CÁC TRẠNG THÁI CỦA VẬT CHẤT?

Một phần của tài liệu hình thành và phát triển ngôn ngữ hóa học ở lớp 8 cho học sinh dân tộc các trường trung học cơ sở tỉnh sơn la (Trang 155 - 156)

D. HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM VỀ CÁC HỆ PHÂN TÁN

10.CÁC TRẠNG THÁI CỦA VẬT CHẤT?

Chất có thể tồn tại ở các trạng thái: Rắn, lỏng, khí và plasma.

Ở trạng thái khí, lực tương tác giữa các ptử tương đối nhỏ. Các ptử ở cách xa nhau, do đó các chất khí dễ bị nén. Các ptử khí chuyển động liên tục và hỗn độn, khiến chất khí có khả năng lan truyền đồng đều và chiếm toàn bộ thể tích dành cho nó. Do vậy mà các chất khí nhận thể tích và hình dạng của bình chứa.

Ở trạng thái lỏng, các ptử sắp xếp dày đặc hơn trong chất khí. Các ptử riêng rẽ của chất lỏng hút nhau một cách rõ rệt. Điều này giải thích vì sao chất lỏng có độ chịu nén nhỏ. Về tính chất, chất lỏng biểu hiện tính chất trung gian giữa chất khí và chất rắn. Nhiệt độ càng cao thì tính chất của chất lỏng càng gần với tính chất của chất khí, và ngược lại, nhiệt độ càng thấp, thì tính chất của chất lỏng càng gần với chất rắn. Chất lỏng thường không có hình dạng riêng, mà nhận hình dạng của bình chứa.

Ở trạng thái rắn, các ptử, ngtử và ion cấu tạo nên chất rắn liên kết chặt chẽ với nhau. Vì vậy, chất rắn có thể tích và hình dạng xác định.

Ở trạng thái plasma, các khí bị ion hóa, trong đó các tiểu phân tích điện có nồng độ đủ lớn, đồng thời thực tế số lượng các phần tử tích điện trái dấu là ngang nhau. Trong điều kiện tự nhiên trên trái đất, plasma là hiện tượng hiếm có. Tuy nhiên, ở những lớp trên của khí quyển, do có mặt các tác nhân ion

hóa mạnh nên luôn tồn tại plasma ion hóa yếu, gọi là khí quyển ion. Trong không gian vũ trụ bao la, thì plasma là trạng thái phổ biến nhất của chất.

Một phần của tài liệu hình thành và phát triển ngôn ngữ hóa học ở lớp 8 cho học sinh dân tộc các trường trung học cơ sở tỉnh sơn la (Trang 155 - 156)