1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ có bổ sung chế phẩm sinh học pharselenzym chăn nuôi gà thả vườn tại bắc giang

97 600 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 764,04 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngành chăn nuôi đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, trong

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYấN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NễNG LÂM

thả vườn tại Bắc Giang”

THÁI NGUYấN, 2010

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu và kết quả trong luận văn này hoàn toàn trung thực, chƣa hề đƣợc bảo

vệ ở một đơn vị nào Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã đƣợc cảm ơn Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc

Trang 4

Đặc biệt tôi xin chân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn: Ts Phạm Thị Hiền Lương

Bắc Giang, ngày 15 tháng 9 năm 2010

Tác giả

Giáp Văn Nam

Trang 5

MỤC LỤC

Trang TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC HÌNH xv

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

3.1 Ý nghĩa khoa học 2

3.2 Ý nghĩa thực tiễn 2

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Cơ sở khoa học 3

1.1.1 Thành phần hóa học của một số nguyên liệu chính làm thức ăn cho vật nuôi 4

1.1.1.1 Cám gạo 4

1.1.1.2 Ngô 6

1.1.1.3 Đậu tương 8

1.1.1.4 Sắn 12

1.1.2 Thành phần dinh dưỡng và vai trò của các loại thức ăn đối với sinh trưởng của gia súc, gia cầm 14

1.1.2.1 Vai trò của Protein 14

Trang 6

1.1.2.2 Vai trò của Lipit 16

1.1.2.3 Vai trò của tinh bột 16

1.1.2.4 Vai trò của chất xơ (cellulose) 17

1.1.2.5 Vai trò chất khoáng (Tro thô) 17

1.2 Một số đặc điểm của giống gà Lương Phượng 20

1.3 Thông tin về chế phẩm Pharselenzim 21

1.3.1 Những hiểu biết chung về selen và vai trò của nó đối với cơ thể vật nuôi 22

1.3.1.1 Vai trò của selen 23

1.3.1.2 Nhu cầu selen của vật nuôi 25

1.4 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 26

1.4.1 Tình hình nghiên cứu dinh dưỡng cho gia cầm 26

1.4.1.1 Nghiên cứu trong nước 26

1.4.1.2 Nghiên cứu ở nước ngoài 29

1.4.2 Nghiên cứu sử dụng các chế phẩm sinh học 32

1.4.3 Nghiên cứu về Selen 34

1.4.3.1 Nghiên cứu nước ngoài 34

1.4.3.2 Nghiên cứu trong nước 35

CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 37

2.1.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 37

2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 37

2.2 Nội dung nghiên cứu 37

2.3 Phương pháp nghiên cứu 38

2.3.1 Điều tra về cơ cấu giống, diện tích, năng suất, sản lượng lúa gạo, ngô, sắn và đậu tương 38

Trang 7

2.3.2 Phân tích thành phần hoá học của thức ăn theo tiêu chuẩn Việt Nam

năm 1986 38

2.3.3 Thí nghiệm sử dụng nguyên liệu thực ăn tại địa phương, chăn nuôi gà thả vườn có bổ sung chế phẩm sinh học Phar-selenzym 40

2.3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 43

2.3.4.1 Tỷ lệ nuôi sống 43

2.3.4.2 Khả năng sinh trưởng của gà 44

2.3.4.3 Tiêu tốn và chi phí thức ăn 44

2.3.4.4 Năng suất thịt 45

2.3.4.5 Sơ bộ hạch toán chi phí trực tiếp (đ/kg) 46

2.4 Xử lý số liệu 46

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48

3.1 Kết quả điều tra tình hình sản xuất ngô, lúa, sắn, đậu tương tại tỉnh Bắc Giang năm 2008-2009 48

3.1.1 Tình hình sản xuất ngô 48

3.1.2 Tình hình sản xuất lúa 48

3.1.3 Tình hình sản xuất sắn 49

3.1.4 Tình hình sản xuất đậu tương 50

3.2 Kết quả phân tích thành phần hoá học của ngô, cám gạo, đậu tương, sắn 51

3.2.1 Kết quả phân tích thành phần hoá học của ngô 51

3.2.2 Thành phần hoá học của một số loại cám gạo 52

3.2.3 Thành phần hoá học của một số giống đậu tương 54

3.2.4 Thành phần hoá học của một số giống sắn (lát khô cả vỏ) 55

3.3 Kết quả sử dụng thức ăn tại địa phương chăn nuôi gà Lương Phượng có bổ sung chế phẩm Phar-selenzym 56

3.3.1 Tỷ lệ nuôi sống của gà qua các tuần tuổi 56

Trang 8

3.3.2 Ảnh hưởng của chế phẩm Pharselenzym đến khả năng kháng bệnh của

gà thí nghiệm……… 558

3.3.3 Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm 58

3.3.3.1 Sinh trưởng tích luỹ 58

3.3.3.2 Sinh trưởng tuyệt đối 62

3.3.3.3 Sinh trưởng tương đối 65

3.4 Khả năng chuyển hoá thức ăn của gà thí nghiệm 68

3.5 Tiêu tốn năng lượng trao đổi (ME), Protein thô (CP)/kg tăng khối lượng 69

3.6 Chỉ số sản xuất (PN) 70

3.7 Khả năng sản xuất thịt của gà thí nghiệm 71

3.8 Sơ bộ hạch toán chi phí trực tiếp 73

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận 76

2 Đề nghị 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

I Tài liệu tiếng Việt 78

II Tài liệu dịch 81

III Tài liệu nước ngoài 82 PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CT: Công thức CP: Protein thô CS: Cộng sự

ĐC: Đối chứng ĐVT: Đơn vị tính

Kcal: Kilocalo Kg: Kilogam KL: Khối lƣợng KPCS: Khẩu phần cơ sở

MG: Miligam ME: Năng lƣợng trao đổi NLTĐ: Năng lƣợng trao đổi PN: Chỉ số sản xuất

TĂ: Thức ăn TĂHH: Thức ăn hỗn hợp TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam TLMB: Tỷ lệ mở bụng

TLTĐ: Tỷ lệ thịt đùi TLTN: Tỷ lệ thịt ngực TLTT: Tỷ lệ thân thịt TN: Thí nghiệm Tr: Trang TTTĂ: Tiêu tốn thức ăn VCK: Vật chất khô VTM: Vitamin

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung Trang

Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 41

Bảng 2.2 Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm 42

Bảng 2.3 Lịch sử dụng vacxin cho gà thí nghiệm 43

Bảng 3.1 Cơ cấu giống ngô trồng tại tỉnh Bắc Giang 2008-2009 47

Bảng 3.2 Cơ cấu giống lúa tại tỉnh Bắc Giang năm 2008-2009 48

Bảng 3.3 Cơ cấu giống sắn trồng tại tỉnh Bắc Giang năm 2008-2009 48

Bảng 3.4 Cơ cấu giống đậu tương trồng tại tỉnh Bắc Giang 49

Bảng 3.5 Thành phần hoá học của một số giống ngô 50

Bảng 3.6 Thành phần hoá học của một số giống cám gạo 51

Bảng 3.7 Thành phần hoá học của một số giống đậu tương 53

Bảng 3.8 Thành phần hoá học của một số giống sắn (lát khô cả vỏ) 54

Bảng 3.9 Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) 56

Bảng 3.10 Ảnh hưởng của chế phẩm Pharselenzym đến khả năng kháng bệnh của gà thí nghiệm 58

Bảng 3.11a Khối lượng của gà mái thí nghiệm qua các tuần tuổi (g) 60

Bảng 3.11b Khối lượng của gà trống thí nghiệm qua các tuần tuổi (g) 61

Bảng 3.12: Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) 64

Bảng 3.13 Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%) 65

Bảng 3.14 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng gà (kg) 68

Bảng 3.15 Tiêu tốn ME và Protein/kg tăng khối lượng gà thí nghiệm 69

Bảng 3.16 Chỉ số sản xuất của gà TN 70

Bảng 3.17 Kết quả mổ khảo sát gà TN lúc 91 ngày tuổi 72

Bảng 3.18 Sơ bộ hạch toán chi phí trực tiếp nuôi gà Lương Phượng thương phẩm 74

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 3.1: Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của gà mái thí nghiệm 61

Hình 3.2: Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của gà trống thí nghiệm 62

Hình 3.3: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà mái thí nghiệm 64

Hình 3.4: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà trống thí nghiệm 64

Hình 3.5: Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà mái thí nghiệm 66

Hình 3.6: Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà trống thí nghiệm 68

Hình 3.7: Điểu đồ chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm 71

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngành chăn nuôi đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, trong đó, đóng góp một phần không nhỏ là khoa học dinh dưỡng thức

ăn cho vật nuôi Những tiến bộ trong nghiên cứu khoa học dinh dưỡng thức

ăn được áp dụng vào thực tiễn sản xuất, đã không ngừng làm tăng năng suất

và chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội và hướng tới xuất khẩu ra thị trường thế giới

Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn là cơ sở dữ liệu để thiết lập khẩu phần ăn tối ưu cho vật nuôi, là tiền đề để xác định nhu cầu dinh dưỡng và tối ưu hoá khẩu phần ăn, giảm chi phí giá thành của sản phẩm vật nuôi Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của ngành trồng trọt, sự thay đổi về giống do tiến bộ khoa học di truyền, các giống cây trồng không ngừng được lai tạo, cho năng suất cao và chất lượng tốt, được đưa vào sản xuất Do vậy, việc xác định thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại sản phẩm cây trồng mới làm thức ăn chăn nuôi là việc phải được thực hiện thường xuyên

Bắc Giang là tỉnh Trung du - Miền núi, điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển, góp phần làm đa dạng

về chủng loại nguyên liệu làm thức ăn cho vật nuôi Sự đa dạng đó thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bên cạnh đó, các hãng sản xuất thức ăn chăn nuôi đưa ra thị trường các chủng loại thức ăn khá đa dạng, phong phú, song giá thành cao, hiệu quả chăn nuôi thấp Nguyên liệu thức ăn chủ yếu là ngô, cám gạo, sắn, đậu tương được gieo trồng tại địa phương có giá thành hạ Tuy nhiên, do cơ cấu giống thường xuyên được đổi mới, nên thành phần hoá học của chúng chưa được phân tích nhiều Mặt khác, “Gà đồi Bắc Giang” là thương hiệu đang được người tiêu dùng ưa chuộng Để góp phần phát triển chăn nuôi gà thả vườn bằng nguồn thức ăn tại địa phương,

Trang 13

giảm chi phí thức ăn chăn nuôi, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu sử

dụng nguồn thức ăn tại chỗ có bổ sung chế phẩm sinh học Pharselenzym chăn nuôi gà thả vườn tại Bắc Giang”

