Vấn đề NNHH chỉ được trình bày trong tài liệu: Ngôn ngữ hóa học phương tiện nhận thức trong DHHH, gồm những nội dung: - Ngôn ngữ hóahọc, PP nhận thức hóa học trong khoa học và trong dạy
Trang 1sở đó học sinh biết vận dụng sáng tạo kiến thức giải quyết các vấn đề học tập
và thực tiễn cuộc sống
Mục tiêu của giáo dục THCS là cung cấp cho học sinh một hệ thốngkiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học Ngôn ngữ hóahọc là một thành phần rất quan trọng trong quá trình dạy học và nghiên cứuhóa học Việc hiểu, nắm bắt và vận dụng tốt ngôn ngữ hóa học có tính chấtquyết định đến chất lượng lĩnh hội kiến thức hóa học của học sinh Như vậygiúp các em hiểu rõ ngôn ngữ hóa học cơ bản nhằm xây dựng cho các em nềntảng phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, chuẩn bị cho các emtiếp tục học lên các cấp bậc học cao hơn, đi vào cuộc sống lao động, giao tiếp
Trang 2tộc nói riêng, với môn hoá học nói chung và vấn đề về dạy ngôn ngữ hoá họcnói riêng là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
Chính vì những lí do trên tôi đã chọn đề tài: “ Hình thành và phát triển ngôn ngữ hóa học ở lớp 8 cho học sinh dân tộc các trường Trung học
cơ sở tỉnh Sơn La ”
2 Lịch sử nghiên cứu.
- NNHH và sử dụng NNHH trong dạy học không phải là vấn đề hoàntoàn mới ở Việt Nam Các nhà khoa học đã có những công trình nghiên cứudưới nhiều góc độ khác nhau về nội dung của NNHH (như ngôn ngữ của mộtngành khoa học cụ thể) qua các báo cáo, công trình đăng trên các tạp chí:
- Vấn đề “Lịch sử đặt tên các nguyên tố hóa học” được tác giả NguyễnDuy Ái tập hợp và hệ thống lại đăng trên Tạp chí Hóa học ngày nay (số21.12/1994; số 22 – 1/1995), tác giả Phúc Đường có bài viết “Du lịch qua têngọi các nguyên tố hóa học “đăng trên tạp chí Thế giới mới số 511 (trang 53 –54) và 512 (trang 58 – 60) cung cấp những tư liệu về nguồn gốc tên gọi củaphần lớn các nguyên tố trong Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Về thuật ngữ hóa học nói chung có một số tư liệu tập trung nghiêncứu về nội dung các thuật ngữ (gắn với các khái niệm hóa học) nhằm mụcđích tra cứu: từ điển hóa học phổ thông, thí nghiệm hóa học dành cho thiếunhi, của nhà xuất bản (NXB) Văn hóa – Thông tin Về thuật ngữ và tên gọicác hợp chất vô cơ được tác giả Đào Quý Chiêu đề cập về những nguyên tắc
và mối liên hệ với bản thân các chất, sự phân loại các chất
- Năm 2000, NXB Giáo dục đã xuất bản cuốn sách “Danh pháp hợpchất hữu cơ” của tác giả Trần Quốc Sơn (chủ biên) và Trần Thị Tửu, được táibản tháng 11 năm 2003 Trong lời nói đầu tác giả đã viết: “Vấn đề thuật ngữ
và danh pháp hóa học ở nước ta đang được nhiều người quan tâm đặc biệt,không những vì tầm quan trọng của nó trong giảng dạy hóa học mà còn vìchưa có sự thống nhất về nguyên tắc xây dựng thuật ngữ hóa học bằng tiếng
Trang 3Việt và về cách luân phiên chuyển tiếng nước ngoài thành tiếng Việt”.
- Tháng 3/2009, Hội hoá học Việt Nam báo cáo tổng kết đề tài tại HàNội “Xây dựng hệ thống danh pháp và thuật ngữ hoá học Việt Nam”
Vấn đề NNHH chỉ được trình bày trong tài liệu: Ngôn ngữ hóa học phương tiện nhận thức trong DHHH, gồm những nội dung: - Ngôn ngữ hóahọc, PP nhận thức hóa học trong khoa học và trong dạy học - Vị trí, chứcnăng của NNHH trong hệ thống các phương tiện dạy học - Những cơ sở lýluận của sự hình thành NNHH - Nội dung kiến thức và kỹ năng NNHHtrường trung học - những giai đoạn cơ bản của quá trình hình thành NNHHtrong DHHH - Những điều kiện để lĩnh hội nội dung và sử dụng ngôn ngữhóa học
-“Ngôn ngữ hóa học” là cách gọi ngắn gọn của “ngôn ngữ của khoa họchóa học”, bao gồm: thuật ngữ hóa học, danh pháp và biểu tượng hóa học,trong đó thuật ngữ hóa học là thành phần cơ sở của NNHH Ngôn ngữ hóahọc thực hiện các chức năng nhận thức hóa học trong hệ thống các phươngtiện nhận thức và phương tiện dạy học hóa học
- Một số luận án Tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và khóa luận của sinh viên đãnghiên cứu vấn đề này như :
+) Luận án Tiến sĩ của tác giả Hoàng Thị Chiên : “Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hoá học (về thuật ngữ hoá học) cho sinh viên miền núi trong trường sư phạm các tỉnh phía Bắc” bảo vệ năm 2005 tại trường Đại
học Sư phạm Hà Nội
+) Luận án Thạc sĩ của tác giả Huỳnh Thiên Lương “Hình thành những khái niệm hóa học cơ bản cho học sinh người dân tộc Khmer ở trường Trung học cơ sở tỉnh Trà Vinh” bảo vệ năm 2007 tại trường Đại học Sư
phạm, Hà Nội
Trang 4+) Luận án Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Mai: “Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hoá học cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông
ở tỉnh Đăk Nông” bảo vệ năm 2010 tại trường Đại học Sư phạm Huế.
Tuy nhiên việc nghiên cứu NNHH và sử dụng NNHH trong dạy họchóa học ở trường phổ thông đặc biệt ở cấp THCS nhất là ở lớp 8, lần đầu tiênhọc sinh học môn hóa học nên vấn đề rèn luyện ngôn ngữ hóa học lại càngcần thiết và quan trọng hơn Mặt khác đối với học sinh các tỉnh miền núi nóichung và tỉnh Sơn La nói riêng càng cần được quan tâm nhiều hơn nữa Chính
vì vậy việc nghiên cứu đề tài: “ Hình thành và phát triển ngôn ngữ hóa học
ở lớp 8 cho học sinh dân tộc các trường Trung học cơ sở tỉnh Sơn La ” là
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của sự hình thành và phát triển ngôn ngữhoá học, nội dung, kiến thức của ngôn ngữ hoá học cơ bản trong chương trìnhsách giáo khoa hóa học lớp 8 THCS Các quan điểm và nội dung định hướngđổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học hoá học nóiriêng theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh
- Phân tích sự hình thành và phát triển ngôn ngữ hoá học ở lớp 8THCS
- Điều tra thực trạng việc nắm vững ngôn ngữ hoá học của học sinh chỉ
ra những khó khăn của giáo viên và học sinh dân tộc khi dạy học ngôn ngữhóa học
Trang 5- Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp dạy học nhằm: hình thành có hiệuquả ngôn ngữ hóa học cho học sinh người dân tộc ở trường THCS tỉnh SơnLa.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm xác nhận tính khả thi, sự phùhợp và hiệu quả của các biện pháp, phương pháp được đề xuất Rút ra nhữngkết luận và khuyến nghị cần thiết
4 Khách thể, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học môn Hóa học ở trườngTHCS
- Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề hình thành và phát triển một số kháiniệm ngôn ngữ hoá học cơ bản trong chương trình Hoá học lớp 8
Một số khái niệm hoá học cơ bản, thuật ngữ hoá học cơ bản, danh pháphoá học và biểu tượng hoá học trong các chương 1,2,3 SGK Hoá học lớp 8
5 Giả thuyết khoa học.
Nếu đề xuất và có thử nghiệm một cách nghiêm túc các biện pháp dạyhọc phù hợp với đặc điểm học sinh người dân tộc, sẽ giúp các em nắm vữngngôn ngữ hóa học cơ bản, từ đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy họcmôn hoá học ở các trường THCS tỉnh Sơn la
6 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết
+ Phương pháp phân loại, hệ thống hoá lí thuyết
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, trò chuyện, phỏng vấn,thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học giáo dục
7 Những đóng góp của đề tài.
Trang 6Nghiên cứu, đề xuất cách sử dụng phối hợp các biện pháp dạy học theohướng tích cực nhằm hình thành ngôn ngữ hóa học cho học sinh trườngTHCS ở tỉnh Sơn La nói chung, cho học sinh dân tộc nói riêng.
