Tỷ lệ thu nhập trung bình về nơng nghiệp theo nhóm hộ

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp giảm nghèo cho cộng đồng dân tộc dao trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 72)

ĐVT: % Nghèo Hộ khác Bình qn 2 nhóm hộ Vân sơn 93 82 87,5 Tuấn Mậu 77,2 58,4 67,8 Dương hưu 100 87,6 93,8 Bình quân 90 76,1 83

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2012

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nhóm hộ nghèo có thu nhập (%) từ nơng nghiệp lớn hơn người nhóm hộ trung bình, cụ thể là nhóm hộ nghèo có tới 90% là thu nhập từ nơng nghiệp trong khi nhóm hộ khác chỉ có 76,1% là thu nhập từ nơng nghiệp. Điều đó chứng tỏ nhóm hộ nghèo tham gia vào nơng nghiệp và có thu nhập từ nơng nghiệp nhiều hơn so với nhóm hộ khác. Chính vì vậy chúng ta nên có những chính sách phát triển cho hợp lý đặc biệt là giúp nhóm hộ nghèo trong phát triển nơng nghiệp để nâng cao hiệu quả trong sản xuất, giúp họ thoát nghèo.

Bảng 3.15: Cơ cấu thu nhập trong nơng nghiệp của nhóm hộ điều tra ĐVT: % Trồng trọt Chăn nuôi Tổng cộng Vân Sơn 61,7 43,3 100 Tuấn Mậu 66,5 33,5 100 Dương Hưu 59,9 40,1 100 Trung bình 62,7 37,3 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2012

Điều nhận thấy ngay là đóng góp thu nhập từ chăn nuôi trên địa bàn nghiên cứu thấp hơn so với đóng góp thu nhập từ trồng trọt của sinh kế sản xuất nông nghiệp. Trong khi ngành trồng trọt đóng góp trung bình trên 62,7 % thu nhập từ sản xuất nơng nghiệp thì chăn ni đóng góp chưa đến 37,3 % thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn nhập. Nguyên nhân thực trạng này là do các chi phí ngành chăn ni cao hơn hẳn ngành trồng trọt, nhất là các chi phí như: giống, thức ăn chăn ni, chuồng trại, phịng trị bệnh... Khiến cho cả năng đầu tư sản xuất của bà con có giới hạn nhất định, đặc biệt là nhóm hộ nghèo thì đầu tư cho chăn nuôi lại càng bị hạn chế hơn. Một nguyên nhân nữa là do tập quán chăn nuôi của đồng bào Dao, họ chăn nuôi gia xúc, gia cầm tại lưng trừng núi, khơng có chuồng trại kiên cố, khơng có những biện pháp chống rét, phịng trị bệnh kịp thời vào mùa rét gây thiệt hại đáng kể cho người dân. Để phát triển chăn nuôi, việc nâng cao kiến thức về kỹ thuật phòng trị bệnh, tăng năng suất, chất lượng cho vật nuôi là yếu tố vô cùng quan trọng quan trọng. Cùng với đó là giải pháp về cho vay vốn thơng qua các hội đồn thể. Đặc biệt là xác định thông tin về thị trường đầu vào và đầu ra cho vật nuôi.

3.3. Những nguyên nhân gây ra nghèo của cộng đồng dân tộc ngƣời Dao tại huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang.

Bảng 3.16: Những nguyên nhân gây ra nghèo cho cộng đồng người Dao

Nguyên nhân nghèo Số phiếu Tỷ lệ %

1. Thiếu vốn 68 75,56

2.Thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất 61 67,78

3. Thiếu phương tiện sản xuất 39 43,33

4. Đất sản xuất ít 51 56,67

5. Khơng có nghề phụ 35 38,89

6. Đông người ăn theo 24 26,67

7. Ốm đau, bệnh tật... 16 17,78

8. Rủi ro về thiên tai 13 14,44

9. Chây lười lao động 11 12,22

10. Các nguyên nhân khác 5 5,56

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

3.3.1. Nguyên nhân khách quan

3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Là huyện miền núi vùng cao có khí hậu khắc nghiệt, bốn bề có các dẫy núi cao bao bọc. Thời tiết khô – giá rét kéo dài và mùa mưa với thời gian ngắn, lượng mưa thấp hơn bình quân của tỉnh. Địa hình phức tạp bị chia cắt bởi đồi núi, sông suối, đất canh tác nông nghiệp bị hạn hẹp, chủ yếu là canh tác ruộng bậc thang, sản xuất chủ yếu là 1 vụ, giao thơng đi lại khó khăn, thường xuyên bị ách tắc vào mùa lũ. Trong 14 xã đặc biệt khó khăn có 4 tiểu vùng khí hậu khác nhau, biến động thất thường.