2 Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá được thực trạng sản xuất ngũ cốc, từ đó nắm bắt nguồn nguyên liệu thức ăn tại địa phương

- Xác định được thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của ngô, cám gạo, sắn, đậu tương, để phối chế khẩu phần ăn cho gà thả vườn

- Đánh giá được ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pharselenzym đến sức kháng bệnh và khả năng sinh trưởng của gà, nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế và an toàn cho người sử dụng

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học

- Kết quả nghiên cứu đóng góp thêm những số liệu về thành phần hoá học

và giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho vật nuôi ở tỉnh Bắc Giang và Việt Nam

- Kết quả nghiên cứu về tác dụng của chế phẩm sinh học Pharselenzym đến sức kháng bệnh và sinh trưởng của gà, đóng góp thêm những tư liệu khoa học về chế phẩm sinh học cho nghiên cứu và giảng dạy ở trường Đại học, chuyên ngành Chăn nuôi thú y và Công nghệ sinh học

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giải quyết các vấn đề khó khăn trong chăn nuôi gà hiện nay như: Giá thành thức ăn chăn nuôi cao, bị động và không ổn định chất lượng Góp phần sản xuất ra những sản phẩm chăn nuôi sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở giúp cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Giang hoạch định chiến lược phát triển chăn nuôi đủ sức cạnh tranh trên thị trường giai đoạn 2010-2015

Trang 14

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Đa lượng: Ca, P, Na, Cl, S, Mg

Vi lượng: Fe, Cu, Mn, Zn, I, Se, Mo, F… Protit

Protein

VC chứa nitophiprotit (amit) Lipit đơn giản

Lipit Lipit phức tạp

Sacarit Hydrat

Cacbon Polisaccarit

Vitamin

Các chất khác (sắc tố, hormme )

Thành phần hoá học của thức ăn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: Giống, đất đai, kỹ thuật canh tác, mùa vụ, thời gian thu hoạch, phương thức chế biến và bảo quản…

Do vậy, việc phân tích nguyên liệu thức ăn được sản xuất trên các vùng sinh thái khác nhau, hoặc các giống khác nhau cùng trồng trên một địa bàn là cần thiết, nó sẽ giúp cho việc phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi chuẩn xác

Trang 15

hơn, nhờ đó có thể nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, đem lại lợi nhuận cao cho người chăn nuôi

1.1.1 Thành phần hóa học của một số nguyên liệu chính làm thức ăn cho vật nuôi

1.1.1.1 Cám gạo

Cám gạo là phụ phẩm xay xát gạo Cám gạo bao gồm một số thành phần chính như vỏ cám, hạt phôi gạo, ít trấu và tấm Cám gạo là nguồn thức ăn truyền thống trong chăn nuôi ở nước ta, là nguồn nguyên liệu thức ăn thường dùng để chế biến thức ăn hỗ hợp Chất lượng của cám thay đổi tuỳ thuộc vào hàm lượng trấu trong cám Nhiều trấu sẽ làm tăng hàm lượng chất xơ thô và silic, giảm nồng độ năng lượng của thức ăn, giảm tỷ lệ tiêu hoá Cám gạo có hàm lượng dẫn suất không đạm nhỏ hơn so với hạt hoà thảo, lượng photpho cũng lớn hơn rất nhiều so với canxi, cám gạo có tỷ lệ lipit cao > 13%, lipit trong cám chứa nhiều axit béo không no, tỷ lệ xơ trong cám gạo cao hơn hạt hoà thảo Thành phần hóa học của cám gạo có: 12,9% protein, 86% VCK, 13,6% lipit, 8,6% xơ, 41,4% gluxit, 0,08% caxi, 1,08% photpho Hàm lượng axit amin thiết yếu trong cám gạo thấp: Lysine 7,0g, methionine 2,3g, trytophan 1,2g/kg thức ăn (Từ Quang Hiển và cs, 2001)[7]

Nguồn VTM B1 trong cám gạo rất phong phú, ngoài ra còn có vitamin B6

và biotin, 1kg cám gạo có 22mg vitamin B1; 13mg vitamin B6; 0,43 mg biotin, nhưng các vitamin khác lại ít hoặc không có (Vũ Duy Giảng và cs, 1999) [6] Theo Từ Quang Hiển và cs 2001 [7] thì cám gạo có đầy đủ các vitamin nhóm B, đặc biệt là rất giàu vitamin B4 Trong cám gạo có 60mg VTM E; 22,5 mg B1; 1223 mg B4, 29 mg B6 (tính trong 1 kg thức ăn)

Như vậy, cám gạo là thức ăn giàu năng lượng, là nguồn thức ăn rất tốt cho gia súc, gia cầm Nhưng nếu ta sử dụng cám gạo để thay thế một phần quá lớn thức ăn tinh trong khẩu phần sẽ không hoàn toàn cho kết quả tốt

Trang 16

Theo Bùi Đức Lũng và cs, 1995 [11] nghiên cứu về khẩu phần có hai tỷ lệ cám khác nhau cho thấy, nếu tăng cám lên sẽ làm giảm tốc độ tăng trọng Ngoài ra, khô dầu cám cũng được sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi khá tốt Thành phần hoá học của khô dầu cám có: 15% protein thô; 3,6% lipit thô; 11,6%

xơ thô; 34,4% dẫn xuất không đạm, giá trị năng lượng trao đổi là 2900 kcal

* Những điều lưu ý khi sử dụng cám gạo

Khi sử dụng cám gạo trong chăn nuôi cần lưu ý những điểm sau:

+ Lipit trong cám gạo là các axit béo không no, các axit này dễ làm cám

bị hỏng, giảm chất lượng, cám trở nên đắng, khét do mỡ bị oxy hoá Để bảo quản cám tốt và để được lâu ta áp dụng các biện pháp sau: Hấp, trộn với muối, xông khói, ép hết dầu hoặc sấy khô… nhưng tốt nhất là ta sử dụng cám mới xay sát cho chăn nuôi để đạt được hiệu quả tốt nhất

+ Có thể sử dụng cám ở mức cao trong khẩu phần ăn từ 30-70% nhưng phải phối hợp với các thức ăn giàu đạm như: bột cá, cá muối…

+ Có các biện pháp chế biến thích hợp như ủ men, ủ chua, lên men nhẹ, nấu chín… để nâng cao tỷ lệ tiêu hoá thức ăn

+ Khi sử dụng trong hỗn hợp thì cần phải bổ sung thêm canxi Đối với gia súc dạ dày đơn, cho ăn cám quá nhiều sẽ làm giảm tỷ lệ tiêu hoá các thành phần khác trong khẩu phần

+ Tỷ lệ xơ trong cám gạo khá cao, do vậy, cần hạn chế khi phối hợp cám vào khẩu phần của gà, lợn con Nếu dùng tỷ lệ cao sẽ gây ỉa chảy ở lợn con + Lợn vỗ béo ở giai đoạn cuối, ăn nhiều cám sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mỡ và làm nhão mỡ

+ Bò sữa ăn tỷ lệ cám cao sẽ ảnh hưởng tới mỡ sữa Gia súc nhai lại ăn nhiều sẽ bị nghẽn dạ lá sách

+ Cám gạo thường bị ôi khi thời gian dự trữ lâu hơn một tháng Cám có hàm lượng photpho cao, chỉ sử dụng một tỷ lệ nhất định trong khẩu phần còn

Trang 17

thiếu như canxi, axit amin thiết yếu là lysine và trytophan bằng cách phối hợp với những thức ăn giàu axit amin như: bột cá, khô dầu đỗ tương, khô dầu lạc hoặc bổ sung axit amin tổng hợp

1.1.1.2 Ngô

Ngô là thức ăn giàu năng lượng và là nguyên liệu thức ăn chính (chiếm 50-70%) trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm Chính vì vậy, việc xác định thành phần hoá học của ngô là rất quan trọng, giúp cho các nhà chăn nuôi phối hợp được khẩu phần ăn tối ưu cho vật nuôi

Theo số liệu báo cáo của (Hội đồng Hạt cốc Hoa Kỳ, 1996) [44] ngô hạt

có 89% VCK; 8,3% protein thô; 0,2% lipit; 0,06% tryptophan

Ở nước ta trồng rất nhiều giống ngô có màu sắc hạt khác nhau như: Vàng, trắng, đỏ Ngô chứa nhiều caroten và các sắc tố khác Ngô chứa khoảng 720-800g tinh bột/kg VCK, hàm lượng xơ thấp 1,5-3,5%, năng lượng trao đổi khoảng 3100-3200 kcal/kg (Viện Chăn nuôi Quốc gia, 2001) [38]

Theo Vũ Duy Giảng và cs, 1999 [6], ngô chứa 65% tinh bột, tỷ lệ lipit từ 6%, chủ yếu là các axit béo chưa no, hàm lượng xơ thấp, hàm lượng protein từ 8-13% (tính theo VCK) Ngô là thức ăn giàu năng lượng, 1kg ngô hạt có 3200-

3-3300 Kcal ME

Hàm lượng protein thô trong ngô biến động nhiều từ 80-120 g/kg VCK Tỷ

lệ này phụ thuộc vào từng giống Protein của hạt ngô tồn tại ở hai dạng chính zein

Trang 18

Ngô tương đối nghèo nguyên tố khoáng, hàm lượng canxi là 0,5%; kali 0,45%; mangan 7,3mg; đồng 5,4mg/kg (Vũ Duy Giảng và cs, 1999) [6]

Theo Từ Quang Hiển và cs, 2001 [7] trong ngô chứa 1g Ca; 3g P; 32mg Fe; 26mg Zn; 7mg Mn/kg

Như vậy, ngô là thức ăn nghèo canxi và photpho, nhưng có đầy đủ khoáng vi lượng quan trọng và có hàm lượng tương đối cao, đặc biệt là giàu sắt, kẽm, mangan, các nguyên tố này rất cần cho vật nuôi đang sinh trưởng

Tỷ lệ photpho trong ngô lớn hơn canxi, mà yêu cầu canxi của động vật lại lớn hơn photpho

Hàm lượng chất béo trong hạt ngô khá cao, chiếm 4-6%, chủ yếu tập trung trong mầm ngô

Ngô vàng chứa nhiều sắc tố Cryptoxanthin, sắc tố này có liên quan đến màu sắc của mỡ, thịt, khi vỗ béo gia súc và màu của lòng đỏ trứng gà và da gà Khi cho gia cầm ăn bột ngô vàng, thì da của chúng vàng hơn, lòng đỏ đậm hơn làm tăng giá trị của chúng, do vậy, mang lại hiệu quả kinh tế cao (Bùi Đức Lũng và cs, 1995) [11] Khi vỗ béo gia súc, gia cầm bằng bột ngô cũng làm cho sữa và mỡ của gia súc có màu đặc trưng, được người tiêu dùng khá ưa chuộng Ngoài ra, ngô còn chứa nhiều vitamin E nhưng ít vitamin D và vitamin nhóm B (Viện Chăn nuôi Quốc gia, 2001) [38]; (Vũ Duy Giảng và cs,1999) [6]

