Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.2. Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
1.2.2.1. Một số kết quả trong công tác giảm nghèo tại Việt Nam.
Thời kỳ dựng nước Văn Lang - Âu Lạc đến thời kỳ đầu độc lập (thế kỷ X): mối quan hệ lợi ích vật chất trong xã hội định hình trên cơ sở: quyền sở hữu tối cao toàn bộ ruộng đất là nhà vua. Địa vị các đẳng cấp trong xã hội được xác lập: Vua – Lạc hầu – Lạc tướng – Lạc dân. Thời kỳ này dã có sự phân hóa giàu nghèo – của cải tập trung vào nhà vua và các Lạc hầu – Lạc tướng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Việt Nam thời kỳ phong kiến (từ khi thoát khởi Bắc thuộc cho tới khi Pháp xâm lược năm 1858); cơ cấu giai tầng (giai cấp và tầng lớp) thời kỳ phong kiến ở Việt Nam là đan xen và chồng chéo lên nhau.Tính đa chiều trong phân tầng xã hội được thể hiện rất rõ, dựa trên nhiều tiêu chí phân chia: chức tước, địa vị, quyền lợi,tài sản, nghề nghiệp, tuổi tác và học vấn. Do đó, trong giai đoạn này sự phân hóa giàu nghèo diễn ra giữa các tầng lớp xã hội cũng như trong mỗi tầng lớp. Người giàu thường là quan lại hoặc những người có tài sản, quyền lực, học vấn cao và phú thương.
Thời kỳ Pháp thuộc (1858 – 1945): Do bị thực dân Pháp cai trị, cho nên giai cấp tư bản thuộc địa đã bao trùm toàn bộ cơ cấu giai tầng cũ. Đồng thời xuất hiện thêm một số tầng lớp mới là giai cấp công nhân và giai cấp tiểu tư sản dân tộc (nho sĩ và trí thức mới). Như vậy, bổ sung vào tính đa chiều trong phân tầng xã hội ở giai đoạn trước, thời kỳ này xuất hiện thêm chiều cạnh phân tầng xã hội theo lý thuyết giai cấp của Các Mác.
Từ năm 1945 đến nay:
Thời kỳ (1945 -1954): có sự giảm dần cơ cấu nhiều giai tầng, và thu gọn lại trong kết cấu giai cấp công nhân, nông dân tập thể và tầng lớp tri thức xã hội chủ nghĩa. Các giai cấp này tương ứng với hai hình thức sở hữu tồn dân và tập thể đối với tư liệu sản xuất. Các giai cấp đều là anh em. Đa số dân cư trong các giai tầng đều sống trong tình trạng đói nghèo. Thời kỳ này đã có sự chênh lệch mức sống vật chất giữa các tầng lớp, nhưng khơng lớn.
Sau hịa bình lặp lại (7/5/1945 đến 1975), miền Bắc thực hiện khôi phục và phát triển kinh tế, tiến hành cải cách ruộng đất (1955-1957), cải tạo XHCN đối với kinh tế nông nghiệp và cải tạo thủ công nghiệp và tiểu th- ương tư sản công thương nghiệp, đồng thời vừa sản xuất, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ và huy động đến mức cao nhất sức người, sức của cho cơng cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc. Với cách quản lý tập trung của Nhà nước, bao cấp sản xuất, lưu thơng, tiêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn dùng trong xã hội tăng cường; ở nông thôn nhân dân làm ăn theo mơ hình hợp tác xã nơng nghiệp bậc cao, tỷ lệ đói nghèo ở giai đoạn này tăng cao hơn trước, ở mức 60 - 70% dân số.
Thời kỳ 1976-1980: Cơ chế quẩn lý kinh tế – xã hội vẫn là quan liêu bao cấp đã làm cho kinh tế của đất nước nói chung và nơng nghiệp nơng thơn nói riêng gặp nhiều khó khăn và sa sút nghiêm trọng. Nhiều mục tiêu kinh tế – xã hội không đạt kế hoạch, thu nhập quốc dân chỉ tăng 0,4% trong khi dân số tăng thêm 4,5 triệu người. Vì thế, tỷ lệ đói nghèo vẫn cịn khá cao, thậm trí cịn có phần tăng hơn trước, (chiếm 54 -72% dân số); trong đó các hộ nghèo tuyệt đối chiếm từ 33 – 39.