Thiếu nước tưới trong mùa khô gây cản trở cho hoạt động sản xuất của nhân dân, làm giảm diện tích lúa 2 vụ, và làm tăng chi phí cho sản xuất và làm giảm lợi nhuận.

Các hộ gia đình nghèo rất dễ bị tổn thương bởi những khó khăn hàng ngày và những biến động bất thường xảy ra đối với cá nhân, gia đình hay cộng đồng. Do nguồn thu nhập của họ rất thấp, bấp bênh, khả năng tích luỹ kém nên họ khó có khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống (mất mùa, dịch bệnh (cúm gà, cúm lợn) mất việc làm, thiên tai, mất nguồn lao động, mất sức khỏe,...). Với khả năng kinh tế mong manh của các hộ gia đình nghèo vùng sâu vùng xa, là người dân, những đột biến này sẽ tạo ra những bất ổn lớn trong cuộc sống của họ.

3.3.1.2. Tập quán sinh hoạt và sản xuất

Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thời tiết thiếu nước tưới, nhất là những năm nắng hạn kéo dài, nhiều thôn bản không reo trồng được cây lương thực. Người Dao trồng chọt chủ yếu trên ruộng bậc thang, đất ruộng chủ yếu gồm 2 loại là: đất sa bồi ven suối lớn và đất ruộng bậc thang khai khẩn trên nền đồi thấp. Nhìn chung các loại đất này đều thích hợp cho việc trồng lúa, nhưng lại có những yêu cầu khắt khe về nước tưới và phụ thuộc nhiều vào tự nhiên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Người Dao sống tập trung chủ yếu ở vùng núi, vùng DBKK, vào mùa mưa, lượng nước từ các sườn núi đổ xuống lớn gây lở đất và ngập úng. Ngồi ra cịn xảy ra hạn hán và lũ quét gây thiệt hại chủ yếu về nhà cửa, tài sản và một phần diện tích lúa và hoa màu.

3.3.1.3. Bệnh tật và sức khoẻ

Có 20% ý kiến cho rằng bệnh tật và sức khỏe yếu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của nhân dân. Bởi vì vấn đề bệnh tật và sức khỏe kém ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và chi tiêu của người nghèo, làm họ rơi vào vịng luẩn quẩn của đói nghèo. Họ phải gánh chịu hai gánh nặng: một là mất đi thu nhập từ lao động mất đi nguồn lao động, hai là gánh chịu chi phí cao cho việc khám, chữa bệnh, kể cả các chi phí trực tiếp và gián tiếp. Do vậy, chi phí chữa bệnh là gánh nặng đối với người nghèo và đẩy họ đến chỗ vay mượn, cầm cố tài sản để có tiền trang trải chi phí, dẫn đến tình trạng càng có ít cơ hội cho người nghèo thốt khỏi vịng đói nghèo. Trong khi đó khả năng tiếp cận đến các dịch vụ phịng bệnh (nước sạch, các chương trình y tế,...) của người nghèo còn hạn chế càng làm tăng khả năng bị mắc bệnh của họ.

3.3.1.4. Xuất phát điểm về kinh tế

Xuất phát điểm về phát triển kinh tế - xã hội của huyện miền núi Sơn Động thấp so với mặt bằng chung của cả nước, của cả tỉnh, có tới 90 - 95% thu nhập của người dân dựa vào kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, thu nhập thực tế của đồng bào dân tộc thiểu số ở nhiều xã vẫn ở mức thấp 700 - 800 ngàn đồng/người/năm, trình độ học vấn thấp, nhiều người chưa biết chữ (chưa thạo tiếng kinh). Lao động dựa vào tự nhiên và lao động thủ cơng là chính. Kết cấu hạ tầng thấp kém, giao thơng đi lại khó khăn, hạ tầng cơ sở phục vụ y tế, giáo dục, văn hố thơng tin chưa phát triển.