* Khi sử dụng ngô làm thức ăn chăn nuôi cần lưu ý một số điểm sau:

- Ngô sản xuất có thời vụ nên phải dự trữ để có nguồn sử dụng liên tục, ngô đưa vào bảo quản phải là ngô hạt thật khô (hàm lượng nước < 13%) để tránh nấm mốc phát triển (nấm độc Aspergillus flavus thường xuất hiện trên ngô trong điều kiện nóng ẩm)

Ngô thường thu hoạch vào vụ mưa nếu không phơi sấy ngay ngô dễ nhiễm nấm độc nặng rất nguy hiểm nếu sử dụng làm thức ăn gia súc Trong quá trình bảo quản, ngô rất dễ bị sâu mọt Trong sản xuất quy mô lớn, muốn

Trang 19

có ngô tốt phải có lò sấy và kho tàng bảo quản đúng quy cách và tiêu chuẩn

kỹ thuật (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2002) [9]

Ngô thiếu một số axit amin thiết yếu như: Lysine và tryptopan, là 2 axit amin hạn chế của ngô khi dùng để chăn nuôi Do đó, khi sử dụng ngô trong khẩu phần cần bổ sung 2 axit amin này Dùng ngô làm thức ăn chính thường gây hiện tượng mỡ nhão ở lợn (Bùi Đức Lũng và cs, 1995) [11]

Bột ngô khó bảo quản hơn vì chất béo dễ bị oxy hoá, làm giảm giá trị dinh dưỡng, do vậy, cần phải làm tốt công tác bảo quản hạt bằng cách phơi, sấy thật khô và cất giữ ở những nơi khô ráo, tránh ẩm mốc, mối mọt

Tỷ lệ photpho trong ngô lớn hơn canxi, vì vậy, cần phải bổ sung thêm canxi vào khẩu phần ăn cho vật nuôi

Tóm lại: Khi sử dụng ngô để phối hợp khẩu phần hoặc sản xuất thức ăn hỗn hợp cần phải bổ sung các axit amin thiết yếu từ các nguồn khác nhau như: bột cá, khô dầu đỗ tương, khô dầu lạc,… và bổ sung thêm lượng canxi, photpho cho phù hợp với nhu cầu của từng loại vật nuôi

1.1.1.3 Đỗ tương

Đỗ tương là thức ăn giàu protein, hàm lượng protein khá cao thường chiếm 30-40% Tỷ lệ 3 loại axit amin quan trọng là lysine, methionine, trytophan cũng rất cao và có đủ các axit amin trong thành phần

Theo Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, 2002 [8] thì đỗ tương có 87% VCK; 37,4% protein; 18,0% lipit; 5,0% xơ; 22,0% gluxit; 0,23% canxi; 0,53% photpho; hàm lượng axit amin thiết yếu, lysine 2,1%; methionie 4,0%; trytophan 3,6%, các axit amin khá đầy đủ và cân đối

Khi đỗ tương đã chiết xuất thì tỷ lệ protein cao hơn (44-48%), chất béo chỉ còn lại 2-3%, tỷ lệ axit amin tăng lên, do vậy, có thể dùng nhiều hơn cho gia súc, gia cầm Theo kết quả nghiên cứu của Viện Chăn nuôi Quốc gia,

2001 [38], đỗ tương có 88,9% VCK; 37,02% protein thô; 16,30% lipit thô;

Trang 20

6,39% xơ; 4,91% khoáng tổng số; 23,87% DXKĐ; 0,29% Ca; 0,56% P, giá trị năng lượng trao đổi 3800 Kcal/kg

Đỗ tương hạt đã qua xử lý có: 90% VCK; 35,2% protein thô; 81% lysine; 75% trytophan (Hội đồng Hạt cốc Hoa kỳ, 1996) [44]

Đỗ tương giàu lysine khi phối hợp với thức ăn nghèo lysine như hạt hoà thảo sẽ tạo ra sự cân bằng lysine Đỗ tương có hàm lượng khoáng vi lượng khá cao và đầy đủ, đặc biệt là Fe: 200-370 mg/kg Giá trị sinh học của protein đỗ tương gần với protein động vật Đỗ tương giàu axit amin không thay thế, nhất

là lysine, cystine, đây là 2 loại axit amin thường bị thiếu trong thức ăn có nguồn gốc thực vật, nhưng methionine là axit amin hạn chế thứ nhất Trong hạt

đỗ tương có một số chất kích thích, chất ức chế bao gồm các chất gây dị ứng, chất gây bướu cổ, chất chống đông Đặc biệt về mặt dinh dưỡng, trong đỗ tương có chất ức chế men trypsin, chymotrypsin, hemoglutinin, saponin, ureaza, lipoxydaza… sự có mặt của những chất này đã làm giảm giá trị sinh học của protein đỗ tương, giảm khả năng tiêu hoá của protit, nhưng chúng có thể phá huỷ bởi nhiệt độ, nên khi sử dụng đỗ tương làm thức ăn cho gia súc nhất thiết phải xử lý nhiệt để phân huỷ và làm làm mất hiệu lực của các độc tố như chất kháng trypsin, hemoglutinin, saponin, ureaza…

Đỗ tương giàu Ca, P hơn so với hạt hoà thảo nhưng nghèo VTM nhóm

B, nên khi sử dụng cần bổ sung VTM nhóm B Trong thực tiễn nuôi dưỡng nếu chỉ cho con vật ăn protein đỗ tương mà không bổ sung thêm các chất trên, đối với gà mái đẻ giảm tỷ lệ ấp nở, gà con nở ra yếu Đối với lợn nái đẻ con

sẽ rất yếu, sinh trưởng chậm (do lợn mẹ bị giảm sản lượng sữa) Lợn mẹ động dục không đều đặn, dễ mắc bệnh liệt chân Trong công nghiệp, đỗ tương được

sử dụng để ép dầu, những sản phẩm phụ là khô dầu đỗ tương khi ép dầu đỗ tương đã được xử lý nhiệt, nên hầu hết các độc tố của đỗ tương đã bị phân huỷ hoặc mất hiệu lực, do đó, làm tăng khả năng tiêu hoá và hấp thụ protein

Trang 21

của gia súc Khô dầu đỗ tương được sản xuất theo phương pháp chiết ly, thường có hàm lượng protein cao hơn và có hàm lượng chất béo thấp hơn so với khô dầu đỗ tương sản xuất theo phương pháp ép cơ học

Tóm lại: Đỗ tương và phụ phẩm của chúng có nguồn protein thực vật lý tưởng có thể thay thế cho nguồn protein động vật, trong chăn nuôi nên sử dụng rộng rãi cho vật nuôi

* Khi sử dụng đỗ tương trong chăn nuôi cần chú ý một số điểm sau:

- Trong đỗ tương có một số chất ức chế bao gồm các chất gây dị ứng, gây bướu cổ, chất chống đông Đặc biệt, về mặt dinh dưỡng trong đỗ tương có chất khoáng trypsin và chymotrypsin làm giảm khả năng tiêu hoá protein, những chất này có thể bị phá huỷ bởi nhiệt độ (Vũ Duy Giảng, 1999) [6], do vậy, cần phải xử lý bằng nhiệt trước khi sử dụng như: Rang, sấy khô, nấu chín… không sử dụng đỗ tương sống làm thức ăn cho gia súc

Robest A.Swech, 1994 [55] cho rằng, chất độc chính trong đỗ tương là: + Trysininhibitor bản chất protein thực vật, chúng bao bọc và ức chế men trypsin và chymotrypsin làm cho quá trình tiêu hoá protein bị giảm và tuyến tuỵ bị sưng do phải tiết nhiều dịch Chất độc này bị phá huỷ bởi nhiệt độ cao + Lectine và hemaglutinine là loại protein gây kết dính hồng cầu và sẽ rất độc nếu tiêm cho gia súc ở dạng đậm đặc Nó bị phá huỷ ở nhiệt độ cao

+ Saponins là glucozides đắng gây dị ứng màng nhầy và nhiều ảnh hưởng khác như tăng tiết cholestezol, giảm sinh trưởng, nhưng hàm lượng của

nó nhỏ không gây độc khi sử dụng đỗ tương

+ Allergic là các yếu tố gây dị ứng ở người và gia súc, có chứa protein là glycinin và conglycinin độc với động vật non, đặc biệt đối với lợn con, nó bền vững ở nhiệt độ cao, nhưng lại ít ảnh hưởng đến gia cầm cho nên phải phối hợp tỷ lệ đỗ tương thích hợp trong khầu phần cho lợn con

Trang 22

+ Những yếu tố kết dính kim loại: Sự có mặt của các yếu tố này trong hạt

đỗ tương làm cho một số kim loại như: Mangan, kẽm, đồng, sắt trở nên khó hấp thụ bởi sự tạo thành một chất phức hợp với protein và axit phytic

+ Sản phẩm phụ của đỗ tương là khô dầu cũng là nguồn thức ăn protein

lý tưởng Trong thành phần của nó giàu lysine nên khi phối hợp với thức ăn hạt hoà thảo sẽ tạo nên cân bằng lysine Khi ép dầu đỗ tương đã qua xử lý nhiệt hầu hết các độc tố bị phá huỷ, nên chúng không còn ảnh hưởng tới vật nuôi Đây là thức ăn lý tưởng cho gà con, lợn con theo mẹ, lợn con cai sữa (Bùi Đức Lũng và cs, 1995) [12]; (Từ Quang Hiển và cs, 2001) [7]

Trong khô dầu đỗ tương cũng có chất kháng men trypsin gây ảnh hưởng xấu đến tiêu hoá, men này bị tiêu huỷ diệt hoàn toàn nếu khô dầu được xử lý hoàn toàn bằng nhiệt độ cao, nhưng nếu xử lý ở nhiệt độ quá cao hoặc kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới tiêu hoá lysine và các axit amin khác (Từ Quang Hiển và

cs, 2001) [7]

- Khi sử dụng đỗ tương, trước khi làm thức ăn hỗn hợp phải xử lý nhiệt, bằng cách: Rang, hấp, sấy ở nhiệt độ cao để phá huỷ các chất độc, sau đó sử dụng thì sẽ an toàn (Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, 1995) [12]