8 Cấu trúc của luận văn
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Kết luận chung và kiến nghị
Trang 7NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ HOÁ HỌC Ở THCS
1.1 Ngôn ngữ là phương tiện của nhận thức [37]
1.1.1 Kinh nghiệm xã hội được tồn tại và truyền đạt lại cho thế hệ sau được là nhờ ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu đặc biệt dùng làm phương tiện giaotiếp và công cụ tư duy Ngôn ngữ là phương tiện hình thành, giữ gìn vàchuyển giao thông tin từ thế hệ này sang thế hệ khác, là phương tiện giao tiếpgiữa mọi người, là hiện tượng xã hội đặc biệt Ngôn ngữ là hình thức vật chấtcủa các quy luật và hình thức tư duy, là hệ thống thông tin kí hiệu đặc biệtđảm bảo chức năng hình thành, giữ gìn và chuyển giao thông tin
Ngôn ngữ là một hiện tượng bao hàm nhiều mặt, nhiều nhân tốkhông thể tách rời nhau, mà trước khi xuất hiện học thuyết về chủ nghĩaduy vật biện chứng, nhà ngôn ngữ học F De Sausure đã quan niệm “là bộphận xã hội của hoạt động ngôn ngữ, tồn tại bên ngoài cá nhân”, nó là mộtsản phẩm xã hội lưu trữ trong óc mỗi người
Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy Tuy ngôn ngữ không phải là tưduy nhưng tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ Không có ngôn ngữ thìkhông có tư duy Những tư tưởng và những sự trừu tượng hóa không thể tồntại độc lập được và chúng nhất thiết phải được vật chất hóa ra dưới dạng các
âm thanh (ngôn ngữ nói) hay các ký hiệu chữ viết (ngôn ngữ viết) Mác chorằng ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, tư tưởng chỉ có thể thể hiệnmột cách hiện thực trong ngôn ngữ
Tư duy trừu tượng gián tiếp, khái quát, không thể tồn tại bên ngoài
Trang 8ngôn ngữ, nó phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện cho mình Nếu không cóngôn ngữ thì bản thân quá trình tư duy không diễn ra được, đồng thời các sảnphẩm của tư duy cũng không được chủ thể và người khác tiếp nhận Ngônngữ cố định lại các kết quả của tư duy và nhờ đó làm khách quan hóa chúngcho người khác và cho cả bản thân chủ thể tư duy.
Ngôn ngữ được chia thành ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ nhân tạo.Ngôn ngữ tự nhiên - hệ thống thông tin ký hiệu âm thanh đặc biệt và chữ viết
- được hình thành trong lịch sử xã hội, biểu thị các lĩnh vực khác nhau của đờisống xã hội Ngôn ngữ nhân tạo là hệ thống ký hiệu hỗ trợ được tạo ra bằngcách riêng trên cơ sở của ngôn ngữ tự nhiên nhằm chuyển giao chính xác vàkinh tế các thông tin khoa học và thông tin khác Ngôn ngữ nhân tạo được sửdụng rộng rãi trong khoa học và kỹ thuật hiện đại như toán học, hóa học, vật
lý lý thuyết, kỹ thuật tính toán, máy tính điện tử
Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong đời sống tâm lý con người, là thành tốquan trọng nhất về mặt nội dung và cấu trúc tâm lý người đặc biệt là quá trìnhnhận thức
1.1.2 Ngôn ngữ làm cho các quá trình của nhận thức cảm tính ở người mang một chất lượng mới [13].
Nhận thức cảm tính (hay còn gọi là trực quan sinh động) là giai đoạnđầu tiên của quá trình nhận thức Nó được thể hiện dưới ba hình thức làcảm giác, tri giác, biểu tượng
Cảm giác là hình thức đầu tiên của quá trình nhận thức và là nguồn gốcmọi sự hiểu biết của con người Cảm giác là sự phản ánh từng mặt, từng thuộctính bên ngoài của sự vật vào các giác quan con người, là kết quả của sự tácđộng vật chất của sự vật vào các giác quan con người, là sự chuyển hóa nănglượng kích thích bên ngoài thành yếu tố của ý thức Cảm giác, theo Lênin, là
Trang 9hình ảnh của thế giới khách quan.
Ngôn ngữ ảnh hưởng mạnh đến ngưỡng nhạy cảm của cảm giác, làmcho cảm giác được thu nhận rõ ràng, đậm nét hơn
Tri giác là sự tổng hợp nhiều cảm giác, nó đem lại hình ảnh hoàn chỉnhhơn về sự vật Tri giác nảy sinh trên cơ sở các cảm giác, là sự kết hợp cáccảm giác So với cảm giác, tri giác là hình thức cao hơn của nhận thức cảmtính, nó đem lại cho chúng ta tri thức về sự vật đầy đủ hơn, phong phú hơn
Ngôn ngữ làm cho quá trình tri giác diễn ra dễ dàng, nhanh chóng hơn
và làm cho những cái tri giác được trở thành khách quan, đầy đủ và rõ rànghơn Ví dụ việc tách đối tượng ra khỏi bối cảnh (quy luật về tính lựa chọn củatri giác), việc xây dựng một hình ảnh trọn vẹn về đối tượng tùy theo nhiệm vụcủa tri giác (quy luật về tính trọn vẹn của tri giác) nếu được kèm theo bằng lờinói thầm hay nói thành tiếng thì diễn biến sẽ nhanh hơn và kết quả sẽ rõ hơn
Vai trò của ngôn ngữ đối với quá trình quan sát càng cần thiết hơn, vìquan sát là tri giác tích cực, có chủ định và có mục đích (tức là có ý thức).Tính có ý thức, có mục đích, có chủ định đó được biểu đạt và điều khiển, điềuchỉnh chính nhờ ngôn ngữ Không có ngôn ngữ thì tri giác của con người vẫn
là tri giác của động vật Tính có ý nghĩa trong tri giác của con người là mộtchất lượng mới làm cho tri giác người khác xa tri giác của con vật Chất lượngmới này chỉ được hình thành và được biểu đạt thông qua ngôn ngữ
Biểu tượng là hình ảnh của sự vật được giữ lại trong trí nhớ Sự tiếpxúc trực tiếp nhiều lần với sự vật sẽ để lại trong chúng ta những ấn tượng,những hình ảnh về sự vật đó Những ấn tượng, hình ảnh này đậm nét và sâusắc đến mức có thể hiện lên trong ký ức của chúng ta ngay cả khi sự vậtkhông còn ở trước mắt Trong biểu tượng chỉ lưu giữ lại những nét chủ yếu,nổi bật nhất của sự vật do cảm giác, tri giác đem lại trước đó Biểu tượng
Trang 10thường được hiện ra khi có những tác nhân tác động, kích thích đến trí nhớcon người Hình thức cao nhất của biểu tượng là sự tưởng tượng, sự tưởngtượng đã mang tính chủ động sáng tạo Tưởng tượng có vai trò rất lớn tronghoạt động sáng tạo khoa học.
Ngôn ngữ cũng giữ một vai trò to lớn trong tưởng tượng Nó là nhữngphương tiện để hình thành biểu đạt và duy trì các hình ảnh của tưởng tượng.Ngôn ngữ giúp ta làm chính xác hóa các hình ảnh của tưởng tượng đang nảysinh, tách ra trong chúng những mặt cơ bản nhất, gắn chúng lại với nhau, cốđịnh chúng lại bằng từ và lưu giữ chúng trong trí nhớ Ngôn ngữ làm chotưởng tượng trở thành một quá trình ý thức, được điều khiển tích cực, có kếtquả và chất lượng cao
Ngôn ngữ cũng có ảnh hưởng quan trọng đối với trí nhớ của conngười Nó tham gia tích cực vào các quá trình trí nhớ, gắn chặt với các quátrình đó Việc ghi nhớ sẽ dễ dàng và có kết quả tốt hơn nếu ta nói lên thànhlời điều cần ghi nhớ Không có ngôn ngữ thì không thể thực hiện sự ghinhớ có chủ định, sự ghi nhớ có ý nghĩa và kể cả sự ghi nhớ máy móc (họcthuộc lòng)… ngôn ngữ là một phương tiện để ghi nhớ, là một hình thức đểlưu giữ những kết quả cần nhớ Nhờ ngôn ngữ con người có thể chuyển hẳnnhững thông tin cần nhớ ra bên ngoài đầu óc con người Chính bằng cáchnày con người lưu giữ và truyền đạt được kinh nghiệm của loài người chothế hệ sau
1.1.3 Vai trò của ngôn ngữ là không thể thiếu trong nhận thức lý tính.
Nhận thức lý tính (hay còn gọi là tư duy trừu tượng) là giai đoạn tiếptheo và cao hơn về chất của quá trình nhận thức, nó xảy ra trên cơ sở nhậnthức cảm tính Nếu chỉ bằng cảm giác, tri giác thì nhận thức của con người sẽrất hạn chế, bởi vì con người không thể bằng cảm giác mà hiểu được nhữngcái như: tốc độ ánh sáng, giá trị hàng hóa, quan hệ giai cấp,… Muốn hiểu
Trang 11được những cái đó phải nhờ đến sức mạnh của tư duy trừu tượng.
Tư duy trừu tượng là sự phản ánh khái quát và gián tiếp hiện thựckhách quan Tư duy phải gắn liền với ngôn ngữ, được biểu đạt thành ngônngữ, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy Tư duy có tính năng động sángtạo, nó có thể phản ánh được những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, bên trongcủa sự vật sâu sắc hơn và đầy đủ hơn Muốn tư duy, con người phải sử dụngcác PP như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và trừu tượng hóa,…Nhận thức lý tính, hay tư duy trừu tượng, được thể hiện ở các hình thức nhưkhái niệm, phán đoán, suy lý
Khái niệm là một hình thức của tư duy trừu tượng, phản ánh những mốiliên hệ và thuộc tính bản chất, phổ biến của một tập hợp các sự vật, các hiệntượng nào đó Khái niệm đóng vai trò quan trọng trong tư duy khoa học, lànhững vật liệu tạo thành ý thức, tư tưởng Khái niệm là những phương tiện đểcon người tích lũy thông tin, suy nghĩ và trao đổi tri thức với nhau Khái niệmđược biểu hiện dưới hình thức ngôn ngữ các từ
Ngôn ngữ như là một phương tiện thể hiện khái niệm làm cho sự họccủa con người thoát khỏi sự ràng buộc với những kinh nghiệm cảm tính, vớinhững đồ vật riêng lẻ được tri giác trực tiếp và cho phép đưa vào sự họcnhững mối quan hệ, liên hệ chung, trừu tượng của sự vật, hiện tượng Nhờngôn ngữ mà các mối quan hệ đó của sự vật, hiện tượng được cố định lại vàtồn tại một cách khách quan, do đó được truyền lại cho người khác và cho cácthế hệ tiếp theo Nắm được ngôn ngữ, con người nắm được một phương tiệnhọc tập vô cùng hiệu nghiệm, nhờ đó, con người nắm được những kinhnghiệm quý báu trong nền văn hóa loài người, làm cơ sở quan trọng cho việcbiến đổi hành vi và hoạt động của mình phù hợp với việc giải quyết cácnhiệm vụ của cuộc sống trước mắt và lâu dài Chính có ngôn ngữ như phươngtiện học tập độc đáo, con người học được tư duy, có được ý thức và những
Trang 12phẩm chất tâm lý cao cấp và có được những hoạt động thực tế và lý luận.
