PHÁO HOA TỪ MIỆNG ỐNG NGHIỆM

Một phần của tài liệu hình thành và phát triển ngôn ngữ hóa học ở lớp 8 cho học sinh dân tộc các trường trung học cơ sở tỉnh sơn la (Trang 104 - 171)

D. HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM VỀ CÁC HỆ PHÂN TÁN

11.PHÁO HOA TỪ MIỆNG ỐNG NGHIỆM

* Vật liệu cần thiết : Than gỗ, KMnO4 rắn, ống nghiệm, đèn cồn. * Tiến hành TN

Trộn hỗn hợp các chất với lượng bằng nhau. Đun nóng ống nghiệm. Một lúc sau, từ miệng ống nghiệm sẽ bắn ra một bó tia lửa sáng rực như chùm hoa.

*Giải thích: Khi đun nóng KMnO4 bị phân huỷ giải phóng oxy, oxy được giải phóng sẽ “đốt cháy” các hạt than rất nhỏ được nung nóng. Khí oxy thoát ra từ trong hỗn hợp làm bắn các hạt than đang cháy lên.

2.3. Thiết kế một số bài dạy vận dụng các biện pháp trên.

Tiết 13- Bài 10 : HOÁ TRỊ

1. Mục tiêu bài dạy.

a. Kiến thức: Biết được:

- Hoá trị biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử của nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hay với nhóm nguyên tử khác.

- Quy ước: Hoá trị của H là I, hoá trị của O là II; Hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất cụ thể được xác định theo hoá trị của H và O.

- Quy tắc hoá trị: Trong hợp chất 2 nguyên tố AxBy thì:

a.x = b.y (a, b là hoá trị tương ứng của 2 nguyên tố A, B) (Quy tắc hóa trị đúng với cả khi A hay B là nhóm nguyên tử)

b. Kĩ năng:

- Tìm được hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử theo công thức hoá học cụ thể.

- Lập được công thức hoá học của hợp chất khi biết hoá trị của hai nguyên tố hoá học hoặc nguyên tố và nhóm nguyên tử tạo nên chất.

- Khái niệm hóa trị

- Cách lập công thức hóa học của một chất dựa vào hóa trị

d. Giáo dục tư tưởng tình cảm.

- Tính cẩn thận, lòng yêu thích học tập bộ môn.

2. Chuẩn bị.

a. Giáo viên : - Máy chiếu.

- Bảng ghi hóa trị của 1 số nguyên tố và nhóm nguyên tử SGK/ 42,43

b .Học sinh: Đọc SGK / 35 , 36 .

3.Tiến trình bài dạy.

a .Kiểm tra bài cũ:(5 phút)

Câu hỏi : Viết CT dạng chung của đơn chất và hợp chất ? Nêu ý nghĩa của

công thức hoá học ?

Trả lời : - CT chung của đơn là : An

- Trong đó: A là KHHH của nguyên tố , n là chỉ số nguyên tử - CT chung của hợp chất: AxBy hay AxByCz …

-Trong đó: + A,B,C là KHHH của các nguyên tố

+ x,y,z lần lượt là chỉ số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử hợp chất .

Mỗi CTHH còn chỉ 1 phân tử của chất, cho biết: + Tên nguyên tố tạo nên chất.

+ Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử của chất. + Phân tử khối của chất.

b.Bài mới.

*Vào bài: Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau. Hóa trị là những con số biểu thị khả năng đó. Biết được hóa trị ta sẽ hiểu và viết đúng cũng như lập công thức hóa học của hợp chất. Để hiểu rõ tiết học này các em sẽ tìm hiểu.

Hoạt động 1:Tìm hiểu cách xác định hóa trị của 1 nguyên tố hóa học(14’ )

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Nội dung

- Nguyên tử H bé nhất gồm 1(p) và 1(e ) người ta chọn khả năng liên kết của H làm đơn vị và qui ước gán cho H hóa trị I. - Xét một số trường hợp chứa nguyên tố H: HCl, H2O, NH3, CH4 ..

- Một nguyên tử Cl, O, N, C liên kết được với bao nhiêu nguyên tử H ?

- 1 nguyên tử Cl liên kết được

với 1 nguyên tử H  Cl có hoá trị I

- Xác định hoá trị của O, C ,N trong các hợp chất trên ? - Hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất với H được xác định như thế nào ?

