Một số chương trình, chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Sơn Động

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp giảm nghèo cho cộng đồng dân tộc dao trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 36)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Một số chương trình, chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Sơn Động

1.3.1. Chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện

Sơn Động là huyện duy nhất của tỉnh Bắc Giang được thụ hưởng chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững dành cho 62 huyện nghèo trong cả nước theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Đối với những người nông dân nghèo nơi đây thì Nghị quyết 30a là cơ hội tốt để giúp họ thoát khỏi cuộc sống khó khăn như hiện nay. Trong những năm gần đây Nhà nước đã đầu tư các cơng trình trọng điểm cho cơng tác xóa đói, giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn như chương trình 135, chính sách theo QĐ 134, dự án World bank, định canh định cư, Trung tâm cụm xá, chính sách trợ giá, trợ cước, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số v.v. và các chương trình hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.

1.3.1.1. Chương trình 30a - Tình hình triển khai:

Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững theo tinh thần Nghị quyết 30a của Chính phủ đã được huyện Sơn Động huy động các nguồn lực triển khai tích cực. Đến nay, tổng nguồn vốn các dự án, chính sách thuộc chương trình này đầu tư trên địa bàn huyện là hơn 131 tỷ đồng; trong đó, vốn đầu tư phát triển hơn 96 tỷ đồng và vốn sự nghiệp hơn 35 tỷ đồng. Ngoài ra, các ngân hàng đã hỗ trợ cho vay hộ nghèo và vay hỗ trợ lãi suất được hơn 159 tỷ đồng; riêng cho vay hỗ trợ 50% lãi suất của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn được 109 tỷ đồng cho 4370 hộ. Từ nguồn vốn đầu tư, huyện đã hồn thành 21 cơng trình và đang thực hiện nhiều cơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thơng, thủy lợi, nhà văn hóa...phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Tồn huyện đã có 2910 hộ gia đình và 18 cộng đồng dân cư được giao rừng và đất lâm nghiệp với tổng diện tích hơn 9366 ha; có 809 hộ nghèo với hơn 4000 nhân khẩu được hỗ trợ hơn 140 tấn gạo. Ngoài việc lập quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2010- 2020, huyện đã phân bổ hơn 28 tấn giống lúa lai; cung ứng 488 con bị cái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn sinh sản và 840 con lợn nái Móng Cái cho các xã để góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp. Sơn Động cũng thực hiện bước đầu có hiệu quả các chính sách tăng cường nguồn lực, dân số kế hoạch hóa gia đình, phát triển giáo dục và y tế, dạy nghề, nâng cao dân trí thơng qua các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật, quản lý, dạy nghề, đưa người đi xuất khẩu lao động…[16]

- Những tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai:

Quá trình thực hiện Nghị quyết 30a ở huyện Sơn Động cũng gặp những khó khăn, vướng mắc như nguồn kinh phí của Trung ương bố trí cho huyện nghèo cịn thấp so với nhu cầu thực tế của địa phương; việc bố trí và giải ngân vốn của một số dự án, chính sách thuộc chương trình này cịn chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả thực hiện dự án. Việc phê duyệt đầu tư công trình của các cấp nhìn chung cịn rất chậm nên khó khăn cho chủ đầu tư triển khai thực hiện. Một số đơn vị, địa phương của huyện được giao nhiệm vụ thực hiện Đề án này còn lúng túng trong quản lý tài chính, nghiệp vụ triển khai và tổ chức thực hiện Dự án. Do Đề án này không bố trí kinh phí cho hoạt động quản lý nên việc thực hiện gặp khó khăn, chưa khuyến khích được tâm huyết của đội ngũ cán bộ trong quá trình thực hiện.[16]

- Một số giải pháp:

Để thực hiện có hiệu quả Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững, trong thời gian tới, huyện Sơn Động tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, nhân dân vùng hưởng lợi, nhất là các hộ dân tộc thiểu số hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa, các chính sách được thụ hưởng từ Dự án để họ có trách nhiệm cùng tham gia. Chính quyền cơ sở kết hợp chặt chẽ với người dân địa phương trong việc sử dụng, bảo quản, khai thác có hiệu quả các cơng trình đã được đầu tư đưa vào sử dụng và hướng dẫn người dân sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ trực tiếp cho các hộ để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, giảm nghèo nhanh và bền vững. Tỉnh tăng cường công tác tập huấn cho cán bộ các cấp huyện, xã, thơn ở Sơn Động để nâng cao trình độ quản lý và năng lực chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn đạo, điều hành thực hiện các dự án, chính sách của chương trình này. Các cấp chính quyền ở địa phương thực hiện tốt cơng tác kiểm tra, giám sát, nhất là công tác tự kiểm tra, giám sát của cấp huyện, cấp xã và người dân trong quá trình thực hiện các dự án, chính sách tại huyện.