Phán đoán là hình thức của tư duy trừu tượng vận dụng các khái niệm
để khẳng định hoặc phủ định một thuộc tính, một mối liên hệ nào đó của hiệnthực khách quan Phán đoán là hình thức liên hệ giữa những khái niệm, phảnánh mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong ý thức của con người Tuynhiên, phán đoán không phải là tổng số giản đơn của những khái niệm tạothành mà là quá trình biện chứng trong đó các khái niệm có sự liên hệ và phụthuộc lẫn nhau Phán đoán được biểu hiện dưới hình thức ngôn ngữ là cácmệnh đề theo những quy tắc văn phạm nhất định
Suy lý là một hình thức của tư duy trừu tượng trong đó xuất phát từ mộthay nhiều phán đoán làm tiền đề để rút ra phán đoán mới làm kết luận Suy lý
là sự liên hệ giữa các phán đoán, là công cụ hùng mạnh của tư duy trừu tượngthể hiện quá trình vận động của tư duy đi từ những cái đã biết đến nhận thứcnhững cái chưa biết một cách gián tiếp Có thể nói, toàn bộ các khoa học đượcxây dựng trên hệ thống suy lý và nhờ suy lý mà con người ngày càng nhậnthức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn hiện thực khách quan
Ngôn ngữ liên quan chặt chẽ với tư duy con người Ngôn ngữ và tư duykhông có mối quan hệ song song Ngôn ngữ không phải là tư duy và ngượclại tư duy cũng không phải là ngôn ngữ Mối quan hệ chặt chẽ giữa ngôn ngữvới tư duy là ở chỗ tư duy dùng ngôn ngữ làm phương tiện, công cụ của tưduy, chính nhờ điều này tư duy của con người khác về chất so với tư duy convật: con người có tư duy trừu tượng Không có ngôn ngữ thì con người khôngthể tư duy trừu tượng và khái quát được Mối quan hệ không tách rời của tưduy và ngôn ngữ được thể hiện trong ý nghĩa của các từ Mỗi từ điều có quan
hệ với một lớp sự vật, hiện tượng nhất định và gọi tên sự vật, hiện tượng đó.Khi gọi tên các sự vật, từ tựa như thay thế chúng và nhờ đó tạo ra những điềukiện vật chất cho những hành động hay thao tác đặc biệt đối với các vật ấy kể
Trang 13cả khi vật ấy vắng mặt (tức là thao tác với các vật thay thế, với ký hiệu từ ngữhay là với ngôn ngữ) Tuy nhiên, từ không chỉ gọi tên sự vật, nhờ vậy, tư duyngôn ngữ trừu tượng hóa được những thuộc tính, những bản chất của sự vật
và khái quát hóa được những thuộc tính bản chất của nó Không có ngôn ngữthì không thể có tư duy khái quát - logic được
Lời nói bên trong là công cụ quan trọng của tư duy, nhất là khi phảigiải quyết các nhiệm vụ khó khăn, phức tạp Nếu nhiệm vụ quá phức tạp thìngôn ngữ bên trong chuyển thành lời nói bên ngoài Người ta nói to lên thìthấy tư duy rõ ràng và thuận lợi hơn Nhưng điều đó chứng tỏ không có ngônngữ, đặc biệt không có lời nói bên trong thì ý nghĩ, tư tưởng không hình thànhđược, tức không thể tư duy trừu tượng được
1.2 Khái niệm ngôn ngữ hóa học.
1.2.1 Ngôn ngữ hóa học là một phương tiện nhận thức trong khoa học và dạy học.
Mỗi khoa học đều diễn đạt những kết quả nhận thức bằng ngôn ngữthuận tiện cho việc mô tả những kiến thức, phản ánh cái cơ bản và đặc trưngcủa khoa học đó Ngoài ngôn ngữ thông thường là những từ và câu, trongthành phần của ngôn ngữ khoa học hóa học còn những phần rất đặc trưng: cácthuật ngữ hóa học, danh pháp và biểu tượng, thường gọi là “ngôn ngữ hóahọc” Ngôn ngữ hoá học là sự tổng hoà của của các thuật ngữ, kí hiệu và danhpháp, qui tắc thiết lập chung, sự giải thích thuyết minh và sử dụng chúngtrong việc mô tả, nhận thức các kiến thức hoá học
Thuật ngữ hóa học là thành phần cơ sở của ngôn ngữ hóa học [38]Thuật ngữ: từ ngữ biểu thị một khái niệm xác định thuộc hệ thốngnhững khái niệm của một ngành khoa học nhất định [Nguyễn Như Ý (chủ
biên), (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin, trang 1599].
Trang 14Thuật ngữ: Từ, ngữ biểu đạt các khái niệm chuyên môn khoa học, kỹthuật [Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Hoàng Phê (chủ biên), NXB
Đà nẵng – Trung tâm từ điển học, Hà nội – Đà nẵng 2002 Trang 962]
Như vậy “Thuật ngữ hóa học dùng biểu thị một cách ngắn gọn các kháiniệm hóa học bằng ngôn ngữ riêng biệt Thuật ngữ hóa học là hình thức ngônngữ biểu thị các khái niệm hóa học Dạng biểu thị cụ thể của thuật ngữ hóahọc là những từ và cụm từ” Là hình thức của tư duy, khái niệm liên hệ mậtthiết với từ,… Từ là cơ sở vật chất của khái niệm, không có từ không thể hìnhthành và sử dụng khái niệm,… Trong các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật khácnhau người ta phải sử dụng các hệ thống thuật ngữ riêng biệt để biểu thị chính
xác các khái niệm” Hệ thống các thuật ngữ hóa học biểu thị chính xác các
khái niệm hóa học
Danh pháp hóa học: là những qui tắc gọi tên những nguyên tố, chất,những hạt vi mô,… trong khoa học hóa học
Biểu tượng hóa học: là những hình ảnh tượng trưng trong khoa học hóahọc (ký hiệu hóa học, công thức, phương trình, hình vẽ,…) là hệ thống nhữngquy ước khoa học nhằm khái quát hóa các đối tượng, hiện tượng, quy luật hóahọc, vạch ra một cách tổng quan những dấu hiệu cơ bản của các hiện tượng,quá trình hóa học, chỉ ra mối liên hệ giữa mặt định tính và định lượng củachúng Nhờ các biểu tượng mà ngôn ngữ hóa học có thể diễn đạt những nộidung tri thức phong phú một cách ngắn gọn, chính xác, thể hiện mức độ kháiquát cao trong việc phản ánh một cách tổng quát những khái niệm cơ bản,những kiến thức đặc trưng của hóa học
1.2.2 Ngôn ngữ hóa học là một phương tiện tích cực để nhận thức hóa học.
Những kết quả được mô tả bằng ngôn ngữ hóa học đều thể hiện những
Trang 15nội dung quan trọng, cơ bản của khoa học hóa học và mối quan hệ giữachúng.
Thay vì phải dùng nhiều ngôn từ miêu tả các sự vật, hiện tượng, quátrình hóa học, diễn biến các phản ứng hóa học,… ngôn ngữ hóa học biểu thịchúng một cách ngắn gọn dưới dạng những công thức, ký hiệu, phương trình,
sơ đồ, phản ánh nhiều mối quan hệ khác nhau giữa các đối tượng của hóa họcbằng những ký hiệu
Trong ngôn ngữ hóa học, đặc biệt là các biểu tượng có thể phản ánhcùng một lúc kết quả của tri thức và con đường để nhận thức các tri thức đó
Ngôn ngữ hóa học còn sử dụng các ký hiệu của nó với ngôn ngữ củakhoa học khác: ký hiệu toán học, logic học, các đại lượng vật lý, các thuậtngữ, khái niệm khoa học nói chung… tạo điều kiện thuận lợi cho sự mô tả cácđối tượng hóa học và các quy luật giữa chúng
1.2.3 Các chức năng và nhiệm vụ nhận thức của ngôn ngữ hoá học.
1.2.3.1 Chức năng nhận thức của ngôn ngữ hoá học.
Những đặc trưng của ngôn ngữ hoá học cùng với sự định hướng cótính chất phương pháp luận của nó cho phép ngôn ngữ hoá học thực hiệnđược nhiều chức năng khác nhau trong nhận thức hóa học:
Cung cấp những thông tin về các chất và hiện tượng hóa học bằng các
từ ngữ và những dấu hiệu quy ước biểu thị các kết quả của nhận thức hóa học,hình thành các khái niệm cơ bản về hóa học, cụ thể hóa các đại lượng trừutượng, không có trong ngôn ngữ thông thường (các loại liên kết hóa học, hóatrị, số oxi hóa…)
Khái quát hóa, hệ thống hóa các tri thức, dự đoán các chất mới và môhình hóa con đường tìm ra chúng
Trang 16Đơn giản hóa các thao tác của hoạt động trí óc, giảm bớt khối lượng ghinhớ, tổ chức một cách hợp lý các thao tác tư duy, kích thích việc tìm tòi sángtạo.
