Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của thị trường thuốc, hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện đã thu được nhiều kết quả: thuốc cung ứng đa dạng về chủng loại, luôn đảm bảo đủ
Trang 1BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
LÊ QUANG HẬU
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA HUYỆN HẠ HOÀ TỈNH PHÚ THỌ
NĂM 2012
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
HÀ NỘI - NĂM 2013
Trang 2BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
LÊ QUANG HẬU
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA HUYỆN HẠ HOÀ TỈNH PHÚ THỌ
NĂM 2012
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
Chuyên ngành : Tổ chức quản lý Dược
Mã số : CK 60 73 20
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS TS NGUYỄN THỊ SONG HÀ
HÀ NỘI - NĂM 2013
Trang 3LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự tận tình chỉ bảo của các thầy, các cô, sự nhiệt tình giúp đỡ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS TS Nguyễn Thị Song Hà – Trưởng phòng Sau đại học - Trường
đại học Dược Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, chu đáo để tôi hoàn thành Luận văn này
Tôi xin trân trọng cám ơn:
Ban giám hiệu Trường đại học Dược Hà Nội, Phòng Sau đại học, Bộ môn Quản lý & Kinh tế dược, Bộ môn Dược Lâm sàng, các thầy giáo, cô giáo, Trường đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy và cho tôi cơ hội được học tập nâng cao
Tôi xin trân trọng cám ơn:
Ban giám đốc, các khoa, phòng và cán bộ nhân viên Bệnh viện đa khoa Huyện Hạ Hoà, Tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện cho tôi được triển khai thực hiện luận văn
Tôi xin trân trọng cám ơn:
Gia đình, các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập./
Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2013
Học viên: Lê Quang Hậu
Trang 4DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BYT Bộ y tế
BV Bệnh viện BVĐKHH Bệnh viện đa khoa Hạ Hoà
BN Bệnh nhân BHYT Bảo hiểm y tế DSTH Dược sĩ trung học DSĐH Dược sĩ đại học DMT Danh mục thuốc DMTBV Danh mục thuốc bệnh viện GĐBV Giám đốc Bệnh viện
HĐ Hội đồng HĐT&ĐT Hội đồng thốc và điều trị ICD-10 Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 KHTH Kế hoạch tổng hợp
MHBT Mô hình bệnh tật TTT Thông tin thuốc YHCT Y học cổ truyền WHO Tổ chức Y tế thế giới
Trang 5MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN 3
1.1.1 Lựa chọn thuốc 4
1.1.2 Mua thuốc 5
1.1.3 Quản lý tồn trữ và cấp phát thuốc 7
1.1.4 Giám sát quản lý kê đơn và sử dụng thuốc 9
1.2 TỔNG QUAN VỀ KHOA DƯỢC VÀ HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ 11
1.2.1 Vị trí, chức năng nhiệm vụ khoa Dược bệnh viện 11
1.2.2 Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) trong bệnh viện 13
1.3 TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN 14
1.3.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, xã hội 14
1.3.2 Nguồn nhân lực 15
1.3.3 Mô hình bệnh tật bệnh viện 15
1.3.4 Kỹ thuật chuẩn đoán bệnh và điều trị 17
1.4 MỘT SỐ NÉT VỀ TÌNH HÌNH CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN Ở VIỆT NAM 17
1.5 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN HẠ HOÀ 21
1.5.1 Lịch sử hình thành và phát triển 21
1.5.2 Chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện đa khoa huyện Hạ Hoà 21
1.6 TỔNG QUAN TÓM TẮT CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VỀ CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIÊN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 23
Trang 6CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 25
2.2 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 25
2.2.1 Địa điểm nghiên cứu: 25
2.2.2 Thời gian nghiên cứu: 25
2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 26
2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu mô tả hồi cứu: 27
2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu 27
2.4.3 Trình bày và xử lý số liệu 27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN HẠ HOÀ NĂM 2012 28
3.1.1 Hoạt động lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện 28
3.1.1.1 Quy trình lựa chọn thuốc 28
3.1.1.2 Danh mục thuốc bệnh viện 29
3.1.2 Hoạt động mua sắm thuốc 31
3.1.2.1 Quy trình mua sắm thuốc 31
3.1.2.2 Kinh phí mua thuốc 32
3.1.2.3 Nguồn mua thuốc 34
3.1.2.4 Nhập kho và thanh toán 34
3.1.3 Hoạt động bảo quản, tồn trữ và cấp phát thuốc 35
3.1.3.1 Bảo quản thuốc 35
3.1.3.2 Quản lý tồn trữ 36
Trang 73.1.3.3 Cấp phát thuốc 37
3.1.4 Hoạt động giám sát sử dụng thuốc 39
3.1.4.1 Tình hình sử dụng thuốc trong năm 2012 39
3.1.4.2 Thông tin thuốc 42
3.1.4.3 Hoạt động bình bệnh án 42
3.1.4.4 Hoạt động giám sát xử lý ADR 43
3.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN HẠ HOÀ NĂM 2012 ……… 45
3.2.1 Cơ cấu tổ chức, nhân lực của bệnh viện năm 2012……… 45
3.2.1.1 Cơ cấu tổ chức……… 45
3.2.1.2 Cơ cấu nhân lực: ……… 46
3.2.2 Cơ cấu tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất của khoa Dược 48
3.2.2.1 Tổ chức, nhân lực 48
3.2.2.2 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của khoa Dược……… 51
3.2.3 Tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) 53
3.2.4 Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong năm 2012 55
3.2.5 Mô hình bệnh tật của bệnh viện 57
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 60
4.1 Về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng 63
4.2 Hoạt động cung ứng của bệnh viện 60
4.3 Hạn chế của đề tài 65
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 67
I KẾT LUẬN 67
II ĐỀ XUẤT 69
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1 DMT tân dược BVĐK Hạ Hòa theo nhóm tác dụng năm 2012 29
Bảng 3.2 DMT đông dược BVĐK Hạ Hòa theo dạng thuốc năm 2012 30
Bảng 3.3 Kinh phí cấp cho mua thuốc năm 2012 33
Bảng 3.4 Tổng giá trị xuất, nhập, tồn của kho dược trong năm 2012 36
Bảng 3.5 Số tiền thuốc sử dụng trong năm 2012 40
Bảng 3.6 Số thuốc nội và thuốc nhập ngoại được sử dụng năm 2012 41
Bảng 3.7: Cơ cấu nhân lực BVĐKHH năm 2012 47