- Ngoài ra người ta còn dựa vào khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố khác với

- Nghe và ghi nhớ. - Lần lượt là 1, 2, 3, 4 nguyên tử H - O có hoá trị II, N – III, C – IV. -1 nguyên tử của nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử H thì nói đó là hóa trị của nguyên tố đó. - K có hóa trị I vì 2 I. Hóa trị của 1 nguyên tố được xác định bằng cách nào ? 1. Cách xác định: 2. Kết luận Hóa trị của nguyên tố là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử, được xác định theo hóa trị của H chọn làm 1 đơn vị và hóa trị của O chọn làm 2 đơn vị.

oxi ( oxi có hóa trị là II) - Xác định hóa trị của các nguyên tố K, Zn, S trong các hợp chất : K2O, ZnO, SO2. - Giới thiệu cách xác định hóa trị của 1 nhóm nguyên tử.

Vd: Trong CTHH H2SO4 , H3PO4 hóa trị của các nhóm SO4 và PO4 bằng bao nhiêu ?

-Hướng dẫn HS dựa vào khả năng liên kết của các nhóm nguyên tử với nguyên tử hiđro -Giới thiệu bảng 1,2 SGK/ 42,43 Yêu cầu HS về nhà học thuộc.

Theo em, hóa trị là gì ?

nguyên tử K liên kết với 1 nguyên tử oxi. -Zn có hóa trị II và S có hóa trị IV. -Trong công thức H2SO4 thì nhóm SO4 có hóa trị II . -Trong công thức H3PO4 thì nhóm PO4 có hóa trị III.

-Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

Ví dụ :

+NH3N(III) + K2OK (I)

Hoạt động 2: Tìm hiểu qui tắc về hóa trị ( 10 phút )

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

- Công thức hoá học chung của bất kì hợp chất hai nguyên tố được viết:

- Giả sử hóa trị của nguyên tố A là a và hóa trị của nguyên tố B là b

 Chiếu bảng cho các nhóm thảo luận để tìm được các giá trị x.a và

y.b . tìm mối liện hệ giữa 2 giá trị

đó qua bảng sau:

CTHH x . a y . b Al2O3

P2O5

H2S

-Hướng dẫn HS dựa vào bảng 1 SGK/ 42 để tìm hóa trị của Al, P, S trong hợp chất.

- So sánh các tích : x . a và y . b trong các trường hợp trên ?

Đó là biểu thức của qui tắc hóa trị - Hãy phát biểu qui tắc hóa trị ? -Qui tắc này đúng ngay cả khi A, B là 1 nhóm nguyên tử .

Ví dụ : Zn(OH)2

Ta có: x.a = 1.II và y.b = 2.I Vậy nhóm –OH có hóa trị là bao nhiêu ? y b a B Ax - Hoạt động theo nhóm trong 5’ CTHH x . a y . b Al2O3 2 . III 3 . II P2O5 2 . V 5 . II H2S 2 . I 1 . II - Trong các trường hợp trên: x . a = y . b - Qui tắc: tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. -Nhóm – OH có hóa trị là I.

II. Qui tắc hóa trị 1. Qui tắc: y b a B Ax Ta có biểu thức: x . a = y . b Kết luận: Trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

Hoạt động 3: Vận dụng( 10 phút )

-Ví dụ 1: Tính hóa trị của S có

trong SO3 .

Gợi ý:

Viết biểu thức của qui tắc hóa trị ?

- Thay hóa trị của O,chỉ số S và O  tính a

-Ví dụ 2: Hãy xác định hóa trị

của các nguyên tố có trong hợp chất sau:H2SO3

- Lưu ý : Trong hợp chất H2SO3, chỉ số 3 là chỉ số của O còn chỉ số của nhóm =SO3 là 1. -Yêu cầu 1 HS lên sửa bài tập, chấm vở bài tập 1 số HS.

3

O

Sa II

Qui tắc : 1.a = 3.II

a = VI

Vậy hóa trị của S có trong SO3 là: VI.

- HS tiến hành xác định Xem B là nhóm =SO3

 SO3 có hóa trị II

2. Vận dụng

a.Tính hóa trị của 1 nguyên tố -Ví dụ 1: Tính hóa trị của S có trong SO3 . Giải: 3 O Sa II Qui tắc: 1.a = 3.II a = VI

Vậy hóa trị của S có trong SO3 là: VI.

c.Củng cố:( 5 phút ) Cho HS chơi trò chơi tú lơ khơ về KHHH và hoá trị của

một số nguyên tố và nhóm nguyên tử.

Thành lập thành nhóm 4 nhóm (4 tổ) Lấy 20 quân bài ghi KHHH nguyên tố và nhóm nguyên tử lần lượt là Li, O, Na, Zn, Ag, Ba, Ca, Cl, Mg, K. OH, Cl, H, SO4, Cu, F, CO3, PO4, Al, Fe. Trộn đều bài và chia đều như tú lơ khơ thành 4 nhóm, sau đó bắt đầu chơi thì nhóm nào chia bài được đánh trước.

