1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu giải pháp giảm nghèo cho cộng đồng dân tộc dao trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang

114 300 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 881,29 KB

Nội dung

S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGÔ NHẬT MINH NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC DAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN ĐỘNG TỈNH BẮC GIANG Chuyên Ngành: Phát triển nông thôn Mã số: 60 62 01 16 LuËn v¨n th¹c sü khoa häc n«ng nghiÖp Người hướng dẫn khoa học : TS. Vũ Trọng Bình Thái Nguyên, năm 2013 S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Số liệu và kết quả nghiên cứu trình bầy trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013 Tác giả Ngô Nhật Minh S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Trọng Bình, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài, cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo Khoa Sau Đại học; Khoa Kinh tế phát triển nông thôn (Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên); Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Phòng Nông Nghiệp, Trạm Khí tượng – Thuỷ văn đóng trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang; UBND các xã, thị trấn và bà con cộng đồng dân tộc Dao huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang; các bạn bè, gia đình và người thân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Bắc giang ngày, tháng, năm 2013 Tác giả Ngô Nhật Minh S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Ý nghĩa của đề tài 2 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1 Cơ sở khoa học 4 1.1.1. Một số khái niệm 4 1.1.2. Chuẩn mực xác định nghèo đói 6 1.1.3. Chủ trương, quan điểm, mục tiêu của nhà nước về giảm nghèo. . 9 1.1.4. Mục tiêu của tỉnh về giảm nghèo cho huyện Sơn Động. 16 1.2. Cơ sở thực tiễn 17 1.2.1. Tình hình xóa đói giảm nghèo trên thế giới trên thế giới. 17 1.2.2. Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam 20 1.2.2.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh về xoá đói giảm nghèo 24 1.3. Một số chương trình, chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Sơn Động. 28 1.3.1. Chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện 28 1.3.2. Các chính sách triển khai trên địa bàn huyện. 36 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 41 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 41 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 41 2.2. Nội dung nghiên cứu 41 2.3. Phương pháp nghiên cứu 41 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 41 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 42 S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn iv 2.3.3. Phương pháp chuyên gia 43 2.3.4. Phương pháp sử lý số liệu 43 2.3.5. Phương pháp phân tích SWOT 44 2.3.6. Phương pháp phân tích đánh giá 44 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 45 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 45 3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội, văn hóa 50 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội 54 3.2. Thực trạng nghèo của cộng đồng dân tộc Dao trên địa bàn huyện Sơn Động 55 3.2.1. Đặc điểm về người Dao trên địa bàn huyện Sơn Động 55 3.2.2. Thực trạng nghèo của nhóm hộ điều tra 58 3.3. Những nguyên nhân gây ra nghèo của cộng đồng dân tộc người Dao tại huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang. 65 3.3.1. Nguyên nhân khách quan 66 3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên 66 3.3.1.2. Tập quán sinh hoạt và sản xuất 66 3.3.2. Nguyên nhân chủ quan: 68 3.4. Thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện Sơn Động nói chung và cộng đồng người Dao nói riêng. 71 3.4.1. Một số kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo. 71 3.4.2. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong công tác giảm nghèo cho cộng đồng người Dao 74 3.4.3. Những bài học kinh nghiệm giảm nghèo rút ra đối với Huyện Sơn Động 75 3.5. Giải pháp giảm nghèo cho cộng đồng người Dao trên địa bàn huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang. 77 S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn v 3.5.1. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chính sách của Đảng và Nhà nước về xoá đói giảm nghèo. 77 3.5.2. Nâng cao nhận thức và quyết tâm thoát nghèo của chính người nghèo, hộ nghèo ở cộng đồng người Dao 80 3.5.3. Các giải pháp trực tiếp hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo 82 3.5.4. Các giải pháp về tổ chức thực hiện 87 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95 1. Kết luận 95 2. Kiến nghị. 