MƯA AXIT LÀ GÌ?

Một phần của tài liệu hình thành và phát triển ngôn ngữ hóa học ở lớp 8 cho học sinh dân tộc các trường trung học cơ sở tỉnh sơn la (Trang 156 - 158)

D. HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM VỀ CÁC HỆ PHÂN TÁN

13. MƯA AXIT LÀ GÌ?

Mưa axít là hiện tượng mưa mà nước mưa có độ pH dưới 5,6. Đây là hậu quả của quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác.

Trong thành phần các chất đốt tự nhiên như than đá và dầu mỏ có chứa một lượng lớn lưu huỳnh, còn trong không khí lại chứa nhiều nitơ. Quá trình đốt (hoặc do núi lửa phun trào) sản sinh ra các khí độc hại như :(SO2) và (NO2). Các khí này hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành các axit (H2SO4) và (HNO3). Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit. Do có độ chua khá lớn, nước mưa có thể hoà tan được một số bụi KL và oxyt KL có trong không khí như oxyt chì,... làm cho nước mưa trở nên độc hơn nữa đối với cây cối, vật nuôi và con người.

Mưa axit tác hại như thế nào?

Mưa axit được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1984 tại Thuỵ Điển. Người ta đã thấy rằng mưa axit rất nguy hại đến môi trường sống, trong xây dựng, trong bảo tồn di tích lịch sử...

Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ). Các dòng chảy do mưa axit đổ vào hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ, ao giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao suy yếu hoặc chết hoàn toàn. Hồ, ao trở thành các thuỷ vực chết. Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất, hoà tan các ngtố trong đất cần thiết cho cây như Ca, Mg,... làm suy thoái đất, cây cối kém

phát triển. Lá cây gặp mưa axit sẽ bị "cháy" lấm chấm, mầm sẽ chết khô, làm cho khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp. Mưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng KL

Tầng bình lưu

Pư quang hóa

Núi lửa phun

Sự ngưng tụ,

đông đặc Sự tạo bụilơ lửng Sự tuần hoàn

nước - mưa Tầng đối lưu Mưa axit

Sự phân hủy Ozon

như sắt, đồng, kẽm,... làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng, làm lở loét bề mặt bằng đá của các công trình.

Một phần của tài liệu hình thành và phát triển ngôn ngữ hóa học ở lớp 8 cho học sinh dân tộc các trường trung học cơ sở tỉnh sơn la (Trang 156 - 158)