Giả sử một nhóm đánh quân bài có ghi KHHH như Mg, Cu, Na ... thì ai gọi đúng hoá trị II, II, I thì nhóm đó được đánh tiếp, nhóm nào hết bài trước thì nhóm đó là thắng cuộc. Ba nhóm còn lại tiếp tục chơi đến khi nào còn 1 nhóm thì nhóm đó là thua.

- Học thuộc quy tắc hoá trị và hoá trị của một số nguyên tố phổ biến. - Làm bài tập 1,2,3,4 SGK/ 37,38

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.

3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm.

- Khẳng định hướng đi đúng và tính cấp thiết của đề tài.

- Kiểm chứng tính đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp được đề xuất nhằm hình thành và phát triển ngôn ngữ hóa học, trong đó có đánh giá hiệu quả của thực nghiệm, đồ dùng dạy học và phương pháp dạy học đã lựa chọn để hình thành và phát triển ngôn ngữ hóa học cho học sinh dân tộc đề xuất trong luận văn.

3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm.

- Phân loại các ngôn ngữ hóa học theo từng nhóm nhằm tạo thuận lợi trong tìm phương pháp chung phù hợp để hình thành và phát triển ngôn ngữ hóa học cho HS THCS nói chung, học sinh dân tộc nói riêng.

- Soạn các bài giảng thực nghiệm, đưa ra một số biện pháp hình thành và phát triển ngôn ngữ hóa học cơ bản trong chương trình hoá học lớp 8 THCS cho học sinh qua các bài giảng.

- Trao đổi, hướng dẫn giáo viên THCS cách thức tiến hành bài dạy thực nghiệm.

- Kiểm tra, đánh giá, phân tích và xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm để xác định chất lượng sự hình thành và phát triển ngôn ngữ hóa học cho HS về 2 mặt:

+ Định tính: Hiểu đúng và biết vận dụng ngôn ngữ vào việc nghiên cứu các nội dung tiếp theo của hóa học.

+ Định lượng: Mức độ nắm vững ngôn ngữ hoá học, độ bền của ngôn ngữ hoá học thể hiện qua điểm kiểm tra.

* Đối với giáo viên :

- Giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

* Đối với học sinh:

- Giúp học sinh nâng cao chất lượng và kết quả học tập môn hóa học. - Giúp HS có phương pháp học tập tích cực, để quá trình tiếp thu kiến thức có hiệu quả và làm tăng lòng yêu thích, hứng thú học tập môn hóa học.

3.3. Quá trình thực nghiệm sư phạm.

3.3.1. Thời gian thực nghiệm sư phạm.

Từ tháng 5/ 2011đến tháng 10 năm 2011.

3.3.2.Đối tượng thực nghiệm sư phạm, địa bàn thực nghiệm sư phạm.

Chọn 4 lớp 8 ở 2 trường THCS : Trường THCS Chiềng Chung - Huyện Mai Sơn, Trường THCS Vân Hồ - Huyện Mộc Châu, có đông học sinh dân tộc để làm thực nghiệm và chọn các bài làm thực nghiệm ở đầu học kì I.

3.4. Tiến trình và nội dung thực nghiệm sư phạm

3.4.1. Chuẩn bị thực nghiệm sư phạm

3.4.1.1. Chọn GV thực nghiệm

Chúng tôi đã chọn các GV dạy thực nghiệm theo tiêu chuẩn sau - Có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng.

- Nhiệt tình và có trách nhiệm. - Có thâm niên công tác.

Cụ thể : Cô giáo Nguyễn Thị Thủy (giáo viên trường THCS Chiềng Chung - Huyện Mai Sơn ), cô giáo Nguyễn Thị Phương, (giáo viên trường THCS Vân Hồ - Huyện Mộc Châu)

3.4.1.2. Chọn lớp TN và lớp ĐC.

- Lựa chọn cặp lớp thực nghiệm và đối chứng có trình độ HS tương đương nhau về:

+ Số lượng học sinh, độ tuổi, số lượng nam và nữ trong mỗi lớp học. + Trình độ học tập nói chung và môn hóa học nói riêng.

- Cụ thể như sau:

Tên trường Lớp TN Lớp ĐC Ghi Chú

THCS Chiềng Chung 8A2 8A1 huyện Mai Sơn

THCS Vân Hồ 8A2 8A1 huyện Mộc Châu

- Ở lớp TN và ở lớp ĐC, GV Cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút để đánh giá trình độ học sinh của bốn lớp trước khi áp dụng một số biện pháp hình thành và phát triển ngôn ngữ hoá học cơ bản trong chương trình hoá học lớp 8 THCS. Kết quả thu được sau khi kiểm tra 15 phút – bài số 1, cụ thể như sau: Bảng 1: Trường Lớp So Sánh P/á n Điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Chiềng Chung 8A1 36 ĐC 1 2 3 7 7 6 5 4 1 0 8A2 35 TN 1 2 4 7 7 5 5 3 1 0 Vân Hồ 8A1 34 ĐC 1 2 4 5 9 6 4 2 1 0 8A2 34 TN 1 2 4 6 10 5 3 2 1 0 Tổng 70 ĐC 2 4 7 12 16 12 9 6 2 0 69 TN 2 4 8 13 17 10 8 5 2 0