Bảng 3.8: Cơ cấu nhân lực khoa Dược 49
Bảng 3.9: Trang thiết bị của khoa dược bệnh viện năm 2012 52
Bảng 3.10 Số lượng bệnh nhân BHYT khám và điều trị năm 2012 55
Bảng 3.11 Kết quả điều trị năm 2012 56
Bảng 3.12 Mô hình bệnh tật năm 2012 57
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện 3
Hình 1.2: Sơ đồ cấp phát thuốc trong bệnh viện 8
Hình 1.3 Các yếu tố quyết định và ảnh hưởng tới MHBT 16
Hình 2.1 Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu 26
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình lựa chọn xây dựng DMTBV 28
Hình 3.2 Qui trình mua thuốc của BVĐKHH 32
Hình 3.3 Biểu đồ tỷ lệ kinh phí chi mua thuốc năm 2012 33
Hình 3.4 Quy trình cấp phát thuốc của khoa dược 38
Hình 3.5 Biểu đồ so sánh tỷ lệ tiền thuốc của các nhóm thuốc chính 41
sử dụng năm 2012 41
Hình 3.6 Sơ đồ tổ chức bệnh viện 45
Hình 3.7 Mô hình tổ chức khoa Dược 49
Hình 3.8 Mô hình tổ chức Hội đồng thuốc và điều trị 54
Hình 3.9 Tỷ lệ bệnh nhân BHYT đến khám và điều trị năm 2012 56
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới, việc khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người bệnh chủ yếu được tiến hành trong các bệnh viện Hoạt động thăm khám và điều trị cho bệnh nhân trong bệnh viện hầu hết các trường hợp đều phải sử dụng thuốc Nên, việc cung ứng thuốc trong bệnh viện luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của từng bệnh viện nói riêng và toàn ngành Y tế nói chung
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của thị trường thuốc, hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện đã thu được nhiều kết quả: thuốc cung ứng
đa dạng về chủng loại, luôn đảm bảo đủ thuốc phục vụ cho quá trình khám và điều trị của bệnh viện Nhưng, bên cạnh đó cũng còn tồn tại nhiều thiếu sót: nhiều bệnh viện chỉ chú trọng cung ứng các thuốc do nước ngoài sản xuất, thuốc mang tên biệt dược, một số bệnh viện còn buông lỏng công tác giám sát sử dụng thuốc nên nhiều loại thuốc được sử dụng không nhằm mục đích điều trị Chính
vì vậy, việc phân tích, nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện trong giai đoạn hiện nay là một việc làm thiết thực nhằm góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, giảm chi phí tài chính cho người bệnh đồng thời giảm gánh nặng tài chính từ quỹ Bảo hiểm y tế
Bệnh viện đa khoa huyện Hạ Hoà là bệnh viện đa khoa hạng III trực thuộc
Sở y tế tỉnh Phú Thọ Trong công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bệnh viện luôn tiếp nhận lưu lượng bệnh nhân đến khám, điều trị ngày càng tăng, với mô hình bệnh tật rất đa dạng nên nhu cầu thuốc của bệnh viện rất lớn Vì vậy, việc nghiên cứu nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng thuốc,
Trang 11nhằm nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện là hết sức cần thiết
Với ý nghĩa đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích hoạt động cung ứng thuốc và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng
thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Hạ Hoà năm 2012” với hai mục tiêu sau:
1 Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện đa khoa huyện
Hạ Hoà năm 2012
2 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện
Trang 12Khoa học
Kinh tế
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 T ỔNG QUAN VỀ CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN
Cung ứng thuốc bệnh viện là tổng thể các hoạt động: lựa chọn, mua sắm,
cấp phát và sử dụng thuốc Theo tổ chức khoa học sức khoẻ Hoa Kỳ, hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện có thể được khái quát theo mô hình sau:
Hình 1.1 Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện [8] [20] [27]
Như vậy, cung ứng thuốc trong bệnh viện bao gồm 4 nhóm hoạt động cơ
bản: lựa chọn; tổ chức mua sắm; tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc Các hoạt động của quá trình cung ứng thuốc bệnh viện có sự ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau, mỗi một hoạt động này được hình thành và xây dựng từ một hoạt động trước đó và đến lượt mình nó lại hình thành và là cơ sở cho một hoạt động khác Các hoạt động này nằm trong một tổng thể thống nhất không thể tách rời và đều
chịu sự tác động và ảnh hưởng của hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện
Mô hình bệnh tật Phác đồ điều trị Ngân sách
Trang 131.1.1 L ựa chọn thuốc
Lựa chọn thuốc: là quá trình tuyển chọn thuốc vào danh mục thuốc sẽ cung ứng của bệnh viện trong một khoảng thời gian hay một thời điểm nhất định Lựa chọn thuốc cho bệnh viện được tiến hành trên cơ sở dựa vào mô hình
bệnh tật (MHBT) bệnh viện, khả năng đáp ứng về tài chính, chính sách và pháp
luật Việc lựa chọn thuốc phù hợp là cơ sở cho việc điều trị an toàn, hiệu quả,
tiết kiệm chi phí và sử dụng hợp lý nguồn tài chính trong bệnh viện Trong quá trình lựa chọn thuốc phải tiến hành hồi cứu các dữ liệu về sử dụng thuốc của
bệnh viện và các thông tin về thuốc, phác đồ điều trị được áp dụng tại bệnh viện Theo qui định của Bộ Y tế (BYT) thì việc lựa chọn thuốc được thực hiện bởi
Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện
Yêu cầu của thuốc được lựa chọn vào Danh mục thuốc (DMT):
- Thuốc đảm bảo hiệu lực điều trị: lựa chọn thuốc trên cơ sở y học dựa trên bằng chứng Dựa trên tài liệu đầy đủ và từ nguồn tin cậy, thuốc đã được
chứng minh hiệu quả điều trị, lựa chọn thuốc có hiệu quả điều trị tốt nhất trong các thuốc có hiệu quả điều trị
- Thuốc có độ an toàn: Dựa trên dữ liệu đầy đủ và đáng tin cậy để phân
tích nguy cơ/ lợi ích và chọn thuốc có tỷ lệ này phù hợp nhất để đưa vào danh
mục Thuốc ít phản ứng có hại
- Thuốc đảm bảo chất lượng: Có tiêu chuẩn chất lượng đầy đủ (kể cả độ
ổn định và sinh khả dụng); lựa chọn thuốc của các cơ sở dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP, GSP
- Thuốc có giá cả hợp lý: Hợp lý với hiệu quả điều trị, thuốc mang tên
INN
Trang 14
* L ựa chọn phương thức mua thuốc
