1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích chiến lược xuất khẩu hàng dệt may của việt nam thời gian qua và một số đề xuất trong thời gian tới

107 456 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 800,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT ATPA Andean Trade Preference Act Luật ưu đãi thương mại Andean ATC Agreement on textiles and clothing Hiệp định về hàng dệt May BTI Binding Tariff Information Thuế suất Bắt buộc ECLA European Clothing Association Hiệp hội trang phục châu Âu EU European Union Liên minh châu Âu GATT General Agreement on Tariffs and Trade Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GSP Generalized System of Preference Hệ thống ưu đãi phổ cập HACCP Hazard Analysis Critical Control Point Hệ thống phân tích mối nguy và xác định thời điểm kiểm soát tới hạn ISO International Organisation for Standardization Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế MFA Hiệp định đa sợi MDGs Millennium Development Goals Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ NAFTA North American Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Bắc Hoa Kỳ REACH Registration, Evaluation, Authorisation and Restriction Chemicals Quy định về đăng ký, đánh giá, cấp phép hóa chất SA 8000 Social Accoutability 8000 Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội 8000 TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật trong thương mại WTO World Trade Organisation Tổ chức thương mại thế giới LỜI NÓI ĐẦU Dệt may là một ngành công nghiệp nhẹ, có vị trí quan trọng trong cơ cấu sản xuất của nền kinh tế quốc dân nói chung và của ngành công nghiệp nói riêng. 2 Ngành đảm bảo hàng hoá tiêu dùng trong nước và nhu cầu xuất khẩu, thu hút nhiều lao động, vốn đầu tư không đòi hỏi quá lớn, ít rủi ro, thu lợi nhuận nhanh nên khá phù hợp với bước đi ban đầu của các nước đang phát triển như nước ta hiện nay. Xu thế tự do hoá thương mại đối với ngành dệt may theo lịch trình của Hiệp định ATC ( Agreement on Textile and Clothing) kết thúc vào ngày 31/12/2004 đã mở ra rất nhiều cơ hội cho Ngành Dệt May Việt Nam. Nhưng Ngành sẽ phải đối mặt với một thách thức rất lớn đó là Cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt “một mất một còn” giữa các đối thủ tham gia, không bảo hộ, không rào cản thương mại Thương mại quốc tế rộng mở, đem lại cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam cơ hội được thử sức mình và cạnh tranh công bằng với các cường quốc mạnh trong ngành. Bên cạnh đó, cơ hội mới cũng đồng nghĩa với thách thức mới; Cơ hội mới cùng những thách thức mới đòi hỏi ngành Dệt May, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam phải có nhận thức mới đối với tương lai phát triển của ngành. Câu hỏi đặt ra đối với ngành Dệt May và các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam là phải tìm ra con đường để phát triển và xây dựng lợi thế hơn là chỉ tìm cách xoá bỏ các bất lợi thế. Trong thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung ưu tiên đầu tư và củng cố sự phát triển của ngành may mặc, có những chiến lược phát triển cụ thể cho từng giai đoạn đối với ngành. Với phương châm coi xuất khẩu làm nguồn thu ngoại tệ chính để bù đắp cho chi tiêu của ngân sách, Việt Nam hiện đang không ngừng tìm kiếm và phát triển thị trường xuất khẩu, đặc biệt là về dệt may. Nước ta có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý cho việc trồng cây bông, hơn nữa với nguốn lao động dồi dào, người lao động chăm chỉ, cần cù khéo léo, giá nhân công rẻ là điều kiện hết sức thuận lợi đối với sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Vì vậy, với ngành dệt may Việt Nam – cần có một chiến lược rõ ràng chứa đựng tầm nhìn xa và rộng cho tương lai ngành dệt may của nước nhà, chiến lược 3 này cũng như kim chỉ nam cho mọi kế hoạch, mọi chương trình hành động mà các bên tham gia như: Cơ quan quản lý Nhà nước, hiệp hội