1.3.1.2. Chương trình 135

- Giai đoạn I: (1999 - 2005) Nhà nước đã đầu tư 53, 93 triệu đồng đầu tư

xây dựng 189 cơng trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, 12.910 triệu đồng đầu tư xây dựng 04 trung tâm cụm xã, 543 triệu đồng đầu tư cho công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ cơ sở cho các xã, thơng ĐBKK. Kết thúc giai đoạn I, có 4 xã (Bồng Am, Tuấn Đạo, Long Sơn, Thanh Sơn) đã hồn thành mục tiêu của Chương trình.

- Giai đoạn II: UBND huyện Sơn Động được giao tổng vốn đầu tư

103.985 triệu đồng. Trong đó, đầu tư 94.710 triệu đồng xây dựng 326 cơng trình cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống cho đồng bào, hỗ trợ giống cây trồng, vật ni cho trên 12.312 hộ nghèo kinh phí 15.644,25 triệu đồng. Hỗ trợ 39.633 lượt học sinh con hộ nghèo ở các bậc học tổng kinh phí 12.045,74 triệu đồng, hỗ trợ cải thiện vệ sinh mơi trường cho 5.535 hộ nghèo kinh phí 5.535 triệu đồng. Đầu tư 2.578 triệu đồng đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 13.074 người dân và cộng đồng, đào tạo nghề ngắn hạn cho 929 thanh niên DTTS. Thực hiện QĐ 32/QĐ-TTg đã giải ngân 3.600 triệu đồng đầu tư vốn vay cho 722 hộ nghèo, Hỗ trợ trực tiếp cho 25.843 khẩu thuộc hộ nghèo kinh phí 2.384 triệu đồng theo QĐ 102/QĐ-TTg.

Thông qua thực hiện CT 135 giai đoạn II và các chính sách dân tộc cơ sở hạ tầng ở các xã thôn bản ĐBKK vùng đồng bào dân tộc được nâng lên một bước rõ rệt, có nhiều cơng trình phát huy được hiệu quả đem lại ý nghĩa to lớn và thiết thực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đời sống của đồng bào không ngừng được được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 60,47 % năm 2006 xuống còn 42,74 % năm 2009, bình quân 4,43 %/ năm.

- Giai đoạn III (2011-2015): Chương trình tập trung ưu tiên đầu tư, hỗ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng: ” Năm 2012 bằng nguồn vốn Trung ương phân bổ để thực hiện Chương trình 135, huyện Sơn Động dành gần 18 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng tại 13 xã đặc biệt khó khăn và 8 xã khu vực II. Nguồn vốn này được sử dụng để xây mới và nâng cấp gần 50 cơng trình gồm: nhà lớp học trường mầm non, đường bê tông liên thôn, trạm bơm, kênh mương nội đồng, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà ở giáo viên, đập dâng và kè chắn nước… Một số xã được đầu tư xây dựng nhiều là: An Bá, Hữu Sản, An Lạc, Chiên Sơn, Phúc Thắng, Thạch Sơn. [17]

Về hỗ trợ sản xuất: Trong năm 2012, Huyện đã hỗ trợ nông dân 11 tấn giống lúa lai, hơn 20 nghìn con gà giống, 175 con lợn nái Móng Cái, 88 con trâu, 359 nghìn liều vắc-xin phịng bệnh cho vật nuôi, trồng 9 ha chè và 3 ha dong riềng. Ngoài ra cịn hỗ trợ nơng dân mua máy làm đất và máy tuốt lúa. Sang năm 2013 huyện sẽ phân bổ 5 tỷ đồng, dự kiến hỗ trợ nông dân mua máy làm đất, nuôi gà, lợn và trâu, trồng chè giống mới. Theo đó, huyện đã có kế hoạch hướng dẫn nông dân đăng ký giống cây trồng, vật nuôi và mua cơng cụ sản xuất theo chương trình hỗ trợ sản xuất nơng nghiệp bằng nguồn vốn chương trình 30a.

