Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp giảm nghèo cho cộng đồng dân tộc dao trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 50 - 56)

Thông tin

cần thu thập Nguồn cung cấp

- Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu

- Các cơng trình nghiên cứu khoa học: Sách, báo, giá trình, tạp chí, website… đã được công bố.

- Thông tin về điều kiện tự nhiên chung của huyện Sơn Động

- Phịng Nơng nghiệp UBND huyện. - Trạm khí tượng thủy văn của huyện - Điều kiện kinh tế, xã hội, dân số,

lao động, thành phần dân tộc…của huyện Sơn Động và các xã điều tra

- Chi cục thống kê huyện Sơn Động. - Số liệu báo cáo tổng kết của huyện - Báo cáo tổng kết của các xã điều tra đã được công bố

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được cơng bố ở bất kì tài liệu nào, người thu thập có được thơng tin thơng qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng những phương pháp khác nhau như: tìm hiểu, quan sát thực tế, đánh giá nhanh nông thôn , đánh giá nơng thơn có sự tham gia của người dân... Tôi sử dụng phương pháp này để lập một bảng hỏi nhằm điều tra, phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu để tổng hợp các số liệu thu được, xác định các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo của cộng đồng dân tộc Dao tại địa bàn Huyện.

* Phương pháp lựa chọn địa điểm nghiên cứu, chọn mẫu điều tra

- Chọn mẫu điều tra là vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phân tích. Vì vậy chọn địa điểm nghiên cứu phải đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu. Với phạm vi khơng gian là đề tài thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn hiện trên địa bàn 1 huyện, với mục tiêu chính là nghiên cứu tình trạng nghèo và giải pháp giảm nghèo của cộng đồng dân tộc Dao, vì vậy tơi chọn địa điểm nghiên cứu là 3 xã có tỉ lệ số hộ dân tộc người Dao cao là: Xã Tuấn Mậu, xã Dương Hưu và xã Vân Sơn.

- Chọn hộ nghiên cứu: Mỗi xã chọn ngẫu nhiên 30 hộ là đồng bào dân tộc Dao để tiến hành điều tra, phỏng vấn.

- Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra được xây dựng cho hộ điều tra, nội dung của phiếu điều tra bao gồm những thông tin chủ yếu về tình hình cơ bản của nơng hộ, về tình hình hoạt động sản xuất, đời sống cũng như nhận thức của nông hộ.

* Phương pháp thảo luận nhóm

3 xã, mỗi xã có 12 người và 3 đại biểu là cán bộ xã.

:

khó khăn trong .

+ Nguyên nhân nghèo, những thách thức trong công tác giảm nghèo. + Thuận lợi và khó khăn trong triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn điều tra.

2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Đề tài có tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời sử dụng một số kết quả nghiên cứu có liên quan đến phạm trù này một cách linh hoạt, hợp lý và cần thiết.

2.3.4. Phương pháp sử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý: - Tổng hợp theo từng nội dung.

- Xử lý các thơng tin định tính: Các số liệu thu thập được biểu thị thông qua phương pháp phân tích, tổng hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Xử lý thông tin định lượng: Thu thập được từ các tài liệu thống kê, báo cáo , phỏng vấn được thể hiện qua hình vẽ, bảng biểu.

Việc xây dựng hệ thống bảng biểu, hệ thống chỉ tiêu, tính tốn số liệu được thực hiện trên chương trình phần mềm Microsoft Excel làm cơ sở cho những kết luận phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

2.3.5. Phương pháp phân tích SWOT

Phân tích các yếu tố thuận lợi và khó khăn trong công tác giảm nghèo trên địa bàn nghiên cứu.

2.3.6. Phương pháp phân tích đánh giá

- Phương pháp thống kê kinh tế: Sử dụng phương pháp này để phân tích mức độ của hiện tượng, phân tích tình hình biến động và mối liên hệ của các hiện tượng, từ đó để rút ra những kết luận cần thiết.

- Phương pháp thống kê mơ tả: đây là phương pháp mơ tả tồn bộ thực trạng của các hiện tượng và sự vật dựa trên những dữ liệu đã được tính tốn.

- Phương pháp thống kê so sánh: Là phương pháp tính tốn các chỉ số tương đối và tuyệt đối, so sánh chúng với nhau, tìm ra tính quy luật chung của các sự vật, hiện tượng, nó được sử dụng trong các bảng biểu trong q trình phân tích.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Sơn Động là huyện vùng cao, cách thành phố Bắc Giang 80km nằm về phía Đơng Bắc, có tổng diện tích tự nhiên là 84.577,17 ha chiếm 22,08% diện tích tồn tỉnh với 21 xã và 2 thị trấn.

+ Phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn + Phía Đơng giáp tỉnh Quảng Ninh + Phía Nam giáp tỉnh Quảng Ninh

+ Phía Tây giáp 2 huyện Lục Nam và Lục Ngạn

Sơn Động có địa hình đặc trưng của vùng miền núi cao, chia cắt mạnh. Hướng dốc chính từ Đơng Bắc xuống Tây Nam, độ dốc khá lớn. Ngồi ra huyện cịn có các cánh đồng nhỏ, hẹp xen kẽ với các dải đồi núi.

3.1.1.2. Về khí hậu:

- Tuy huyện Sơn động nằm cách bờ biển không xa, nhưng do án ngữ bởi dãy Yên Tử, nên mang đặc điểm khí hậu lục địa vùng núi khá rõ rệt. Một năm có 4 mùa, nhưng khí hậu chịu nhiều ảnh hưởng của gió mùa và lượng mưa, có thể phân làm 2 mùa chính:

+ Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, kèm theo gió mùa Đơng Nam, nhiệt độ cao nhất 36-380

C

+ Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thình hành gió Đơng Bắc, nhiệt độ thấp nhất từ 5-100C, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 230

C. + Lượng mua mùa hạ từ 1400mm đến 1800mm, cả năm đạt khoảng 1400 đến 1600mm. Trung bình là 1321mm, thấp hơn so với tồn tỉnh (lượng mưa trung bình của tỉnh Bắc Giang biến động từ 1500 đến 1900mm)

+ Độ ẩm khơng khí trung bình là 81,9%, cao nhất là 85%, thấp nhất là 77%. - Với điều kiện khí hậu như trên, đã ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp-lâm nghiệp, đặc biệt là sản xuất cây hàng năm và canh tác trê đất dốc. Tuy nhiên việc trồng một số cây ăn quả, cây dược liệu lại có những thuận lợi nhất định.

3.1.1.3 Về thủy văn

Huyện Sơn Động là thượng nguồn của sơng Lục Nam. Trên địa bàn có 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Thạch Sơn và Phúc Thắng. Sông Tuấn Đạo bắt nguồn từ 2 xã Thanh Sơn, Thanh Luận và nhánh chính sơng Lục Nam bắt nguồn từ 2 xã Hữu Sản và An Lạc. Ngồi ra cịn rất nhiều khe suối lớn nhỏ, nằm xen kẽ ở hầu hết các đồi núi ở các xã. Địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành các dải thung lũng hẹp và các con suối lớn nhỏ, mật độ suối khá dày, có nhiều hồ, đập lớn nhỏ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Các sông suối đều là đầu nguồn nên lịng sơng nhỏ hẹp, độ dốc lớn, chênh lệch lưu lượng nước giữa các mùa khá lớn. Mùa khô thường bị hạn hán, ảnh hưởng đến sản xuất nơng-lâm nghiệp. Huyện có 65 hồ đập lớn nhỏ trong đó có 50 đập dâng các loại, nằm rải rác trong huyện cung cấp nước phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân trong huyện.

- Ngồi những điều kiện khí hậu, thủy văn nêu trên, Sơn Động cịn những khó khăn về điều kiện tự nhiên, gây cản trở cho phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, do điều kiện giao thông đi lại rất khó khăn, đất đai có hàm lượng mùn thấp và thường gặp hạn hán do thiều nước.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

(1) Tài nguyên đất: Sơn Động có tổng diện tích đất tự nhiên là 84.577,17 ha, bao gồm:

- Đất sản xuất nơng nghiệp: 9.900,9 ha. Trong đó: + Đất trồng cây lâu năm là 6037,1 ha

+ Đất trồng cây hàng năm là 3.860,2 ha + Đất nông nghiệp khác: 3,6 ha

- Đất lâm nghiệp: 52.045.33 ha. Trong đó: + Đất rừng tự nhiên là 38.513,54 ha + Đất rừng trồng là 13.531,79 ha - Đất nuôi trồng thủy sản: 34 ha

- Đất phi nơng nghiệp: 10.890,98 ha chiếm 12,88%. Trong đó: + Đất ở: 973,67 ha

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn + Đất sông suối , mặt nước: 1.535,92 ha

+ Đất tơn giáo, tín ngưỡng: 0,64 ha + Đất phi nông nghiệp khác: 0,86 ha

- Đất chưa sử dụng: 11.705,96 ha chiếm 13,84%

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp giảm nghèo cho cộng đồng dân tộc dao trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)