phẩm từ hoạt độngnông nghiệp mă còn sử dụng được thức ăn tự nhiín góp phần giảm chi phíđầu văo phù hợp với người nghỉo có thu nhập thấp vì thế nó đóng vai tròquan trọng trong hệ thống nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực vă gópphần văo xóa đói, giảm nghỉo , giải quyết phần năo sức kĩo, cung cấp phđnbón cho ngănh trồng trọt,lđm nghiệp vă góp phần tăng thu nhập đâng kể chongười dđn nơi đđy

Tuy nhiín ở xê, đđn số chủ yếu lă người dđn tộc (Tẵi, Pacô) nín điều kiệnkinh tế của người dđn ở đđy còn gặp nhiều khó khăn, trình độ học vấn cònthấp,điện tích nông nghiíp thấp, đất đồi, đất rừng chủ yếu trồng câc loại cđycông nghiíp mă chủ yếu lă cao su nín chưa có khả năng để cơ giới hoâ trongnông nghiệp,việc phât triển chăn nuôi chưa được như mong muốn lă donhiều nguyín nhđn khâc nhau như: trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật,chấtlượng con giống, công tâc thú y, thị trường tiíu thụ, người dđn ở đđy chưamạnh dạn trong việc đầu tư vốn, việc âp dụng khoa học kỹ thuật dịch vụphục vụ cho chăn nuôi bò còn nhiều hạn chế, chăn nuôi bò trong nông hộmang tính quản canh, nhỏ lẻ, người chăn nuôi tận dụng bêi chăn thả tự nhiín

lă chính, thiếu kinh nghiệm vă kiến thức về thú y vì thế hiệu quả kinh tếđem lại không cao so với câc nguồn lực từ địa phương.Chính những điềunăy đê khiến cho số lượng vă chất lượng đăn bò ở xê chưa phât triển được sovới tiềm năng hiện có của xê Mặc dù, người dđn nơi đđy cần cù chịu khó văluôn xem chăn nuôi nói chung vă chăn nuôi bò nói riíng như lă một cứucânh để người dđn nơi đđy có thể phât triển kinh tế hộ gia đình của

Trang 2

mình.Tìm ra thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng chăn nuôi bò vàng có bổsung thức ăn trên địa bàn xã và đề xuất các mô hình trên cơ sở tiềm năng củađịa phương sẽ làm cho các hệ thống nông nghiệp hiệu quả và bền vững hơn Nhằm tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng và yếu tố ảnh hưởng trong chăn nuôi

bò của xã Hồng Thái - huyện A Lưới - tỉnh Thừa Thiên Huế.Tôi tiến hành đề

tài nghiên cứu “Tìm hiểu thực trạng và các yều tố ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi bò tại xã Hồng Thái, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát.

- Đánh giá mức độ phù hợp của phương thức nuôi trong điều kiện nông

hộ miền núi tại A Lưới, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm sử dụng giống,nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, cách thức chăn nuôi một cách hợp lý

góp phần tăng hiệu quả sản xuất cho người dân nuôi bò vàng xã Hồng Thái 1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi bò của nông hộ tại xã

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi bò của nông hộ

- Đề xuất định hướng và các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quảtrong chăn nuôi bò ở nông hộ tại xã

Trang 3

Phần 2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.1 Cơ sở lý luận.

2.1.1 Các hình thức chăn nuôi bò hiện nay

Căn cứ vào mức độ đầu tư cho chăn nuôi hiện nay có thể chia thành 4phương thức chăn nuôi chính: phương thức thả rông, chăn thả, bán chăn thả,bán thâm canh.[1]

2.1.1.1 Phương thức thả rông

Đây là phương thức chăn thả truyền thống, lâu đời của người dân phảnứng trình độ lạc hậu trong sản xuất Với phương thức này, người chăn nuôihạn chế đến mức thấp nhất việc đầu tư chi phí, chủ yếu tận dụng diện tíchđồng cỏ và thảm thực vật tự nhiên Gia súc được khoanh vùng cô lập, ăn cỏ

và trú ẩn dưới tràng cây che bóng Mức độ đầu tư chỉ dừng lại ở chi phígiống và công thăm nuôi định kỳ, công vận chuyển đàn Phương thức nàykhá phổ biến trong một thời gian dài tại đồng cỏ lớn, đặc biệt là ở khu trung

du, miền núi, và vùng sâu, nơi sản xuất chưa thực sự phát triển Đây làphương thức chăn nuôi kém bền vững nhất xét cả mặt kinh tế, xã hội lẫn môitrường môi sinh, rủi ro cao và tác động kìm hãm đến các ngành kinh tế khácnhư: bò phá rẫy, nương trồng trọt của người dân

2.1.1.2 Phương thức chăn thả hoàn toàn.

Thực chất là phương thức thả rông có sự giám sát của người chăn nuôi.Đây là sự thay đổi của các hộ nuôi trong quản lý đàn bò của gia đình, hạnchế rủi ro và gây mất mỹ quan khu dân cư Chi phí cho chăn nuôi thấp, baogồm công chăn dắt và chi phí chuồng trại tạm bợ, vật liệu rẻ tiền mau hỏngnhư: dây thừng, cọc tre nhỏ, mái tranh cột nhỏ… Nhờ có sự chặt chẽ củangười chăn dắt nên hình thức này có thể mở rộng phạm vi nuôi, bao gồmvùng sâu vùng xa, vùng trung du miền núi, vùng ven đô thị, nông thôn… nơi

có đồng cỏ tự nhiên đủ cho nhu cầu của vật nuôi

2.1.1.3 Phương thức bán chăn thả ( phương thức bổ sung thức ăn).

Đây là bước chuyển giữa phương thức chăn nuôi quản canh sang dầnđầu tư thâm canh Lề lối truyền thống vẫn còn thông qua việc chăn thả bánthời gian Thêm vào đó, người chăn nuôi đã chú trọng đến khâu chăm sóc

Trang 4

vật nuôi như: đầu tư xây dựng chuồng trại bán kiên cố, hàng rào, chăm sócthú y, bổ sung thức ăn phụ phẩm nông nghiệp như: thân ngô, đọt sắn, dâykhoai lang, rơm, bả mía, xơ mít, các loại quả có nước… Phương thức nàythể hiện sự thay đổi phù hợp với điều kiện mới: công nghiệp, hiện đại hoágắn với đô thị hoá thành thị và nông thôn, phạm vi chăn thả thu hẹp