Để bảo quá trình mua thuốc của các bệnh viện được thống nhất, thuốc có
chất lượng, giá thành hợp lý và phù hợp với các qui định của pháp luật về mua
sắm hàng hóa,… Ngày 25/02/1997, Bộ Y tế đã ra chỉ thị số 03/CT-BYT về việc
chấn chỉnh công tác cung ứng, quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện Năm
2012, việc đấu thầu thuốc trong các BV thực hiện theo hướng dẫn của thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT - BYT-BTC của BYT và BTC [9] (hiện nay áp dụng theo thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT - BYT-BTC của BYT và BTC [14]);
Luật Dược ngày 14/6/2005 và Nghị định số 79/2006/NĐ - CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Dược; Luật Đấu thầu ngày 29/11/2005 và Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính
phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng Kết quả của quá trình đấu thầu thuốc là lựa chọn được nhà cung ứng thuốc, giá thuốc, chất lượng thuốc
Về chất lượng thuốc: Bảo đảm theo tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với
Cục Quản lý Dược Việt Nam Hạn sử dụng: Tuân theo các quy định về hạn sử
dụng thuốc của Luật Dược và các quy định của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Dược Nhãn thuốc: theo đúng quy chế nhãn, có tờ hướng dẫn sử dụng thuốc bằng tiếng Việt Nam (bao
gồm cả thuốc nhập khẩu)
Trang 15* Đặt hàng
Sau khi kết quả đấu thầu thuốc được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các
bệnh viện tiến hành ký kết các hợp đồng nguyên tắc và tổ chức đặt hàng Quá trình đặt hàng thường được tiến hành thông qua các bước như sau:
+ Xác định nhu cầu thuốc của BV trong một khoảng thời gian sử dụng (thông thường từ 1 đến 3 tháng để tránh tồn đọng thuốc)
+ Khoa dược lập dự trù mua thuốc và thông qua HĐT&ĐT, trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt
+ Tiến hành đặt hàng với các nhà thầu theo các mặt hàng đã trúng thầu
với số lượng đã được Giám đốc BV phê duyệt
* Nh ận thuốc và kiểm nhập
Nhận thuốc và kiểm nhập là hoạt động tiếp nhận thuốc từ các nhà cung ứng và tiến hành kiểm tra thuốc khi nhận cũng như khi nhập kho Thông thường, các công ty cung ứng giao thuốc tại kho thuốc của khoa dược Các bệnh viện
cần thành lập hội đồng kiểm nhập Khi tiến hành nhận thuốc, với sự có mặt của
Hội đồng kiểm nhập thuốc và thủ kho, tiến hành đối chiếu hoá đơn, phiếu báo lô
với số lượng thực tế về tên thuốc, hãng sản xuất, nơi sản xuất, quy cách đóng gói, hàm lượng hoặc nồng độ, số lượng, số đăng ký, số kiểm soát, hạn dùng, phiếu kiểm nghiệm, kiểm tra bằng cảm quan ngẫu nhiên một số thuốc (có thể lấy
một số mẫu gửi đi kiểm nghiệm nếu có nghi ngờ về chất lượng thuốc),… theo
hợp đồng mua bán Sau khi nhập thuốc vào kho tiến hành lập biên bản kiểm
nhập thuốc và nhập kho theo đúng qui chế [13] Ngay khi nhập kho thuốc cần được sắp xếp vào các khu vực của kho theo sự phân loại của từng kho, thông thường thuốc được sắp đặt theo nhóm tác dụng dược lý và điều kiện bảo quản theo qui định ghi trên nhãn thuốc
Trang 161.1.3 Quản lý tồn trữ và cấp phát thuốc
Quản lý tồn trữ thuốc: để đảm bảo bệnh viện luôn đủ thuốc cho các hoạt động khám, điều trị thì bệnh viện cần phải tồn trữ thuốc Thuốc tồn trữ trong kho phải có đủ chủng loại, số lượng theo nhu cầu của bệnh viện và được bảo
quản đúng qui định: thuốc gây nghiện hướng tâm thần phải có kho riêng hoặc khu vực riêng, về điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, ) phải theo đúng điều kiện ghi trên nhãn thuốc Bảo quản thuốc là việc cất giữ an toàn các thuốc, bao bì đóng gói, bao gồm cả việc đưa vào sử dụng và duy trì đầy đủ các
hệ thống hồ sơ tài liệu phù hợp
Cấp phát thuốc: là việc đưa thuốc từ khoa dược đến các khoa lâm sàng,
cận lâm sàng hoặc người bệnh Để quá trình cấp phát thuốc trong bệnh viện được nhanh chóng, kịp thời, tránh nhầm lẫn,… các bệnh viện căn cứ vào tình hình cụ thể của mình (nhân lực tại khoa dược, nhu cầu thuốc sử dụng tại các khoa, người bệnh,…) sẽ xây dựng một hệ thống cấp phát phù hợp, trên nguyên
tắc đảm bảo phục vụ thuốc kịp thời, thuận tiện nhất cho điều trị Trước khi cấp phát thuốc, yêu cầu dược sĩ phải thực hiện 3 kiểm tra - 3 đối chiếu theo quy chế
sử dụng thuốc, khoa dược phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chất lượng thuốc do khoa dược phát ra [13] Ngoài ra, để phát huy hết nguồn tài chính của bệnh viện, tránh lãng phí thuốc, tránh để thuốc hết hạn dùng ở trong kho,… việc cấp phát thuốc cần phải tuân theo nguyên tắc thuốc có hạn ngắn cấp trước, hạn dài cấp sau (trước đây là nhập trước cấp trước và nhập sau cấp sau – First in, First out)
Để thực hiện tốt việc cấp phát thuốc, nói chung hiện nay các bệnh viện thường
tổ chức hai khu cấp phát thuốc: cấp phát thuốc nội trú và cấp phát thuốc ngoại trú
- Cấp phát thuốc nội trú: là việc cấp phát thuốc cho các bệnh nhân điều trị
nội trú trong bệnh viện Đây là hình thức cấp phát thuốc gián tiếp, khoa dược không đưa thuốc trực tiếp cho bệnh nhân mà thông qua các khoa lâm sàng, cận
Trang 17lâm sàng; sau khi nhận thuốc từ khoa dược về các khoa sẽ cấp phát cho bệnh nhân Quá trình cấp phát thuốc phải đảm bảo chính xác theo phiếu lĩnh thuốc
của các khoa phòng hàng ngày, các phiếu lĩnh thuốc phải được phê duyệt theo đúng qui định của BYT và từng bệnh viện
- Cấp phát thuốc ngoại trú: là việc đưa thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú Đây là phương thức cấp phát thuốc trực tiếp, khoa dược đưa thuốc trực tiếp cho người bệnh Việc cấp phát thuốc ngoại trú được thực hiện theo đơn thuốc
của bác sỹ trong bệnh viện và phải thực hiện theo đúng chế độ kê đơn, cấp phát theo đơn của Bộ y tế [11] Ngoài ra, nhân viên cấp phát thuốc phải tiến hành hướng dẫn sử dụng cụ thể từng loại thuốc khi giao cho người bệnh và ghi tóm
tắt các thông tin này lên túi đựng thuốc
Như vậy, hệ thống cấp phát thuốc trong bệnh viện có thể mô tả tổng quát theo sơ đồ 1.2
Hình 1.2 : Sơ đồ cấp phát thuốc trong bệnh viện
Quầy cấp phát ngoại trú
Quầy cấp phát nội trú
