Tình hình xóa đói giảm nghèo trên thế giới trên thế giới

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp giảm nghèo cho cộng đồng dân tộc dao trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 25 - 28)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2.1.Tình hình xóa đói giảm nghèo trên thế giới trên thế giới

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1.Tình hình xóa đói giảm nghèo trên thế giới trên thế giới

* Nhóm các nước phát triển

- Ở Thụy Điển: Đã có thời kỳ, phát triển theo mơ hình nhà nước phúc lợi

chung. Đặc trưng cơ bản của mơ hình này là Nhà nước rất coi trọng và có vai trò quan trọng trong phân phối. Năm 1995, chi tiêu của Chính phủ đạt mức 65% thu nhập quốc dân trong lúc đó, ở các nước khác mức chi tiêu trên chỉ đạt 33 – 52%. Chính phủ Thụy Điển đã thực hiện hàng loạt các biện pháp để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn thực hiện các nhu cầu tối thiểu của con người, quan tâm thỏa đáng đến nhóm có thu nhập thấp như phân chia đất đai thành các điền trang trung bình, điền trang nhỏ, đảm bảo cơng việc làm đầy đủ cho người lao động, coi trọng chính sách phân phối lại thu nhập chủ yếu thơng qua các hình thức chuyển khoản như bảo hiểm xã hội, hưu trí, y tế, giáo dục,…để giảm dần mức chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư (hệ số Gini năm 1963 chỉ là 0,39). Vào những năm 80 ở Thụy Điển 20% số hộ gia đình có mức thu nhập cao nhất nhận được 26,9% thu nhập, cịn 20% số hộ gia đình có mức thu nhập thấp nhất được hưởng đến 8% thu nhập. Cùng thời gian trên 2 chỉ tiêu tương ứng ở Mỹ là 41,9% và 4,7% .

- Ở Mỹ: Mỹ được coi là nước giàu nhất thế giới, nhưng tỷ lệ người nghèo

khổ luôn dao động ở con số 13% từ 20 năm trở lại đây. Thu nhập của 10% hộ gia đình nghèo nhất nước Mỹ chỉ ở mức năm 1979; trong khi đó, thu nhập hàng năm của 1% những người giàu nhất nước Mỹ tăng 11,3%, gấp 45 lần người nghèo . Năm 2008, nước Mỹ có nhiều tỷ phú nhất thế giới (469 người), nhưng vẫn còn tới 37 triệu người chiếm khoảng 12,6% số dân có thu nhập dư- ới mức nghèo khổ, thu nhập bình quân của người Mỹ da đen chỉ bằng 60% của người da trắng. Như vậy, nạn nghèo khổ và sự chênh lệch giàu nghèo vẫn còn trầm trọng ở Mỹ. Hạn chế phân hóa giàu nghèo, Chính phủ Mỹ đã thực hiện nhiều chính sách: bảo hộ đối với sản xuất nơng nghiệp; khống chế mức l- ương tối thiểu và đảm bảo nhu cầu cơ bản của con người ; nhưng chủ yếu là chính sách phân phối lại thu nhập.

Với kinh nghiệm và bài học của các nước đang phát triển (Thụy Điển, Mỹ) đã nêu trên, Việt Nam cần cân nhắc, tìm hiểu ý tưởng và cách làm đó có thể vận dụng sáng tạo.

* Nhóm các nước đang phát triển ở Châu Á

- Ở Trung Quốc: từ khi cách mạng vơ sản thành cơng (1949), có thể chia

q trình phát triển kinh tế, phân hóa giàu nghèo và các hoạt động XĐGN làm hai giai đoạn: từ năm 1949 đến năm 1977 là thời kỳ xây dựng XHCN theo mơ hình kế hoạch hóa tập trung và từ năm 1977 đến nay thực hiện cải cách kinh tế theo hướng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Nhờ cải cách và đổi mới nền kinh tế có hiệu quả và thực hiện một số chính sách XĐGN, nên số người nghèo ở Trung Quốc giảm xuống nhanh chóng. Nếu theo mức chuẩn nghèo của Cục Thống kê Trung Ương Trung quốc là có thu nhập 100 nhân dân tệ/ người/ năm, thì số người nghèo ở nông thôn năm 1978 là 250 triệu người (chiếm 30% dân số); đến năm 2004 , tỷ lệ hộ nghèo chỉ cịn 10% . Tuy vậy, dân nghèo nói riêng và dân cư nơng thơn Trung Quốc nói chung vẫn cịn thu nhập thấp và mức hưởng thụ các dịch vụ xã hội vẫn rất thấp kém. Cùng với những vấn đề yếu kém khác nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người ở Trung Quốc năm 2005 đã vượt 1.000usd, thoát khỏi danh sách các nước có thu nhập thấp, nhưng trong xã hội cịn tiềm ẩn nhiều mâu thẫm gay gắt, bất ổn.