2.1.1.4 Phương thức bán thức bán thâm canh.

Phương thức này gần đây được người dân mạnh dạn áp dụng và ngàycàng nhân rộng, đặc biệt hộ có tiềm lực kinh tế lớn, có quy mô đàn cao vàđịnh hướng phát triển sản xuất theo kiểu hàng hoá Hình thức này đang dầnkhỏi vượt quy mô hộ và hình thành ở quy mô trang trại từ hàng chục đếnhàng trăm con Có thể nói, đây là phương thức chăn nuôi bò tiến bộ nhất tínhthời điểm đến nay Nguồn thức ăn tự nhiên đựơc chuyển từ thức ăn chủ yếusang nguồn thức ăn bổ sung Thay vào đó các hộ chăn nuôi đã đầu tư cácloại thức ăn tinh như: cám gạo, bột sắn và các chế phẩm công nghiệp như: rỉmật, urê, thức ăn khoáng… Mức đầu tư còn thể hiện ở khâu kiến thiếtchuồng trại kiên cố, đúng quy trình kỹ thuật, lai tạo giống mới, chăm sóctheo đối tượng…

2.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi bò.

2.1.2.1 Nhóm yếu tố tự nhiên.

- Thời tiết, khí hậu

Giống như các đối tượng khác của sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi bòphụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên, mỗi vùng khác nhau thì số lượng, chấtlượng và tính năng sản xuất của bò cũng khác nhau

Thời tiết, khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến chăn nuôi bò, khi di chuyểngia súc tới những vùng có khí hậu khác nhau sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏecủa chúng, đặc biệt là sự nhập nội của giống bò cao sản " nếu gia súc khôngđược sống trong điều kiện thuận lợi sẽ làm giảm sức sản xuất, tăng chi phíthức ăn, giảm chất lượng sản phẩm, ngoài ra còn giảm khả năng chống bệnh

"[2] Các giống gia súc cao sản có nguồn gốc từ các nước ôn đới thườngkhông thích nghi tốt với khí hậu ở vùng nhiệt đới đặc biệt là tính chịu nóng

Khí hậu, thời tiết tác động tới sự hình thành và phát triển của một sốdạng bệnh Khí hậu nóng khô và khí hậu nóng ẩm thường gây nên những rối

Trang 5

loạn quá mức về điều hòa nhiệt, dẫn đến ngất do nóng, co rút do say nắng,suy kiệt do mất nhiều nước cơ thể Đối với gia súc nhiều bệnh truyền nhiễm

đã phát sinh và phát triển trong mùa ẩm như: dịch tả, tụ huyết trùng [2]

Yếu tố đầu tiên tác động tới cơ thể gia súc là nhiệt độ" ở loài nhai lại,phần lớn nhiệt lượng được hình thành do tiêu hóa lên men và do trao đổichất nhất là khẩu phần giàu chất xơ Nhiệt lượng này tỷ lệ thuận với thức ăn

ăn vào và cường độ trao đổi chất trong cơ thể" Các giống bò cao sản có quátrình trao đổi chất mạnh, nhiệt lượng tỏa ra lớn nên chỉ thích hợp với điềukiện khí hậu mát mẻ.[2]

Khi nhiệt độ không khí gần bằng nhịêt độ cơ thể, con vật khó thảiđược nhiệt mà nó tạo ra và nhiệt độ môi trường lên cao vượt quá khả năngđiều hòa của gia súc thì sẽ dẫn đến rối loạn sinh lý do đó sẽ làm giảm sứcsản xuất Nhiệt độ môi trường làm ảnh đến trao đổi nhiệt của cơ thể dẫn đếnảnh hưởng đến chức phận của tinh hoàn hay buồng trứng, do đó khi thời tiếttrở lạnh hay nóng lên có thể làm ngưng trễ quá trình sinh tinh và sinh trứng,

ở gia súc dẫn đến rối loạn sinh dục, giảm khả năng sinh sản Ngoài ra, nhiệt

độ còn ảnh hưởng tới kích thước của loài hay những loài gần nhau.[1]

Đi đôi với nhiệt độ thì ảnh hưởng của sự chuyển động không khí cũngđáng được quan tâm Sự chuyển động của không khí trực tiếp hay gián tiếpảnh đến cơ thể gia súc, ảnh hưởng ở đây thông qua quá trình trao đổi nhiệt

Ở miền trung ngoài hai mùa gió chính (gió mùa mùa đông và gió mùa mùahạ) còn có một số hình thái gió địa phương đặc biệt xuất hiện trong một sốkhu vực có đặc điểm địa lý riêng biệt Như gió tây nam, sau khi vượt dãytrường sơn xuống đồng bằng ven biển trở nên rất khô nóng

Khí hậu, thời tiết không những ảnh hưởng trực tiếp đến gia súc màcòn tác động đến sự phát triển của cây cỏ trên đồng cỏ và các nguồn thức ănthô xanh khác, gián tiếp ảnh hưởng đến cơ thể vật nuôi "nhiệt độ tối ưu choquang hợp của cỏ ôn đới là 15-200C và cỏ nhệt đới là 30-400C Sự hìnhthành diệp lục bắt đầu khi nhiệt độ lớn hơn 10-150C Nhiệt độ dưới 100C cây

cỏ nhiệt đới có hiện tượng úa vàng, sau đó chết do diệp lục bị phá hủy"[2].Nhiệt độ không thích hợp sẽ làm cho tốc độ hóa gỗ của cây nhiệt đới nhanh,khả năng tích lũy dinh dưỡng trong cây không cao do đó dinh dưỡng của gia

Trang 6

súc không đảm bảo khi sử dụng cỏ này Vào mùa xuân và mùa thu, khi thờitiết thuận tiện cây cỏ phát triển tốt, gia súc đủ thức ăn nhưng ngược lại vàomùa đông và mùa hạ thời tiết xấu, nguồn thức ăn bị thiếu hụt Do đó cần có

kế hoạch bổ sung thức ăn cho bò vào các thời điểm cần thiết

Thời tiết khí hậu ở miền trung khắc nhiệt nên ảnh hưởng rất lớn chănnuôi bò Nghiên cứu tại nông trường Tân Lâm, Quảng Trị cho thấy: chỉ cầnthay đổi quy trình thả (buổi sáng cho đi sớm, về sớm buổi chiều đi muộn vềmuộn) để tránh nắng kết hợp với cho uống nước đầy đủ đã nâng cao khảnăng sinh trưởng của bò so với đối chứng là 15%