Nhà thuốc/quầy cung ứng thuốc BV
Tổ pha
chế
Khoa Lâm sàng
Khoa cận Lâm sàng
Trang 181.1.4 Giám sát quản lý kê đơn và sử dụng thuốc
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, người bệnh không quyết định được
số lượng, chủng loại thuốc mà phải thông qua quyết định của thầy thuốc (bác sỹ
kê đơn thuốc) Khi sử dụng thuốc, có 3 mục đích cơ bản cần phải đạt được là: Thuốc phải đạt được hiệu quả mong muốn trong điều trị; Không có những biến
chứng xảy ra với những thuốc đã được kê trong đơn và không có biến chứng do cách dùng gây ra; Người bệnh và gia đình hiểu được cách tự sử dụng thuốc an toàn nếu được bác sĩ chỉ định Để quá trình sử dụng thuốc trong bệnh viện đạt được mục đích này thì các bệnh viện cần làm tốt các công tác sau:
* Giám sát và quản lý kê đơn thuốc
Kê đơn và chỉ định sử dụng thuốc do các bác sĩ thực hiện, đây là bước
khởi đầu của quá trình sử dụng thuốc và có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều
trị Việc kê đơn thuốc phải dựa trên thực trạng bệnh cảnh, khả năng chi trả của người bệnh và tuân thủ theo đúng qui định của pháp luật, qui định của BYT về
kê đơn thuốc,… Tuy nhiên, trong các bệnh viện hiện nay vẫn tồn tại nhiều sai sót trong đơn thuốc Nguyên nhân của những sai sót này có thể do năng lực, trình độ của bác sỹ và dược sỹ duyệt đơn; do thiếu ý thức trách nhiệm, thiếu đạo đức chạy theo lợi nhuận,… Vì vậy, muốn quản lý việc kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm các bệnh viện cần quản lý chặt chẽ
việc kê đơn và chỉ định dùng thuốc Phải yêu cầu các bác sĩ thực hiện đúng các quy định của bệnh viện và của Nhà nước trong kê đơn Hội đồng thuốc và điều
trị phải tham mưu cho lãnh đạo bệnh viện giám sát việc kê đơn với các nội dung
cụ thể: Kê đơn trong danh mục thuốc đã được bệnh viện xây dựng, thực hiện tốt theo quy chế kê đơn, quy trình kê đơn và sử dụng thuốc của bệnh viện, kê đơn theo phác đồ điều trị và luôn đúc rút kinh nghiệm, với nhiều biện pháp như:
Bình đơn thuốc, sinh hoạt về thông tin thuốc, các tiến bộ về thuốc và điều trị định kỳ trong bệnh viện
Trang 19* Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc là việc đưa thuốc vào cơ thể người bệnh Sử dụng thuốc có
thể được thực hiện bởi nhân viên y tế (tiêm, truyền,…) hoặc do người bệnh tự
thực hiện (uống, bôi,…) Để quá trình sử dụng thuốc có hiệu quả, an toàn điều dưỡng và người bệnh cần thực hiện tốt các công việc sau:
Trước khi sử dụng thuốc: Vào sổ và kiểm tra số lượng, chủng loại thuốc
của mỗi người bệnh (của mình); Xem kỹ chỉ định về sử dụng thuốc của bác sĩ (đường dùng, thời gian, số lần sử dụng thuốc); Kiểm tra chất lượng thuốc: hạn dùng, màu sắc của thuốc, Với các lọ thuốc tiêm, nếu đã đổi màu hoặc có lắng
cặn ở đáy lọ (trừ thuốc là nhũ dịch) thì không được dùng Đảm bảo kỹ thuật vô trùng khi cho người bệnh sử dụng thuốc
Trong khi sử dụng thuốc: Đảm bảo 5 đúng theo hướng dẫn của Tổ chức Y
tế thế giới (WHO): Đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều dùng, đúng đường dùng, đúng thời gian Thông báo cho người bệnh tên các thuốc được chỉ định và
mục đích của việc sử dụng này (với bệnh nhân nội trú)
Sau khi sử dụng thuốc: Ghi, đánh dấu lại chủng loại thuốc, số lượng thuốc
đã sử dụng Đánh giá sự đáp ứng thuốc của cơ thể, theo dõi và thông báo cho bác sỹ, dược sỹ những bất thường sau khi sử dụng thuốc
- Thông tin thuốc
Ngày nay, nền y học và dược học trên thế giới cũng như ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ Nhiều thuốc mới, phương pháp điều trị mới, phác đồ mới,
cảnh báo tác hại của thuốc…, được cập nhật thường xuyên với mục đích nâng cao chất lượng khám và điều trị cho người bệnh Vì vậy, để đảm bảo cho việc điều trị nói chung và sử dụng thuốc trong bệnh viện nói riêng đạt được hiệu quả cao, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, tiết kiệm chi phí…, thì các bệnh viện phải
tiến hành hoạt động thông tin thuốc Công văn số 10766/YT-ĐTr ngày 13/11/2003 của Vụ điều trị - Bộ y tế về việc hướng dẫn tổ chức, chức năng,
Trang 20nhiệm vụ và hoạt động của đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện với các nội dung cơ bản:
+ Có nhân lực đặc trách, có kinh phí hoạt động để quản lý thông tin về thuốc trong bệnh viện;
+ Liên hệ với trung tâm thông tin quốc gia, trung tâm quốc gia theo dõi ADR để các bệnh viện bổ sung, cập nhật thông tin thuốc từ những nguồn xác định, tin cậy, chính xác và khách quan
Để hoạt động thông tin thuốc có hiệu quả thì bộ phận thực hiện thông tin thuốc trong bệnh viện cần thu thập thông tin và phổ biến, hướng dẫn cho mọi người trong bệnh viện với các nội dụng sau:
+ Thông tin về các thuốc mới có tác dụng điều trị các bệnh có trong bệnh
viện
+ Các tác dụng điều trị mới được phát hiện đối với những thuốc có trong danh mục thuốc bệnh viện
+ Các tác dụng không mong muốn (các cảnh báo) mới được phát hiện đối
với những thuốc có trong danh mục thuốc bệnh viện
+ Thông tin về các thuốc mới được đưa vào danh mục thuốc chủ yếu, danh mục thuốc thiết yếu của BYT ban hành
+ Thông tin về các thuốc mới xuất hiện ở thị trường trong nước và khu
vực[5]
1.2 T ỔNG QUAN VỀ KHOA DƯỢC VÀ HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU
TR Ị 1.2.1 V ị trí, chức năng nhiệm vụ khoa Dược bệnh viện
Khoa Dược bệnh viện nằm trong khối cận lâm sàng và là nơi thực thi chính sách quốc gia về thuốc, thuộc sự quản lý, điều hành của Giám đốc bệnh viện Trong bệnh viện, khoa Dược là một tổ chức cao nhất đảm nhận mọi công việc
Trang 21về dược, tham mưu cho giám đốc bệnh viện về hoạt động cung ứng thuốc nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn trong khám chữa bệnh, nhất là trong sử dụng thuốc[4], [13]
- Chức năng của khoa Dược
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý
- Nhiệm vụ của khoa Dược
+ Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị
và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa)
+ Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị
và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu
+ Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị + Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” + Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện
+ Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc
+ Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện
+ Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược
Trang 22+ Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh
và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện
+ Tham gia chỉ đạo tuyến
+ Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu
+ Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc
+ Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định
+ Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ[4], [13]
1.2.2 H ội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện(HĐT&ĐT)
Hội đồng thuốc và điều trị: Là tổ chức tư vấn cho Thủ trưởng đơn vị về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc trong đơn vị [4] Cho đến nay các bệnh viện (BV) trong cả nước đều thành lập và tổ chức hoạt động HĐT&ĐT theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế [4].Trong cung ứng thuốc BV, HĐT&ĐT có ảnh hưởng thường xuyên liên tục lên
hầu hết các hoạt động khác và có vai trò như sau:
- Cung cấp thông tin, tư vấn cho bác sĩ, dược sĩ và các nhà quản lý về tất
cả các vấn đề về quản lý thuốc như: thông tin, tư vấn về thuốc mới; lựa chọn thuốc; cấp phát thuốc; sử dụng thuốc;
- Xây dựng các chính sách về thuốc
- Đánh giá và lựa chọn thuốc cho danh mục thuốc bệnh viện
- Xây dựng (hoặc ứng dụng) các phác đồ, hướng dẫn điều trị chuẩn
- Đánh giá và xây dựng danh mục thuốc phù hợp với đặc thù bệnh tật và chi phí về thuốc, vật tư tiêu hao điều trị của bệnh viện
- Theo dõi các phản ứng có hại, các thuốc kém chất lượng, rút kinh nghiệm các sai sót trong sử dụng thuốc và đưa ra các xử trí kịp thời
Trang 23- Giám sát việc thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và
kê đơn điều trị, quy chế sử dụng thuốc và quy chế công tác khoa dược
- Thông tin về thuốc, theo dõi ứng dụng thuốc mới trong bệnh viện [4],
[25], [28]
1.3 T ỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN
1.3.1 V ị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, xã hội
Vị trí địa lý: bệnh viện nằm trong khu vực có vị trí thuận lợi về giao thông, đường giao thương kinh tế,… thì sẽ dễ dàng tìm được các nhà cung cấp
uy tín; quá trình vận chuyển thuốc từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh đến bệnh
viện được dễ dàng Do vậy, bệnh viện sẽ có điều kiện lựa chọn được nhiều nhà cung cấp hơn, thuốc ít bị ảnh hưởng chất lượng trong quá trình vận chuyển hơn,
ít xảy ra tình trạng thiếu thuốc trong bệnh viện
Điều kiện tự nhiên: điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến mô hình
bệnh tật trong khu vực, ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến khả năng phát triển kinh
tế của khu vực và chất lượng cuộc sống của người dân,… Nên, bệnh viện nằm trong một khu vực có điều kiện tự nhiên phức tạp: thiên tai bão lũ nhiều, khô
hạn,… thì việc cung ứng thuốc sẽ gặp rất nhiều khó khăn do trong khu vực sẽ có nhiều bệnh tật phức tạp, nhu cầu thuốc của nhân dân cao, thất thường (do thiên tai, thảm họa,…) khó dự đoán nhu cầu thuốc Ngược lại, nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi thì việc cung ứng thuốc cũng sẽ thuận tiện hơn vì mô hình bệnh tật, nhu cầu thuốc dễ xác định,…
Điều kiện xã hội: là tổng thể môi trường xã hội trong khu vực bao gồm các yếu tố: chính trị, kinh tế, văn hóa, tập quán,… Trong khu vực có nền kinh tế phát triển thì người dân có khả năng chi trả cao, người bệnh sẵn sàng sử dụng các thuốc đắt tiền cho quá trình điều trị Ngoài ra, yếu tố văn hóa, tập quán,
Trang 24chính trị cũng có ảnh hưởng đến mô hình bệnh tật trong khu vực và bệnh viện
Do đó, điều kiện xã hội cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện nói chung và hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện nói riêng
Như vậy, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện Khi thực hành cung ứng thuốc, bệnh
viện cần phân tích các yếu tố này để đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả cung ứng thuốc
1.3.2 Ngu ồn nhân lực
Sau yếu tố tự nhiên xã hội thì nguồn nhân lực là một yếu tố vô cùng quan
trọng trong cung ứng thuốc bệnh viện Với một bệnh viện có nguồn nhân lực tốt (nhiều cán bộ dược có trình độ, kinh nghiệm cao, ) thì công tác cung ứng thuốc
sẽ gặp nhiều thuận lợi:
- Có đủ cán bộ để thực hiện công tác chuyên sâu: hành chính, dược lâm sàng, kho, cấp phát,
- Các tổ, ban hoạt động đảm bảo tính chuẩn xác theo qui định của BYT và theo qui chế của ngành, hoàn thành được các chức năng nhiệm vụ được giao
- Việc xây dựng kế hoạch đảm bảo tính đúng, sát với nhu cầu thuốc của
BV trong chẩn đoán và điều trị
Ngược lại nếu nguồn nhân lực thiếu hoặc chất lượng không cao thì tất cả các hoạt đông cung ứng thuốc gặp rất nhiều khó khăn hay không thể thực hiện được công việc
1.3.3 Mô hình bệnh tật bệnh viện
Mô hình bệnh tật (MHBT) bệnh viện là số liệu thống kê về bệnh tật trong
một khoảng thời gian nhất định (thường là theo từng năm) về số bệnh nhân đến khám và điều trị Hồ sơ bệnh án là tài liệu duy nhất để xác định chẩn đoán bệnh
Trang 25tật, do đó hồ sơ bệnh án cần phải ghi chép đầy đủ các thông tin chủ yếu, những
chẩn đoán cụ thể và chi tiết để có thể chọn được mã số thích hợp MHBT là căn
cứ khoa học quan trọng để xác định nhu cầu thuốc, vì nó xuất phát từ thực trạng
của những yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định sử dụng thuốc
MHBT của bệnh viện phụ thuộc vào tình trạng bệnh tật của các bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Do vậy, MHBT chịu tác động bởi các yếu tố:
- Yếu tố về người bệnh: tuổi, giới, dân tộc, gia đình, nghề nghiệp, tài sản, tính cách, bạn bè, văn hoá, Yếu tố này phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, xã hội của khu vực
