TẠI SAO NHỌ NỒI CÀNG ĐUN LẠI CÀNG DÀY?

Một phần của tài liệu hình thành và phát triển ngôn ngữ hóa học ở lớp 8 cho học sinh dân tộc các trường trung học cơ sở tỉnh sơn la (Trang 154 - 155)

D. HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM VỀ CÁC HỆ PHÂN TÁN

9.TẠI SAO NHỌ NỒI CÀNG ĐUN LẠI CÀNG DÀY?

Do đâu mà có nhọ nồi? Đó là do ngọn lửa hun khói gây nên.

Củi, giấy, than, dầu lửa cùng các chất khác khi đốt cháy, trong ngọn lửa thường có khói đen. Nguyên nhân là do phần lớn các chất cháy đều có cacbon. Khi có đủ không khí, cacbon sẽ cháy thành cacbon dioxyt, khi không đủ không khí, sẽ có một lượng cacbon không cháy, trở thành các hạt, theo ngọn lửa bay lên, khói đen là do các hạt cacbon bay lên không khí mà thành. Khói đen bay lên sẽ bám lại đáy nồi. Nhưng tại sao cacbon là chất cháy, vì sao khi gặp ngọn lửa mạnh lại không bị cháy hết mà càng ngày càng dày?

Để một chất cháy được cần có 2 điều kiện: Một là nhiệt lượng cung cấp phải đủ để đưa đến nhiệt độ cháy của chất cháy. Hai là phải đủ oxi xung cấp cho sự cháy.

Khi người ta đốt củi, đốt than, trong nồi dĩ nhiên có nước hoặc thức ăn có chứa nước. Khi ta đốt lửa, nhọ nồi sẽ đem nhiệt lượng thu được truyền cho nước hoặc thức ăn ở trong nồi làm tăng nhiệt độ nước. Nhưng nhiệt độ nước không thể tăng lên liên tục mà chỉ duy trì ở nhiệt độ khoảng 1000C. Vì vậy, dù nhọ nồi tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa, nhưng cũng không tích tụ đủ nhiệt lượng để nâng nhiệt độ đến nhiệt độ cháy của nó.

Mặt khác, KK từ miệng lò đến bụng lò, trong quá trình bay lên, lượng oxi trong không khí không ngừng tiếp dưỡng cho sự cháy nên càng lên cao oxy càng ít, nên kk ở đầu ngọn lửa không còn có oxi. Cả hai điều kiện của sự cháy không đáp ứng đầy đủ, nên nhọ nồi không bị cháy, mà càng đun lâu càng đóng dày hơn.

Một phần của tài liệu hình thành và phát triển ngôn ngữ hóa học ở lớp 8 cho học sinh dân tộc các trường trung học cơ sở tỉnh sơn la (Trang 154 - 155)