Cho đến nay, người ta đã khẳng định tất cả các yếu tố có hại kể trên đều

bị khử độc tính khi chế biến ở nhiệt độ cao (100-1350C) Do đó, đỗ tương thường được chế biến theo hai phương pháp: Đỗ tương nguyên dầu (hấp chín, rang, sấy, ép đùn và giãn nở) và chế biến khô dầu đỗ tương Tuy nhiên, nếu chế biến quá lửa (trên 1400C) sẽ gây ra phản ứng giữa cacbonhydrat với các nhóm amin tự do của protein, nhất là với các nhóm amin các axit amin không thay thế như: lysine, arginine histidine và trytophan (phản ứng milard) tạo ra các hợp chất khó tiêu, làm giảm tỷ lệ tiêu hoá của các axit amin không thay thế kể trên Vì vậy, điều chỉnh nhiệt độ hợp lý trong chế biến thức ăn giàu protein là rất quan trọng vì hạn chế được phản ứng milard

Trang 23

- Trong đỗ tương, lượng methionine thấp hơn nhiều so với protein động vật, cho nên trong khẩu phần có nhiều đỗ tương, phải cân đối methionine bằng cách bổ sung methionine tổng hợp Ngoài ra còn bổ sung các VTM B12, B16… Bảo quản đỗ tương ở nơi khô ráo Nếu bột hoặc hạt, khô dầu bị ẩm mốc

sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng, có mùi khó chịu, gia súc, gia cầm không thích

ăn hoặc sinh bệnh đường tiêu hoá

Củ sắn có nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có thành phần chủ yếu là tinh bột Tỷ lệ nước trong củ sắn là 71,9%; bột đường 23,8%; protein 1,4%; lipit 0,5%; xơ 1,7% Trong 1kg sắn tươi có 0,34% đơn vị thức ăn, 6g protein tiêu hoá Trong 1 kg bột khô có 1,17 đơn vị thức ăn, 21g protein tiêu hoá (Từ Quang Hiển và cs, 2001) [7]

Theo Vũ Duy Giảng và cs, 1999 [6], trong sắn tươi có 65% là nước, 35% VCK (trong đó có 70% là tinh bột), nghèo khoáng, chứa 2 - 4% protein, hàm lượng methionine rất thấp

Trong củ sắn chứa 70 - 72% là nước; 1,4 - 2% là protein thô; 0,5% chất béo; 1,7% xơ; 23,8% DXKĐ; 0,7% chất khoáng Hàm lượng protein thô trong sắn biến đổi rất lớn từ 1 - 6% (Bùi Đức Lũng và cs, 1995) [11]

Trung bình trong 1kg chất khô của sắn có 22 - 28g protein; 3 - 4g chất béo; 650g tinh bột trong sắn ngọt và 850g tinh bột trong sắn đắng (Bùi Đức Lũng và cs, 1995) [11]

Trang 24

Theo Nguyễn Bích Ngọc, 2000 [17], thành phần của củ sắn vàng tươi có 63,18% nước; 0,61% protein; 0,2% lipit; 34,2% tinh bột; 0,83% khoáng Trong sắn chứa nhiều vitamin nhóm B như: B1, B2…

Ngoài củ sắn thì lá sắn và bã sắn cũng được sử dụng làm nguồn thức ăn cho chăn nuôi với đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của vật nuôi

Thành phần hoá học của sắn khô có: 13,2% nước; 1,04% protein; 0,35% lipit; 81,2% gluxit; 3,45% xơ (Nguyễn Bích Ngọc, 2000) [17]

Sắn chứa rất ít methionime và cystine, đó có thể là nguyên nhân làm cho giá trị dinh dưỡng của protein trong sắn thấp (Bùi Đức Lũng và cs, 1995) [11] Theo số liệu của Hội đồng Hạt cốc Hoa Kỳ, 1996, [44] thì sắn ở dạng bột khô có 88% VCK; 3,3% protein thô; 0,12% lysine; 0,04% tryptophan

Qua những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy các giống sắn của Việt Nam có hàm lượng tinh bột cao hơn những giống sắn đang trồng trên thế giới, tỷ lệ tinh bột thường lớn hơn 70% Tinh bột sắn ở Việt Nam có

độ mịn cao (Nguyễn Bích Ngọc, 2000) [17]

* Những lưu ý khi sử dụng sắn làm thức ăn chăn nuôi

Trong sắn chứa độc tố là axit xyanhydric (HCN) Đối với người, lượng HCN gây độc là 1,5 mg/kg thể trọng Ví dụ: Một người nặng 60 kg ăn sắn với

80 mg HCN có hiện tượng say sắn (Nguyễn Bích Ngọc, 2000) [16]

Theo nghiên cứu của Viện Chăn nuôi Quốc gia thì HCN gây độc hại cho gia súc Thức ăn có chứa HCN với hàm lượng thấp sẽ làm cho gia súc chậm lớn, kém sinh sản, còn với hàm lượng cao sẽ làm cho gia súc chết đột ngột

Củ sắn tươi có tác dụng cho quá trình lên men dạ cỏ Nếu dùng cho lợn và gia cầm chỉ nên cho ăn tỷ lệ thích hợp trong khẩu phần, thường 20-30%

Để giảm độc tố có trong sắn: Khi sử dụng người chăn nuôi phải bóc vỏ,

bỏ cuộng, vì lượng HCN tập trung nhiều ở vỏ sắn, ngâm nước thật kỹ trong

Trang 25

24h, rồi mới nấu Trong quá trình nấu cần mở vung cho lượng chất độc còn lại bay hơi hết đối với sắn tươi Cũng có thể sử dụng sắn tươi bằng cách ủ chua, ủ tươi (Nguyễn Bích Ngọc, 2000) [17]

Theo Phạm Sĩ Tiệp, 1999 [30], củ sắn chưa bóc vỏ có hàm lượng độc tố luôn luôn cao hơn và thời gian phơi khô cao hơn củ sắn đã bóc vỏ Trong các phương pháp xử lý bề mặt lát cắt thì phương pháp thái lát - ngâm nước vôi 0,5% trong ½ ngày có tác dụng khử độc tố HCN hiệu quả hơn cả Lượng HCN sau khi chế biến bằng phương pháp này có thể giảm từ 78,2% (sắn dù) đến 86,67% (sắn chuối đỏ) Phương pháp chần nước sôi (sắn trụng) hiệu quả khử độc tố HCN cao nhất nhưng đòi hỏi thời gian và chế biến phức tạp hơn, giá thành 1 kg sắn chế biến cao hơn, không phù hợp với chế biến công nghiệp ngày nay

Để bảo quản được lâu và giảm HCN, người ta có thể sấy khô ở 800C, hoặc phơi khô Sắn phải được thái lát, rửa sạch rồi ngâm nước sau đó mới phơi khô, sắn khô tốt nhất phải có màu trắng, giữ được mùi thơm

1.1.2 Thành phần dinh dưỡng và vai trò của các loại thức ăn đối với sinh trưởng của gia súc, gia cầm

1.1.2.1 Vai trò của Protein

Theo Grigorev, 1981 [43]: Protein là thành phần cấu trúc quan trọng nhất trong cơ thể gia cầm, là nguyên liệu chính tham gia cấu tạo nên các tế bào sống Trong cơ thể gia cầm, protein chiếm 1/5 khối lượng cơ thể, 1/7-1/8 khối lượng trứng Chính vì vậy, không có một chất dinh dưỡng nào có thể thay thế được vai trò của nó Ngoài ra, nó còn tham gia cấu tạo nên tế bào sinh dục, tinh trùng và trứng, để truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ sau

Protein là thành phần cơ bản của các sản phẩm gia súc, gia cầm như: Thịt, trứng, sữa, nếu cung cấp thiếu protein trong khẩu phần ăn thì không thể thu được năng suất sản phẩm chăn nuôi cao Protein của thức ăn được vật

Trang 26

nuôi hấp thu và chuyển hoá thành protein của cơ thể vật nuôi và các sản phẩm của chúng Trong thành phần protein luôn chứa Nitơ (16,5%) và các nguyên

tố khác như O2 hoặc cacbon và các nguyên tố đa vi lượng (Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận và cs 1995) [12]

Protein trong cơ thể động vật còn là nguồn nguyên liệu chính để tạo nên

tế bào, các men sinh học, các hoocmon, kháng thể, vì khi oxy hoá 1g protein cho 4,1 kcal, protein giữ vai trò là chất đệm để duy trì độ toan kiềm trong máu Động vật nói chung không thể tự tổng hợp được protein từ lipit, gluxit…

mà phải lấy protein từ thức ăn để tổng hợp nên protein của cơ thể

Giá trị dinh dưỡng của protein phụ thuộc vào sự có mặt của hàm lượng các axit amin trong khẩu phần ăn, khi khẩu phần không đầy đủ và thiếu cân đối các axit amin thì hiệu quả sử dụng protein thấp, đặc biệt là các axit amin thiết yếu không thể thay thế được như methionin, tryptophan, lysine Giá trị sinh học của axit amin: axit amin làm nguyên liệu đầu tiên để xây dựng các phân tử protein, để cấu tạo nên thành phần của cơ, xương, gân… Các phân tử protein còn làm nguyên liệu cho việc tổng hợp các chất nội tiết và hoạt chất sinh học khác (theo Lương Đức Phẩm, 1982) [19]

Ngày nay, người ta tìm thấy trong tự nhiên có khoảng 100 loại axit amin, trong đó có 10 axit amin mà cơ thể động vật không tự tổng hợp được, hoặc tổng hợp không đủ cho nhu cầu của cơ thể Chúng được gọi là những axit amin không thay thế

Sự kết hợp của các axit amin theo những cách khác nhau tạo thành nhiều loại Protein khác nhau, nhờ đó mà protein có tính đa dạng đặc thù Theo Fuller H.L 1981 [49] thì protein lý tưởng là protein mà trong nó có sự cân bằng axit amin đạt mức tối ưu so với nhu cầu và được gia súc, gia cầm sử dụng với hiệu quả cao nhất

Trang 27

1.1.2.2 Vai trò của Lipit

Lipit là tên gọi của một nhóm chất hữu cơ có nguồn gốc từ cây trồng và vật nuôi Lipit không tan trong nước, nhưng nó tan trong các dung môi hữu cơ như ete, benzen, axeton… Lipit bao gồm các loại như: Dầu, mỡ… Trong đó

mỡ là quan trọng nhất Một số loại khác cũng giữ vai trò quan trọng trong dinh dưỡng, đồng thời còn có các chức năng sinh lý đặc biệt như Cholesterol

là tiền vitamin D và hoocmon sinh dục Trong cơ thể, lipit là nguồn dự trữ năng lượng (oxi hoá 1g mỡ cho 9,3 cal) là thành phần cấu tạo nên các mô tế bào và tham gia vào các phản ứng trao đổi chất trung gian