Các yếu tố ảnh hưởng tới MHBT có thể khái quát theo hình 1.3
Hình 1.3 Các yếu tố quyết định và ảnh hưởng tới MHBT
- Trình độ chuyên môn của thầy thuốc, thái độ đạo đức của cán bộ y tế
- Công tác quản lý
- Kỹ thuật điều trị và chẩn đoán , chất lượng, giá cả, tài chính…
NGƯỜI BỆNH
- Tuổi, giới, dân tộc, văn
hoá…
- Điều kiện sinh sống
- Điều kiện lao động
- Điều kiện kinh tế
Trang 26Trong cung ứng thuốc việc nghiên cứu MHBT mang lại các lợi ích sau: Định hướng chiến lược phát triển kỹ thuật điều trị, cung ứng và sử dụng thuốc khoa học Chủ động nghiên cứu về sản xuất, cung ứng và cấp phát thuốc
1.3.4 K ỹ thuật chuẩn đoán bệnh và điều trị
Trước khi điều trị cho bệnh nhân, thầy thuốc cần phải khám bệnh để đưa
ra các chẩn đoán Căn cứ vào việc chẩn đoán bệnh tật để quyết định sử dụng thuốc Như vậy khi chẩn đoán bệnh không chính xác (do năng lực, do thiết
bị,…) thì các thuốc quyết định sử dụng cho bệnh nhân là không chính xác Mặt khác ngay cả khi chẩn đoán đúng bệnh thì đôi khi người thầy thuốc cũng cho ra
một số chỉ định có phần thiếu chính xác… Như vậy, hoạt động cung ứng thuốc
của bệnh viện chịu ảnh hưởng rất lớn bởi kỹ thuật chẩn đoán và điều trị của các bác sỹ trong viện Để thuận tiện co các bệnh viện trong cả nước trong chẩn đoán
và điều trị BYT đã ban hành “Phác đồ điều trị chuẩn” Đến năm 1993, BYT lại ban hành các văn bản qui định về “Hướng dẫn thực hành điều trị” thay thế cho phác đồ điều trị chuẩn
1.4 M ỘT SỐ NÉT VỀ TÌNH HÌNH CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN Ở
VI ỆT NAM
Hệ thống cung ứng thuốc trong thời kỳ kinh tế hoạt động theo cơ chế kế
hoạch tập trung, thuốc được cung ứng theo kế hoạch với giá bao cấp của nhà nước Một bộ phận không nhỏ trong nhân dân được nhà nước bao cấp hoàn toàn
về thuốc, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống quản lý nhà nước và quản lý chất
lượng thuốc Mặc dù trong thời kỳ bao cấp tiêu thụ thuốc bình quân đầu người
mỗi năm chỉ là 0,3 USD nhưng đã đảm bảo được nhu cầu tối thiểu trong công tác phòng, chữa bệnh và chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân Tuy vậy tình trạng khan hiếm thuốc vẫn là một vấn đề cần quan tâm [3]
Trang 27Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới, nhà nước
đã xoá bỏ bao cấp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cung ứng thuốc và xóa bỏ
chế độ bù lỗ, giá cả đã phản ánh đúng giá trị của thuốc Thuộc tính hàng hóa của thuốc đã được công nhận, nhưng đặc biệt vẫn phải nhấn mạnh thuốc cần được sử
dụng an toàn, hợp lý, có hiệu quả và luôn luôn phải đảm bảo chất lượng cao [3]
Sau hơn 20 năm vận hành theo cơ chế thị trường, ngành dược nước ta cũng như các ngành kinh tế khác đã có những bước phát triển mạnh Hệ thống
cấp phát thuốc được tổ chức sắp xếp lại, mạng lưới bán lẻ thuốc được mở rộng đến tận miền núi, vùng sâu, vùng xa Thuốc được cung cấp đủ cả về số lượng,
chủng loại và đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, chấm dứt tình trạng thiếu thuốc trong những năm trước đây Theo Cục quản
lý dược Việt Nam, mức tiêu thụ thuốc bình quân đầu người tăng lên rõ rệt: năm
2008 là 16,45 USD; năm 2009 là 19,77 USD; năm 2010 là 22,25 USD; năm
2011 là 27,6 USD [1], [16]
Theo báo cáo của Cục quản lý dược Việt Nam, tính đến hết năm 2009, có 22.619 loại thuốc lưu hành trên cả nước, trong đó có 10.692 thuốc sản xuất trong nước dựa trên 503 hoạt chất và 11.923 thuốc nước ngoài với 927 hoạt chất Chất lượng thuốc luôn được giám sát chặt chẽ với hệ thống kiểm tra chất lượng th-ường xuyên được củng cố ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước [16]
Thuốc sản xuất trong nước ngày càng đa dạng về số lượng, chủng loại,
mẫu mã đẹp, công nghệ bào chế và chất lượng ngày một nâng cao Giá trị thuốc
sản xuất trong nước liên tục tăng, năm 2008 là 715,435 triệu USD, đến năm
2009 đạt 831,205 triệu USD (tăng 16,18% so với năm 2008 ) Giá trị nhập khẩu năm 2008 là 923,288 triệu USD, đến năm 2009 đạt gần 1,2 tỷ USD (tăng 27%
so với năm 2008) [16]
Trang 28Thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 49% nhu cầu trong
nước Nhưng trên thực tế, trình độ sản xuất thuốc trong nước còn thấp, tình trạng thiếu vốn, kỹ thuật, công nghệ cũng như năng lực quản lý làm hạn chế khả năng
tiếp cận công nghệ tiên tiến và trình độ quốc tế Trong khi đó, thuốc sản xuất trong nước chủ yếu chỉ là thuốc thông thường mà khoảng 90% nguyên liệu làm thuốc phải nhập ngoại
Các đơn vị kinh doanh cung ứng thuốc đang phấn đấu đạt tiêu chuẩn ngày càng tăng Tính đến ngày 31/12/2009 có 98 cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP; 98 cơ sở đạt GLP và 126 doanh nghiệp đạt GSP
* Thực trạng cung ứng thuốc trong bệnh viện
Trong sự tiến bộ của công tác dược nói chung, có sự đóng góp quan trọng của công tác dược bệnh viện Các bệnh viện tiếp tục tăng cường và duy trì thực hiện tốt chỉ thị số 05/2004/CT-BYT ngày 16/4/2004 của Bộ trưởng BYT về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện [6] HĐT&ĐT tăng cường năng lực can thiệp vào sử dụng thuốc hợp lý, an toàn thông qua bình đơn thuốc, bình bệnh án, triển khai thực hiện cấp phát thuốc tại khoa lâm sàng, đảm bảo đủ thuốc có chất lượng và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn cho người bệnh Tuy nhiên, hiện nay công tác cung ứng thuốc bệnh viện vẫn còn nhiều bất cập: công tác dược lâm sàng và thông tin thuốc chưa thật sự hiệu quả; còn xảy ra tình trạng mỗi bệnh viện một giá thuốc [26];
Theo báo cáo của 721 bệnh viện (27 bệnh viện trực thuộc bộ, 171 bệnh viện tỉnh, 491 bệnh viện huyện, 18 bệnh viện ngành) cho thấy: 94% HĐT & ĐT hoạt động và duy trì tốt kết quả thực hiện chỉ thị số 05/2004/CT-BYT ngày 16/4/2004 của Bộ trưởng BYT, 97% HĐT & ĐT xây dựng DMTBV; 76% bệnh viện tổ chức đấu thầu mua thuốc, vận chuyển, kiểm nhập, cấp phát thuốc theo quy định; 98% bệnh viện cung ứng đủ thuốc cho người bệnh nội trú, không để
