Bàn luận về phân bố bệnh nhân theo bệnh lý.

Một phần của tài liệu sơ bộ đánh giá hiệu quả, một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai quy trình kỹ thuật kiểu thở nava (Trang 42 - 43)

- Trong 24 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu, chúng tôi phân ra 3 nhóm theo mức độ tổn thương phổi từ nhẹ đến nặng gồm nhóm không có tổn thương phổi, nhóm bệnh phổi mạn tính giai đoạn cai máy và nhóm tổn thương phổi nặng không có rối loạn huyết động hoặc đã được hỗ trợ huyết động và hô hấp bằng các điều trị khác (bù dịch, dùng thuốc vận mạch, trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể).

- Chúng tôi nhận thấy trong nhóm không có tổn thương phổi, tỉ lệ thành công là cao nhất 37.5% (9 bệnh nhân) đồng thời tỉ lệ thất bại là thấp nhất 4.2% (1 bệnh nhân) (biểu đồ 3.2).

1 bệnh nhân thất bại trong nhóm không có tổn thương phổi được chẩn đoán: Sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng trên bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp. Bệnh nhân đã được điều trị hỗ trợ bằng trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể và dùng thuốc vận mạch ngay thời điểm bắt đầu vào viện, duy trì an thần liều cao. Tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu, bệnh nhân đã thở máy được 336 giờ, huyết động ổn định, điểm RASS = 2 khi giảm liều an thần. Chúng tôi tìm được mức NAVA tối ưu là 2.8 cmH20/µV tương ứng giá trị Edi giảm từ 65 xuống 40 µV. Sau 12 giờ thở NAVA, kết quả oxy hóa máu của bệnh nhân có xu hướng cải thiện, pO2 tăng 90 lên 96 mmHg, P/F tăng 150 lên 192. Tuy nhiên, áp lực đỉnh đường thở luôn ở gần ngưỡng giới hạn trên là 35 cmH20 sau, bệnh nhân sốt 38.7oC, sau đó chúng tôi tìm thấy bằng chứng nhiễm khuẩn và nhiễm nấm ở phổi (acinetobacter baumanii và aspergillus). Vì vậy chúng tôi dừng nghiên cứu sau 22 giờ thở máy, chuyển lại kiểu thở kiểm soát áp lực.

- Trong nhóm tổn thương phổi nặng, tỉ lệ thành công thấp nhất 12.5% (3 bệnh nhân) và ngược lại, tỉ lệ thất bại là cao nhất 16.7% (4 bệnh nhân). Tuy nhiên điều chúng tôi ghi nhận là trong 3 bệnh nhân thành công ở nhóm này có

2 bệnh nhân ARDS, một tổn thương phổi nặng với những khuyến cáo về chiến lược thông khí ưu tiên bảo vệ phổi [30] hơn là quan tâm đến vấn đề đồng thì hay những nỗ lực thở không được hỗ trợ của bệnh nhân [31]. Trong 2 bệnh nhân này, một bệnh nhân viêm phổi ARDS đã thở máy 168 giờ, đang giai đoạn cai máy, một bệnh nhân ARDS do ngạt nước có cấp cứu ngừng tuần hoàn, được thở NAVA sau 38 giờ thở máy VCV. Cả 2 bệnh nhân đều đáp ứng tốt với kiểu thở NAVA, thở chậm hơn, bớt kích thích, khí máu trong giới hạn ổn định và đã được rút nội khí quản theo thứ tự sau 18 giờ và 14 giờ.

- Trong nhóm bệnh phổi mạn tính giai đoạn cai máy, tỉ lệ thành công là 20.8% (5 bệnh nhân) và tỉ lệ thất bại là 8.4% (2 bệnh nhân). Các tỉ lệ này ở mức trung bình so với 2 nhóm còn lại.

Một phần của tài liệu sơ bộ đánh giá hiệu quả, một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai quy trình kỹ thuật kiểu thở nava (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w