ngành dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hàng dệt may,… đều cần phải quan tâm và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kể quyết định nào nhằm tạo điều kiện cho sản phẩm của ngành này được đẩy mạnh ra thị trường Quốc tế. Do đó, việc nghiên cứu và phân tích chiến lược phát triển ngành trong thời gian qua và từ đó có những đề xuất về mặt giải pháp đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may là vô cùng quan trọng. Vì thế, em chọn đề tài “Phân tích chiến lược xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam thời gian qua và một số đề xuất trong thời gian tới” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cho mình. Trên cơ sở đó, nội dung chính của Khóa luận được trình bày ở 3 chương: Chương 1: Khái quát về thị trường dệt may thế giới và chiến lược xuất khẩu hàng ra thị trường thế giới Chương 2: Phân tích chiến lược xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam thời gian qua Chương 3: Một số đề xuất đối với chiến lược xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong thời gian tới Đây là một đề tài thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà quản lý và doanh nghiệp, những vấn đề được đưa ra trong đề tài là những vấn đề đã tồn tại khá lâu và chứa đựng nhiều cách giải quyết cũng như các định hướng và đề xuất mà các bên quan tâm có thể cân nhắc. Cũng chính vì mức độ quan trọng của các vấn đề và phạm vi rộng của đề tài, cùng với kinh nghiệm và kiến thức của bản thân còn hạn chế, nên trong khoảng thời gian cho phép, với nguồn thông tin và tài liệu hạn hẹp - có thể những vấn đề và cách giải quyết được em trình bày trong khóa luận này vẫn chưa hoàn toàn đầy đủ và chưa được triệt để. Vì vậy, em kính mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý của các thầy, cô giáo - những người có kinh nghiệm cũng như kiến thức tổng hợp và chuyên sâu có 4 thể bổ sung thêm những điều còn thiếu sót chưa được đề cập trong bài viết của em để bài làm đem lại hiệu quả như mục đích ban đầu của đề tài! Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến cô giáo, PGS.TS Bùi Thị Lý đã hướng dẫn tận tình cho em trong quá trình làm khoá luận, xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa kinh tế ngoại thương – trường đại học Ngoại thương đã giúp em có được những kiến thức bổ ích trong suốt những năm học vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo! 5 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG DỆT MAY THẾ GIỚI 1. Ngành dệt may trong tổng thể nền kinh tế Thế giới, các đặc điểm và xu thế của ngành dệt may Thế giới 1.1. Ngành dệt may trong tổng thể nền kinh tế Thế giới: May mặc là một trong những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống loài người. Từ thủa sơ khai nhất, loài người đã biết sử dụng các chất liệu khác nhau như vỏ cây, lông thú, sợi…để làm ra những hình thái cơ bản nhất của trang phục với mục đích bảo vệ con người trước sự khắc nghiệt của thời tiết. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các sản phẩm về may mặc ngày càng hoàn thiện. Từ những nguyên liệu thô sơ, con người đã sáng tạo ra những nguyên liệu nhân tạo để phục vụ cho nhu cầu sử dụng các sản phẩm may mặc ngày càng phổ biến. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cùng với các phát minh khoa học trong lĩnh vực công nghiệp đã giúp cho ngành dệt may có sự phát triển vượt bậc. Quá trình phát triển ngành dệt may thế giới gắn liền với sự phát triển của các nước công nghiệp. Do đó, các nước công nghiệp vẫn luôn thực hiện các biện pháp bảo vệ ngành dệt may nội địa trước sự cạnh tranh ngày một gay gắt của các nước đang phát triển. Cùng với đó, dệt may cũng luôn là một lĩnh vực nhạy cảm khi đàm phá và giải quyết các tranh chấp trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia. Quả thực, không thể phủ nhận tầm quan trọng của công nghiệp dệt may trong thời đại hiện nay. Thương mại dệt may có vị trí trọng yếu và vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Ngành công nghiệp này chiếm 5,7% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu. Trong 4 thập kỷ qua, thương mại dệt may thế giới đã tăng trên 60 6 lần (nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng của thương mại hàng hóa, với mức tăng 48 lần), từ chưa tới 6 tỷ USD vào những năm 1960 lên 342 tỷ USD vào đầu thế kỷ 21. 