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT XHCN : Xã hội chủ nghĩa BHYT : Bảo hiểm y tế UBND : Uỷ ban nhân dân THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông KHKT : Khoa học kỹ thuật GTSX : Giá trị sản xuất NLN : Nông lâm nghiệp CN-TTCN : Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp DV : Dịch vụ ĐBKK : Đặc biệt khó khăn DTTS : Dân tộc thiểu số ĐCĐC :Định canh định cư UBND : Ủy ban nhân dân HĐND : Hội đồng nhân dân THPT : Trung học phổ thông TNHH : Trách nhiệm hữu hạn NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIẺU Bảng 1.1: Chuẩn nghèo đói được xác định qua các thời kỳ từ năm 1993 đến 2015 8 Bảng 2.1: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 42 Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất huyện Sơn Động năm 2012 48 Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 50 Bảng 3.3: Dân số người Dao của huyện Sơn Động giai đoạn 2010-2012 56 Bảng 3.4: Tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 chia theo các tiểu vùng 57 Bảng 3.5: Phân loại hộ người Dao của huyện Sơn Động năm 2012 57 Bảng 3.6: Đặc điểm chung về các hộ dân tộc Dao điều tra năm 2012 58 Bảng 3.7: Tài sản chính của nhóm hộ điều tra năm 2012 59 Bảng 3.8: Một số chỉ tiêu về lao động, nhân khẩu của nhóm hộ điều tra 60 Bảng 3.9. Tình hình sử dụng đất đai tại các hộ điều tra năm 2012 61 Bảng 3.10: Trình độ học vấn của chủ hộ ở các nhóm hộ điều tra 62 Bảng 3.11: Trình độ chuyên môn của các nhóm hộ dân tộc dao điều tra 62 Bảng 3.12: Bình quân thu nhập của dân tộc Dao ở nhóm hộ điều tra năm 2012 63 Bảng 3.13: Tỷ lệ thu nhập từ nông nghiệp và phi nông nghiệp trong nhóm hộ điều tra 63 Bảng 3.14: Tỷ lệ thu nhập trung bình về nông nghiệp theo nhóm hộ 64 Bảng 3.15: Cơ cấu thu nhập trong nông nghiệp của nhóm hộ điều tra 64 Bảng 3.16: Những nguyên nhân gây ra nghèo cho cộng đồng người Dao 65 S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới hiện nay vấn đề đói nghèo vẫn là một trong những vấn đề cần được quan tâm giải quyết mang tính cấp thiết. Một trong những chính sách hàng đầu của liên hiệp quốc là phải cải thiện mức sống cho hơn một tỉ người nghèo trên thế giới. “ Tại hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc năm 2000, có 189 quốc gia thành viên tham gia đã nhất trí thông qua tuyên bố thiên niên kỷ và cam kết đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG ) vào năm 2015.[4] Có thể nói rằng chưa bao giờ các nhà lãnh đạo cao cấp của các quốc gia lại quan tâm đến vấn đề đói nghèo như bây giờ. Điều này đã khẳng định sự đồng thuận chưa từng có trong lịch sử của các nhà lãnh đạo trên thế giới về những thách thức lớn ở cấp toàn cầu trong thế kỷ 21 cũng như những cam kết của họ sẽ giải quyết thách thức này. Tại Việt Nam, Chính phủ coi vấn đề XĐGN là mục tiêu quan trọng xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngay từ những ngày đầu thành lập nước ( 2 / 9 / 1945 ), chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã quan niệm nghèo đói như một thứ giặc đó là “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”. Chính vì thế Người đã xác định nhiệm vụ trước mắt là phải diệt giặc đói để đồng bào ta “ ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. [13] Tuy nhiên do nền kinh tế nước ta chưa phát triển do bởi, xuất phát điểm thấp, hậu quả của chiến tranh còn nặng nề, cơ chế quản lí cũ không còn phù hợp với xu thế phát triển chung. Ngoài ra điều kiện tự nhiên cũng có những tác động không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế : Như khí hậu thời tiết khắc nghiệt, thiên tai, dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra… Thêm vào đó trình độ tay nghề, kinh nghiệm sản xuất của người lao động còn rất thấp… Cho nên một bộ phận không nhỏ dân cư gặp không ít khó khăn trong sản xuất và đời sống, đã trở nên nghèo đói. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước còn S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 2 cao, tập trung chủ yếu ở các tỉnh tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong đó có Huyện Sơn Động - Tỉnh Bắc Giang. Thực tế cho thấy: đến năm 2012, huyện Sơn Động vẫn nằm trong 62 huyện nghèo nhất của cả nước, tỷ lệ nghèo của Sơn Động vẫn chiếm tới 48,34%, đặc biệt là ở các dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Dao là 85 %. Vì vậy việc cứu, lý giải một cách có hệ thống, đánh giá đúng về thực trạng nghèo và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo cho cộng đồng người Dao trên địa bàn huyện Sơn Động là việc là hết sức thiết thực và ý nghĩa. Xuất phát từ những lý do đó, tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu giải pháp giảm nghèo cho cộng đồng dân tộc Dao trên địa bàn Huyện Sơn Động – Tỉnh Bắc Giang” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu chung Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng nghèo của người dân, đặc biệt là của cộng đồng người Dao trên địa bàn huyện. Chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến nghèo và đưa ra những giải pháp giúp họ thoát nghèo. * Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu đánh giá được thực trạng nghèo của cộng đồng người Dao trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. - Phân tích được những nguyên nhân dẫn đến nghèo của cộng đồng người Dao trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. - Đề xuất giải pháp giảm nghèo cho cộng đồng người Dao trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. 