- Đất đai, đồng cỏ, nguồn nước

Đất đai ảnh hưởng lớn tới chăn nuôi Đất đai ở vùng núi và trung ducằn cỗi thiếu chất ding dưỡng, nghèo các chất hữu cơ và thiếu nước, đây làhạn chế lớn trong vấn đề phát triển mạnh vùng gò để phát triển chăn nuôi bò.Ngoài ra đất đai còn ảnh hưởng đến thành phần các chất hữu cơ trong cây

cỏ

Điều kiện thổ nhưỡng có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trong

đó các chất dinh dưỡng trong đất đóng vai trò quan trọng kể cả nguyên tố vilượng và độ pH trong đất quyết đinh trạng thái dễ tiêu hay không tiêu củacác nguyên tố

Nước ta có mật độ dân số cao, đất đai thiếu tổng diện tích cây trồngkhoảng 32000ha Thực ra, những nơi được gọi là "đồng cỏ" chỉ là nhữngvùng đất xấu, năng suất cỏ thấp Vì vậy, việc xác định chiến lược vấn đề,giải quyết vấn đề thức ăn cho trâu bò dựa trên đồng cỏ tự nhiên là không phùhợp

Với năng suất và chất lượng đồng cỏ kém, sẽ làm năng suất vật nuôithấp và như vậy làm cho chăn nuôi bò không phát triển được nhất là chănnuôi theo hướng quảng canh

Nước là yếu tố sinh quyển quan trọng nhất Nước có vai trò quantrọng đối với các sinh vật Chất lượng nước xét trên đặc tính hóa học là độ

pH và độ mặn nó ảnh đến vật nuôi Độ pH trong nước làm thay đổi tínhthẩm thấu do đó làm ảnh đến chức năng bài tiết và quá trình sống của giasúc độ pH trong môi trường nước làm hưng phấn hoặc ức chế hoạt động của

Trang 7

hệ thần kinh, làm thay đổi cân bằng của hệ thống hô hấp Nước được coi làmột trong những điều kiện mà sức khỏe và sức sản xuất của vật nuôi đềuphải phụ thuộc

Nước là yếu tố quan trọng trong chăn nuôi nó ảnh hưởng tới sự phân

bố của gia súc Bò trung bình mỗi ngày cần 30-45 lít nước Trong quá trìnhlàm việc nặng nhọc gia súc bị mất nước thông qua mồ hôi, nếu mất 20%lượng nước cơ thể thì gia súc sẽ chết sau 4-8 ngày sau khi đình chỉ khôngtiếp nước Do đó chăm sóc nuôi dưỡng cần phải thường xuyên bổ sung nướcuống cho bò kết hợp với lượng nước vi lượng cuối cuối cơ thể cũng bị mấttheo mồ hôi trong quá trình làm việc

2.1.2.2 Nhóm yếu tố các điều kiện kinh tế xã hội

- Vốn: Đây là vấn đề bức xức nhất hiện nay làm ảnh hưởng đến chănnuôi chung và chăn nuôi bò nói riêng Mặc dù chăn nuôi bò chủ yếu dựa vàonhững phế phụ phẩm công nông nghiệp, đồng cỏ rẽ tiền nhưng cũng phảiđầu tư con giống, chuồng trại hơn nữa Vòng quanh vốn trong chăn nuôi bòchậm hơn lợn, gia cầm nên không phù hợp với tâm lý của người dân nhất

là người nghèo

- Lao động: Phương thức chăn nuôi bò nước ta còn lạc hậu, đa số cònchăn thả nên rất tốn công lao động dẫn đến số lượng bò trong một gia đìnhkhông thể cao do không có công chăn dắt và giải quyết nguồn thức ăn thíchhợp Từ đó đặt ra cho nghành chăn nuôi phải có nhiệm vụ tìm ra nhữngchiến lược giải quyết thích hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương

- Chính sách kinh tế: Các cấp chính quyền cần phải có một sự chỉ đạođúng đắn và quan tâm sâu sắc đến đời sống của người dân cải thiên cuộcsống và giảm bớt thành phần đói nghèo trong xã hội Tùy theo điều kiện tựnhiên của từng vùng mà phát triển ngành nghề thích hợp Như vậy ở đây có

sự hợp tác giữa các nhà chiến lược phát triển nông thôn và các cấp chínhquyền địa phương từ đó đưa ra các chính sách kinh tế khuyến khích ngườidân phát triển kinh tế cho chính bản thân họ

Đối với chăn nuôi bò hiện nay nhà nước đã có nhiều chính sách kinh

tế góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi bò ngày một phát triển như: chươngtrình cải tạo đàn bò, các chính sách về đầu tư nghiên cứu, trường ngoài ra

Trang 8

các tổ chức, ban ngành ở địa phương cũng có một quy định biện pháp cụ thể

về chăn nuôi bò Các chính sách, các quy định này sẽ góp phần thúc đẩychăn nuôi bò và làm cho người chăn nuôi bò tin tưởng hơn về còn đườnglàm ăn của họ

- Thi trường tiêu thụ: Đây là yếu tố hàng đầu cần được quan tâm, sảnphẩm của chúng ta chưa đi vào thi trường thế giới bởi lẽ chất lượng thấpchưa cạnh tranh được với các nước khác Tuy nhiên ở nước ta lại có nhiềuthành phố lớn như: Sài gòn, Hà nội và sát nước ta có trung quốc Xa hơn

có Singapore, Hồng Kông, Nhật bản là những nước thường phải nhập sảnphẩm chăn nuôi từ những nước khác[2] Do đó, ngành chăn nuôi cũng nêncoi đó là thị trường tiêu thụ sản phẩm (thịt, trứng, sữa) nhiều nhất Thủ đô hànội mỗi ngày tiêu thụ 200 tấn thịt các loại, hàng triệu quả trứng và hàngngàn lít sữa

Như vậy nếu thị trường rộng lớn, nhu cầu về thịt bò cao sẽ thúc đẩyngành chăn nuôi bò phát triển và ngược lại

2.1.2.3 Nhóm các yếu tố kỹ thuật.

- Con giống : Con giống là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đếnnăng suất chăn nuôi, con giống tốt thì năng suất cao và ngược lại.Đàn bònước ta phần lớn chưa được cải tạo, tầm vóc nhỏ bé năng suất sản xuất thấp,hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi bò không cao Do đó cần phải tiến hành cải tạođàn bò để nâng cao tầm vóc, tăng năng suất, thu nhập cho người chăn nuôicũng như thúc đẩy ngành chăn nuôi bò ngày một phát triển

Giống bò là một yếu tố quan trọng và cần thiết, phải được quan tâmhàng đầu trong việc phát triển chăn nuôi bò, thường xuyên chọn lọc cải tạohoặc có thể kết hợp với việc nhập nôi các giống bò thích nghi với điều kiệnđịa phương