3.3.1.5. Do cơ chế, chính sách của Nhà nước

Nguyên nhân khách quan thuộc về cơ chế, chính sách của Nhà nước như: đầu tư của Nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn, cho miền núi, vùng đồng bào dân tộc chưa hợp lý cịn thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Từ năm 1998 trở lại đây, Chính phủ đã dành một số chương trình đầu tư cho vùng miền núi, vừng đồng bào dân tộc như: Chương trình 135, 134, nước sạch vệ sinh mơi trường, kiên cố hố trường lớp học... nhưng cơ chế hỗ trợ đầu tư cịn có nhiều bất cập: đầu tư dàn trải, phân tán, thiếu tập trung, chưa đủ độ và thiếu sự lồng ghép giữa các chương trình dự án. Quy trình, thủ tục đầu tư còn rườm rà, thiếu sự đấu mối chỉ đạo dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, kém phát huy tác dụng.

- Một số chính sách, cơ chế trợ giúp kéo dài, chậm đổi mới như chính sách trợ giá,trợ cước, tuyển cử, cấp sách vở cho học sinh, cấp tạp chí và báo cho các chi bộ. Chậm đổi mới tạo nên tâm lý ỷ lại, trông chờ của người dân, của cấp uỷ, chính quyền các xã, huyện miền núi. Bên cạnh đó có một số chính sách trợ giúp thì đúng nhưng cơ chế thực hiện chưa phù hợp dẫn đến hiệu quả thực hiện chưa cao như chính sách hỗ trợ nhà ở cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn về nhà ở (Chương trình 134).

3.3.2. Nguyên nhân chủ quan:

Những nguyên nhân nêu trên thường tạo nên tình trạng đói nghèo đối với cả một khu vực hoặc một xã, một huyện nghèo; ngoài những nguyên nhân khách quan, đói nghèo do những nguyên nhân chủ quan trực tiếp của từng hộ gia đình như: Tập quán sản xuất, trình độ canh tác lạc hậu, trình độ dân trí thấp, việc tiếp thu kiến thức và vận dụng vào thực tế còn hạn chế…

(1) Nghèo do thiếu vốn và sử dụng vốn không hiệu quả

Đây là nguyên nhân quan trọng có ảnh hưởng tới khả năng thoát nghèo của hộ. Trong điều kiện các nguồn lực đất đai là có hạn việc phát triển sản xuất trồng trọt cũng như các ngành khác địi hỏi phải có sự đầu tư thâm canh, mua giống mới, phân bón, thức ăn gia súc, thuốc phòng chữa bệnh… Các loại giống, vật tư ấy nhất thiết phải có tiền vốn mới thực hiện được. Ở các hộ nghèo tình trạng thiếu vốn trở nên rất phổ biến và nhu cầu vay vốn là rất cần thiết.

Hầu hết các hộ nghèo đều được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách với lãi suất ưu đãi (0%-1,2%/năm), số tiền vay từ 10 triệu đồng trở xuống song

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn theo điều tra hầu hết các hộ chỉ vay khoảng 4 - 7 triệu đồng sợ khơng có khả năng trả lãi. Số tiền này góp phần tăng gia sản xuất và nâng cao thu nhập cho mỗi hộ gia đình. Song có lẽ điều khó khăn hơn cả chính là việc sử dụng đồng vốn như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất.

Hộ nghèo thiếu vốn sản xuất là do khả năng tiếp cận nguồn vốn cịn khó khăn, một phần do cách sản xuất của hộ nghèo cịn giản đơn, khơng biết thâm canh, thiếu kinh nghiệm sản xuất hoặc vay về khơng biết làm gì. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để hộ nghèo sử dụng đồng vốn hiệu quả, điều đó địi hỏi phải có sự kết hợp giữa cho vay với việc hướng dẫn phát triển sản xuất. Giúp đồng bào người Dao tìm ra phương án đầu tư sản xuất phù hợp với điều kiện của vùng.

(2) Đói nghèo do thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật áp dụng cho sản xuất

Đây là cũng nguyên nhân phổ biến đối với các hộ nghèo của xã vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số

Người Dao ở vùng ĐBKK chưa thực sự được tiếp cận với các thông tin khoa học kỹ thuật do điều kiện đi lại khó khăn. Việc nắm bắt các thơng tin này cịn hạn chế. Mặc dù hầu hết các hộ đều có các phương tiện nghe như đài, ti vi. Tuy nhiên họ thiếu quan tâm đến các chương trình hướng dẫn, giới thiệu các phương pháp áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Khi được hỏi về nhu cầu tiếp cận thơng tin của hộ gia đình đa số hộ cho rằng họ chưa thực sự thấy được lợi ích từ các thơng tin đó, cịn lại các hộ cho rằng chương trình khuyến nơng là khó hiểu với họ và rất khó áp dụng trong thực tế.