Lipit thô: Bao gồm tất cả các hợp chất được hoà tan trong các dung môi hữu cơ Lipit thô chứa nhiều thành phần chất béo khác nhau như mỡ trung tính, axit béo no và axit béo chưa no, photpho lipit… Vì vậy, trong khẩu phần thức ăn cho gia súc nếu chỉ cân đối mỡ thô thì chưa đủ để gia súc sử dụng có hiệu quả nguồn mỡ trong thức ăn Trong công nghiệp chế biến thức ăn gia súc

từ các nguyên liệu và phế phụ phẩm chế biến lương thực, nguồn nguyên liệu này thường nghèo năng lượng, vì vậy, thường sử dụng mỡ bổ sung với tỷ lệ nhất định để làm tăng giá trị của khẩu phần ăn Khi nuôi gà thịt, thường bổ sung từ 3-5% mỡ lợn hoặc dầu thực vật cho khẩu phần, sẽ cho khả năng tăng trọng cao hơn 8-10% so với lô đối chứng (Hoàng Toàn Thắng - 1995) [33]

1.1.2.3 Vai trò của tinh bột

Tinh bột có mặt trong rất nhiều loại cây trồng khác nhau Có thể coi tinh bột như là nguồn Carbonhydrate dự trữ của thực vật, nó tích luỹ chủ yếu ở hạt như: Thóc, ngô, kê (70%); Ở quả như: Táo, chuối ; ở củ và rễ như khoai lang, khoai sọ, sắn (30%) Tinh bột bắt màu xanh với iốt và khi thuỷ phân bằng axit torenzim sẽ chuyển thành Dextrin - maltose, cuối cùng là glucoza Trong hệ thống tiêu hoá của động vật, tinh bột bị thuỷ phân nhờ men amilaza và maltaza kết quả cho glucoza

Trang 28

Tinh bột là thành phần quan trọng trong khẩu phần ăn, nó là nguồn cung cấp năng lượng chính cho gia súc, gia cầm Tinh bột có tỷ lệ tiêu hoá cao, chiếm một tỷ lệ lớn trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm

1.1.2.4 Vai trò của chất xơ (Cellulose)

Cellulose là một cấu trúc phổ biến nhất ở thực vật Nó chiếm khối lượng lớn trong mọi cây trồng và là thành phần chủ yếu cấu tạo nên vách tế bào thực vật Trong thức ăn xanh tự nhiên, cellulose chiếm 30-35% vật chất khô Cellulose là một thành phần quan trọng trong thức ăn của động vật nhai lại và ngựa, chất xơ thô hoàn toàn không có ý nghĩa dinh dưỡng với gà, ngan, vịt, riêng ngỗng có thể tiêu hoá 30% xơ Nhưng trong khẩu phần ăn, tỷ lệ xơ thấp

từ 3-5% có tác dụng tăng cường nhu động tiêu hoá và tạo khuôn phân để hoạt động thải phân của gia súc, gia cầm được diễn ra thuận lợi; một tỷ lệ xơ thích hợp đảm bảo cảm giác no ở vật nuôi, một loại cảm giác quan trọng trong hoạt động tiêu hoá của chúng Đối với loại gia súc nhai lại chất xơ thô là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho hoạt động lên men của hệ vi sinh vật dạ cỏ, khả năng lên men tiêu hoá 40-50% xơ thô trong khẩu phần thành axit béo bay hơi cấp thấp VFA (Voletic Fartor Acide) có ý nghĩa dinh dưỡng đối với cơ thể (Cù Xuân Dần - 1975 [5])

Tuy nhiên, ở lợn và gia cầm tỷ lệ xơ cao trong khẩu phần lại làm giảm tỷ

lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng, sự giảm tỷ lệ tiêu hoá tỷ lệ nghịch với tỷ lệ

xơ thô trong khẩu phần ở gà, vịt, thường trong khẩu phần không quá 5% xơ thô và ở gà đẻ không quá 7% xơ thô trong khẩu phần (Bùi Đức Lũng và cs – 1995) [11] Đối với lợn choai 3-8%, riêng lợn nái tỷ lệ này có thể lên tới 18% Đối với ngựa tỷ lệ xơ trong khẩu phần từ 10-30%

1.1.2.5 Vai trò chất khoáng (Tro thô)

Dựa vào hàm lượng khoáng trong cơ thể gia súc, gia cầm nhiều hay ít mà người ta chia làm 2 loại:

Trang 29

- Khoáng đa lượng bao gồm: Canxi, photpho, natri, clo, magie, lưu huỳnh…

- Khoáng vi lượng bao gồm: Fe, Cu, Zn, Selen, Flo và các chất nguyên

tố khác

a Canxi (Ca) và photpho (P)

Canxi trong đất có tỷ lệ 0,15-0,25%; trong cơ thể có tỷ lệ 0,3-2,0% VCK (cỏ hoà thảo 0,3-0,7%, cỏ họ đậu 1-2% VCK) Tỷ lệ Ca trong cơ thể động vật non khoảng 0,7-1,1%; trong cơ thể động vật trưởng thành khoảng 1,2-1,8%; khoảng 99% tổng số Ca trong cơ thể động vật nằm ở xương, dưới các dạng muối khác nhau Trong tro xương, Ca chiếm 36,5%, một phần nhỏ Ca nằm trong tất cả các mô của cơ thể động vật và trong dịch thể Hàm lượng Ca (mg/1kg) trong các bộ phận như sau: Cơ 50-150, gan 100-150, lách 100-150, thận 50-250, tim 100-280, mô thần kinh 80-240 Hàm lượng Ca trong máu và trong huyết thanh (mg%) của gia súc, gia cầm như sau: bò 6,5-7 (máu) và 9-

12 (huyết thanh); bê 7 và 9-12, cừu 6 và 10-12, lợn 6 và 10-12, gà mái 8-30

và 10-40 Khi thiếu canxi trong thức ăn dẫn tới canxi trong huyết thanh giảm đáng kể (theo Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngôn Thị Hoán, 2001) [7]

- Vai trò sinh học

Canxi cùng photpho là 2 nguyên tố chính cấu tạo xương ở các mô mềm

và dịch tổ chức, có tới 50% canxi ở dạng ion Các ion canxi này tham gia duy trì hưng phấn bình thường của hệ thần kinh, tham gia điều hoà hoạt động của tim, liên quan đến quá trình đông máu

Trao đổi canxi trong cơ thể động vật gắn liền với hoạt động của tuyến giáp trạng và cận giáp, khi canxi trong máu giảm, tuyến cận giáp kích thích huy động canxi chuyển từ máu vào xương Còn canxi trong máu cao thì hoocmon tuyến giáp ức chế việc huy động canxi từ xương vào máu, canxi được tích luỹ ở xương Nếu thiếu canxi động vật sẽ bị còi xương, mềm xốp

Trang 30

xương, giảm tính thèm ăn, gia súc non sinh trưởng chậm, gia súc sinh sản cho trứng sữa giảm, giảm số trứng rụng, giảm tỷ lệ đẻ con ra nuôi sống, ở gia cầm làm giảm tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ trứng ấp nở

- Nhu cầu canxi của vật nuôi

Nếu khẩu phần ăn đủ VTM D và tỷ lệ canxi, Photpho cân đối thì nhu cầu canxi của gia súc, gia cầm như sau: (g/1kg VCK thức ăn) bò chửa, bò tiết sữa

là 2,4-4; cừu lớn 4-7; cừu non 5-8; lợn nái 5-6; lợn thịt 6-9; gà mái 35-42; gà thịt 9-10 Nguồn bổ sung canxi là bột đá vôi CaCO3 (hạt mịn 0,1-0,2 mm), bột CaCl2, dicanxiphotphat (CaHPO4)

b Photpho

* Photpho trong đất, trong thức ăn và trong cơ thể gia súc, gia cầm:

Photpho trong đất thường thiếu nên cần bón phân cho đất, hàm lượng P trong thực vật dao động từ 1,5-4g/1kg VCK, hạt hoà thảo có hàm lượng P cao

và ổn định từ 3,5-4,5g/kg VCK Đại bộ phận P ở thực vật, ở vật chất hữu cơ,

có 50-70% ở dạng liên kết dễ hoà tan, 20-30% ở dạng photpholipit, phot pho protein, axit nucleic và 8-12% ở dạng khoáng photpho Tỷ lệ P trong động vật non là 0,4-0,6%, động vật trưởng thành 0,7-0,9% Tỷ lệ Ca/P (2/1) trong xương hầu như không đổi Trong mô mềm, lượng P>Ca tới 20 lần Hàm lượng P trong cơ quan của động vật như sau (g/kg): Cơ 1,5-2,5, gan 1,8-2,6, thận 1,0-1,6, lách 3,5-4, trong huyết thanh có 5-7mg

* Vai trò sinh học

Photpho cùng với canxi cấu tạo xương, photpho có trong hàng loạt các chất hữu cơ quan trọng như axit Nuclêic (là chất mang thông tin di truyền) photpho lipit, photpho protein, trong nhiều enzym và hệ thống enzym Photpho tham gia quá trình trao đổi chất của một loạt các vật chất hữu cơ như: Hydratcacbon, protein, lipit, trao đổi năng lượng…

Trang 31

- Nhu cầu Photpho của động vật

Động vật non, gia súc cái chửa kỳ 2 và nuôi con cần nhiều P Trong điều kiện bình thường nhu cầu P của động vật như sau (g/kg VCK thức ăn): bò lớn, cừu 2-3; bò, cừu chửa và cho sữa 3-4,5, bò choai cừu tơ 3-5, lợn nái 3,5-5, lợn con dưới 2 tháng tuổi 7-5,5, trên 2 tháng tuổi 5-4,5; gà mái, gà thịt 6,5-8 Nguồn bổ sung cho động vật dạ dày đơn và gia cầm tốt nhất là mono, di

và tricanxiphotphat, cho động vật nhai lại là mono và tricanxiphotphat

Như vậy, việc phân tích thành phần hoá học của các loại thức ăn sẵn có tại địa phương là vô cùng quan trọng, để chúng ta có thể phối chế được thức

ăn hỗn hợp phù hợp với từng vật nuôi theo giống, giai đoạn phát triển của chúng giảm được chi phí thức ăn, hạ giá thành sản phẩm

1.2 Một số đặc điểm của giống gà Lương Phượng

Gà Lương Phượng có nguồn gốc từ Trung Quốc, là giống lai tạo giữa giống gà nội của Trung Quốc với gà nhập ngoại, nhập vào nước ta sau năm