3. Ý nghĩa của đề tài Trong nên kinh tế thị trường hiện nay, kinh tế hộ gia đình là một thành phần kinh tế quan trọng, có nhiều đóng góp vào nền kinh tế quốc dân. Do vậy, việc tồn tại một tỷ lệ không nhỏ các hộ gia đình đang sống trong cảnh nghèo [...]... giảm nghèo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 28 1.3 Một số chương trình, chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Sơn Động 1.3.1 Chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Sơn Động là huyện duy nhất của tỉnh Bắc Giang được thụ hưởng chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững dành cho 62 huyện nghèo trong cả nước theo Nghị quyết 30a của Chính phủ Đối với những người nông dân nghèo. .. sách giảm nghèo chung trong cả nước, Trung ương tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo Căn cứ vào tinh thần của Nghị quyết này, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chọn thêm một số huyện nghèo khác trên địa bàn, nhất là các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung để huy động nguồn lực của địa phương đầu tư hỗ trợ các huyện. .. tình trạng nghèo Điều này được thể hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống Hay giảm nghèo là quá trình chuyển bộ phận dân cư nghèo lên mức sống cao hơn Sự thống nhất giữa hai mục tiêu này: Nếu giảm nghèo đạt được mục tiêu thì đồng thời cũng xóa đói luôn Do vậy thực chất giảm nghèo và xóa đói là đồng nghĩa 1.1.2 Chuẩn mực xác định nghèo đói 1.1.2.1 Chuẩn mực xác định nghèo đói trên thế... toàn dân nhất trí" [12, tr.93-94] Chỉ có huy động mọi nguồn lực xã hội bằng cả biện pháp kinh tế và xã hội mà tiêu biểu là xã hội hoá phong trào xoá đói giảm nghèo để cùng với nhà nước tập trung sức giải quyết việc xoá đói giảm nghèo Không như vậy, không thể huy động được một nguồn lực lớn, trị giá hàng nghìn tỷ đồng cho chương trình xoá đói giảm nghèo Nhà nước dù đầu tư mạnh đến đâu cho xoá đói giảm nghèo. .. trung huy động nhiều nguồn lực, tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia công tác xoá đói giảm nghèo với bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn đó là: Một là, tập trung nguồn lực và thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số, các dự án phát triển kinh tế xã nghèo, xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo có hiệu quả Đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo tới các xã nghèo Hai... khai: Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững theo tinh thần Nghị quyết 30a của Chính phủ đã được huyện Sơn Động huy động các nguồn lực triển khai tích cực Đến nay, tổng nguồn vốn các dự án, chính sách thuộc chương trình này đầu tư trên địa bàn huyện là hơn 131 tỷ đồng; trong đó, vốn đầu tư phát triển hơn 96 tỷ đồng và vốn sự nghiệp hơn 35 tỷ đồng Ngoài ra, các ngân hàng đã hỗ trợ cho vay hộ nghèo và vay... nghiệm của một số tỉnh về xoá đói giảm nghèo * Xoá đói giảm nghèo của Hà Tĩnh Về xây dựng các mô hình, chỉ đạo ở cấp xa để rút kinh nghiệm triển khai cho các huyện và toàn tỉnh Từ nhận thức, nguyên nhân cụ thể về đói nghèo của từng hộ, từng xã, từng vùng rất đa dạng, nên những biện pháp cụ thể về XĐGN cho từng hộ, từng xã cũng khác nhau Trên cơ sở phân loại theo vùng sinh thái, các giải pháp XĐGN phải... Nam Tây Nguyên, Đắc Lắc có diện tích tự nhiên trên 13.120Km2, dân số trên 1,8 triệu người với 44 dân tộc anh em sinh sống, trong đó có khoảng 30% là đồng bào dân tộc thiểu số Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ ngành trung ương và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo từ 25,55% Năm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu... quyết Tỉnh, Đảng bộ lần thứ XIII đề ra Điểm nổi bật trong công tác giảm nghèo ở Đắc Lắc đó là: - Hội đồng nhân dân tỉnh đã có nghị quyết tập trung ưu tiên nguồn lực cho chương trình giảm nghèo Ngoài nguồn lực của trung ương hỗ trợ theo chính sách chung Hàng năm ngân sách địa phương dành tối thiểu 1,5% Tổng chi ngân sách địa phương, hỗ trợ cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 50% trở lên mỗi xã 400 triệu đồng/ năm,... dựng mô hình giảm nghèo điểm gắn với từng vùng, từng dân tộc để chỉ đạo nhân ra diện rộng như: mô hình “10 giúp 1” ở huyện EaHleo; mô hình “Đào tạo và tuyển dụng lao động nghèo và người dân tộc thiểu số”, mô hình “Khoán quản lý bảo vệ rừng” ở Huyện Krông Pắc và EaHleo Với cách làm đó, qua 2 năm (2006-2007), tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 27,55% đầu năm 2006 xuống còn 18,66% cuối năm 2007, bình quân giảm 4,4%/năm . Nghiên cứu giải pháp giảm nghèo cho cộng đồng dân tộc Dao trên địa bàn Huyện Sơn Động – Tỉnh Bắc Giang làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu chung Đề tài nghiên cứu. tác giảm nghèo cho cộng đồng người Dao 74 3.4.3. Những bài học kinh nghiệm giảm nghèo rút ra đối với Huyện Sơn Động 75 3.5. Giải pháp giảm nghèo cho cộng đồng người Dao trên địa bàn huyện Sơn. cộng đồng người Dao trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. - Đề xuất giải pháp giảm nghèo cho cộng đồng người Dao trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. 3. Ý nghĩa của đề tài Trong

Ngày đăng: 22/11/2014, 15:54

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w