Trang 29người bệnh nội trú tự mua thuốc; 81% bệnh viện thực hành bảo quản thuốc tốt; 79% nhà thuốc bệnh viện hoặc nhà thuốc của công ty dược đặt tại bệnh viện hoạt động theo đúng quy chế hiện hành; 93% bệnh viện có theo dõi ADR; 79% bệnh viện có hoạt động thông tin thuốc trong bệnh viện [22] Giai đoạn 2009 đến 2011, 100% các bệnh viện tuyến trung ương đã tổ chức mua sắm bằng hình thức đấu thầu rộng rãi nhưng công tác xây dựng kế hoạch và phê duyệt kế hoạch còn chậm, gây khó khăn cho các bệnh viện Theo số liệu từ Tài khoản Y tế Quốc gia, năm 2010 tại các bệnh viện tuyến Trung ương tỷ lệ chi mua thuốc trên tổng chi thường xuyên chiếm 64,4%, trong tổng tiền mua thuốc, chi mua thuốc từ BHYT và viện phí chiếm 84,6%
Theo báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2010 của Cục quản
lý khám chữa bệnh –Bộ Y tế, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện chiếm tỷ trọng 58,7% tổng giá trị tiền viện phí hàng năm trong bệnh viện, nhưng còn nhiều loại thuốc không thiết yếu được sử dụng với tỷ lệ cao, còn lạm dụng kháng sinh, vitamin, thuốc bổ trợ…[3], [4] Theo thống kê nhiều năm cho thấy tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện thường chiếm 60% ngân sách của bệnh viện Việc xây dựng danh mục thuốc mặc dù đã được thực hiện ở nhiều bệnh viện nhưng vẫn còn gần 10% bệnh viện chưa xây dựng danh mục dùng trong bệnh viện, 36% (10/28) bệnh viện vẫn thường xuyên kê đơn thuốc ngoài danh mục [7], [12]
Về Công tác thông tin thuốc và dược lâm sàng, thông tin thuốc: theo thống kê nhiều bệnh viện trong cả nước đã thành lập bộ phận dược lâm sàng và thông tin thuốc theo qui định của BYT nhưng kết quả hoạt động của bộ phận này thu được chưa cao
Có một số bệnh viện đã có dược sĩ lâm sàng nên đơn vị TTT hoạt động khá hiệu quả [21] như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Saint Paul Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã phân công Dược sỹ
Trang 30xuống làm việc tại 05 khoa lâm sàng (Nội 2, Nhi, Ngoại, Tâm thần, Thần kinh)
để tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn Tham gia hội chẩn với các khoa lâm sàng khi có yêu cầu [2] Bên cạnh đó còn nhiều bệnh viện công tác này còn gặp nhiều khó khăn: Tại bệnh viện Châm cứu Trung ương chưa có dược sĩ lâm sàng, đơn vị TTT chỉ có một dược sĩ kiêm nhiệm, từ năm 2005-2007 mới có 1 báo cáo ADR [19] Tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Hải Dương chỉ thành lập với cán
bộ kiêm nhiệm (có 03 dược sỹ trung học và chủ nhiệm khoa) [17]
1.5 S Ơ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN HẠ HOÀ 1.5 1 Lịch sử hình thành và phát triển
Bệnh viện đa khoa huyện Hạ Hoà được thành lập năm 1968, theo quyết định số: 106/QĐ-UB ngày 19/8/1968 của uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phú với quy mô 25 giường bệnh
Đến năm 1993, được sát nhập vào Tung tâm y tế huyện Thanh Hoà tỉnh Phú Thọ theo quyết định số; 2022/QĐ-UBND, ngày 14/3/1993, của uỷ bân nhân dân tỉnh Phú Thọ
Đến tháng 7 năm 2008 được tái lập theo quyết định số: 1658/QĐ-UBND, ngày 17/6/2008, của uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, là bệnh viện hạng III, quy
Trang 31+ Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ các bệnh tật thông thường về nội khoa và các trường hợp cấp cứu về ngoại khoa
+ Tổ chức khám giám định sức khoẻ, giám định pháp y, khi Hội đồng giám định y khoa tỉnh, hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu
+ Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến khi vượt quá khả năng của bệnh viện
- Đào tạo cán bộ y tế
+ Bệnh viện là cơ sở thực hành cho các trường, lớp Cao đẳng, trung học y
tế
+ Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và cơ sở y
tế tuyến dưới để nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu
- Nghiên cứu khoa học về y học
+ Tổ chức tổng kết đánh giá các đề tài và chương trình về chăm sóc sức khoẻ ban đầu
+ Tham gia các công trình nghiên cứu về y tế cộng đồng và dịch tễ học trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cấp Bộ và cấp Cơ sở
+ Nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh không
dùng thuốc
- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật
+ Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (phòng khám đa khoa, y tế cơ sở) thực hiện các pháp đồ chẩn đoán và điều trị
+ Tổ chức chỉ đạo các xã, phường thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các chương trình y tế địa phương
Trang 321.6 TỔNG QUAN TÓM TẮT CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VỀ CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIÊN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện Các đề tài tập trung nghiên cứu về bốn nội dung của
chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện như: Bệnh viện đa khoa thành phố Hải Dương[17], bệnh viện Xanh pôn Hà Nội[21], bệnh viện Nhân dân 115[25], Bệnh viện quân y 105 –Tổng cục hậu cần[22], các đề tài đã sơ bộ cho thấy trong những năm gần đây, lĩnh vực cung ứng thuốc bệnh viện đã được quản lý và chấn chỉnh ngày một tốt hơn Tuy nhiên do đặc điểm về chức năng, nhiệm vụ, vị trí địa lý, khả năng tài chính, trình độ chuyên môn nghiệp vụ… của mỗi bệnh viện
Trang 33khác nhau, do đó việc cung ứng thuốc vẫn chưa được hoàn thiện theo một chu trình thống nhất, các bệnh viện đều tập trung cải tiến và hoàn thiện theo mô hình phù hợp với điều kiện kinh tế và đặc thù riêng của từng bệnh viện
Bệnh viện đa khoa huyện Hạ Hoà là bệnh viện hạng III, trực thuộc Sở Y
tế tỉnh Phú Thọ Từ khi thành lập đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện Do đó bệnh viện chưa đánh giá được thực chất hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Chính vì vậy, khi thực hiện đề tài này chúng tôi phân tích để đưa ra cái nhìn toàn cảnh về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc và phân tích thực trạng hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện đa khoa huyện Hạ Hoà hiện nay, từ các kết quả nghiên cứu, đề tài
sẽ đưa ra những đề xuất, kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện đa khoa huyện Hạ Hoà một cách tốt nhất