Chi phí cho giáo dục đối với hộ nghèo cịn lớn, chất lượng giáo dục mà người nghèo tiếp cận được cịn hạn chế, gây khó khăn trong việc tự vươn lên thốt nghèo. Tỷ lệ nghèo giảm xuống khi trình độ giáo dục tăng lên. Trình độ học vấn thấp hạn chế khả năng kiếm việc làm trong các lĩnh vực khác, trong các ngành phi nông nghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao và ổn định hơn.

(3) Nghèo đói do thiếu phương tiện sản xuất

Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu, là một thực trạng phổ biến trong các hộ nghèo trong cộng đồng dân tộc Dao. Thực tế điều tra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn cho thấy 100% hộ nghèo khơng có các phương tiện phục vụ cho sản xuất và thu hoạch lúa như máy cày, máy gặt… mặc dù hộ nghèo chủ yếu là hộ thuần nơng, có thu nhập chủ yếu từ canh tác lúa. Dựa trên thực tế đó, cùng với quá trình phỏng vấn hộ, chúng tôi nhận thấy: Thiếu phương tiện sản xuất cũng xuất phát từ nguyên nhân thiếu vốn. Với người nông dân, thửa ruộng, con trâu, cái cày là tư liệu sản xuất chủ yếu, nếu thiếu sẽ làm đình đốn q trình sản xuất. Ví dụ như con trâu có thể xem là tư liệu sản xuất có giá trị, một hộ nghèo khó có thể mua được nếu khơng được vay vốn.

Như vậy, khơng có tư liệu sản xuất cũng chính là ngun nhân gây đình đốn sản xuất và nghèo đói cho người dân

(4) Nghèo do thiếu đất sản xuất

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế. Đối với các hộ nghèo miền núi, sự thiếu đất đai cho sản xuất, đặc biệt thiếu đất canh tác (đất lúa) là một hạn chế khó khắc phục nhất.

Do xói mịn rửa trơi theo thời gian làm giảm dần số diện tích đất có thể trồng cấy được, đất ở đây nghèo dinh dưỡng, diện tích đất ruộng một vụ, không chủ động nước, hệ thống thuỷ lợi của xã cịn thơ sơ, chưa nâng cấp.

Như vậy, thiếu đất sản xuất là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến túng thiếu và nghèo của người dân miền núi.

(5) Đói nghèo do đơng người ăn theo

Ngun nhân này chiếm 28,75% trong tổng số hộ nghèo được hỏi. Các hộ nghèo thường đông con, số người ăn theo lớn. Hậu quả của đơng con chính là bình qn thu nhập đầu người của hộ nghèo thấp và sự thiếu đất đai canh tác. Đơng con, thiếu điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho các thành viên, bệnh tật xảy ra làm giảm khả năng lao động.

(6) Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên cịn một số ngun nhân khác như khơng có nghề phụ, chây lười lao động...cũng là nguyên nhân dân đến nghèo đói trong cộng đồng người Dao trên địa bàn huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Tóm lại, qua thực trạng phát triển kinh tế, xã hội của xã và quá trình điều

tra phỏng vấn hộ nghèo và phỏng vấn sâu một số hộ giàu, hộ vượt nghèo trong 4 thôn, tôi rút ra được những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo đói tại xã đó là: thiếu vốn, thiếu thơng tin khoa học kỹ thuật, thiếu đất đai, dẫn đến không biết cách làm ăn… Trong các nguyên nhân trên còn hàm chứa cả các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội như: Vị trí địa lý, địa hình, giao thơng, trình độ sản xuất, trình độ văn hố, học vấn, điều kiện thông tin thị trường. Tuy nhiên trong khả năng kinh tế của tỉnh, của chương trình xố đói giảm nghèo, việc đáp ứng nhu cầu cấp bách nhất của người nghèo là có thể thực hiện được thông qua nguồn lực hiện có của chương tình và các nguồn lực có thể huy động được thông qua xã hội hố cơng tác xố đói giảm nghèo một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.

3.4. Thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện Sơn Động nói chung và cộng đồng ngƣời Dao nói riêng. cộng đồng ngƣời Dao nói riêng.

3.4.1. Một số kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo.

Sau hơn 2 năm thực hiện, Chương trình 30a của Chính phủ đã góp phần tích cực giúp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang giảm tỷ lệ hộ nghèo từ hơn

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp giảm nghèo cho cộng đồng dân tộc dao trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)