N trước

. Cơ chế phân bổ vốn đầu tư có điểm mới là các địa phương căn cứ vào điều kiện thực tế về vị trí địa lý, diện tích, dân số, số thơn bản, số hộ nghèo, kết cấu hạ tầng, điều kiện sản xuất, trình độ cán bộ cơ sở… tiến hành phân loại các xã thuộc diện đầu tư của Chương trình thành 3 loại: Xã loại III là xã có điều kiện khó khăn nhất trong các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh; xã loại II là xã có điều kiện khó khăn ở mức trung bình so với xã đặc biệt khó khăn của tỉnh; xã loại I là các xã còn lại. Trên cơ sở phân loại xã và vốn phân bổ của Trung ương, các địa phương xây dựng hệ số K để phân bổ vốn theo nguyên tắc xã khó khăn hơn được phân bổ vốn cao hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai:

+ Tinh thần trách nhiệm, năng lực của các chủ đầu tư nhất là cấp xã còn nhiều hạn chế yếu kém dẫn đến chất lượng nhiều cơng trình khơng đảm bảo; cơng tác khảo sát thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ quyết tốn cơng trình cịn chậm và chưa đúng quy định…, một số cơng trình cịn có biểu hiện thất thốt lãng phí như cơng trình Trạm y tế xã Quế Sơn có quy mơ khơng hợp lý gây lãng phí NSNN. Trong q trình thực hiện, một số xã còn lúng túng khi chọn đơn vị tư vấn, khảo sát, thiết kế, dẫn đến tình trạng dù biết sai nguyên tắc nhưng vẫn nhờ bên B (nhà thầu xây dựng) hoặc cán bộ chuyên môn huyện làm hộ các thủ tục ban đầu. Cũng do năng lực của chủ đầu tư còn hạn chế nên nhiều cơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng ở một số xã khác không bảo đảm chất lượng, nghiệm thu sai đối tượng như cơng trình nhà chức năng Trường tiểu học xã Lệ Viễn.[ 17]

+ Mục tiêu “xã có cơng trình, dân có thêm việc làm, nâng cao thu nhập” chưa đạt yêu cầu. Việc thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cịn lúng túng, mang tính bình qn, chia đều, sai đối tượng, khơng bảo đảm tính thời vụ. Nguyên nhân, do huyện chưa làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng đến các đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước; việc khảo sát, xét duyệt đối tượng thụ hưởng chưa chặt chẽ. Đặc biệt, ngành chức năng và chủ đầu tư chưa phối hợp chặt chẽ trong việc đánh giá hiệu quả sau đầu tư đối với một số loại cây trồng, vật nuôi để nhân rộng

+ Chất lượng đào tạo nâng cao năng lực trình độ cho cán bộ cơ sở và cơng tác đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế, bất cập…

- Giải pháp

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả Chương trình 135, thời gian tới, chính quyền, ngành chức năng cần tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu ý nghĩa của chương trình; Ban chỉ đạo Chương trình 135 các cấp phân cơng nhiệm vụ cụ thể, xác định rõ trách nhiệm từng thành viên trong việc khảo sát địa bàn, kiểm tra, giám sát thực hiện các dự án; rà sốt trình độ, năng lực của cán bộ xã trong việc phân cấp làm chủ đầu tư, không giao cho các xã chưa đủ điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn kiện làm chủ đầu tư; tăng cường công tác khảo sát đối tượng thụ hưởng, rà soát tất cả nội dung trước khi quyết định đầu tư, kết hợp lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình khác; đồng thời, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chủ đầu tư cấp xã và thường xuyên kiểm tra sâu sát để sớm phát hiện và chấn chỉnh, xử lý nghiêm những sai phạm trong chỉ đạo, thực hiện dự án. Đặc biệt, các địa phương thực hiện kịp thời việc hỗ trợ các giống cây trồng, vật nuôi kết hợp với chuyển giao kỹ thuật sản xuất, phịng bệnh để hình thành những vùng nông sản hàng hóa tập trung. Các ngành chức năng và chính quyền các huyện nên tổ chức hội nghị đánh giá sâu để tìm ra phương pháp thực hiện các dự án, nhằm bảo đảm đúng mục đích và có hiệu quả.

1.3.1.3. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới.

- Tình hình triển khai: Đến năm 2013 toàn huyện đã phê duyệt xong

quy hoạch xây NTM của 12/21 xã, trong đó có 4 xã thực hiện xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2015 là Tuấn Đạo, Vĩnh Khương, An Lập và Vân Sơn; phê duyệt xong đồ án xây dựng NTM cho 7 xã là An Lập, An Lạc, Long Sơn, Tuấn Mậu, An Bá, An Châu và Vân Sơn; phê duyệt xong nhiệm vụ thiết kế cho 7 xã Yên Định, Cầm Đàn, Quế Sơn, Giáo Liêm, Lệ Viễn, Dương Hưu, Hữu Sản. Các xã còn lại đang tiếp tục chỉ đạo để đến cuối năm 2013 sẽ hồn thành cơng tác quy hoạch, trên cơ sở đó lập đề án chi tiết cho từng địa phương để có hướng triển khai hợp lý. Cùng với đó huyện đã tập trung huy động tối đa nguồn lực từ việc lồng ghép các Chương trình, Dự án của Nhà nước, gắn việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các mục tiêu an sinh xã hội với xây dựng NTM với tổng kinh phí trên 163 tỉ đồng, trong đó đầu tư cho giao thông trên 98,7 tỉ đồng; thuỷ lợi trên 34 tỉ đồng; trường học trên 16,5 tỉ đồng; y tế trên 4,2 tỉ đồng; đầu tư trụ sở, nhà văn hoá trên 23,7 tỉ đồng; Dự án hỗ trợ sản xuất và đời sống trên 11,4 tỉ đồng; Vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm 2011 trên 2,5 tỉ đồng; nguồn vốn do nhân dân đóng góp gần 1,3 tỉ đồng. Nguồn vốn đối ứng của nhân dân quy ra giá trị vật chất tuy chưa nhiều,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn chủ yếu bằng việc hiến đất, tặng cây để phục vụ giải phóng mặt bằng xây dựng các cơng trình phúc lợi chung. Tính đến giữa năm 2013, tồn huyện có một xã là Tuấn Đạo đạt được 9/19 tiêu chí nơng thơn mới; xã Vĩnh Khương đạt 7/19 tiêu chí; 8 xã là: An Lập, Yên Định, Vân Sơn, Long Sơn, Quế Sơn, Dương Hưu, Phúc Thắng và Hữu Sản hồn thành 5/19 tiêu chí; 7 xã đạt 4 tiêu chí, 2 xã đạt 3 tiêu chí, 2 xã đạt 1 tiêu chí.

- Tồn tại vướng mắc:

Các xã ở Sơn Động xuất phát điểm kinh tế còn thấp, nửa số người dân ở huyện vùng cao là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ cịn hạn chế, vì thế việc thay đổi tập quán sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động, bảo vệ môi trường... rất khó khăn. Trong khi đó, địa hình đồi núi rộng, ngăn cách bởi sông suối, đường giao thông và cơng trình thuỷ lợi xuống cấp, đồng ruộng phân tán, bậc thang nên khó thực hiện quy hoạch. Ví như việc "dồn điền, đổi thửa" để sản xuất hàng hố tập trung rất khó thực hiện, do vậy thu nhập bình quân/ha đất nông nghiệp 35-40 triệu đồng/ha/năm. Hiện nay, mức thu nhập bình quân đầu người ở các xã trên địa bàn huyện phổ biến từ 6-7 triệu đồng/người/năm. Xã Tuấn Đạo đạt 8,4 triệu đồng/người/năm; Vĩnh Khương 7,8 triệu đồng/người/năm. Điều này khiến việc huy động nguồn lực trong nhân dân để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng nơng thơn bị hạn chế. Ơng Nguyễn Quang Ngạn, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: "Hiện nay đường giao thông nông thôn chủ yếu vẫn là đường đất gập gồ, nhỏ hẹp nên

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp giảm nghèo cho cộng đồng dân tộc dao trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)