Trang 34CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu các hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ như: Lựa chọn thuốc, danh mục thuốc bệnh viện, mua thuốc, quản lý tồn trữ và cấp phát thuốc, giám sát sử dụng thuốc thông qua các đối tượng sau:
- Hội đồng thuốc và điều trị
- Cán bộ khoa Dược
- Bác sĩ điều trị của bệnh viện
2.2 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.2.1 Địa điểm nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện tại:
- Bộ môn Quản lý và kinh tế dược Trường Đại học Dược Hà Nội
- Bệnh viện đa khoa huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
2.2.2 Thời gian nghiên cứu:
- Số liệu nghiên cứu từ 1/1/2012 đến 31/12/2012
Trang 352.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu của đề tài được tóm tắt trong hình 2.1
Hình 2.1 Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC VÀ CÁC YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN HẠ HÒA TỈNH PHÚ THỌ
NĂM 2012
Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện
Phân tích hoạt động cung ứng
thuốc tại Bệnh viện đa khoa
* Cơ cấu tổ chức, nhân lực,
cơ sở vật chất, trang thiết bị khoa dược
+ Tổ chức nhân lực + Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
* Hội đồng thuốc và điều trị
* Hoạt động khám, chữa bệnh năm 2012
* Mô hình bệnh tật của bệnh viện năm 2012
* H oạt động lựa chọn và xây dựng danh
mục thuốc bệnh viện
+ Quy trình lựa chọn thuốc
+ Nghiên cứu DMTBV
* H oạt động mua sắm thuốc
- Quy trình mua thuốc
- Kinh phí
- Nguồn mua thuốc
- Hình thức giao nhận, thanh toán
* Hoạt động bảo quản, tồn trữ và cấp
- Giám sát, theo dõi ADR
Biện pháp khắc phục nâng cao hiệu quả cung ứng
Trang 362.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1 Phương pháp nghiên cứu mô tả hồi cứu:
Hồi cứu cơ cấu tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, mô hình bệnh tật, hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị, và các vấn đề liên quan đến
công tác cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Hạ Hoà
Hồi cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Hạ Hoà bao gồm: Hoạt động lựa chọn xây dựng DMTBV, hoạt động mua sắm thuốc, hoạt động bảo quản, tồn trữ, cấp phát thuốc và giám sát sử dụng thuốc
Hồi cứu các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện đa khoa huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
2.4.2 Ph ương pháp thu thập số liệu
Từ nguồn tài liệu sẵn có:
- Báo cáo hoạt động bệnh viện đa khoa huyện Hạ Hoà năm 2012
- Hồ sơ về tổ chức, nhân lực của bệnh viện
- Danh mục thuốc của bệnh viện
- Sổ sách thống kê, nhập, xuất, sử dụng thuốc, kiểm kê tài sản tại khoa dược
- Hồ sơ mua thuốc, kinh phí mua thuốc năm 2012
2.4.3 Trình bày và xử lý số liệu
Số liệu được trình bày, xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel for Windows và Microsoft Word for Windows
Trang 37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 PHÂN TÍCH ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUY ỆN HẠ HOÀ NĂM 2012
3.1.1 Ho ạt động lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện
3.1.1.1 Quy trình lựa chọn thuốc
Cũng như các BV khác trong cả nước việc xây dựng DMTBV của
BVĐKHH được thực hiện dựa trên nguồn kinh phí của bệnh viện, danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu của Bộ Y tế, danh mục thuốc trúng
thầu, phác đồ điều trị và mô hình bệnh tật của bệnh viện Việc lựa chọn thuốc được tiến hành hàng năm Khoa dược tổng hợp các văn bản liên quan chuyển
xuống các khoa lâm sàng Các khoa lâm sàng tiến hành lựa chọn các thuốc theo nhu cầu điều trị Sau khi nhận được danh mục thuốc từ các khoa lâm sàng Khoa dược tổng hợp đưa ra HĐT&ĐT để thống nhất lựa chọn và trình Giám đốc phê duyệt Qui trình lựa chọn thuốc của BVĐKHH được trình bày khái quát ở hình 3.1
GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN
Tư vấn
DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN
Trang 38Nhận xét:
Bệnh viện rất quan tâm đến việc lựa chọn thuốc Bệnh viện có một qui trình lựa chọn thuốc hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế, mô hình bệnh tật, phác đồ điều trị và danh mục thuốc chủ yếu, danh mục thuốc thiết yếu để lựa chọn thuốc, đảm bảo tính hiệu quả trong công tác khám, chữa bệnh
3.1.1.2 Danh mục thuốc bệnh viện
Kết quả khảo sát DMTBV của bệnh viện đa khoa huyện Hạ Hòa được trình bày trong bảng 3.1 và 3.2
Bảng 3.1 DMT tân dược BVĐK Hạ Hòa theo nhóm tác dụng năm 2012
hoạt chất
Tỷ lệ
%
5 Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, điều trị
8 Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng acid –
12 Thuốc chống dị ứng và dùng trong trường hợp quá mẫn 8 2,7
Trang 3913 Thuốc giãn cơ - tăng trương lực cơ 8 2,7
Trang 40hạ sốt, chống viêm không steroid, điều trị gút và các bệnh xương khớp (21 loại) Thuốc y học cổ truyền có 83 vị thuốc thuộc 20 nhóm tác dụng theo YHCT và 24 chế phẩm thuốc đông dược
- Việc xây dựng DMT đa dạng về chủng loại (298 loại tân dược) nhưng cũng tập trung số lượng vào một số nhóm thuốc là phù hợp với MHBT của bệnh viện
Mặc dù vậy việc xây dựng DMT của BV cũng gặp một số hạn chế sau:
- Các thuốc thuộc nhóm Hormon - nội tiết tố chiếm tỷ lệ rất cao (24 loại chiếm 8,1% trong DMT tân dược) tuy nhiên số BN thuộc nhóm bệnh nội tiết, dinh dưỡng thì lại có tỷ lệ rất thấp trong MHBT của bệnh viện (0,8%)
Tóm l ại:
Bệnh viện có một qui trình lựa chọn thuốc chặt chẽ, dựa vào các yếu tố cơ bản để lựa chọn Danh mục thuốc của bệnh viện được xây dựng hợp lý về số lượng, có khả năng đáp ứng được nhu cầu điều trị theo mô hình bệnh tật của bệnh viện
3.1.2 Hoạt động mua sắm thuốc 3.1.2 1 Quy trình mua sắm thuốc
Năm 2012, hoạt động mua thuốc của bệnh viện được thực hiện theo luật đấu thầu và thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19 tháng 1 năm
2012, của liên Bộ Y tế, Tài chính và Quyết định của Giám đốc Sở y tế Phú Thọ
Do vậy, năm 2012, BVĐKHH thực hiện việc áp dụng kết quả đấu thầu của Sở y