Cho phép các nhà hóa học có được trình độ giao tiếp ở trình độ quốc tế
do sự quốc tế hóa của ngôn ngữ hoá học
1.2.3.2 Các nhiệm vụ của ngôn ngữ hoá học.
- Thay thế đối tượng hoá học và thể hiện, truyền đạt thông tin về chúng
- Đánh dấu đối tượng một cách ngắn gọn và có một nghĩa
- Biểu thị định lượng và định tính kết quả nhận thức
- Hình thành khái niệm, khái quát, hệ thống hoá kiến thức
- Giảm nhẹ trí nhớ, đơn giản hoá hoạt động trí tuệ của học sinh
- Thiết lập các mối quan hệ liên môn, phát triển tư duy cho học sinh
- Giúp cho việc tối ưu hoá quá trình nắm vững kiến thức, tích cực hoáhoạt động tư duy của học sinh
- Ngôn ngữ hoá học là phương tiện quan trọng của việc dạy học hoáhọc góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học
1.2.4 Đặc điểm của ngôn ngữ hoá học.
- Ngắn gọn, có một nghĩa, chính xác, có khả năng sáng tạo lớn
- Là phương tiện mô tả sự nhận thức và kết quả nhận thức hoá học
- Cho phép mô tả các mặt khác nhau và quan hệ của các đối tượngnghiên cứu của hoá học một cách ngắn gọn
- Cho phép phản ánh kết quả sự nhận thức và con đường nhận thức hoáhọc
- Ngôn ngữ hoá học còn đồng hoá các dấu hiệu của khoa học khác: kíhiệu của toán học, vật lí
1.2.5 Vai trò của ngôn ngữ hoá học trong trong chương trình hoá học phổ thông[23].
Trang 17Ngôn ngữ hoá học cần phản ánh ba mặt sau :
Ngữ nghĩa của từ : Thiết lập mối quan hệ giữa kí hiệu và đối tượng hoáhọc mà chúng biểu thị
Về mặt ngữ pháp : Các kiến thức về qui tắc, cách viết, sự phát âm các
kí hiệu, công thức, phương trình, thuật ngữ và tên gọi hoá học
Về mặt thực tiễn : Trang bị phương pháp, cách thức trình bày kiến thứchoá học bằng ngôn ngữ hoá học và đảm bảo sự giao tiếp bằng ngôn ngữ ở cácdạng giao dịch (đọc, viết, nghe, nói )
1.2.5.1 Ngôn ngữ hoá học làm tối ưu hóa quá trình lĩnh hội môn hóa học, phát triển tư duy Vai trò của ngôn ngữ hoá học trong nhiệm vụ giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh.
Ngôn ngữ hoá học được sử dụng trong toàn bộ các giai đoạn của quátrình dạy học môn hóa học với các chức năng đa dạng Với sự hỗ trợ của ngônngữ hoá học, nội dung hóa học nhà trường được truyền đạt và lĩnh hội, hìnhthành những khái niệm hóa học, những phương pháp nhận thức đặc trưng của
bộ môn, hình thành mối liên hệ nội môn và liên môn, phát triển tư duy củahọc sinh và hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh
Ngôn ngữ hoá học tham gia vào tri thức kinh nghiệm, vào sự khái quáthóa và hệ thống hóa các kết quả của khoa học hóa học, có vai trò to lớn trongphương pháp nhận thức hóa học Để khái quát các tri thức lý thuyết, các biểutượng, các ký hiệu như: sơ đồ liên kết của phân tử các chất, hệ thống tuầnhoàn các nguyên tố hóa học, những ghi chép về tính chất chung, những côngthức chung của các hợp chất, các ion, các phương trình phản ứng hóa học,…được sử dụng rộng rãi
Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học và vận dụng chúng trong nhữngtình huống khác nhau là tiêu chuẩn không chỉ của việc nắm vững kiến thức
Trang 18hóa học mà còn là tiêu chuẩn của sự phát triển tư duy học sinh Tất cả các kỹnăng hoạt động với ngôn ngữ hoá học đều liên quan đến hoạt động trí tuệ Sự
so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, mã hóa bằng các ký hiệu, mô hìnhhóa,… đều thuộc về các trình độ nắm vững ngôn ngữ hoá học
Các kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ hoá học cho phép thực hiện các hoạtđộng nhận thức một cách có hiệu quả: tìm hiểu tính chất các chất, các khuynhhướng của phản ứng hóa học, giải thích bản chất các hiện tượng, quá trình hóahọc, giải các bài toán hóa học và mô hình hóa các kết quả thu được
Cùng với các hoạt động tự lập trong học tập, trên cơ sở nắm vững ngônngữ hoá học sinh còn làm quen với hoạt động sáng tạo trong nhận thức hóahọc
Ngôn ngữ hoá học chứa đựng trong nó những khả năng lớn trong việcthực hiện chức năng giáo dục trong dạy học hoá học
Ngôn ngữ hoá học có thể sử dụng như một phương tiện hữu hiệu đểhình thành thế giới quan khoa học cho học sinh Để thực hiện được nhiệm vụnày, quá trình dạy học hóa học phải đảm bảo sự thống nhất giữa ý nghĩa vềmặt nội dung và hình thức của hệ thống ký hiệu của ngôn ngữ hoá học Nếukhông có sự thống nhất này thì những nghiên cứu TN của thế giới vật chất và
sự phát triển của nó sẽ mâu thuẫn với các nội dung trừu tượng của các kháiniệm, dẫn đến sai lệch về thế giới quan trong nhận thức của HS Ngôn ngữhoá học được hình thành một cách đúng đắn sẽ là phương tiện có hiệu quả,tiện lợi để khẳng định những thuộc tính của thế giới vật chất: tính thống nhất,tính đa dạng, các quy luật vận động, sự phát triển biện chứng,…
Ngôn ngữ hoá học giúp học sinh nhận thức được ý nghĩa khách quan vàkhả năng phán đoán của lý thuyết trong việc nhận thức thế giới khách quan.Việc vận dụng ngôn ngữ hoá học giáo dục cho học sinh nhiều phẩm chất conngười như: hình thành kỹ năng học tập, hình thành hứng thú với môn học,
Trang 19giáo dục cho học sinh cách diễn đạt suy nghĩ của mình một cách chính xác, từ
đó, giúp học sinh hình thành nhiều tính cách tốt như có thói quen tự lực tronghọc tập và lao động, tính chính xác, yêu khoa học,…
Những điều trình bày trên đây cho phép kết luận: Ngôn ngữ hoá học làmột trong những phương tiện quan trọng nhất trong dạy học hoá học, thamgia tích cực vào việc trang bị kiến thức, giáo dục tư tưởng và phát triển nhữngnăng lực nhận thức cho học sinh
1.2.5.2 Ngôn ngữ hoá học làm tối ưu hóa quá trình lĩnh hội môn hóa học, phát triển tư duy Vai trò của ngôn ngữ hoá học trong nhiệm vụ giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh.
Ngôn ngữ hoá học được sử dụng trong toàn bộ các giai đoạn của quátrình dạy học môn hóa học với các chức năng đa dạng Với sự hỗ trợ của ngônngữ hoá học, nội dung hóa học nhà trường được truyền đạt và lĩnh hội, hìnhthành những khái niệm hóa học, những phương pháp nhận thức đặc trưng của
bộ môn, hình thành mối liên hệ nội môn và liên môn, phát triển tư duy củahọc sinh và hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh
Ngôn ngữ hoá học tham gia vào tri thức kinh nghiệm, vào sự khái quáthóa và hệ thống hóa các kết quả của khoa học hóa học, có vai trò to lớn trongphương pháp nhận thức hóa học Để khái quát các tri thức lý thuyết, các biểutượng, các ký hiệu như: sơ đồ liên kết của phân tử các chất, hệ thống tuầnhoàn các nguyên tố hóa học, những ghi chép về tính chất chung, những côngthức chung của các hợp chất, các ion, các phương trình phản ứng hóa học,…được sử dụng rộng rãi
Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học và vận dụng chúng trong nhữngtình huống khác nhau là tiêu chuẩn không chỉ của việc nắm vững kiến thứchóa học mà còn là tiêu chuẩn của sự phát triển tư duy học sinh Tất cả các kỹ
Trang 20năng hoạt động với ngôn ngữ hoá học đều liên quan đến hoạt động trí tuệ Sự
so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, mã hóa bằng các ký hiệu, mô hìnhhóa,… đều thuộc về các trình độ nắm vững ngôn ngữ hoá học
Các kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ hoá học cho phép thực hiện các hoạtđộng nhận thức một cách có hiệu quả: tìm hiểu tính chất các chất, các khuynhhướng của phản ứng hóa học, giải thích bản chất các hiện tượng, quá trình hóahọc, giải các bài toán hóa học và mô hình hóa các kết quả thu được
Cùng với các hoạt động tự lập trong học tập, trên cơ sở nắm vững ngônngữ hoá học học sinh còn làm quen với hoạt động sáng tạo trong nhận thứchóa học
Ngôn ngữ hoá học chứa đựng trong nó những khả năng lớn trong việcthực hiện chức năng giáo dục trong dạy học hoá học
Ngôn ngữ hoá học có thể sử dụng như một phương tiện hữu hiệu đểhình thành thế giới quan khoa học cho học sinh Để thực hiện được nhiệm vụnày, quá trình dạy học hóa học phải đảm bảo sự thống nhất giữa ý nghĩa vềmặt nội dung và hình thức của hệ thống ký hiệu của ngôn ngữ hoá học Nếukhông có sự thống nhất này thì những nghiên cứu TN của thế giới vật chất và
sự phát triển của nó sẽ mâu thuẫn với các nội dung trừu tượng của các kháiniệm, dẫn đến sai lệch về thế giới quan trong nhận thức của HS Ngôn ngữhoá học được hình thành một cách đúng đắn sẽ là phương tiện có hiệu quả,tiện lợi để khẳng định những thuộc tính của thế giới vật chất: tính thống nhất,tính đa dạng, các quy luật vận động, sự phát triển biện chứng,…
Ngôn ngữ hoá học giúp học sinh nhận thức được ý nghĩa khách quan vàkhả năng phán đoán của lý thuyết trong việc nhận thức thế giới khách quan.Việc vận dụng ngôn ngữ hoá học giáo dục cho học sinh nhiều phẩm chất conngười như: hình thành kỹ năng học tập, hình thành hứng thú với môn học,giáo dục cho học sinh cách diễn đạt suy nghĩ của mình một cách chính xác, từ
Trang 21đó, giúphọc sinh hình thành nhiều tính cách tốt như có thói quen tự lực tronghọc tập và lao động, tính chính xác, yêu khoa học,…
Những điều trình bày trên đây cho phép kết luận: Ngôn ngữ hoá học làmột trong những phương tiện quan trọng nhất trong dạy học hoá học, thamgia tích cực vào việc trang bị kiến thức, giáo dục tư tưởng và phát triển nhữngnăng lực nhận thức cho học sinh
1.2.6 Nguyên tắc hình thành ngôn ngữ hoá học ở trường THCS.
* Nguyên tắc 1: Kế thừa và phát triển.