1.2. Các đặc điểm của ngành dệt may Thế giới: 1.2.1. Dệt may là một ngành thu hút nhiều lao động và tốc độ tăng trưởng nhanh Lĩnh vực may mặc, đang ngày càng thu hút nhiều lao động, có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn lĩnh vực dệt và hiện chiếm 57% thương mại thế giới. Cuối những năm 80, nhiều nước đang phát triển đã vượt các nước công nghiệp về thị phần xuất khẩu hàng dệt may và hiện chiếm 50% thế giới về thị phần hàng dệt và 75% thế giới về thị phần hàng may. Đây là lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển và nhiều nước coi ngành này là ngành công nghiệp quan trọng nhất, về xuất khẩu cũng như về việc làm và tăng thêm giá trị. Nhiều nước nhỏ kém phát triển và đang phát triển có khi phụ thuộc hoàn toàn vào ngành dệt may vì ngành chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu và 50% việc làm của toàn đất nước. Những quốc gia này thường tập trung vào một số thị trường tại các nước công nghiệp, điển hình là Mỹ và EU. 1.2.2. Dệt may là ngành chủ đạo của các nước có chi phí sản xuất thấp Ngành công nghiệp dệt may chủ yếu tập trung vào các nước có chi phí nhân công thấp nhất, sản xuất hiệu quả nhất, có hạ tầng giao thông và thông tin liên lạc phát triển nhất. Các công ty đa quốc gia còn lựa chọn các nước nào có sẵn nguồn nguyên liệu thô (hàng dệt….) và hàng quần áo thành phẩm. Những nước có khả năng cung cấp dịch vụ trọn gói - từ sản xuất vải đến cắt, may, và đóng gói – sẽ giành được ưu thế cạnh tranh, đó là những nước sản xuất hàng may mặc lớn từ trước đến nay như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, và gần đây có thêm Việt Nam. Hiện tại và trong thời gian tới, các nhà bán lẻ 7 và sản xuất hàng hiệu đang dần chuyển hướng sang đầu tư sản xuất ở những nước này. 1.3. Xu thế của hàng dệt may Thế giới: Trước những tác động nhiều mặt của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, một giai đoạn mới đã và đang hình thành trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may, khi sức cạnh tranh của nhiều nước có thế mạnh trong ngành này đang suy giảm và tỏ ra ngày càng "lép vế" trước Trung Quốc. Dự báo, Châu Á sẽ trở thành khu vực sản xuất hàng dệt may lớn nhất thế giới, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ là những nhân tố quan trọng. Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc là địa bàn có giá sinh hoạt và chi phí lao động tương đối hợp lý và có khả năng nhanh chóng thực hiện các hợp đồng mua hàng với khối lượng lớn. Yếu tố Trung Quốc ảnh hưởng không chỉ tới khả năng cạnh tranh của nhiều nhà xuất khẩu tại những nước có chi phí thấp mà còn tác động đến cả các nền kinh tế có nhà máy, công xưởng kỹ nghệ cao như Đặc khu hành chính Hồng Công, vùng lãnh thổ Đài Loan và Hàn Quốc. Khủng hoảng kinh tế khiến các nước nhập khẩu, nhất là Mỹ, củng cố năng lực mặc cả thông qua việc đặt mua hàng với khối lượng tới 200.000- 300.000 chiếc/lô hàng. Trong khi sức ép cạnh tranh cũng buộc các nhà xuất khẩu phải nâng cao nghiệp vụ giao hàng nhanh với khối lượng lớn. Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất hàng dệt may Thái Lan Dej Pathanasethpong nhận xét, xu thế này sẽ tồn tại trong thời gian khá dài, và chỉ những nhà sản xuất kinh doanh "có máu mặt" mới có khả năng đáp ứng yêu cầu cung cấp với số lượng lớn, trong khi các nhà xuất khẩu và doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ bị tước mất cơ hội cung cấp vải vóc, sợi tự nhiên và sợi tổng hợp, quần áo. Mỹ từng là thị trường nhập khẩu hàng dệt may hàng đầu thế giới nhưng vị trí này đã rơi vào tay Liên minh Châu Âu (EU). Tổng kim ngạch hàng dệt may nhập vào Mỹ ước đạt 50 tỷ USD/năm, so với mức khoảng 80 tỷ USD/năm 8 của EU. Theo nhật báo "Dân tộc", Mỹ đang cắt giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm dệt may sản xuất từ Châu Á, trong khi cũng dành một số ưu đãi về thuế cho những mặt hàng nhập từ Mêhicô và các nước Nam Mỹ. Với tầm quan trọng và vị trí của mình đối với nền kinh tế quốc gia và quốc tế, có thể nhận thấy sự phát triển và xu thể thay đổi không ngừng của ngành may mặc trong hiện tại cũng như tương lai, có thể điểm ra một số xu hướng mới đáng chú ý trên thị trường may mặc thế giới: Đối mặt với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường may mặc thế giới đang tìm những hướng đi mới. Theo đó, những xu hướng gần đây được quan tâm là (1)Áp dụng công nghệ nhiều hơn trong sản xuất vải (2) Xuất hiện cách thức/mô hình sản xuất nguyên liệu sinh thái (3) Các thị trường ngách trong may mặc. 1.3.1. Áp dụng công nghệ nhiều hơn trong sản xuất các loại vải mới Theo như ông Kikumori thuộc Hiệp Hội Bông Mỹ, hiện nay người tiêu dùng thế giới rất ưa chuộng những sản phẩm có tính đột phá về chính nguyên liêụ đầu vào. Người ta ngày càng quan tâm nhiều hơn tới những loại vải mới có khả năng khắc phục được yếu điểm thông thường trước kia. Ví dụ ưu điểm của vải bông là thường thấm mồ hôi tốt, thông thoáng và mặc rất mát. Xuất phát từ thực tế quần jean đã được giới trẻ rất ưa chuộng ở những nước như châu Á, nơi có điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Loại vải bò thông thường tuy hút ẩm tốt, nhưng lại gây nóng bức nhớp nháp trong mùa hè, ảnh hưởng tới cử động và sinh hoạt năng động của giới trẻ. Biết được điều này, các chuyên gia đã nghiên cứu, cho ra đời các sản phẩm công nghệ cao như Storm Denim (vải bò không thấm nước), Natural Stretch Cotton (Vải co dãn tự nhiên không sử dụng sợi spandex và các hóa chất khác), dùng các công nghệ như Wicking Windows (Công nghệ xử lý thoát nước qua bề mặt của vải) và Tough Cotton (Công nghệ xử lý là ép) chống nhăn vải. Theo đó, những 9 giải pháp công nghệ dành cho các sản phẩm thời trang này rất dễ đáp ứng nhu cầu và sinh hoạt của con người, khắc phục được những nhược điểm vải thông thường. 1.3.2. Xuất hiện cách thức/mô hình sản xuất nguyên liệu sinh thái Ngành sản xuất các loại vải sợi may mặc Châu Á thay đổi theo xu hướng thân thiện môi trường tuy giá các loại vải sợi này có thể khá đắt đỏ. Một số nước sản xuất hàng may mặc lớn của Châu Á như Trung Quốc, Pakistan càng quan tâm hơn tới việc bảo vệ môi trường và kinh doanh những sản phẩm sinh thái. Tại Trung Quốc, các DN kinh doanh sản phẩm sợi sinh thái đang ngày càng đón nhận được nhiều đơn hàng từ các khách hàng Châu Âu. Nhu cầu từ các khách hàng Trung Quốc giàu có cũng đang tăng lên. Tại Ấn Độ, một quan chức đứng đầu ngành cho hay sản xuất bông sinh thái trên thế giới, và nhất là ở Ấn Độ có rất nhiều tiềm năng phát triển, tiết kiệm nhiên liệu đầu vào. Hiệp Hội Bông Ấn Độ(CAI) cho hay sản xuất bông sinh thái chỉ cần sử dụng 65% diện tích, 20% phân bón, 15% thuốc trừ sâu so với sản xuất bông theo phương pháp gieo tưới thông thường. Trong những năm gần đây, lượng sản xuất bông sinh thái trên thế giới đã tăng 6 lần, đạt 2.25 lakh tấn vào năm 2008-2009. Hiện nay, người ta đặc biệt dành nhiều sự quan tâm, nhất là ở các nước Phương Tây về vấn đề ảnh hưởng môi trường của việc gieo trồng bông. Những sản phẩm từ bông hữu cơ ngày càng được coi trọng. Ở Ấn Độ, càng ngày người ta càng áp dụng kỹ thuật cao để sản xuất bông hữu cơ : như sử dụng công nghệ Bt, áp dụng gieo trồng bông theo phương pháp khoa học, quản lý hiệu quả sâu bọ và phổ cập giáo dục cho nông dân. 1.3.3. Các thị trường ngách trong may mặc Theo một báo cáo có tên” Phát triển trong lĩnh vực may mặc cho quân đội” gần đây của Textiles Intelligence, nhu cầu về quần áo trong quân đội, áo 10 [...]