Bảng 2. Phần trăm số HS đạt điểm Xi của bài kiểm tra (bài 1) Điểm Xi Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi

% HS đạt điểm từ Xi trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 1 2 2 2,90 2,86 2,90 2,86 2 4 4 5,80 5,71 8,70 8,57 3 8 7 11,59 10,00 20,29 18,57 4 13 12 18,84 17,14 39,13 35,71 5 17 16 24,64 22,86 63,77 58,57 6 10 12 14,49 17,14 78,26 75,71 7 8 9 11,59 12,86 89,85 88,57 8 5 6 7,25 8,57 97,1 97,14 9 2 2 2,90 2,86 100,00 100,00 10 0 0 0,00 0,00 100,00 100,00 Tổng 69 70 100 100

Hình 1. Đồ thị đường tích lũy kết quả thực nghiệm – Bài 1

3.4.1.3. Chọn bài dạy và xây dựng giáo án

Chúng tôi đã tiến hành trao đổi với GV trực tiếp dạy và tham khảo ý kiến của các GV trong tổ bộ môn về các việc sau :

Các bài dạy thực nghiệm, gồm 03 bài thuộc chương trình hóa học lớp 8, học kì I, năm học 2011-2012.

Bài thứ nhất : Nguyên tố hoá học (Bài 5, lớp 8, dạy tiết 1 ) Bài thứ 2: Công thức hoá học (Bài 9, lớp 8, 1 tiết)

Bài thứ 3: Hoá trị (Bài 10, lớp 8, dạy tiết 1)

* Xây dựng giáo án bài dạy

- Lớp thực nghiệm : Sử dụng phương pháp dạy học có áp dụng một số biện pháp hình thành và phát triển ngôn ngữ hoá học cơ bản trong chương trình hoá học lớp 8 THCS. (Các giáo án được trình bày ở phần phụ lục).

- Lớp đối chứng : Sử dụng theo phương pháp dạy học truyền thống.

3.4.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm

Sử dụng một số biện pháp hình thành và phát triển ngôn ngữ hoá học cơ bản trong chương trình hoá học lớp 8 THCS.

3.4.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm. 3.4.3.1 Tiến hành các giờ dạy theo kế hoạch

Các giờ dạy được tiến hành theo đúng phân phối chương trình của phòng giáo dục và đào tạo huyện Mai Sơn, huyện Mộc Châu. và theo kế hoạch xây dựng giáo án như đã nêu trên.

3.4.3.2 Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học

Được sử dụng như nhau ở cả lớp TN và lớp ĐC.

3.4.3.3 Tiến hành kiểm tra

Sau khi hoàn thành xong 3 bài giảng trong chương trình hoá học lớp 8 chúng tôi tiến hành kiểm tra đối với 3 bài cụ thể như sau: Nguyên tố hoá học ( Bài 5 - dạy tiết 1) – Kiểm tra 15 phút bài số 1, Công thức hoá học (Bài 9, 1 tiết ) – Kiểm tra 15 phút bài số 2, Hoá trị (Bài 10, dạy tiết 1) kiểm tra 45 phút – Bài số 5( bài kiểm tra kết thúc chương 1) theo phân phối chương trình, để đánh giá mức độ nắm vững ngôn ngữ, khả năng ghi nhớ và vận dụng kiến

thức của HS ở hai lớp thực nghiệm GV dạy theo giáo án của tác giả có áp dụng một số biện pháp hình thành và phát triển ngôn ngữ hoá học cơ bản trong chương trình hoá học lớp 8 THCS. Ở hai lớp ĐC, GV dạy theo giáo án mà họ vẫn dạy hàng năm. Đề bài kiểm tra như nhau, cùng đáp án và cùng GV chấm. (Nội dung các đề kiểm tra được dẫn ra trong phần phụ lục)

3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm, xử lý và đánh giá số liệu thực nghiệm

3.5.1. Phân tích kết quả về mặt định lượng

Bảng 3. Bài 5 : Nguyên tố hoá học ( Tiết 1)

Trường Lớp So Sánh P/á n Điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Chiềng Chung 8A1 36 ĐC 1 2 4 8 7 6 4 3 1 0

Một phần của tài liệu hình thành và phát triển ngôn ngữ hóa học ở lớp 8 cho học sinh dân tộc các trường trung học cơ sở tỉnh sơn la (Trang 104 - 171)