Kiến thức hóa học ở trường THCS là một hệ thống các kiến thức vàngôn ngữ hóa học cơ bản liên quan chặt chẽ với nhau để phát triển Vì vậycần quán triệt nguyên tắc kế thừa và phát triển trong việc hình thành một ngônngữ hóa học
Để hình thành một ngôn ngữ hóa học mới, trước tiên cần dựa và yêucầu của chương trình, rồi xét xem ngôn ngữ hóa học mới này dựa trên nhữngkiến thức nào, khái niệm cơ bản nào đã học, tiến hành ôn tập kỹ các kiếnthức, các khái niệm đó mà hình thành ngôn ngữ hóa học mới cho học sinh
Theo nguyên tắc này, các khái niệm có thể phát triển theo 3 con đường
cơ bản sau đây:
a Hình thành ngôn ngữ hóa học
Đây là giai đoạn hình thành biểu tượng đầu tiên các ngôn ngữ hóa học.Nhằm giúp học sinh nắm được các ngôn ngữ hóa học, giáo viên cần thực hiệnthông qua các thao tác tư duy sau:
- Phân tích, tổng hợp và so sánh các đối tượng, các khái niệm đã biết
- Khái quát hóa và trừu tượng hóa
- Suy lý quy nạp (phép quy nạp)
- Suy lý diễn dịch (phép diễn dịch)
- Loại suy (suy lý tương tự)
Trang 22b Phát triển ngôn ngữ hóa học.
Theo 3 con đường cơ bản sau đây:
b.1 Đào sâu bản chất của ngôn ngữ hóa học, tăng nội dung, tăng cường
độ bằng cách tìm ra quy luật mới ở bên trong của ngôn ngữ hoặc có thể biếnđổi mối liên hệ giữa các thành tố của ngôn ngữ
b.2 Mở rộng ngôn ngữ hóa học bằng cách tăng ngoại diên
b.3 Có sự phát triển kế thừa các lý thuyết
c Liên kết (hoàn thiện) các khái niệm
Đây là bước nhằm hoàn thiện các khái niệm, đặt khái niệm đó nằmtrong một sự thống nhất, trong mối liên hệ qua lại giữa các khái niệm trên cơ
sở của một lý thuyết chủ đạo
Một ngôn ngữ hóa học khi đã định nghĩa, dù chỉ là những nét đại cươngthì không những dễ nghiên cứu những ngôn ngữ hóa học khác có liên quan
* Nguyên tắc 4: Hình thành trên cơ sở tích cực và tự giác của học sinh.
Trang 23Tâm lý học và lí luận dạy học hiện đại khẳng định: con đường hiệu quảnhất để làm cho học sinh nắm vững kiến thức và phát triển được năng lựcsáng tạo là phải đưa học sinh vào vị trí của chủ thể hoạt động nhận thức,thông qua hoạt động tự lực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triểnnăng lực sáng tạo và hình thành quan điểm đạo đức [8 , tr 221].
Như vậy có thể kết luận rằng: chỉ có trên cơ sở tích cực, tự giác và tựlực của học sinh thì một ngôn ngữ hóa học mới được hình thành vững chắc
1.3 Dạy học tích cực [11].
1.3.1 Khái niệm phương pháp dạy học tích cực.
Phương pháp dạy học tích cực là khái niệm nói tới những phương phápgiáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo củangười học Vì vậy phương pháp dạy học tích cực thực chất là các PPDHhướng tới việc giúp HS học tập chủ động, tích cực, sáng tạo chống lại thóiquen học tập thụ động
Phương pháp dạy học tích cực chú trọng đến hoạt động học, vai trò củangười học trong quá trình dạy học theo các quan điểm, tiếp cận mới về hoạtđộng về dạy hoc như:” Lấy người học là trung tâm”; “Hoạt động hoá ngườihọc”; “Kiến tạo theo mô hình tương tác”
1.3.2 Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực.
- Những PPDH có chú trọng đến việc tổ chức, chỉ đạo để người học trởthành chủ thể hoạt động, tự khám phá những kiến thức mà mình chưa biết
- Những PPDH có chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng, PP và thói quen
tự học từ đó mà tạo cho HS sự hứng thú, lòng ham muốn, khát khao học tập,khởi động lòng ham muốn vốn có trong mỗi HS để giúp họ dễ dàng thích ứngvới cuộc sống của xã hội phát triển, XH tri thức
- Những PPDH chú trọng đến việc tăng cường học tập cá thể, phối hợpvới học tập hợp tác theo nhóm, lớp học
Trang 24- Những PPDH có sự phối hợp sử dụng rộng rãi các phương tiện trựcquan, nhất là các phương tiện kĩ thuật nghe nhìn như: máy vi tính, các phầnmềm dạy học đáp ứng yêu cầu cá thể hoá hoạt động học tập theo năng lực
và nhu cầu của mỗi HS, giúp các em tiếp cận được với các phương tiện kĩthuật hiện đại trong xã hội phát triển
- Những PPDH có sử dụng các PP kiểm tra đánh giá đa dạng khách quan,tạo điều kiện để HS được tham gia tích cực vào hoạt động tự đánh giá và đánhgiá lẫn nhau
1.3.3 Một số phương pháp dạy học hoá học theo hướng dạy học tích cực.
1.3.3.1 Phương pháp vấn đáp tìm tòi (đàm thoại Ơrixtic)
Giáo viên tổ chức trao đổi ý kiến - kể cả tranh luận giữa GV với cả lớp,giữa trò với trò, thông qua đó mà HS nắm được tri thức mới
Trong vấn đáp tìm tòi, hệ thống câu hỏi do GV đặt ra giữ vai trò chỉ đạo,quyết định chất lượng lĩnh hội của lớp học Trật tự logic của các câu hỏihướng dẫn HS từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính qui luật củahiện tượng, kích thích tính tích cực tìm tòi, sự ham muốn hiểu biết GV gíốngnhư người tổ chức sự tìm tòi, còn HS thì giống như người tự lực phát hiệnkiến thức mới Khi kết thúc cuộc đàm thoại HS có được niềm vui của sựkhám phá HS vừa nắm được kiến thức mới, vừa nắm được phương phápnhận thức và phát triển tư duy GV cần vận dụng các ý kiến của HS để kếtluận vấn đề đặt ra có sự bổ sung, chỉnh lí Như vậy HS sẽ hứng thú tự tin hơn
vì thấy rằng trong kết luận của thầy có phần đóng góp ý kiến của mình
1.3.3.2 Dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Trong xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường với sự cạnhtranh gay gắt thì khả năng phát hiện sớm và giải quyết hợp lí những vấn đềnảy sinh trong thực tiễn là một năng lực cần thiết đảm bảo sự thành đạt trongcuộc sống Vì vậy tập cho HS biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn
Trang 25đề cần nhận thức trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộngđồng không chỉ có ý nghĩa ở tầm PPDH mà phải được đặt ra trong mục tiêuđào tạo của giáo dục phổ thông.
Nét đặc trưng của dạy học nêu và giải quyết vấn đề là sự lĩnh hội kiến thứcdiễn ra thông qua quá trình giải quyết vấn đề
Cấu trúc một bài học (hoặc 1 phần trong bài học) theo dạy học nêu và giảiquyết vấn đề thương gồm các bước:
1 Đặt vấn đề - xây dựng bài toán nhận thức
a Tạo tình huống có vấn đề
b Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh
c Phát biểu vấn đề cần giải quyết
2 Giải quyết vấn đề đặt ra
a Đề xuất các giả thuyết
b Lập kế hoạch giải quyết vấn đề (theo các giả thuyết đặt ra)
c Thực hiện kế hoạch giải
3 Kết luận
a Thảo luận kết quả và đánh giá
b Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu
c Phát biểu kết luận
d Đề xuất vấn đề mới
Khâu quan trọng của PPDH này là tạo tình huống có vấn đề, điều chưa biết
là yếu tố trung tâm gây ra sự hứng thú nhận thức, kích thích tư duy, tính tựgiác tích cực trong hoạt động nhận thức của HS Trong dạy học hoá học GV
có thể sử dụng thí nghiệm hoá học, bài tập nêu vấn đề để tạo tình huống cóvấn đề
Như vậy trong dạy học nêu và giải quyết vấn đề GV đưa HS vào các tìnhhuống có vấn đề rồi giúp HS tự lực giải quyết vấn đề đặt ra Bằng cách đó HS
Trang 26vừa nắm được tri thức mới vừa nắm được PP nhận thức tri thức đó, tư duysáng tạo phát triển, HS còn có được khả năng phát hiện vấn đề và vận dụngkiến thức vào tình huống mới.