Thời kỳ 1981 – 1986: Ban Bí Thư Trung Ương Đảng đã ra Chỉ thị 100 CT/TW ngày 13/01/1981. Đây được coi là khâu đột phá, tạo ra giải pháp tình thế, khơi dậy sinh khí mới cho nơng thơn, nơng nghiệp, nông dân, đã hạn chế sự sa sút trong nông nghiệp. Sản lượng lương thực tăng bình quân 1 triệu tấn/ năm. Tình trạng đói trong thời kỳ này giảm đáng kể, chỉ cịn 30 – 40%; trong đó, tỷ lệ thiếu đói 7 -14%.
Từ năm 1986 đến nay: Do thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, nền kinh tế cũng được đổi mới chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản ký của Nhà nước theo định hướng XHCN. Trong thời gian này (từ Đại hội VI đến Đại hội X) Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương chính sách phù hợp nhằm đẩy nhanh phát triển kinh tế,XĐGN, giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo. Tại Đại hội VII (1991), Đảng ta đã khẳng định: “cùng với quá trình đổi mới, tăng trưởng kinh tế, phải tiến hành cơng tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện cơng bằng xã hội, tránh sự phân hóa giàu nghèo vượt quá sự cho phép”.[13]
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định thực hiện chủ trương XĐGN gắn với khuyến khích mọi người làm giàu theo luật pháp. Phấn đấu: “Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) giảm xuống còn 10 – 11% vào năm 2010”.[4] (Theo chuẩn mới tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 ở Việt Nam khoảng 22%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Từ những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, Ban chủ nhiệm Chương trình mục tiêu XĐGN quốc gia, các Bộ, Ngành, đoàn thể và các địa phương đã đề ra những giải pháp cụ thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo tự vươn lên cứu mình, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình XĐGN bền vững, giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo thời gian qua. Kết quả là trong 5 năm 2001 – 2005 thực hiện mục tiêu quốc gia về XĐGN, cả nước đã có 4.354 triệu lượt hộ được vay vốn tín dụng ưu đãi, trên 2 triệu lượt người nghèo được hướng dẫn cách làm ăn, hơn 1.000 cơng trình thiết yếu đã được đầu tư ở 997 xã nghèo, trên 11 triệu lượt người được cấp thẻ BHYT, đã có 15 triệu lượt học sinh nghèo và dân tộc thiểu số được miễn giảm học phí, 2,5 triệu lượt học sinh được hỗ trợ sách giáo khoa và hỗ trợ vở viết. Đặc biệt chương trình đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa được 432,700 căn nhà cho hộ nghèo, qua đó nâng tổng số tỉnh, thành phố được cơng nhận hồn thành xóa nhà tranh tre dột nát lên con số 21. bộ mặt của các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn đã được cải thiện một cách rõ rệt. điều đó được thể hiện qua các cơng trình xã hội có ý nghĩa như trường học, trạm y tế, thủy lợi nhỏ, đường giao thông…kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân ở các xã nghèo được nâng lên nhất là nhóm hộ nghèo, đồng bào dân tộc ở miền núi. Đặc biệt trong năm 2006, những kết quả về xóa đói giảm nghèo ngày càng được khẳng định, cả nước đã có 1556 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi, triển khai 12.000 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho người nghèo, xây dựng mơ hình và trình diễn và hội nghị đầu bờ với hơn 700 lượt người nghèo tham gia.[5]
Để giúp huyện nghèo phát triển, nâng cao thu nhập bình quân đầu người từ năm 2015 – 2020 gấp 5 – 6 lần hiện nay, Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 30A/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về chương trình hỗ trợ giảm nhèo nhanh và bền vững đối với 61 hộ nghèo. Đây là nhiệm vụ rất nặng nề, nhưng có ý nghĩa to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phịng, vì thế Chính phủ đã giao các Bộ, Ngành nghiên cứu tham mưu cơ chế chính sách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn cụ thể, phù hợp để quyết tâm chỉ đạo đạt hiệu quả chương trình này, góp phần làm giảm chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, cùng cả nước XĐGN bền vững.