1997, giống gà này dễ nuôi, có tính thích nghi cao với mọi điều kiện chăn nuôi như: Nuôi nhốt (nuôi công nghiệp), chăn thả, bán chăn thả Gà có thân hình chắc, thịt ngon, lông có hai màu chính: vằn sọc dưa và màu vàng rơm; con trống có lông màu cánh dán, mào cờ; mỏ, da, chân màu vàng Khối lượng

cơ thể gà lúc 9 tuần tuổi trung bình đạt 1,55kg Sản lượng trứng 177 quả/năm

đẻ Gà có sức kháng bệnh tốt

Vũ Ngọc Sơn, Nguyễn Huy Đạt, Trần Long (1998) [23], khi nghiên cứu

về gà Lương Phượng cho biết: Gà có tỷ lệ nuôi sống đạt 90-95% và ít mắc bệnh hơn so với gà công nghiệp, nuôi tập trung sử dụng thức ăn tốt, sau 90 ngày tuổi gà trống đạt 2700g, gà mái 2000g, chi phí thức ăn 2,5-2,6kg thức ăn/1kg tăng khối lượng Nuôi chăn thả 100-120 ngày bình quân khối lượng gà đạt 2100-2300g

Trang 32

Nguyễn Đăng Vang (2000) [36], cho biết thêm, gà trống Lương Phượng

có màu vàng tía, gà mái có màu vàng xám Da, mỏ, chân gà Lương Phượng

có màu vàng Gà thương phẩm ở 12 tuần tuổi có khối lượng cơ thể con trống 1850g, con mái 1680g, tỷ lệ nuôi sống đạt 96,5%

Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Lương Phượng Hoa Trung Quốc: Trần Công Xuân và cs (1999)[35], cho biết: Gà thương phẩm có khả năng cho thịt cao, khối lượng cơ thể lúc 10 tuần tuổi CT1 đạt 1788,4g, CT2 đạt 1822,65g, tiêu tốn 2,64-2,68kg thức ăn/1kg tăng khối lượng, chỉ số sản xuất ở 8-10 tuần tuổi 96,81-108,04 thành phần hoá học của thịt tương đương với gà nội, tỷ lệ nuôi sống cao 98%

Theo Nguyễn Quế Côi và cs (2001) [3], cho biết gà Lương Phượng nuôi tại Trại thực nghiệm An Khánh lúc mới 12 tuần tuổi đạt khối lượng 2800,7g ở con trống và ở con mái 1900,5g, tỷ lệ nuôi sống đạt 96-98,5%, tỷ lệ thân thịt

là 72,28% ở con trống, 71,91% ở con mái

1.3 Thông tin về chế phẩm Pharselenzym

Chế phẩm Pharselenzym do công ty TNHH Thuốc Thú y Việt Nam (Pharmavet co Ltd) sản xuất Đây là công ty có uy tín trên thị trường, không chỉ bởi sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao, tiêu thụ mạnh mà do công ty còn có nhiều hoạt động phổ biến kiến thức về phòng chống bệnh cho gia súc, gia cầm đến với bà con chăn nuôi Năm 2008, công ty đã cho ra đời chế phẩm Pharselenzym nhằm phục vụ cho công tác chăn nuôi, đáp ứng những tiến bộ của nền nông nghiệp Chế phẩm Pharselenzym được sản xuất dưới dạng bột, màu trắng, mùi thơm ngon được khuyến cáo sử dụng với tất cả các loài vật nuôi với liều lượng là 1g/5kg thể trọng

Trong 1 kg thành phẩm có:

Lactobacillus acidophilus: 109-1010 CFU

Selen hữu cơ: 25.000 mcg

Trang 33

- Cải thiện nâng cao chất lượng thịt

1.3.1 Những hiểu biết chung về selen và vai trò của nó đối với cơ thể vật nuôi

Từ thế kỷ XVIII, đã có những tài liệu bổ sung muối ăn cho vật nuôi nhưng đến thế kỷ XX mới có những công trình về chất khoáng Nhờ có những tiến bộ về kỹ thuật phân tích chất khoáng như: Quang phổ, huỳnh quang, phân tích hoá học ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu sâu hơn và toàn diện hơn về vai trò của chất khoáng đối với gia súc, gia cầm

Selen là một nguyên tố được Berzélius phát hiện vào năm 1817 Trong từ điển hoá học Anh-Việt (2000) [26], định nghĩa về selen: Selen là nguyên tố phi kim rất độc trong nhóm VI, nguyên tử số 34, màu sáng thép, tan trong Cacbondisunfua, không tan trong nước và cồn, dùng trong phân tích, luyện kim

và các bin quang điện, như chất ổn định dầu bôi trơn và hoá chất trung gian Trong thiên nhiên rất hiếm thấy selen ở dạng nguyên tố khoáng vật của

nó, thường ở chung với quặng sunfua và được điều chế từ bùn anot (Lê Mậu Quyền, 2004) [20]

Trang 34

Với những hợp chất hữu cơ của lưu huỳnh, selen có thể thay thế vị trí của lưu huỳnh trong hợp chất đó, cho những hợp chất tương tự của selen như: Thioure và selenoure, xystein và selenoxystein, methionin và selenomethionin

1.3.1.1 Vai trò của selen

Selen được xác định là một nguyên tố vi lượng không thể thiếu cho sự sống Selen, đặc biệt là nhóm (- S - SeH) được coi là nhóm hoạt động của nhiều men trong cơ thể Nó còn là thành phần trong CoenzymA và trong nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao (Dẫn theo Đàm Trung Bảo và cs, 1983) [1]

Jeal Paul Cortay Josette Lyon (2003) [45] chỉ ra rằng: Phát hiện ra vai trò của selen trong quá trình chống lại các gốc tự do, khiến nó trở thành ngôi sao mới cho nhu cầu bổ sung muối khoáng Tuy nhiên, trên nguyên tắc nó vẫn có trong danh sách các chất độc (Điều này chỉ xảy ra khi sử dụng liều cách xa liều chỉ dẫn)

Năm 1971, vai trò của selen trong glutathion peroxydaza được phát hiện, đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong lịch sử y học thế giới

Năm 1996, nghiên cứu tiếp diễn chỉ ra mối tương quan thực sự giữa nhu cầu bổ sung selen và ngăn ngừa bệnh ung thư ở người

Phạm Thiệp, Vũ Ngọc Thuý (2008) [25], trích dẫn: Selen là một nguyên

tố vô cơ siêu vi lượng, vai trò chủ yếu của Selen chính là Coenzym của Glutathion peroxydaza, là chất chống oxy hoá, giữ vai trò chủ chốt bảo vệ cơ thể, chống lại tác hại của gốc oxy tự do

Selen đầu tiên là chất khử độc Nó có khả năng liên kết với các kim loại nặng như: Hg, Cu, As và đào thải chúng ra nước tiểu Selen cũng bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của Cadimi, chì, bạc

Ngoài ra, bằng cách hợp tác với Glutathion peroxydaza, selen góp phần giảm độc tính của nhiều chất khác

Trang 35

Theo Jeal Pau Cortay Josette Lyon (2003) [45], sự tham gia của selen vào hoạt động của men Glutathion peroxydaza khiến nó trở nên có vai trò sáng chói:

GPX

2GSH + H2O2 → GSSG + 2 H2O

Như vậy, enzym này trung hoà nước có oxy (Peroxit) trước khi tạo thành các gốc tự do có hại Nó cũng là enzym duy nhất có khả năng tái sử dụng axit béo hư hỏng do các gốc tự do, đặc biệt ở màng ngoài tế bào Từ các axit béo

bị oxy hoá này mà các chất trung gian của viêm, dị ứng được tạo thành Do

đó, selen cũng có vai trò hoạt động thay thế thể dịch của máu và đáp ứng phản ứng miễn dịch Trong những chức năng chống viêm, nó có tác dụng hiệp đồng với glutation, vitamin E, các axit béo không no

Ngoài việc tham gia vào hệ thống men của cơ thể, selen còn đảm bảo cho việc tổng hợp collagen, sự toàn vẹn của cơ, hồng cầu keratin, tham gia tổng hợp ADN và ARN

Selen là một chất có trong hệ vận chuyển điện tử trong hô hấp tế bào đặc biệt là Cytochrom C (Mac-connell, 1962), (dẫn theo Đàm Trung Bảo và cs, 1983)[1]; Khi cơ thể thiếu selen không thể tổng hợp được vitamin C

Những công trình của Schmidt (1979) và Van Rij (1979) đã chứng minh 10% tổng lượng selen trong máu nằm trong men Glutathion peroxydaza Rea (1979) cũng đã nghiên cứu quan hệ giữa phần selen và hoạt tính của men Glutathion peroxydaza và đi đến kết luận như sau: Khẩu phần selen trong thức ăn có thể đạt tới hàm lượng selen trong huyết thanh là 140 µg/l thì khẩu phần ăn phải đạt từ 100-200 µg Selen/ngày

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cung cấp tối đa selen sẽ làm giảm tần số của bệnh tim và ung thư ở người Bởi vì, mức selen ảnh hưởng tới mức oxy

Trang 36

hoá, vì vậy nó liên quan chặt chẽ tới hệ miễn dịch (Bách khoa toàn thư Internet) [2]

Một nghiên cứu mới ở Đại học bang Ozegon đã phát hiện ra rằng: Công

cụ sinh hoá cho phép hoạt hoá các hooc môn tuyến giáp cũng lệ thuộc vào selen Selen có chức năng trong đồng hoá Thyroid

1.3.1.2 Nhu cầu selen của vật nuôi

Hàm lượng selen trong cơ thể súc vật cũng như trong cơ thể con người không thật ổn định, nó chỉ giao động trong một giới hạn nhỏ và có thể thay đổi

ít nhiều tuỳ vào khẩu phần selen Đối với súc vật nuôi hàm lượng này có thể từ 0,1 - 1 mg/kg

Các thức ăn hỗn hợp trước đây không bắt buộc phải có nhiều tiêu chuẩn

về bổ sung selen trong khẩu phần cho gia súc Hơn nữa, quy trình chế biến, vận chuyển, dự trữ thức ăn có sự hao hụt một số thành phần dinh dưỡng đặc biệt là khoáng và vitamin

Có nhiều công trình nghiên cứu về nhu cầu selen của vật nuôi, trong đó phải kể đến công trình nghiên cứu của Arnold (1972) trên gà, của Tilop (1969) trên lợn, của Pirop và Tilop (1969) trên bò, của Allsop và Millar (1972) trên chuột cống trắng

Cơ thể gia cầm khi thiếu hụt selen có các biểu hiện như sau: Cơ bị trắng,

cơ dễ mỏi đau, một số bệnh ở cơ tim (theo Jensen, L.S 1975a

[62]; Jensen, L.S

1975b [63] Có thể bổ sung trong trường hợp cơ thể bị suy dinh dưỡng, sơ gan, đường ruột, viêm khớp, nhiễm khuẩn, bệnh về mắt (Phạm Thiệp, Vũ Ngọc Thúy, 2008) [25]