- Dinh dưỡng và vấn đề thức ăn:Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng ảnhhưởng tới khả năng sản xuất Khan và Davis, 1981 khi nghiên cứu về khảnăng sản xuất của bò cho sữa và giống bò địa phương chưa cải tạo thu đượckết quả như sau: Trong điều kiện dinh dưỡng tốt với khẩu phần cơ bản vàrơm xử lý amoniac thì bò lai tăng trọng nhanh hơn bò địa phương Nhưng

Trang 9

ngược lại trong điều kiện dinh dưỡng kém khẩu phần cơ bản là rơm chưa xử

lý thì bò địa phương ít bị giảm tăng trọng

Ước tính hàng năm nước ta có khoảng 20 triệu tấn rơm rạ, gần 6 triệutấn lạc thân ngô, bã sắn Đây là cơ sở giải quyết thức ăn cho bò Dân số ngàycàng tăng, diện tích trồng cỏ ngày càng thu hẹp, việc xây dựng hệ thốngchăn nuôi gia súc nhai lại dựa trên các phế phụ phẩm sẵn có là yêu cầu sốngcòn hiện nay và trong tương lai

Thức ăn là yếu tố quan trọng nhất trong phát triển chăn nuôi bò Cũngnhư bao gia súc khác, bò không thể tồn tại khi không có thức ăn và khôngthể cho năng suất cao khi nguồn thức ăn không ổn định, chất lượng thức ănkém

2.2.Cơ sở thực tiễn.

2.2.1 Vai trò của ngành chăn nuôi bò đối với nông hộ.

Ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò nói riêng có vai trò rất quantrọng đối với hộ nông dân, điều này được thể hiện ở những điểm sau:

Chăn nuôi bò cung cấp thịt cho con người: Thịt bò là một loại thực phẩm

có hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều khoáng chất, vitamin, axit aminkhông thay thế cần thiết cho cơ thể con người Trong xu thế hiện nay chấtlượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu của con người ngàycàng tăng Chính vì vậy thịt bò là loại thực phẩm không thể thiếu được trongbữa ăn của gia đình

Chăn nuôi bò cung cấp phân bón và sức kéo cho ngành trồng trọt: đây làhai sản phẩm phụ thu được từ chăn bò rất cần thiết cho hoạt động sản xuấttrồng trọt Phân bò là loại phân hữu cơ có chất lượng kém hơn phân lợn vàmột số phân động vật khác, nhưng số lượng thải ra hàng ngày lớn hơn rấtnhiều so với các loài động vật khác cho nên vẫn là nguồn phân hữu cơ chínhcho trồng trọt Đồng thời đây cũng là nguồn phân có giá trị rẻ mà lại rất có ýnghĩa trong việc cải tạo đất lâu dài, giúp tăng độ phì của đất, bảo vệ nguồntài nguyên vô cùng quý giá đó Mặt khác việc tận dụng nguồn phân bò đãgiải quyết một phần chi phí đáng kể về phân bón cho nông hộ trong trồngtrọt

Trang 10

Ngoài ra, bò còn cung cấp sức kéo cho nông nghiệp và vận chuyển Từxưa khi máy móc chưa được phát triển thì chăn nuôi trâu bò để lấy sức kéo

là mục đích chính của người dân Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triểnnhiều nơi máy móc đảm nhiệm phần lớn khâu làm đất, nhưng bò vẫn được

sử dụng nhiều trong việc làm đất, đặc biệt là ở những vùng nghèo, vùng cóđiều kiện địa hình khó khăn, sản suất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ gặpnhiều trở ngại trong áp dụng cơ giới hóa, ở những vùng sâu, vùng xa giaothông đi lại khó khăn, địa hình phức tạp thì việc chuyên chở các loại hànghóa (gỗ, phân bón, lương thực, ) chủ yếu vẫn dùng sức kéo của trâu bò[5].Đặc điểm của lao động nông thôn Việt Nam hiện nay phần lớn mang tínhmùa vụ, vì vậy lao động nhàn rỗi vẫn còn nhiều Theo số liệu điều tra “cókhoảng 7 triệu người thất nghiệp hoàn toàn hoặc tiềm tàng”[5] Ở nhữngvùng ruộng đất ít, dân số đông, người dân chỉ sử dụng khoảng 65-75% thờigian lao động trong năm, còn lại 30-35% thời gian nhàn rỗi Vì vậy, chănnuôi bò góp phần sử dụng hợp lý nguồn lao động nhàn rỗi để tăng thu nhập,cải thiện mức sống trong nông hộ Đồng thời đây cũng là hướng giải quyếtvấn đề việc làm tại chỗ cho người dân nông thôn, hạn chế sức ép gia tăngdân số lên các thành phố lớn do người dân đi tìm việc làm, tránh được các tệnạn xã hội có thể phát sinh

Ngoài ra, chăn nuôi bò có thể coi như một nguồn dự trữ tiền cho ngườidân dưới dạng vật chất cho nông hộ và có thể sử dụng một cách uyểnchuyển Người dân có thể lấy tiền bất cứ lúc nào nếu cần thiết

Như vậy có thể thấy rằng phát triển chăn nuôi bò là một trong những giảipháp tích cực giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chấtlượng đời sống, góp phần xói đói giảm nghèo cho người dân nông thôn

2.2.1.1 Phát triển chăn nuôi bò là biện pháp giảm cạnh tranh lương thực giữa con người và vật nuôi.

Bò là lại động vật ít (thậm chí không) cạnh tranh lương thực với conngười Nhờ có cấu tạo đặc biệt của dạ dày, sự cộng sinh của các vi sinh vậttrong dạ cỏ mà bò có ưu điểm hơn lợn, gia cầm vì thức ăn chính là các chấtthô xanh, kém chất lượng, là những phế phụ phẩm của ngành nông nghiệp,công nghiệp, thức ăn không cần kỹ và khó tìm kiếm như lơn và gia cầm

Trang 11

Nguồn thức ăn chủ yếu của bò là cỏ tươi ngoài bải chăn thả, cỏ khô,rơm rạ và một vài thức ăn thô xanh khác: ngọn mía, thân cây ngô, thân láđậu các loại … Ngoài ra còn bã mía, rỉ mật, khô dầu … Thông qua thức ănphong phú rẻ tiền này sẽ cho ra một lượng chất hửu cơ quý giá đáng kể vànăng lượng khổng lồ cung cấp cho con người mà không phải đầu tư cao[6]