Việc áp dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề cần chú ý lựa chọn hìnhthức, mức độ cho phù hợp với khả năng nhận thức của HS và nội dung cụ thểcủa mỗi bài học Dạy học nêu và giải quyết vấn đề có các mức độ như:
1 Giáo viên nêu và giải quyết vấn đề
2 Giáo viên nêu vấn đề và tổ chức cho HS tham gia giải quyết vấn đề
3 Giáo viên nêu vấn đề và gợi ý cho HS đề xuất cách giải quyết vấn đề
4 Giáo viên cung cấp thông tin, tạo tình huống để HS phát hiện và giảiquyết vấn đề
5 Học sinh tự phát hiện vấn đề, tự lực giải quyết vấn đề và đánh giá
1.3.3.3 Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ:
Phương pháp học tập hợp tác cho phép các thành viên trong nhóm chia sẻnhững băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng phươngpháp nhận thức mới Bằng cách nói ra những điều đang suy nghĩ, mỗi người
có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy được mìnhcần học hỏi thêm những gì Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứkhông phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên Thành công của bài họcphụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên Vì vậy phương phápnày còn được gọi là phương pháp cùng nhau tham gia
Dạy học theo nhóm dưới sự tổ chức và điều khiển của GV, HS được chiathành từng nhóm nhỏ liên kết lại với nhau trong một hoạt động chung, vớiphương thức tác động qua lại của các thành viên và bằng trí tuệ tập thể đểhoàn thành các nhiệm vụ học tập
Trang 27Cấu trúc của quá trình dạy học theo nhóm:
Kết luận đánh giá ↔ Tự đánh giá, tự điều chỉnh
Để phát huy tính tích cực của phương pháp này ta cần đảm bảo một số yêucầu sau:
+ Phân công nhóm: Để duy trì hoạt động nhóm có thể phân công nhómthường xuyên theo từng bàn hoặc hai bàn gần nhau ghép lại và đặt tên nhóm:
1, 2, 3… Đồng thời cũng có thể thay đổi nhóm theo công việc khi có nhữngcông việc cần thiết gọi là nhóm cơ động, không cố định
+ Phân công trách nhiệm trong nhóm: Các thành viên trong nhóm đượcphân công trách nhiệm khác nhau để mỗi người thực hiện một nhiệm vụ nhấtđịnh Trong mỗi nhóm đều có phân công nhóm trưởng, thư kí nhóm và cácthành viên với những nhiệm vụ cụ thể trong một hoạt động nhất định Sựphân công này cũng có sự thay đổi để mỗi HS có thể phát huy vai trò của cánhân Nhóm trưởng có nhiệm vụ điều khiển hoạt động nhóm, phân công tráchnhiệm cho các thành viên và yêu cầu mỗi thành viên thực hiện đúng tráchnhiệm của mình, thay mặt nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm nếucần Thư kí có trách nhiệm ghi kết quả hoạt động của cả nhóm GV giao
Trang 28nhiệm vụ hoạt động cho từng nhóm và theo dõi để có thể giúp đỡ, địnhhướng, điều chỉnh kịp thời hoạt động của mỗi nhóm đi đúng hướng.
Phương pháp này được sử dụng trong trường phổ thông như một phươngpháp trung gian giữa hoạt động độc lập của từng HS với hoạt động chung của
cả lớp Phương pháp này còn bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học,bởi thời gian hạn định cho 1 tiết học nên GV phải biết tổ chức hợp lí và HS
đã quen với hoạt động này thì mới có kết quả tốt Mỗi tiết học chỉ nên tổchức từ 1 đến 3 hoạt động nhóm, mỗi hoạt động cần 5 - 10 phút
1.3.3 4 Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện dạy học khác theo hướng dạy học tích cực.
a) Sử dụng thí nghiệm hoá học theo hướng dạy học tích cực.
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học hoá học được coi là tích cực khi thínghiệm hoá học được dùng làm nguồn kiến thức để HS khai thác, tìm kiếmkiến thức hoặc dùng để kiểm chứng, kiểm tra những dự đoán, suy luận líthuyết, hình thành khái niệm
(1) Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu.
Trong dạy học hoá học, phương pháp nghiên cứu được đánh giá là PPDHtích cực vì nó dạy HS cách tư duy độc lập, tự lực sáng tạo và có kĩ năngnghiên cứu tìm tòi Phương pháp này giúp HS nắm kiến thức vững chắc, sâusắc và phong phú cả về lí thuyết lẫn thực tế Khi sử dụng phương pháp này
HS trực tiếp tác động vào đối tượng nghiên cứu, đề xuất các giả thuyết khoahọc, những dự đoán, những phương án giải quyết vấn đề và lập kế hoạch giảiứng với từng giả thuyết Thí nghiệm hoá học được dùng như là nguồn kiếnthức để HS nghiên cứu tìm tòi, như là phương tiện xác nhận tính đúng đắncủa các giả thuyết, dự đoán khoa học đưa ra Người GV cần hướng dẫn cáchoạt động của HS như:
- Học sinh hiểu và nắm vững vấn đề cần nghiên cứu
Trang 29- Nêu ra các giả thuyết, dự đoán khoa học trên cơ sở kiến thức đã có.
- Lập kế hoạch giải ứng với từng giả thuyết
- Chuẩn bị hoá chất, dụng cụ, thiết bị, quan sát trang thái các chất trướckhi thí nghiệm
- Tiến hành thí nghiệm, quan sát, mô tả đầy đủ các hiện tượng của thínghiệm
- Xác nhận giả thuyết, dự đoán đúng qua kết quả của thí nghiệm
- Giải thích hiện tượng, viết phương trình phản ứng và rút ra kết luận
Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu sẽ giúp HS hình thành
kĩ năng nghiên cứu khoa học hoá học, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề
(2)Sử dụng thí nghiệm nêu vấn đề
Trong dạy học nêu vấn đề khâu quan trọng là xây dựng bài toán nhận thức,tạo ra tình huống có vấn đề Trong dạy học hoá học ta có thể dùng thí nghiệmhoá học để tạo ra mâu thuẫn nhận thức, gây ra nhu cầu tìm kiếm kiến thứcmới trong HS Khi dùng thí nghiệm để tạo tình huống có vấn đề GV cần nêu
ra vấn đề nghiên cứu bằng thí nghiệm, tổ chức cho HS dự đoán kết quả thínghiệm, hiện tượng sẽ xảy ra trên cơ sở kiến thức đã có của HS, hướng dẫn
HS tiến hành thí nghiệm Hiện tượng thí nghiệm không đúng với điều dựđoán của đa số HS Khi đó sẽ tạo ra mâu thuẫn nhận thức, kích thích HS tìmtòi giải quyết vấn đề Kết quả là HS nắm vững kiến thức, tìm ra con đườnggiải quyết vấn đề và có niềm vui của sự nhận thức
(3) Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp kiểm chứng.
Tổ chức cho HS dùng TN nghiên cứu tính chất của các chất chính là quátrình đưa HS tham gia hoạt động nghiên cứu một cách tích cực GV cầnhướng dẫn HS tiến hành các hoạt động như:
- Nhận thức rõ vấn đề học tập và nhiệm vụ đặt ra
- Phân tích, dự đoán lí thuyết về tính chất của các chất cần nghiên cứu
Trang 30- Đề xuất các TN để xác nhận các tính chất đã dự đoán.
- Lựa chọn dụng cụ, hoá chất, đề xuất cách tiến hành TN
- Tiến hành TN, quan sát, mô tả hiện tượng, xác nhận sự đúng, sai củanhững dự đoán
- Kết luận về tính chất của chất cần nghiên cứu
Quá trình sử dụng TN tổ chức cho HS hoạt động nghiên cứu trong bàitruyền thụ kiến thức mới thường được áp dụng cho lớp HS khá, giỏi thì cóhiệu quả cao hơn Trong quá trình tổ chức hoạt động học tập GV cần chuẩn bịchu đáo, theo dõi chặt chẽ để hướng dẫn, bổ sung chỉnh lí cho HS
(4) Sử dụng thí nghiệm đối chứng.
Để hình thành khái niệm hoá học giúp HS có kết luận đầy đủ, chính xác vềmột qui tắc, tính chất của chất ta cần hướng dẫn HS sử dụng thí nghiệm hoáhọc ở dạng đối chứng để làm nổi bật, khắc sâu nội dung kiến thức mà HS cầnchú ý
Ví dụ:
+ Để thấy được sự lan toả của kali pemanganat (thuốc tím) trong nước cho
HS làm thí nghiệm đối chứng: Bỏ một ít mảnh vụn tinh thể thuốc tím vào cốcnước (1), khuấy đèu cho tan hết Lấy chừng ấy thuốc tím bỏ vào cốc nước (2),lần này cho từ từ từng mảnh, để cốc nước (2) lặng im không khuấy Từ đó sosánh màu của hai cốc nước
b) Sử dụng phương tiện dạy học khác theo hướng dạy học tích cực.
