BÀI TẬP HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM VỀ PHẢN ỨNG HÓA HỌ

Một phần của tài liệu hình thành và phát triển ngôn ngữ hóa học ở lớp 8 cho học sinh dân tộc các trường trung học cơ sở tỉnh sơn la (Trang 84 - 87)

Bài 1 : Ghi lại phương trình chữ của các phản ứng hoá học trong các hiện tượng mô tả dưới đây :

a. Đốt lưu huỳnh ngoài không khí, lưu huỳnh hoá hợp với khí oxi tạo ra khí sunfurơ SO2 có mùi hắc.

b. Ở nhiệt độ cao, nước phân huỷ sinh ra khí hiđro và khí oxi.

c. Khi nung, đá vôi CaCO3 bị phân huỷ sinh ra khí hiđro và khí oxi.

d. Vôi tôi Ca(OH)2 tác dụng với khí CO2 tạo ra CaCO3 H2O.

Bài 2. Có các phản ứng hóa học sau: 1. CaCO3 CaO + CO2

2. 4P + 5O2  2P2O5

3. CaO + H2O  Ca(OH)2

4. H2 + HgO  Hg + H2O 5. Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2

6. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2

Trong các phản ứng trên phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử, phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp. Giải thích.

Bài 3 : Đèn cầy (nến) được làm bằng parafin, khí đốt đèn cầy, xảy ra các quá trình sau: Parafin nóng chảy, parafin lỏng chuyển thành hơi, hơi parafin cháy chuyển đổi thành khí CO2 và hơi nước. Quá trình nào của sự chuyển hóa có sự chuyển đổi hóa học. Giải thích.

Bài 4. Ghép cột I với các hiện tượng ở cột II cho phù hợp.

CỘT I CỘT II

A. Hiện tượng vật lí như:

B. Hiện tượng hóa học như:

1. Lưu huỳnh cháy tạo ra khí sunfurơ. 2. Nước đá tan thành nước lỏng.

3. Sắt bị gỉ chuyển thành một chất màu đỏ nâu. 4. Thủy tinh bị nóng chảy

5. Cồn trong lọ bị bay hơi

6. Cồn cháy chuyển thành khí cacbonic và hơi nước.

7. Dây tóc bóng đèn điện sáng lóa khi bật đèn 8. Than cháy tạo ra khí cacbonic

Bài 5: Chọn phương trình hoá học ở cột (II) để ghép với tên phản ứng ở cột (I) cho phù hợp : CỘT I CỘT II A. Phản ứng hóa hợp B. Phản ứng phân hủy C. Phản ứng thế D. Phản ứng trao đổi 1. Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2

2. 2 NaOH + CuSO4  Cu(OH)2 + Na2SO4

3. 4Al + 3O2 2Al2O3 4. 2HgO  2 Hg + O2 5. CaO + H2O  Ca(OH)2 6. CaCO3 CaO + CO2 7. 2Na + 2H2O  2NaOH + H2 8. 2KOH + H2SO4 K2SO4 + 2H2O Bài 6. Chọn các định nghĩa ở cột II phù hợp với các khái niệm ở cột I.

CỘT I CỘT II

A. Sự oxi hóa B. Chất khử C. Chất oxi hóa D. Sự khử

1. Chất chiếm oxi của chất khác 2. Chất nhường oxi cho chất khác 3. Sự tách oxi ra khỏi hợp chất 4. Sự tác dụng của oxi với chất khác 5. Sự tách oxi ra khỏi hỗn hợp

Bài 7. Hãy chọn phương án A, B, C hoặc D cho câu trả lời đúng nhất trong các câu sau :

1 - Sự oxi hóa là:

A. Sự tác dụng của oxi với KL. B. Sự tác dụng của một chất với oxi C. Sự tác dụng của oxi với PK D. Sự tác dụng của oxi với hợp chất. 2 - Dấu hiệu nào sau đây giúp ta khẳng định có phản ứng hóa học xảy ra?

A - Có chất kết tủa (chất không tan). B - Có chất khí thoát ra (sủi bọt). C - Có sự tỏa nhiệt hoặc phát sáng.

D - Một trong các dấu hiệu trên. 3 - Phản ứng hóa hợp là phản ứng:

A. Từ một chất ban đầu sinh ra hỗn hợp các chất sau phản ứng. B. Từ 2 hay nhiều chất ban đầu sinh ra các chất mới.

C. Có một chất mới được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu. D. Giữa một chất khí và một chất lỏng.

4 - Quá trình sắt bị gỉ trong không khí gọi là : A. Sự oxi hóa chậm trong không khí. B. Sự oxi hóa chậm trong oxi.

C. Sự cháy trong không khí .

D. Sự oxi hóa có phát sáng và tỏa nhiệt. 5 - Phản ứng thế là phản ứng mà :

A. Chất mới tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu.

B. Nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của ngtố trong hợp chất.

C. Từ một chất ban đầu sinh ra nhiều chất mới. D. Pư đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

6 - Phản ứng cộng là phản ứng :

A. Xảy ra khi cho etilen đi qua DD nước brom. B. Xảy ra khi cho axetilen lội qua DD nước Brom. C. Giữa ptử này với ptử khác tạo thành một chất mới. D. Nhiều ptử liên tiếp tạo thành một chất mới.

Một phần của tài liệu hình thành và phát triển ngôn ngữ hóa học ở lớp 8 cho học sinh dân tộc các trường trung học cơ sở tỉnh sơn la (Trang 84 - 87)