Tổ chức hợp tác Quốc tế Nhật Bản Jica (2002) [28] cho rằng: Khi thiếu selen, tỷ lệ tăng trọng ở gà giảm Lợn giảm khả năng sinh đẻ và sự di chuyển mất phối hợp Còn ở trâu, bò và cừu thì khả năng sinh đẻ yếu, cơ run rẩy, yếu

ớt, sót nhau, chậm lớn và tiêu chảy kéo dài ở trâu, bò non

Trang 37

Theo Jeal Paul Cortay Josette Lyon (2003) [45] dấu hiệu khi thiếu selen ở thể nhẹ là không đặc biệt Tuy nhiên, nó góp phần làm tổn hại các tế bào quan trọng, cũng như thúc đẩy quá trình lão hoá, biểu hiện tương tự như khi quan sát thiếu VTM E, Caroten và những chất bảo vệ khác trong cơ thể vật nuôi

Nghiên cứu của Nguyễn Phước Tương (1994) [29] , yêu cầu cần bổ sung hàm lượng selen vào khẩu phần ăn hàng ngày của vật nuôi như sau: Với gia súc là 0,1 ppm, còn với gà là 0,25 ppm để phòng bệnh do thiếu selen

Tuy nhiên, không chỉ thiếu selen gây ra bệnh mà khi bổ sung hàm lượng selen thừa cũng gây độc cho người và gia súc Với nghiên cứu vào năm 1966, Deriabin cho biết trong nhiễm độc selen hoạt tính của nhiều men giảm đi trước tiên là những men ảnh hưởng đến hô hấp tế bào, như men Homoserin dehydraza, Sezin dehdraza Ngoài ra, còn nhiều men khác cũng giảm Trúng độc selen còn làm sắc hồng cầu giảm, bạch cầu tăng, nhưng bạch cầu đơn nhân giảm Các triệu chứng ngộ độc bao gồm: Trong hơi thở có mùi hôi của tỏi, rối loạn tiêu hoá, rụng lông, mệt mỏi, tổn thương thần kinh

Như vậy, bổ sung selen vào khẩu phần ăn trong chăn nuôi là hết sức cần thiết nhưng phải đảm bảo đúng liều lượng, nhu cầu của từng đối tượng vật nuôi Cần lưu ý nhu cầu này còn phụ thuộc vào:

+ Khả năng hấp thu selen của từng cá thể

+ Khẩu phần ăn càng nhiều vitamin E càng làm giảm yêu cầu về selen + Chất đạm tương tự như vitamin E cũng làm giảm yêu cầu selen

+ Bản chất hoá học của selen trong thực vật

1.4 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước

1.4.1 Tình hình nghiên cứu dinh dưỡng cho gia cầm

1.4.1.1 Nghiên cứu trong nước

Chi phí thức ăn chiếm tới 70% tổng chi phí trong chăn nuôi, do đó việc

sử dụng hợp lý, có hiệu quả thức ăn có ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng lợi nhuận ngành chăn nuôi Từ những

Trang 38

năm giữa thập kỷ 70 đến 80 trở lại đây, phong trào chăn nuôi ngày càng phát triển, cùng với đó việc nghiên cứu về dinh dưỡng ngày càng được quan tâm Các nhà khoa hoc đã nghiên cứu việc sử dụng protein có nguồn gốc từ thực vật thay thể cho protein có nguồn gốc động vật đã mang lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi Trong đó, protein đậu tương và khô dầu đậu tương được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu nhiều hơn, để thay thế protein động vật

Theo tác giả Lã Văn Kính 1995 [21], tiến hành thí nghiệm thay thế một phần bột cá bằng hạt đỗ tương có cân bằng axit amin cho gà từ 5-8 tuần tuổi với các mức như sau:

Lô 1: 12% bột cá - 8% đậu tương - 19,2% khô đậu tương

Lô 2: 9% bột cá - 11,5% đậu tương - 20,4% khô đậu tương

Lô 3: 5% bột cá - 11% đậu tương - 20% khô đậu tương

Lô 4: 2,5% bột cá - 16% đậu tương - 19,12% khô đậu tương

Kết quả cho thấy, khối lượng trung bình của các lô gà khi kết thúc thí nghiệm không khác nhau nhiều

Theo Bùi Văn Chính và cs 1998 [4], nghiên cứu của Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, 1995 cho biết: Trong khẩu phần ăn của gia cầm non bao gồm khô dầu đậu tương và hạt của cây đậu đỗ khác, thường thiếu methionine - là axit amin giới hạn thứ nhất

Bùi Thị Oanh và cs, 1997 [18], nghiên cứu xác định tỷ lệ protein, lysine, methionine và cystine thích hợp trong thức ăn hỗn hợp của gà Broiler nuôi theo mùa vụ đã rút ra kết luận: Đối với gà trống và gà mái Broiler thì cả mùa đông

và mùa hè đều có thể nuôi bằng thức ăn hỗn hợp có 22-20-18% protein; 1,00-0,90% lysine; 0,52-0,47-0,42% methionine và 0,75-0,68-0,61% met+cys cho 3 giai đoạn nuôi 0-3; 4-6 và trên 7 tuần tuổi Tăng tỷ lệ lysine, methionine

1,10-và cystine trong thức ăn hỗn hợp làm giảm tỷ lệ mỡ bụng của gà Broiler

Theo Trần Quốc Việt và cs, 2001 [37], không có sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng của gà Kabir qua các giai đoạn khi được nuôi dưỡng bằng khẩu phần có mức năng lượng cao và thấp, nhưng có sự khác nhau rõ rệt về tốc độ

Trang 39

sinh trưởng giữa các lô được ăn khẩu phần có các mức lysine tiêu hoá khác nhau thuốc cả 2 nhóm có các mức năng lượng khác nhau

Bùi Đức Lũng và Nguyễn Thị Kim Anh và cs, 1996 [13] khi dùng Methionine và L-Lysine bổ sung và thay thế nguồn protein động vật trong khẩu phần ăn của gà Broiler HV35 đã cho kết quả: Với khẩu phần không chứa protein động vật nhưng được cân bằng protein thô và 2 axit amin trên với tỷ lệ: 0,28-0,32% lysine và 0,12-0,14% methionine đã làm tăng khối lượng so với lô ĐC 7,1-8,9%, chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng thấp hơn so với ĐC là 10% Theo tác giả Lã Văn Kính và cs, 1992 [22] cho biết: Từ 0-4 tuần tuổi, nếu nuôi gà V135 bằng khẩu phần không cân đối axit amin, thì mức protein 24% và tỷ lệ ME/CP là 125-131 cho tốc độ sinh trưởng cao nhất và tiêu tốn thức ăn thấp nhất

DL-Theo Lã Văn Kính, 1995 [21] đã phân tích axit amin của bột cá, đậu tương và khô đỗ tương kết quả phân tích thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.1 Axit amin của đỗ tương - khô đỗ tương, bột cá

Loại axit amin Bột cá 60% Khô dầu đỗ tương Đỗ tương

Trang 40

Theo Bùi Văn Chính và cs, 1998 [4], trong hạt đỗ tương có các độc tố, nên khi dùng đỗ tương làm thức ăn cho vật nuôi phải xử lý nhiệt như rang, hấp ở nhiệt độ cao để phá huỷ các độc tố, sau đó sử dụng sẽ an toàn hơn Ngô là thức ăn giàu năng lượng và là nguyên liệu chính trong khẩu phần

ăn của gia súc, gia cầm Các nghiên cứu về ngô trong chăn nuôi có các tác giả: Bùi Đức Lũng và cs, 1995 [11] cho biết ngô là thức ăn giàu năng lượng

dễ tiêu hoá, lysine và tryptophan là hai axit amin hạn chế của ngô Ngô chứa nhiều vitamin nhóm E, ít vitamin nhóm D và vitamin nhóm B

Viện Chăn nuôi Quốc gia và nhiều nhà khoa học dinh dưỡng khác, đã nghiên cứu thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của hàng nghìn loại thức

ăn cho gia súc, gia cầm Đó là ngân hàng các số liệu khoa học quý báu để chúng ta sử dụng phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi

1.4.1.2 Nghiên cứu ở nước ngoài

Ngành chăn nuôi đã và đang phát triển ở tất cả các nước trên thế giới Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để đảm bảo cho sự sinh trưởng và sản xuất của vật nuôi nói chung và gia cầm nói riêng Chính vì lẽ đó nên đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực dinh dưỡng, với mục đích chung là tìm được nhu cầu tối ưu để có được năng suất tối đa từ vật nuôi Dinh dưỡng gia cầm gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần dinh dưỡng đều có tầm quan trọng và ý nghĩa riêng

Trong chăn nuôi gia cầm, các mức năng lượng trao đổi khác nhau cho khẩu phần có ảnh hưởng lớn tới sự tích luỹ mỡ trong cơ thể gia cầm (Summer,

1978 [57]; Fancher B.T và Jensen L S, 1988 [48]; Baghel R.P.S và Prandhand,

1989 [47])

Kubenna và cộng tác viên, 1972 [52]; Scott, 1982 [56] cho rằng: Việc tăng năng lượng và giảm một chút tỷ lệ protein trong khẩu phần ở giai đoạn