Ngoài thí nghiệm hoá học GV còn sử dụng các phương tiện dạy học hoáhọc khác như: mô hình, sơ đồ, hình vẽ, biểu bảng, phương tiện nghe nhìn:máy chiếu, băng hình, máy tính…Phương tiện dạy học được sử dụng trongcác loại bài dạy hoá học nhung phổ biến hơn cả là các bài hình thành kháiniệm, nghiên cứu các chất Các bài dạy hoá học có sử dụng phương tiện dạyhọc đều được coi là giờ học tích cực nhưng nếu GV dùng phương tiện dạy
Trang 31học là nguồn kiến thức để HS tìm kiếm, phát hiện, kiến tạo kiến thức mới sẽ
là các giờ học có tính tích cực cao hơn nhiều
(1) Việc sử dụng mô hình, hình vẽ : nên thực hiện một cách đa dạng
dưới các hình thức như :
- Dùng mô hình, hình vẽ, sơ đồ… có đầy đủ chú thích là nguồn kiến thức
để HS khai thác thông tin, hình thành kiến thức mới Ví dụ như các hình vẽdụng cụ điều chế các chất giúp HS nắm được các thông tin về thiết bị, dụng
- Đặt câu hỏi kiểm tra: GV thiết kế câu hỏi rồi chiếu lên
- GV giao nhiệm vụ, điều khiển các hoạt động của HS (qua phiếu họctập), GV thiết kế nhiệm vụ và chiếu lên và hướng dẫn HS thực hiện
- Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm và nghiên cứu tính chất các chất
- Giới thiệu các tài liệu, thông tin liên quan đến bài học, mô hình, hình vẽ
mô tả các thí nghiệm, các thí nghiệm mô phỏng, clip các thí nghiệm…
GV chiếu lên cho HS quan sát, nhận xét…
- Tổ chức các trò chơi tìm hiểu về hoá học với các hình ảnh, thông tinđưa ra, đáp án rất sinh động và HS dễ nắm bắt được
Trang 32- Tóm tắt nội dung, ghi kết luận, tổng kết một vấn đề học tập, lập sơ đồtổng kết rồi chiếu lên.
- Chữa bài tập, bài kiểm tra: GV đưa nội dung bài giải, đáp án và chiếulên
Hoạt động của HS chủ yếu là đọc thông tin trên màn hình, tiến hành cáchoạt động học tập và viết kết quả hoạt động lên giấy Ao hoặc bảng phụ (câutrả lời, báo cáo kết quả hoạt động, nhận xét, kết luận…) rồi GV chiếu đáp ánlên để cho cả lớp đối chiếu, nhận xét, đánh giá
1.3.3.5 Sử dụng bài tập trong dạy học hoá học [31]
Bản thân bài tập hoá học đã là PPDH hoá học tích cực song tính tích cựccủa phương pháp này được nâng cao hơn khi được sử dụng như là nguồn kiếnthức để HS tìm tòi chứ không phải để tái hiện kiến thức Với tính đa dạng củamình bài tập hoá học là phương tiện để tích cực hoá hoạt động của HS trongcác bài dạy hoá học, nhưng hiệu quả của nó còn phụ thuộc vào việc sử dụngcủa GV trong quá trình dạy học hoá học
* Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học trong việc hình thành và phát triểnkiến thức, kĩ năng
- Bài tập hóa học giúp khắc sâu, làm chính xác hóa các khái niệm hóahọc Củng cố, đào sâu và mở rộng các khái niệm hóa học một cách sinh động,phong phú, hấp dẫn Chỉ khi vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập, giảiquyết vấn đề do bài tập đặt ra, HS mới nắm được khái niệm hóa học một cáchsâu sắc
- Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách thuận lợi nhất, khi ôn tập,
HS sẽ buồn chán nếu chỉ yêu cầu họ phát biểu lại các khái niệm Thực tế chothấy HS chỉ thích giải bài tập trong giờ ôn tập
Trang 33- Rèn luyện các kỹ năng hóa học như: cân bằng phương trình phản ứng,tính toán hóa học theo công thức hóa học, phương trình hóa học,…biết vậndụng kiến thức, các khái niệm vào bài toán cụ thể, vào thực tế đời sống.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học - luôn đi liền với việchình thành và rèn luyện các khái niệm hóa học và các thao tác tư duy khác
- Bài tập hóa học giúp mở rộng khái niệm một cách phong phú, hấpdẫn, giúp hình thành nên khái niệm mới trên nền tảng khái niệm đã biết
a) Sử dụng các dạng bài tập hóa học dùng để củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng
Bài tập hoá học dùng để củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng hoá họccho HS người GV có thể dùng bài tập để tổ chức, điều khiển quá trình nhậnthức của HS hình thành khái niệm mới
Bất cứ công đoạn nào của quá trình dạy học đều có thể sử dụng bài tập:Khi dạy khái niệm mới ta có thể dùng khái niệm cũ để hình thành, liên kết cáckhái niệm lại với nhau
b) Sử dụng bài tập hoá học để hình thành khái niệm hoá học.
Trong bài dạy hình thành khái niệm HS phải tiếp thu, lĩnh hội kiến thứcmới mà HS chưa biết hoặc chưa biết chính xác rõ ràng GV có thể xây dựng,lựa chọn hệ thống bài tập phù hợp để giúp HS hình thành khái niệm mới mộtcách vững chắc
c) Sử dụng bài tập thực nghiệm hoá học
Trong mục tiêu môn học có nhấn mạnh đến việc tăng cường rèn luyện
kĩ năng hoá học cho HS trong đó chú trọng đến kĩ năng thí nghiệm hoá học và
kĩ năng vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn Bài tập thực nghiệm là mộtphương tiện có hiệu quả cao trong việc rèn luyện kĩ năng thực hành, phươngpháp làm việc khoa học, độc lập cho HS GV có thể sử dụng bài tập thựcnghiệm khi nghiên cứu, hình thành kiến thức mới, khi luyện tập, rèn luyện kĩ
Trang 34năng cho HS Khi giải bài tập thực nghiệm, HS phải biết vận dụng kiến thức
để giải bằng lí thuyết rồi sau đó tiến hành thí nghiệm để kiểm nghiệm tínhđúng đắn của những bước giải bằng lí thuyết và rút ra kết luận về cách giải Với các dạng bài tập khác nhau thì các hoạt động cụ thể của HS cũng cóthể thay đổi cho phù hợp
d) Sử dụng các bài tâp thực tiễn:
Theo phương hướng dạt học tích cực GV cần tăng cường sử dụng bàitập giúp HS vận dụng kiến thức hoá học giải quyết những vấn đề thực tiễn cóliên quan đến hoá học Thông qua việc giải bài tập thực tế sẽ làm cho ý nghĩacủa việc học hoá học tăng lên, tạo ra hứng thú, say mê trong học tập ở HS.Các bài tập có liên quan đến kiến thức thực tế còn có thể dùng để tạo tìnhhuống có vấn đề trong dạy học hoá học Các bài tập này có thể ở dạng bài tập
lí thuyết hoặc bài tập thực nghiệm với những trường có đông học sinh dân tộctỉnh Sơn La
1.3.4 Tổ chức trò chơi trong dạy học.
* Ý nghĩa, tác dụng của các trò chơi, đố vui về hóa học.
Hình thức này thường được xem như là một hoạt động ngoại khóa, tuynhiên có nhiều tác dụng sau đây:
- Hỗ trợ đắc lực cho việc tạo hứng thú, tính sáng tạo của HS
- Mở rộng và nâng cao sự hiểu biết
- Khắc sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng, hiệu quả
- Tổ chức vui chơi giải trí một cách bổ ích theo tinh thần “học màvui, vui mà học”
* Lựa chọn các trò chơi đố vui về hóa học dựa trên nguyên tắc.
Để đạt hiệu quả cao trong việc hoàn thiện khái niệm thông qua hìnhthức này, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:
Trang 351.3.4.1 Trò chơi hiểu ý đồng đội.
Luật chơi và giới thiệu cách chơi : Trò chơi này có thể chơi vào lúc đầugiờ hoặc là sau khi đã kết thúc mỗi bài học
Điều kiện chơi: Máy chiếu, màn hình…
Thành lập thành nhóm 2 người chơi, trong đó một người sẽ nhìn lên màn hình có xuất hiện KHHH các chất, người chơi còn sẽ nhìn đi một chỗ khác hoặc bịt mắt lại
Giả sử trên màn hình hiện lên KHHH các chất như sau: Mg, Cu, Na Khi đó người nhìn lên màn hình sẽ phải nêu lên những gợi ý để mà người chơi còn lại sẽ đọc được tên các chất đó lên Các gợi ý không được vi phạm những quy định sau:
- Không được đọc tên các chất có trên màn hình
- Không được sử dụng các từ nóng hoặc dùng các ký hiệu khác
- Người chơi có thể nêu lên các thông tin liên quan, dấu hiệu đặc trưng,quá trình sản xuất chất đó… để cho bạn của mình có thể đoán được
- Nếu người gợi ý chưa thể có cách gợi ý thì có thể bỏ qua để chuyển đếncác chất tiếp theo
1.3.4.2 Trò chơi ô chữ.
Giới thiệu trò chơi và luật chơi : Trò chơi này phỏng theo phần thi vượtchướng ngại vật của chương trình đường lên đỉnh olympia Trò chơi ô chữ có
Trang 36rất nhiều phiên bản chơi khác nhau Ở đây để cho đơn giản thì trò chơi ô chữđược thiết kế như sau:
Ô chữ có thể gồm nhiều hàng ngang khác nhau tùy thuộc vào cách thiết
kế của người chơi Có thể phân chia học sinh thành các đội chơi khác nhau(2 đội hoặc 3 đội hoặc 4 đội) Các đội sẽ lần lượt thay nhau chọn ô chữ hàng ngang của mình Với lượt lựa chọn ô chữ của mình, khi trả lời đúng thì đội chơi dành được 10 điểm, khi trả lời sai thi đội khác sẽ dành quyền để trả lời
và khi trả lời đúng thì dành được 5 điểm Trả lời sai thì không có điểm Các đội chơi lần lượt lật các ô hàng ngang Đội nào nghĩ ra từ khóa hàng dọc thì
có tín hiệu trả lời Khi trả lời đúng mà số ô hàng ngang lật ra còn dưới 4 hàng thì được 60 điểm, từ 4 hàng ngang đến 7 hàng ngang thì được 40 điểm và sau khi tất cả các hàng ngang được lật ra thì chỉ được 20 điểm
Tổng kết trò chơi đội nào dành được nhiều điểm nhất là đội thắng cuộc
1.3.4.3 Trò chơi cờ caro.
Giới thiệu trò chơi và luật chơi : Trò chơi này có thể phân tập thể lớp
thành hai đội chơi Cách chia đội tùy theo từng người, thường thì đội chơiđược chia theo dãy lớp Mỗi dãy bàn sẽ là một đội
Trên bảng sẽ kẻ sẵn các ô cờ caro Hai đội sẽ oản tù tì để biết đội dành quyền trả lời trước
Giáo viên soạn sẵn các câu hỏi và đáp án(số lượng câu hỏi khoảng 20 đến
30 câu cho một lần chơi là đủ), sau đó lần lượt đọc câu hỏi cho các đội đội chơi trả lời theo luật của bóng bàn
Với mỗi câu trả lời đúng thì các đội sẽ được đi thêm một nước cờ Đội trả lời sai thì không được đi thêm nước cờ nào mà phải nhường quyền cho đội bạn trả lời Nếu đội bạn mà trả lời chính xác thì đội bạn được đi thêm một nước cờ Cứ thế tiếp diễn cho đến khi đội nào đi được 5 nước thẳng hàng thì thắng Khi mà có đội nào dành được phần thắng thì trò chơi lập tức kết thúc
Trang 371.3.4.4 Trò chơi tú lơ khơ.