Do vậy trong điều kiện kinh tế còn khó khăn vẫn có thể phát triển chănnuôi bò nếu biết tận dụng tốt nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương để đemlại kinh tế nâng cao thu nhập và giải quyết tốt vấn đề lương thực giữa conngười và vật nuôi

2.2.1.2 Cung cấp sức kéo và phân bón cho sản xuất nông nghiệp.

Từ xa xưa con người đã biết dùng trâu bò để cày kéo, chuyên chở đồđạc Hiện nay, trâu bò vẫn đang đóng một vai trò quan trọng trong việc cungcấp sức kéo và phân bón

Nhìn chung vấn đề này đem lại hiệu quả kinh tế ở các vùng miền núi

và trung du nhất là vấn đề làm đất và kéo tải nhẹ Ở đây, địa hình khá phứctạp, máy móc không phát huy được tính ưu việt của nó Tuy nhiên không chỉvùng núi và trung du mà ngay cả đồng bằng, không phải tất cả đều dùng máymóc cày kéo, do vậy trâu bò vẫn giữ được vai trò quan trọng trong cày bừa

ô nhiểm môi trường và góp phần cân bằng sinh thái

Hiện nay trên thế giới còn khoảng 2 tỷ người sử dụng sức kéo vật nuôi

mà đa số vẫn là các nước thuộc châu Á, Phi và Mỹ Latinh [6]

Xét về chất lượng thì phân bò thua phân lợn nhưng với số lượng thải

ra hàng năm lớn, nên phân bò vẩn là nguồn phân hữu cơ chủ yếu cho nôngnghiệp

Sử dụng phân trâu bò ngoài ý nghĩa rẻ tiền còn có ý nghĩa cải tạo đấtlâu dài Do đó, ngày nay dù phân hoá học sử dụng phổ biến trong nông

Trang 12

nghiệp nhưng phân hữu cơ vẫn không thể thiếu trong đó có phân trâu bò Ởmột số nước, phân còn là nguồn chất đốt dự trữ để đun nấu quanh năm.

2.2.1.3 Chăn nuôi cung cấp nguyên liệu chế biến

Da là nguồn nguyên liệu cho nhà máy thuộc da và chế biến để sản xuất

ra các mặt hàng dân dụng … Da có giá trị khi bộ da đó có trọng lượng lớn vàkích thước to (dày, rộng, dài), đại lượng của chỉ số trên không những phụthuộc vào điều kiện nuôi dưỡng mà còn phụ thuộc vào giống, giới tính, tuổi

và các yếu tốt khác Sừng được da công và chế biến để làm ra các mặt hàng

mỹ nghệ tinh xảo như một số đồ trang sức hoặc lược, giá gương…

2.2.2 Tình hình chăn nuôi bò ở Việt Nam.

Nước ta là một nước nông nghiệp truyền thống với 78% dân số làm nghềnông Trồng trọt là ngành chiếm vị thế chủ đạo, cụ thể là trồng lúa nước.Trước đây, tại các cánh đồng rộng lớn, rơm chủ yếu thu hoạch nhằm làmchất đốt cho sinh hoạt hoặc đốt đồng để bổ sung dinh dưỡng cho đất Cácsản phẩm trồng trọt khác khi thối hỏng đổ đi tại các bãi cỏ, trìa ao, ven đê Trải qua thời gian, con người nhận ra rằng đã lãng phí một tiềm lực thức ăn

tự nhiên khá lớn, đồng thời gây ô nhiễm môi trường do bụi tro, mùi úng thối

và rác thải tồn đọng, gây mất mỹ quan sinh cảnh nông thôn.[3]

Do vậy, chăn nuôi bò được phát triển để tận dụng thức ăn sẵn có tựnhiên Tuy nhiên, mức độ ổn định và chất lượng nguồn thức ăn ngày cànggiảm do thiếu sự chăm bón của con người và thu hẹp nhanh chóng của đấtđai Hiện nay, cỏ trồng đã được nhiều người dân trồng thử nghiệm và đưavào sản xuất với hai giống chính là cỏ voi và cỏ sả Tiếp đến là đầu tư trongcông tác lai tạo giống, kỹ thuật chăm sóc và thú y, chất lượng đàn bò tăngcao

Nhìn chung, chăn nuôi bò Việt Nam phát triển không đồng đều ở cácvùng miền trong cả nước

Qua thống kê cho thấy: tổng đàn bò cả nước tăng nhanh qua các năm.Tốc độ tăng trưởng đàn bò của cả nước ổn định ở mức 1,5 đến 2% trong giaiđoạn 1998 – 2000 Năm 2001, xuất hiện dịch bệnh lở mồm long móng diệnrộng tại các vùng trong nước, tạo tâm lý hoang mang cho người dân chăn

Trang 13

nuôi Bên cạnh đó, người dân chưa có các biện pháp phòng trừ cụ thể để đốiphó dịch bệnh mới Do vậy, tốc độ phát triển đàn bò cả nước giảm 5.5%, với3.899.683 con Nhưng ngay sau đó, tốc độ phát triển đã khôi phục lại nhanhchóng Trong vòng 3 năm từ 2001 đến 2004 tốc độ này đã đạt 11.7%, năm

2005 đạt 12.6% Năm 2005, tổng đàn bò cả nước là 5.540.700 con, cao gấp1.5 lần so với năm 2001 Điều này cho thấy, bò đang dần khẳng định vị thếcủa mình trong phát triển chăn nuôi của người dân nói riêng và trong sảnxuất nông nghiệp nói chung[3]

Chăn nuôi bò ở miền Nam phát triển hơn ở miền Bắc, thể hiện ở tỷ trọng

bò so với tổng đàn của cả nước qua các năm Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởngcủa bò miền Nam có sự biến động lớn hơn so với miền Bắc Năm 2001, dotác động của nhiều biến cố, bò miền Nam giảm sút nhanh chóng và đạt tỷtrọng thấp hơn so với miền Bắc Tuy nhiên, việc nhanh chóng khắc phục khókhăn, kiên trì với thế mạnh vốn có của mình đã giúp bò miền Nam tìm lại vịtrí dẫn đầu của cả nước Trong đó, khu vực có đàn bò lớn nhất của miềnNam là Duyên hải miền Trung Việc phát triển kinh tế của vùng này khá khókhăn do địa hình đồi núi và cao nguyên, giao thông thuỷ lợi kém phát triển

2.2.3.Tình hình chăn nuôi bò ở Thừa Thiên Huế

Chăn nuôi bò ở Thừa Thiên Huế phát triển chậm, số lượng đàn bò giaiđoạn 2000-2004 giảm 0,78%/năm, trong khi tốc độ tăng chung của cả nước

là 4,42% Số lượng bò giảm mạnh (4.271 con, khoảng 19,2%) vào năm

2001, nguyên nhân chủ yếu là dịch bệnh, thiếu thức ăn và chăm sóc nuôidưỡng kém Sau đó, đã phát triển trở lại vào các năm tiếp theo, nhưng tốc

độ tăng chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng bình quân chung của cả nước

Số lượng bò năm 2004 (21.560 con) vẫn thấp hơn số lượng của năm 2000(22.247 con).[4]

Kết quả nghiên cứu về cơ cấu giống cho thấy, chủ yếu là giống bò nội(85,7%), giống lai chiếm tỷ lệ thấp 14,3% (bình quân của cả nước khoảng30%) Bò chủ yếu được lai giống bằng cách phối trực tiếp với bò F1 nên tỷ

lệ máu lai cũng thấp Như vậy có thể thấy rằng kết quả của chương trình cảitạo đàn bò chưa cao, nguyên nhân chủ yếu là số lượng cán bộ dẫn tinh có tay

Trang 14

nghề giỏi còn ít, cả tỉnh có 42 cán bộ dẫn tinh, trong khi số lượng bò cái sinhsản là 10.436 con.[4]

Khác với sự giảm sút nhanh về diện tích của bãi chăn và cây mía, diệntích một số cây trồng khác như lúa, ngô, khoai, tương đối ổn định, riêngdiện tích sắn và lạc có tăng đôi chút Phụ phẩm từ các loại cây trồng nàynhư rơm, thân ngô, dây lạc, đang là nguồn thức ăn quan trọng cho bò Tuynhiên, nhiều loại phụ phẩm này vẫn chưa được sử dụng một cách hợp lý, donhiều hộ chưa tiến hành chế biến, bảo quản để sử dụng lâu dài mà chủ yếuđược dùng tươi ngay sau khi thu hoạch, số còn lại để lãng phí hoặc đốt ngaytại ruộng (rơm)

Ngoài các nguồn thức ăn chính kể trên, còn có một số nguồn khác nhưcây chuối, một số loại củ quả, nhưng các nguồn này không đáng kể Ngoài

ra, từ năm 2002, thông qua chương trình khuyến nông và các dự án, một số

mô hình trồng cỏ nuôi bò đã được xây dựng, tuy nhiên diện tích cỏ trồng cònrất ít và mô hình vẫn chưa được chú ý nhân rộng.[4]

Tình hình chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò Kết quảcho thấy, những năm qua, các chương trình, dự án (của Nhà nước và các tổchức Quốc tế) đã chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, thú

y, chăm sóc, nuôi dưỡng thông qua các mô hình trình diễn như: nuôi bòthâm canh, trồng cỏ nuôi bò, vỗ béo bò thịt và đã được các hộ nuôi bòhưởng ứng cao Tuy nhiên, các chương trình, dự án phần lớn tập trung vàoviệc xây dựng các mô hình sản xuất mà chưa quan tâm đến các hoạt độngdịch vụ cho sản xuất như: dịch vụ kỹ thuật, cung ứng giống, thức ăn chănnuôi, hỗ trợ thị trường, Vì vậy, mặc dù có số lượng không nhỏ người chănnuôi đã nắm được kỹ thuật và biết về hiệu quả kinh tế của các mô hìnhnhưng họ vẫn lúng túng chưa mạnh dạn đầu tư để phát triển chăn nuôi bò

Trang 15

Phần 3 Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu là các nông hộ bò vàng (Hộ nghèo và hộ khôngnghèo) ở xã Hồng Thái, huyện A Lưới

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Thực trạng chăn nuôi của xã (Quy mô chăn nuôi của các nông hộ, cơ cấu đàn bò và cơ cấu giống bò, mục đích chăn nuôi bò, tình hình sử dụng lao

động trong chăn nuôi…)

- Các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi bò của nông hộ

+ Nhóm yếu tố tự nhiên (Thời tiết, khí hậu, đất, đồng cỏ, nước…)

+ Nhóm yếu tố các điều kiện kinh tế xã hội ( Dịch vụ đầu vào, vốn,

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1.Chọn điểm nghiên cứu

Nghiên cứu sẽ tiến hành tại xã Hồng Thái của huyện miền núi A Lướitỉnh Thừa Thiên Huế, hầu hết các xã vùng này đều chăn nuôi bò vàng ởnông hộ Do vậy, điểm nghiên cứu phải đảm bảo tính đại diện cho tất cảvùng sinh thái và các điều kiện sản xuất khác nhau Các tiêu chí chọn điểmnghiên cứu được xác định như sau:

Trang 16

Điểm nghiên cứu phải có tính chất đặc trưng của vùng sinh thái mà nólàm đại diện Có các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội gần với các

số liệu trung bình chung của vùng[7]

Điểm nghiên cứu phải được bố trí tương đối đồng đều về mặt địa lý Sốlượng bò của xã điều tra, nghiên cứu phải gần với số lượng bình quân chungcủa các xã trong toàn huyện

3.2.2 Các phương pháp thu thập thông tin.

3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên: Thời tiết, khí hậu, đất đai…Thu thập các số liệu về điều kiện kinh tế xã hội: Tình hình kinh tế củahuyện, các chính sách quy định, cơ sở hạ tầng…

Nguồn số liệu được thu thập thông qua các tài liệu, các báo cáo, niêngiám thống kê ở các cơ quan thống kê, phòng nông nghiệp, trung tâmKhuyến nông tỉnh và trạm Khuyến nông huyện, các cơ quan chuyển giao[8].Thu thập các số liệu đã công bố về tình hình nuôi bò

Tham khảo một số công trình nghiên cứu đã xuất bản

3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp.

Phỏng vấn người am hiểu: Đây là các hộ được chọn từ danh sách điều

tra vừa có hộ áp dụng thành công của phương thưc phương thức chăn thả có

bổ sung thưc ăn Đây là những hộ am hiểu tình hình và nói lên các vấn đềmang tính đại diện cho địa phương

Cán bộ thú y xã, cán bộ phụ trách nông nghiệp, các trưởng thôn (chỉchọn những thôn có hộ điều tra) Đây là những người đại diện cho cán bộ địaphương

Quan sát:: Quan sát thực địa có sự tham gia của người dân địa phương

để có cái nhìn thật tổng quan về tình hình nuôi bò vàng

Phỏng vấn hộ

Chọn hộ: Việc chọn hộ nghiên cứu dựa vào các tiêu chí sau:

Hộ nghèo và hộ trên nghèo dựa vào tiêu chuẩn của Bộ lao độngthương binh và xã hội năm 2009.Hồng Thái là xã nghèo tỉ lệ hộ khá rất ít,các hộ khá hoạt động chủ yếu là lâm nghiệp nên việc chọn hộ chỉ phân làm 2loại hộ là hộ nghèo và hộ trên nghèo để phù hợp với tình hình địa phương.)

Trang 17

Hộ hiện tại phải có chăn nuôi bò trên địa bàn.

Các hộ phân bố đều trên khu vực nghiên cứu

Lập bảng hỏi: Xây dựng bảng hỏi cấu trúc và bán cấu trúc phục vụ

cho đề tài Trong bảng câu hỏi dùng cả câu hỏi mở và cả câu hỏi đóng nhằmtìm hiểu được tình hình nuôi bò vàng ở địa phương, đồng thời đặt ra nhữngcâu hỏi tại sao nhằm thu thập ý kiến mới của các hộ để hiểu sâu hơn về vấn

Trang 18

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

4.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa bàn nghiên cứu

4.1.1 Điều kiện tự nhiên.

- Vị trí địa lý

Hồng Thái là một xã của huyện A Lưới, về vị tri địa lý thì:

Phía Bắc giáp : xã Nhâm, xã Hồng Quang

Phía Nam giáp : xã Hồng Thượng

Phía Tây giáp : nước Lào

Phía Đông giáp : xã Hương Thủy

Từ vị trí địa lý của xã Hồng Thái cho thấy một số thuận lợi và khó khăn sau:

Thuận lợi : là xã miền núi điện tích đất lâm nghiệp lớn, diện tích đồng cỏlớn rất thuân lợi cho việc phát trine chăn nuôi

Khó khăn : là một xa vùng cao nên xã Hồng Thái có điều kiện đi lại rất khó khăn, các thông tin về thị trường ,các biện pháp KHKT…về chậm so với các vùng khác, là một xã nghèo của huyện A Lưới nên các công trình phuc vụ dân sinh ít được quan tâm, cơ sơ hạ tầng còn kém, là một xã biên giới nên tinh hình an ninh con khá phức tạp

- Khí Hậu Thời Tiết

Hồng Thái là xã khí hậu đặc trưng của Miền Trung đó là nhiệt đới ẩmgió mùa, khí hậu nóng gắt, khi rét thì kèm theo mưa phùn Hàng năm trênđịa bàn xã có hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau Nhưng trong nhữngtháng này lại có sự khác nhau trong từng tháng Từ tháng 9 đến tháng 11 cógió bão kèm theo mưa lớn nên thường gây lũ quét và sạt lở, còn từ tháng 12đến tháng 3 năm sau do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên khí hậu khôhanh và trời mưa phùn giá rét

Còn mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 do chịu ảnh hưởng của gió TâyNam khô nóng nên đã gây hạn hán cho xã làm cho cây cối khô cháy, lượngnước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn hạn chế Nhiệt độ trung bình

Trang 19

hàng năm của xã là 270C, nhiệt độ cao nhất là 400C tập trung vào tháng5;6;7 Nhiệt độ thấp nhât là 60C trong các tháng 12;1;2 Lượng mưa bìnhquân hàng năm 1600-1900(mm) lương mưa cao nhât là 2810(mm) và lươngthấp nhất là 1120(mm) Tuy lượng mưa lớn nhưng phân bố không đều chocác vùng vì vậy nó còn ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống conngười cũng như vật nuôi.

- Đất đai và tình sử dụng đất

Bảng:1 Cơ cấu đất của

Nguồn: số liệu báo cáo của xã năm 2010[11]Địa hình xã Hồng Thái là xã biên giới địa hình chủ yếu là đồi núi, gầnnhiều các cứ điểm quốc phòng và có đường chiến lược đi qua, bom đạn càyphá nhiều

Quá trình chuyển đổi và cải tạo đất đai ở đây chưa được quan tâmđúng mức, đất đai đã dần bị thái hóa Do địa hình khá phức tạp, đất đai của

xã bị chia cắt như sau:

Đất phù sa không bồi đắp có sản phẩm Feralít phân bố ở địa hình cao,trong quá trình phát triển bị feralit hoá, đất có diện tích lớn nhất (99,98%)

Đất phù sa không bồi đắp phân bố ở địa hình thấp có diện tích khônglớn lắm thương trồng 2 vụ lúa hoặc 1 vụ ngô

- Nguồn nước

Hồng thái là xã có nguồn thuỷ văn thuận tiện trong sản xuất và sinh hoạt.Nguồn nước sinh hoạt hằng ngày chủ yếu là dùng giếng khoan.và nguồnnước sản xuất chủ yếu là ở kênh rạch ,ao hồ,song xuối ở xả ,nguồn nước khádồi dào, thuận tiện cho việc phát triển nông nghiệp và các nghành khác đểđem lại hiệu quả kinh tế cho người dân nơi đây

Trang 20

4.1.2 Điều kiện kinh tế.

- Trồng trọt.

Trồng trọt là ngành đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tếcủa xã Trong thời gian qua xã đã có nhiều chủ trương để khuyến kích chocác ngành công nghiệp trên xã phát triển nhưng chưa có hiệu quả, vì thế câylương thực nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung vẫn đóng vai tròkhông thể thiếu trong nền kinh tế của xã Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiênkhắc nhiệt kỹ thuật thâm canh còn chưa được đảm bảo, việc đầu tư phânbón, thời vụ gieo trồng, công tác bảo vệ thực vật… còn chưa đủ, chưa đúnglúc nên năng suất cây trồng chưa cao, chưa ổn định so với tiềm năng của địaphương

Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng một số loại cây trồng

chính ở xã Hồng Thái, năm 2009.

Loại cây

Diện tích gieo Trông (ha)

Năng suât bình Quân (tạ/ha)

Tổng sản lượng (tấn/năm)

Cây công nghiệp dài ngày ở đây cũng phát triển khá mạnh do diệntích rừng lớn chủ yếu là keo, bạch đàn và cao su nhưng nhìn chung năngsuất và sản lượng thấp nên nên hiệu quả không cao so với tiềm năng của

Trang 21

vùng Qua thực tiển khảo sát ở cơ sở cho thấy rằng trên địa bàn xã HồngThái có một lượng phế phụ phẩm khá lớn và đa dạng nếu chính quyền xã vàngười dân nơi đây biết tận dụng, bảo quản chế biến tốt thì xã sẽ có mộtnguồn thức ăn lớn dùng cho chăn nuôi bò nói riêng và chăn nuôi nói chung

- Chăn nuôi.

Hồng Thái là một xã thuần nông, cho nên những năm qua nghànhchăn nuôi của xã phát triển khá mạnh Với chủ trương vay vốn để nuôi bò đãkhuyến khích các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư nên tổng số đàn bò tăng lênrất nhanh Bên cạnh đó đàn gia súc, gia cầm cũng tăng khá rõ rệt, việc dịchcúm gia cầm là nạn dịch của cả nước

Bảng 3 : Tổng số gia súc, gia cầm của xã Hồng Thái huyện A Lưới

tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nguồn:Báo cáo thú y năm 2009[11]

Từ bảng số liệu cho thấy số lương đàn trâu bò qua các năm không tănglên mà còn giảm xuống do tình hình dích bênh phức tạp nên người dânkhông dám đầu tư mở rộng sản xuất

4.1.3 Điều kiện xã hội.

Tổng dân số của xã là 5.068 người sống trong 937 hộ gia đình Thườngtrú có mặt trên địa bàn 3.536 người, ở đây hoạt động lâm nghiệp là chủ yếuHồng thái là xã nằm gần quôc lộ nên hệ thống đường giao thông ở đây kháthuận tiện cho việc giao lưu và trao đổi hàng hoá.Trong năm qua xã đã tu bổ

và nâng cấp khá hoàn chỉnh toàn bộ xóm có đường bê tông Tuy lá xã miềnnúi nhưng vẩn đảm bảo đầy đủ sức cung ứng điện sinh hoạt và phục vụ sảnxuất cho nhân dân trên toàn xã.[10]

Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ, khám và chữa bệnh cho nhân dânđược đảm bảo,100% trẻ em được tiêm phòng Vácxin.Trong năm đã khámcho 4412 lượt người.Quản lý tốt công tác dự phòng, công tác quản lý Nhà

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thế Thông, Xu thế phát triển chăn nuôi thế giới hiện nay và vận dụng vào truyền thống và chăn nuôi công nghiệp Việt Nam, Báo cáo hội thảo quốc gia về khoa học và phát triển chăn nuôi đến năm 2000, Hội chăn nuôi Việt Nam, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu thế phát triển chăn nuôi thế giới hiện nay và vận "dụng vào truyền thống và chăn nuôi công nghiệp Việt Nam
2. Nguyễn Xuân Bả, Bài giảng chăn nuôi trâu bò, Trường Đại học nông lâm Huế, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng chăn nuôi trâu bò
5. Nguyễn Cảnh Khâm, Nghiên cứu phát triển kinh tế hộ nông dân ở các vùng sinh thái nước ta, Kết quả nghiên cứu khoa học 1986 - 1996, Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phát triển kinh tế hộ nông dân ở các "vùng sinh thái nước ta
6. Trần Thế Thông, Xu thế phát triển chăn nuôi thế giới hiện nay và vận dụng vào truyền thống và chăn nuôi công nghiệp Việt Nam, Báo cáo hội thảo quốc gia về khoa học và phát triển chăn nuôi đến năm 2000, Hội chăn nuôi Việt Nam, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu thế phát triển chăn nuôi thế giới hiện nay và vận "dụng vào truyền thống và chăn nuôi công nghiệp Việt Nam
7. Lê Văn An, Phương pháp nghiên cứu nông thôn, Trường Đại học nông lâm Huế, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu nông thôn
8. ThS Nguyễn Thị Lan, Bài giảng phương pháp khuyến nông, Trường Đại học nông lâm Huế, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng phương pháp khuyến nông
9. Lê Viết Ly, Bùi Chính, Phát triển chăn nuôi trong hệ thống nông nghiệp bền vững, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển chăn nuôi trong hệ thống nông "nghiệp bền vững
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
13. GS.TS. Nguyễn Thế Nhã - TS. Vũ Đình Thắng, Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học kinh tế quốc dân, NXB thống kê, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: nông "nghiệp, Trường Đại học kinh tế quốc dân
Nhà XB: NXB thống kê
14. Hội chăn nuôi Việt Nam, Vấn đề chung một số giải pháp góp phần thực hiện kế hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2000, Tạp chí chăn nuôi, số 2, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề chung một số giải pháp góp phần thực "hiện kế hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2000
15. Tổng cục thống kê, Niêm giám thống kê Việt Nam năm 2004, NXB Thống kê Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niêm giám thống kê Việt Nam năm 2004
Nhà XB: NXB Thống kê Hà Nội
16. Viện chăn nuôi (2005), Dự án cải tiến nâng cao chất lượng giống bò ở Việt Nam, hợp phần giống và quản lý giống bò thịt giai đoạn 2006 - 2010, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án cải tiến nâng cao chất lượng giống bò ở "Việt Nam, hợp phần giống và quản lý giống bò thịt giai đoạn 2006 - "2010
Tác giả: Viện chăn nuôi
Năm: 2005
10. Báo cáo tình hình hoạt động kinh tế - xã hội của xã Hồng Thái huyện A Lười Khác
11. Báo cáo tình hình sử dụng đất của xã Hồng Thái huyện A Lười Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 7: Phương thức chăn nuôi bò của hộ. - tìm hiểu thực trạng và các yều tố ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi bò tại xã hồng thái, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 7 Phương thức chăn nuôi bò của hộ (Trang 24)
Bảng 8 : Phương thức chăn nuôi áp dụng theo mùa. - tìm hiểu thực trạng và các yều tố ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi bò tại xã hồng thái, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 8 Phương thức chăn nuôi áp dụng theo mùa (Trang 25)
Bảng 9: Áp dụng các kỹ thuật về thức ăn. - tìm hiểu thực trạng và các yều tố ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi bò tại xã hồng thái, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 9 Áp dụng các kỹ thuật về thức ăn (Trang 27)
Bảng 13: Cơ cấu thu nhập và thu nhập của hộ. - tìm hiểu thực trạng và các yều tố ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi bò tại xã hồng thái, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 13 Cơ cấu thu nhập và thu nhập của hộ (Trang 31)
Bảng 16: Các khó khăn trong chăn nuôi bò. - tìm hiểu thực trạng và các yều tố ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi bò tại xã hồng thái, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 16 Các khó khăn trong chăn nuôi bò (Trang 33)
Bảng 15: Tình hình sử dụng lao động cho chăn nuôi bò . - tìm hiểu thực trạng và các yều tố ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi bò tại xã hồng thái, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 15 Tình hình sử dụng lao động cho chăn nuôi bò (Trang 33)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w