Ngày đăng: 08/10/2014, 11:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đàm Trung Bảo, Đặng Hồng Thuý (1983), Selen trong sinh học, Nxb Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Selen trong sinh học
Tác giả: Đàm Trung Bảo, Đặng Hồng Thuý
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 1983
3. Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Quang Minh (2001), “Khảo sát năng suất của một số tổ hợp lai giữa gà Mía và gà Lương Phượng và con lai (M x LP) x KB”, Báo cáo khoa học, Viện Chăn nuôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát năng suất của một số tổ hợp lai giữa gà Mía và gà Lương Phượng và con lai (M x LP) x KB”, B"áo cáo khoa học
Tác giả: Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Quang Minh
Năm: 2001
4. Bùi Đức Chính, Vũ Duy Giảng, Hoàng Văn Tiến và cộng sự (1998), Thành phần dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phần dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam
Tác giả: Bùi Đức Chính, Vũ Duy Giảng, Hoàng Văn Tiến và cộng sự
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1998
5. Cù Xuân Dần (1975), Sinh Lý Gia Súc, Nxb khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh Lý Gia Súc
Tác giả: Cù Xuân Dần
Nhà XB: Nxb khoa học kỹ thuật Nông nghiệp
Năm: 1975
6. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lƣợng Hồng, Tôn Thất Sơn (1999), Dinh dưỡng và thức ăn gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dinh dưỡng và thức ăn gia súc
Tác giả: Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lƣợng Hồng, Tôn Thất Sơn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1999
7. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngôn Thị Hoán (2001), Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc
Tác giả: Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngôn Thị Hoán
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2001
8. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm (2002), Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Giáo trình cao học), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 129-135 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Giáo trình cao học)
Tác giả: Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2002
9. Hội chăn nuôi Việt Nam (2002), Thức ăn chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thức ăn chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc
Tác giả: Hội chăn nuôi Việt Nam
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2002
10. Lương Lễ Hoàng (2008), Khoẻ vì sinh tố, mạnh vì khoáng tố, Nutifood.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoẻ vì sinh tố, mạnh vì khoáng tố
Tác giả: Lương Lễ Hoàng
Năm: 2008
11. Bùi Đức Lũng, Vũ Duy Giảng, Hoàng Văn Tiến, Bùi Văn Chính (1995), Thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Giáo trình cao học nông nghiệp), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Giáo trình cao học nông nghiệp)
Tác giả: Bùi Đức Lũng, Vũ Duy Giảng, Hoàng Văn Tiến, Bùi Văn Chính
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1995
12. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1995), Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm
Tác giả: Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1995
15. Phạm Thị Huỳnh Mai (2007), Đề tài: “Hoàn chỉnh quy trình phân tích selen, khảo sát selen trong một số thành phần chính và trong máu người ở TP Hồ Chí Minh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn chỉnh quy trình phân tích selen, khảo sát selen trong một số thành phần chính và trong máu người ở TP Hồ Chí Minh
Tác giả: Phạm Thị Huỳnh Mai
Năm: 2007
17. Nguyễn Bích Ngọc (2000), Dinh dưỡng cây thức ăn gia súc, Nxb Văn Hoá Dân Tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dinh dưỡng cây thức ăn gia súc
Tác giả: Nguyễn Bích Ngọc
Nhà XB: Nxb Văn Hoá Dân Tộc
Năm: 2000
19. Lương Đức Phẩm (1982), Axit amin và enzim trong chăn nuôi, Nxb kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Axit amin và enzim trong chăn nuôi
Tác giả: Lương Đức Phẩm
Nhà XB: Nxb kỹ thuật Hà Nội
Năm: 1982
20. Lê Mậu Quyền (2004), Hoá học vô cơ, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoá học vô cơ
Tác giả: Lê Mậu Quyền
Nhà XB: Nxb Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2004
21. Lã Văn Kính (1995), “Xác định mức năng lƣợng, protein, methionine tối ƣu cho gà thịt”, Luận án PTS KH Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định mức năng lƣợng, protein, methionine tối ƣu cho gà thịt”
Tác giả: Lã Văn Kính
Năm: 1995
22. Lã Văn Kính, Dương Thanh Liêm (1992), “Xác định mức protein tốt nhất cho gà Broiler 0-4 tuần tuổi”, Báo cáo tại hội nghị khoa học kỹ thuật Bộ Nông nghiệp tháng 5/1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định mức protein tốt nhất cho gà Broiler 0-4 tuần tuổi”
Tác giả: Lã Văn Kính, Dương Thanh Liêm
Năm: 1992
23. Vũ Ngọc Sơn, Nguyễn Huy Đạt, Trần Long (1998-1999), “Khảo sát một số tính năng sản xuất của giống gà Lương Phượng Hoa tại Hà Tây”, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, Bộ Nông nghiệp và PTNT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số tính năng sản xuất của giống gà Lương Phượng Hoa tại Hà Tây”, "Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
24. Lê Thị Tài, Đoàn Thị Kim Dung, Phương Song Liên (2004), Phòng trị một số bệnh thường gặp trong thú y bằng thuốc nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng trị một số bệnh thường gặp trong thú y bằng thuốc nam
Tác giả: Lê Thị Tài, Đoàn Thị Kim Dung, Phương Song Liên
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2004
25. Phạm Thiệp, Vũ Ngọc Thuý (2008), Thuốc biệt dược và cách sử dụng, Nxb Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuốc biệt dược và cách sử dụng
Tác giả: Phạm Thiệp, Vũ Ngọc Thuý
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2008

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Axit amin của đỗ tương - khô đỗ tương, bột cá  Loại axit amin  Bột cá 60%  Khô dầu đỗ tương  Đỗ tương - nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ có bổ sung chế phẩm sinh học pharselenzym chăn nuôi gà thả vườn tại bắc giang
Bảng 1.1. Axit amin của đỗ tương - khô đỗ tương, bột cá Loại axit amin Bột cá 60% Khô dầu đỗ tương Đỗ tương (Trang 39)
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm - nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ có bổ sung chế phẩm sinh học pharselenzym chăn nuôi gà thả vườn tại bắc giang
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm (Trang 52)
Bảng 2.2. Thành phần và giá trị dinh dƣỡng của thức ăn thí nghiệm - nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ có bổ sung chế phẩm sinh học pharselenzym chăn nuôi gà thả vườn tại bắc giang
Bảng 2.2. Thành phần và giá trị dinh dƣỡng của thức ăn thí nghiệm (Trang 53)
Bảng 2.3. Lịch sử dụng vacxin cho gà thí nghiệm - nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ có bổ sung chế phẩm sinh học pharselenzym chăn nuôi gà thả vườn tại bắc giang
Bảng 2.3. Lịch sử dụng vacxin cho gà thí nghiệm (Trang 54)
Bảng 3.1. Cơ cấu giống ngô trồng tại tỉnh Bắc Giang năm 2008-2009 - nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ có bổ sung chế phẩm sinh học pharselenzym chăn nuôi gà thả vườn tại bắc giang
Bảng 3.1. Cơ cấu giống ngô trồng tại tỉnh Bắc Giang năm 2008-2009 (Trang 58)
Bảng 3.2. Cơ cấu giống lúa tại tỉnh Bắc Giang năm 2008-2009 - nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ có bổ sung chế phẩm sinh học pharselenzym chăn nuôi gà thả vườn tại bắc giang
Bảng 3.2. Cơ cấu giống lúa tại tỉnh Bắc Giang năm 2008-2009 (Trang 59)
Bảng 3.3. Cơ cấu giống sắn trồng  tại tỉnh Bắc Giang năm 2008-2009 - nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ có bổ sung chế phẩm sinh học pharselenzym chăn nuôi gà thả vườn tại bắc giang
Bảng 3.3. Cơ cấu giống sắn trồng tại tỉnh Bắc Giang năm 2008-2009 (Trang 59)
Bảng 3.4. Cơ cấu giống đỗ tương trồng tại tỉnh Bắc Giang - nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ có bổ sung chế phẩm sinh học pharselenzym chăn nuôi gà thả vườn tại bắc giang
Bảng 3.4. Cơ cấu giống đỗ tương trồng tại tỉnh Bắc Giang (Trang 60)
Bảng 3.5. Thành phần hoá học của một số giống ngô - nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ có bổ sung chế phẩm sinh học pharselenzym chăn nuôi gà thả vườn tại bắc giang
Bảng 3.5. Thành phần hoá học của một số giống ngô (Trang 61)
Bảng 3.8. Thành phần hoá học của một số giống sắn (lát khô cả vỏ) - nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ có bổ sung chế phẩm sinh học pharselenzym chăn nuôi gà thả vườn tại bắc giang
Bảng 3.8. Thành phần hoá học của một số giống sắn (lát khô cả vỏ) (Trang 65)
Bảng 3.9. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%)                Lô - nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ có bổ sung chế phẩm sinh học pharselenzym chăn nuôi gà thả vườn tại bắc giang
Bảng 3.9. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) Lô (Trang 67)
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của chế phẩm pharselenzym đến - nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ có bổ sung chế phẩm sinh học pharselenzym chăn nuôi gà thả vườn tại bắc giang
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của chế phẩm pharselenzym đến (Trang 68)
Bảng 3.11a. Khối lƣợng của gà mái thí nghiệm qua các tuần tuổi (g) - nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ có bổ sung chế phẩm sinh học pharselenzym chăn nuôi gà thả vườn tại bắc giang
Bảng 3.11a. Khối lƣợng của gà mái thí nghiệm qua các tuần tuổi (g) (Trang 70)
Bảng 3.11b. Khối lƣợng của gà trống thí nghiệm qua các tuần tuổi (g) - nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ có bổ sung chế phẩm sinh học pharselenzym chăn nuôi gà thả vườn tại bắc giang
Bảng 3.11b. Khối lƣợng của gà trống thí nghiệm qua các tuần tuổi (g) (Trang 71)
Đồ thị 3.1. Sinh trưởng tích luỹ của gà mái thí nghiệm - nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ có bổ sung chế phẩm sinh học pharselenzym chăn nuôi gà thả vườn tại bắc giang
th ị 3.1. Sinh trưởng tích luỹ của gà mái thí nghiệm (Trang 72)
Đồ thị 3.2: Sinh trưởng tích luỹ của gà trống thí nghiệm - nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ có bổ sung chế phẩm sinh học pharselenzym chăn nuôi gà thả vườn tại bắc giang
th ị 3.2: Sinh trưởng tích luỹ của gà trống thí nghiệm (Trang 73)
Bảng 3.12: Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) - nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ có bổ sung chế phẩm sinh học pharselenzym chăn nuôi gà thả vườn tại bắc giang
Bảng 3.12 Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) (Trang 74)
Bảng 3.15. Tiêu tốn ME và Protein/kg tăng khối lượng gà thí nghiệm - nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ có bổ sung chế phẩm sinh học pharselenzym chăn nuôi gà thả vườn tại bắc giang
Bảng 3.15. Tiêu tốn ME và Protein/kg tăng khối lượng gà thí nghiệm (Trang 80)
Bảng 3.16. Chỉ số sản xuất của gà TN - nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ có bổ sung chế phẩm sinh học pharselenzym chăn nuôi gà thả vườn tại bắc giang
Bảng 3.16. Chỉ số sản xuất của gà TN (Trang 81)
Bảng 3.17. Kết quả mổ khảo sát gà TN lúc 91 ngày tuổi                      Lô - nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ có bổ sung chế phẩm sinh học pharselenzym chăn nuôi gà thả vườn tại bắc giang
Bảng 3.17. Kết quả mổ khảo sát gà TN lúc 91 ngày tuổi Lô (Trang 83)
Bảng 3.18. Chi phí trực tiếp  nuôi gà Lương Phượng bằng thức ăn tại địa phương - nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ có bổ sung chế phẩm sinh học pharselenzym chăn nuôi gà thả vườn tại bắc giang
Bảng 3.18. Chi phí trực tiếp nuôi gà Lương Phượng bằng thức ăn tại địa phương (Trang 85)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w