Luật chơi và giới thiệu cách chơi : Trò chơi này dự trên cách chơi tú lơ
khơ ( chơi tiến lên ) mà trong dân gian thường chơi và có thể chơi vào sau khi
đã kết thúc mỗi bài học
Điều kiện chơi: Cắt các quân bài như tú lơ khơ và chia làm đôi sau đó ghi vào một mặt của quân bài, một nửa số quân bài ghi tên của một số nguyên tố hoá học phổ biến, còn nửa kia ghi kí hiệu hoá học của một số nguyên tố đó Bằng cách khác có thể thay kí hiệu hoá học bằng nguyên tử khối hoặc hoá trị của các nguyên tố có tên trên và cũng có thể thay tên nguyên tố bằng nguyên
tử khối hoặc hoá trị của các nguyên tố cần tìm
Thành lập thành nhóm 2 người chơi hoặc 2, 3, 4 người chơi cùng một lúc
và trộn đều bài và chia đều như tú lơ khơ, sau đó bắt đầu chơi thì ai chia bài người đáy hoặc nhóm người đáy được đánh trước
Giả sử một người đánh quân bài có ghi KHHH như Mg, Cu, Na thì ai gọi được tên là Magie, đồng, natri hoặc hoá trị II, II, I , nguyên tử khối 24,64, 23 thì người đó được đánh tiếp, ai hết bài trước thì người đó là thắng cuộc
1.3.5 Tổ chức các hoạt động ngoại khoá.
1.3.5.1.Trò chơi đố vui.
Đố vui được áp dụng cho cuộc thi giữa các nhóm với nhau Đây là
phương pháp sinh động Đố vui thường phổ biến với loại hình giáo viên hoặc học sinh đặt câu hỏi cho đối tượng khác trả lời
Câu đố thường được chia thành các phần khác nhau theo tiêu chí:
Từng nhóm lần lượt trả lời câu đố
Câu đố dành cho cá nhân
Câu đố cho các nhóm, các nhóm khác có thể dành quyền trả lời
Giơ tay trả lời câu hỏi khó
Trang 38 Mở đầu bằng câu hỏi khó, hóc búa sau đó dễ dần và điểm số giảm dần.Đối với các loại bài được soạn chi tiết, các nhóm đặt câu đố cho nhau dựa trên một chủ đề nêu sẵn Giáo viên kiểm tra trước những câu đố và đáp án củachúng trước khi đọc câu hỏi Giáo viên nên quyết định nguyên tắc hội ý… trước khi bắt đầu.
Trước khi bắt đầu bài mới, hãy cố gắng ôn lại bài cũ bằng cách áp dụng hình thức nửa lớp đặt câu hỏi, nửa lớp kia trả lời Trước đó hãy thống nhất khung và chấm điểm, luôn luôn tuân thủ theo khung hình chơi này! Hãy cố gắng tạo ra không khí vui nhộn khi tiến hành cuộc chơi này
1.3.5.3.Hội vui hóa học.
Phần này được tổ chức vào những ngày lễ (Dolta, Chol Chnam Thmay,Cúng trăng,…), hầu hết các trường dân tộc nội trú đều tổ chức cắm trại mừngnhững ngày lễ này Nội dung này có thể là diễn kịch vui hóa học, kể chuyện
có nội dung hóa học, “hái hoa dân chủ”,…
1.3.5.4.Thí nghiệm vui hóa học
Phần lớn các thí nghiệm nhằm tìm hiểu và khắc sâu những kiến thức vềhóa học trên cơ sở dựa vào các phản ứng hóa học với những hóa chất ( vậtliệu) có sẵn và gần gũi với đời sống hằng ngày, từ đó tiến hành các thí nghiệmvui để thu hút, lôi cuốn nhằm phát khả năng tìm tòi kiến thức của học sinh, từ
đó có thể giải thích được các hiện tượng đó dựa vào các kiến thức đã học
Trang 391.4 Thực trạng về việc hình thành và phát triển ngôn ngữ hoá học cơ bản của học sinh lớp 8 người dân tộc trường trung học cơ sở ở địa phương tỉnh Sơn La.
1.4.1 Tình hình kinh tế - xã hội - giáo dục tỉnh Sơn La.
Sơn La là một tỉnh miền núi cao, biên giới nằm ở phía Tây Bắc của TổQuốc Sơn La có 201 xã, phường thì có 86 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn
Là một vùng cao đất rộng người thưa, núi non hiểm trở, giao thông đilại khó khăn Vì vậy nền kinh tế của tỉnh Sơn La có đặc trưng sản xuất nhỏ,phân tán, tự cung, tự cấp Tuy nhiên, với cơ chế mở của lưu thông hàng hoá
đã góp phần ổn định kinh tế, Sơn La đã tìm thấy thế mạnh và bắt đầu tạo đàphát triển Các điều kiện Văn hoá - Xã hội của Sơn La còn hạn chế Trình độmặt bằng dân trí nói chung còn thấp, nhất là ở vùng sâu và vùng xa, vùng caobiên giới Hiện nay Sơn La đang phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bộ mặtnông thôn miền núi có nhiều khởi sắc Từ năm 2008 thị xã Sơn La đã đượcnâng cấp lên Thành phố (trực thuộc tỉnh) Đặc biệt tháng 12 năm 2005 Chínhphủ khởi công xây dựng Nhà máy thuỷ điện Sơn La, một công trình thuỷ điệnlớn nhất Đông Nam Á, dự kiến hoàn thành vào năm 2015, Sơn La sẽ trở thànhmột thành phố công nghiệp là nơi hấp dẫn đối với các nhà đầu tư của cả nước
Để tạo đà cho sự phát triển trong mấy thập kỷ qua Sở Giáo dục và Đào tạoSơn La đã có nhiều bước phát triển cơ sở vật chất, trường học có sự đầu tư,đội ngũ giáo viên có sự chăm sóc bồi dưỡng Sở đã có chính sách tạo điềukiện cho giáo viên đi học để nâng cao trình độ, những năm gần đây số lượngvào các trường Đại học tăng nhiều Các trường học được cải thiện ngày mộtkhang trang hơn, con em dân tộc đã có những chế độ chính sách khuyến khíchtạo điều kiện để đến trường ngày càng đông Chính vì vậy nghành Giáo dục
và Đào tạo Sơn La sẽ càng phải khẳng định rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọngcủa mình trong việc cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Công nghiệp
Trang 40hoá - Hiện đại hoá.
Tuy còn khó khăn về nhiều mặt như: Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sảnxuất và đời sống còn thấp kém, di cư tự do vẫn xảy ra ở một số vùng đồngbào dân tộc thiểu số, mật độ dân cư thưa thớt, trình độ dân trí không đồng đềugiữa các vùng, nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng và công tác tuyên truyền đến vớingười dân gặp không ít khó khăn Song đối với công tác giáo dục với phươngchâm: Đưa trường học về gần dân, lớp học về từng bản, nơi nào có 10 hộ/ bảntrở lên là mở lớp, nếu ít học sinh quá thì mở lớp ghép Đa dạng các loại hìnhđào tạo giáo viên, mở rộng quy mô mạng lới trường lớp, dồn nguồn lực chocác xã đặc biệt khó khăn, xây dựng chính sách tăng cuờng giáo viên Bố trí100% biên chế, xây nhà công vụ cho giáo viên, miễn học phí và xây dựng,cho mượn sách giáo khoa 100% cho học sinh người dân tộc Học sinh dântộc nội trú được cấp học bổng, ưu tiên chế độ cử tuyển cho học sinh dân tộcthiểu số vào các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp…
Nhìn chung, hiện nay kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn đã cónhiều đổi thay Tỉnh đang phấn đấu giảm dần số lượng xã trong diện đặc biệtkhó khăn, góp phần đưa Sơn La thoát khỏi tỉnh đặc biệt khó khăn, vươn lêntrở thành tỉnh phát triển trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc Về giáodục, tỉnh đã ưu tiên đội ngũ giáo viên tận các bản tạo nhiều chế độ chính sáchcho học sinh đa dạng hóa trường lớp để tạo điều kiện cho con em dân tộc đềuđược đến trường Mặc dù vậy, so với miền xuôi thì các địa phương của Sơn
La vẫn đang trong tình trạng khó khăn về giáo dục, đội ngũ giáo viên về sốlượng và chất lượng chưa đảm bảo, kinh tế khó khăn nên ăn ở thiếu thốn, tàiliệu để tự bồi dưỡng không đủ và không cập nhật
1.4.2 Thực trạng về việc nắm vững ngôn ngữ hóa học của học sinh.
* Kết quả điều tra cho thấy: