TÊN CỦA NGUYÊNTỐ HÓA HỌC CÓ Ý NGHĨA GÌ?

Một phần của tài liệu hình thành và phát triển ngôn ngữ hóa học ở lớp 8 cho học sinh dân tộc các trường trung học cơ sở tỉnh sơn la (Trang 150 - 152)

D. HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM VỀ CÁC HỆ PHÂN TÁN

3.TÊN CỦA NGUYÊNTỐ HÓA HỌC CÓ Ý NGHĨA GÌ?

Tên ngtố có thể xuất phát từ tên người tìm ra, nguồn gốc tạo ra,… a. Theo tính chất hóa học của ngtố

Argon(Argonium) – không hoạt động (tiếng Hy Lạp).

Flo (Flounium) – phá hoại, PK hoạt động mạnh nhất, tác dụng được hầu hết với các KL, PK khác.

b. Theo màu sắc của ngtố hay các hợp chất của nó

Crom (Cronium) – màu sắc, hầu hết các muối crom đều có màu. Clo – Tiếng Hy Lạp là “clorox” – màu vàng lục.

Iôt – Tiếng Hy Lạp là “iodes” – màu tím.

Lưu huỳnh rắn có nguồn gốc tiếng Ấn Độ cổ “sira” – màu vàng sáng. Rôdi (Rh) - Tiếng Hy Lạp nghĩa là hoa hồng – các hợp chất của Rh phần lớn có màu hồng.

Iridi (Ir) - Tiếng Hy Lạp “iris” nghĩa là cầu vồng, các muối Ir có màu sắc rất phong phú.

c. Theo màu sắc của quang phổ

Sau khi phát minh ra kính quang phổ, người ta có thể xác định được sự có mặt của ngtố theo tập hợp các vạch màu trong quang phổ của các hợp chất của nó phát ra.

Xesi (Cs) – Tiếng La Mã cổ “xezium” – màu đỏ thẫm. Rubiđi – Rb – Tiếng Latin “Rubidus” – màu đỏ thẫm.

Indi (Indium) – Có màu sắc ứng với nó trên quang phổ như màu sắc thuốc nhuộm Indigô (chàm).

Tali (Talium) - Có màu sắc ứng với nó trên quang phổ màu lục “Thalus”.

d. Theo mùi của nó phát ra.

Osmi – Từ Hy Lạp “Osme” – nghĩa là có mùi. Osmi tetraoxit có mùi tỏi khó chịu.

e. Gọi tên xuất xứ từ các khoáng

Zirconi (Zr) – Gọi tên theo khoáng Zircon, Zirconi Octo silicat ZrsiO4. Berili – Be- Khoáng berin có thành phần Be3Al3(si6O18) – một dạng thù hình quý của Berin (ngọc bích).

Mangan (Mn), theo tiếng Đức “manganerx” nghĩa là quặng Mangan. Bo (B), gọi theo tên khoáng Borắc (borax – tiếng Latin).

Natri (Na) – Tiếng A rập “Natrun” – từ biểu thị xô đa (Na2CO3). Liti (Li) – gọi theo tiếng Hy Lạp “litos” nghĩa là đá.

Kali (K) – xuất xứ từ tiếng A rập “an – kali” để chỉ khoáng Potat (K2CO3). Canxi (Ca) - xuất xứ từ tiếng A rập với tên gọi của đá vôi “kancis” CaCO3. Nhôm (aluminium) có tồn tại trong khoáng alum (phèn).

f. Theo tên gọi các vì sao.

Selen (Selenium) - Mặt trăng (Selene) Heli (Helium) - Mặt trời (helios)

Neptuni (Neptunium) – sao Hải Dương (Neptune) Fecmi (Fecmium) – Tên nhà bác học Eurico Fermi Curi (Curium) – Tên nhà bác học Mari Curi

g. Tên theo thần thoại Hy Lạp

Prometi (Promethium) là tên từ vị thần Promethé đã vì loài người mà lấy trộm lửa trời trong thần thoại Hy Lạp.

Vanadi (Vanadium) các muối vanadi có màu sắc diễm lệ lấy tên của nữ thần sắc đẹp.

h. Theo xuất xứ

Photpho (P) – Tiếng Hy Lạp nghĩa là “vật mang ánh sáng”, P trắng có thể phát sáng trong bóng tối.

4. Nguyên tố hóa học trong cơ thể con người

Có hơn 60 ngtố trong cơ thể con người; gồm 4 ngtố chủ yếu: O, H, C, N chiếm khoảng 96% trọng lượng cơ thể; ngoài ra còn một lượng nhỏ các ngtố: S, Mg, Na, Cl, Fe, I, B, Si, F, Cu, Mn, Co, Zn, Se, Cr, W, Ni, Mo,… O và H là 2 ngtố hợp thành nước. Cơ thể chúng ta chiếm hơn 70% nước, nơi nào có tế bào thì có nước. Trong máu, nước bọt, dịch cơ thể, ngay cả tóc, xương, móng tay cũng đều có nước. Tất cả pư hoá học trong cơ thể đều xảy ra với sự giúp đỡ của nước.

Na có khoảng 80g, K: 150 g có trong dịch tế bào. I ở truyến giáp trạng.

Mg có tác dụng kích hoạt hệ thống enzim trong cơ thể.

Thiếu Mo sẽ dẫn tới chứng thiếu máu, ung thư đường tiêu hoá.

Thiếu Fe sẽ ảnh hưởng đến sự tổng hợp protein huyết đỏ trong máu, dẫn tới thiếu máu.

Trong cơ thể người có một số ngtố hoá học, nếu lượng quá ít hoặc quá nhiều đều không tốt, ví dụ: Nếu thiếu Cr dẫn đến xơ hoá động mạch, dư sẽ dẫn đến chứng hở hàm ếch.

Ca chiếm 2% trọng lượng cơ thể người lớn.

Một phần của tài liệu hình thành và phát triển ngôn ngữ hóa học ở lớp 8 cho học sinh dân tộc các trường trung học cơ sở tỉnh sơn la (Trang 150 - 152)