- Ở Ấn Độ: ấn Độ là nước có số người nghèo đói nhiều nhất thế giới với

sự phân hóa giàu nghèo cũng khá nghiêm trọng (khoảng 420 triệu người nghèo đói, chiếm 55% dân số cả nước vào những năm 1960)[10]. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ ấn Độ đã đề ra nhiều giải pháp: “Cuộc cách mạng xanh”, tăng cường công tác thủy lợi, đa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp (kỹ thuật canh tác và giống mới…) để tăng năng suất cây trồng, phấn đấu tự túc lương thực với bài học dựa vào sức mình là chính, vì thế cuối những năm 1960 sản lượng lương thực đã tăng 3%/năm, chấm dứt tình trạng phải nhập khẩu lương thực.

* Nhóm các nước Đơng Nam Á

Ở Cộng hịa In-đơ-nê-xi-a: ở thời kỳ đầu sau khi giành được độc lập, nền

kinh tế phát triển khó khăn, sau đó, Nhà nước đã đa ra hàng loạt các biện pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế, XĐGN. Thực hiện chiến lược mở cửa, tăng xuất khẩu, nhất là xuất khấu khống sản, sản phẩm nơng lâm, thủy sản. Đến năm 1996, kim ngạch xuất khẩu của In-đô-nê-xi-a đạt 55 tỷ usd. Nhờ kinh tế tăng trưởng và bước đầu nhận thức được tác hại của sự phân hóa giàu nghèo và cuộc sống khó khăn của người nghèo, trong suốt thập kỷ 80 và nửa đầu thập kỷ 90, In-đô-nê-xi-a đã thực hiện nhiều biện pháp XĐGN, đa mục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn tiêu XĐGN thành mục tiêu quốc gia. Chính phủ đã trợ cấp ngân sách hỗ trợ tín dụng cho người nghèo, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, mở rộng và củng cố hệ thống hợp tác xã của những người kinh doanh nhỏ; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp thông qua việc phát triển hạ tầng phục vụ nông nghiệp nông thôn, áp dụng giống mới, các biện pháp thủy lợi, canh tác…;[18] tăng cường giải quyết việc làm, thu hút vốn đầu tư nước ngồi, có chính sách phát triển vùng trọng điểm…Nhờ những biện pháp tích cực nên số người nghèo của In-đô-nê-xi-a giảm liên tục. Năm 1976 số người dưới mức nghèo khổ là 54 triệu người nhưng đến năm 1987 chỉ còn 30 triệu người.

Ở Thái Lan: Thái Lan đã áp dụng chính sách giảm nghèo đói ở từng

vùng trọng điểm tăng thu nhập cho người dân hạn chế phân hóa giàu nghèo thơng qua chính sách đất đai, giải quyết việc làm ưu tiên ở những vùng khơng có đất đai và chính sách này đã đạt được kết quả cao; hỗ trợ vốn và khoa học kỹ thuật cho nông dân, tăng cường xuất khẩu lao động, phát triển hạ tầng để thu hút đầu tư nước ngồi, chính sách hướng ngoại tăng xuất khẩu, gắn liền mơ hình chính sách quốc gia với chính sách phát triển nơng thơn qua việc phát triển các xí nghiệp ở làng quê nghèo, phát triển doanh nghiệp nhỏ, mở rộng các trung tâm dạy nghề ở nông thôn nhằm giảm bớt nghèo đói. Tăng thu nhập, góp phần hạn chế sự phân hóa giàu nghèo.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp giảm nghèo cho cộng đồng dân tộc dao trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 25 - 28)