... dụng một số hạn ngạch nhất định cho một số mặt hàng, đặc biệt là hàng may mặc Hạn ngạch hàng may mặc của EU được quy định trên cơ sở Hiệp định May mặc Trong nhiều năm qua, hạn chế nhập khẩu bằng hạn ngạch là một 12 hình thức áp dụng các rào cản phi thuế quan quan trọng nhất đối với hàng may mặc, cho đến năm 1995 thông qua Hiệp định Đa sợi (MFA) và từ năm 1995 về sau này bằng Hiệp định về hàng Dệt may. .. tả hàng và số lượng, quốc gia xuất xứ và ngày xuất khẩu Tờ khai xuất xứ kép (Multiple Country Declaration) được dùng vào việc nhập khẩu hàng dệt may được sản xuất hay gia công và/ hoặc có chứa các nguyên liệu từ nhiều nước khác nhau Thông tin cần có trong tờ khai gồm ký hiệu nhận dạng Đối với những hàng hoá, cần có phần mô tả hàng và số lượng, quy trình sản xuất và/ hoặc gia 32 công, quốc gia và ngày xuất. .. cơ bản, chất trợ dệt, các chất xử lý hoàn tất…Vì vậy các nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và kinh doanh hàng dệt may có bán tại châu Âu đều phải xem xét và tuân thủ REACH Một điều quan trọng cần thấy là không phải tất cả các hóa chất sử dụng trong ngành dệt may đều chịu tác động của REACH, chỉ những sản phẩm dệt may có chứa các hóa chất có trong quy định của REACH thì bị giám sát và cần phải đăng... phí và sẽ giúp bạn tránh những vấn đề xung đột và mâu thuẫn liên quan đến thuế nhập khẩu Một số lô hàng dệt may nhập khẩu vào Đức cần có giấy chứng nhận xuất xứ do Đức áp dụng hạn ngạch đối với một số nước có chi phí lao động thấp Thuế nhập khẩu hàng dệt may vào Đức ở mức từ 6,9 đến 13,8% tùy thuộc vào loại sản phẩm 2.1.1.2 Hạn chế nhập khẩu bằng hạn ngạch Mặc dù được coi là khu vực tương đối tự do và. .. Caribbe và Thái Bình Dương Hầu hết các loại thuế đối với hàng dệt may ở Đức là thuế theo giá hàng (ad valorem) (tính trên tỷ lệ % giá trị của hàng hóa) và dựa trên trị giá tính thuế GATT (gần tương đương với giá trị CIF của hàng hóa) Lấy ví dụ trường hợp của Đức, trước khi đưa hàng vào Châu Âu nói chung và vào Đức nói riêng, nhà xuất khẩu cần biết các quy định về thuế nhập khẩu từ cơ quan hải quan của. .. hủy dưới sự giám sát của nhân viên hải quan Các hiệp định về hàng dệt có quy định gia tăng các hạn ngạch theo từng thời điểm cụ thể - Hạn ngạch suất thuế: áp dụng cho một lượng hàng nhập khẩu được đã quy định trước, lượng hàng này sẽ chịu một mức thuế thấp trong một thời hạn nào đó Trong suốt thời hạn này, nếu hàng nhập khẩu vượt quá số lượng được phép hưởng mức thuế thấp thì số hàng dư sẽ phải chịu... Tờ khai xuất xứ hàng hoá” được nộp cho hải quan ngay khi hàng hoá nhập vào Tờ khai này tùy thuộc vào tính chất của việc nhập khẩu: Tờ khai xuất xứ đơn (single country declaration) được dùng cho việc nhập khẩu hàng dệt may chỉ có nguồn gốc xuất xứ từ một quốc gia hoặc chỉ được gia công tại một quốc gia bằng các nguyên liệu sản xuất tại Hoa Kỳ, hoặc tại một quốc gia khác nơi mà nó được sản xuất Thông... trăm trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu •Thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng: Một số hàng hoá, chủ yếu là nông sản và hàng sơ chế phải chịu thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng Loại thuế này chiếm khoảng 12% số dòng thuế trong biểu thuế HTS của Hoa Kỳ •Thuế gộp: Một số hàng hóa phải chịu gộp cả thuế theo giá trị và thuế theo số lượng Hàng phải chịu thuế gộp thường là hàng nông sản •Thuế theo... của Hội đồng (EEC) số 793/93 và Quy định của Ủy ban (EC) số 1488/94 cũng như Chỉ thị của Hội đồng số 76/769/EEC và các Chỉ thị của Ủy ban số 91/155/EEC, 93/67/EEC, 93/105/EC và 2000/21/EC Mục đích chính của REACH là: • Đảm bảo mọi hóa chất sử dụng ở EU, dù nhập khẩu hay sản xuất trong khu vực đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn; • Buộc các nhà sản xuất và các nhà nhập khẩu phải có trách nhiệm... ngày xuất khẩu Đối với vật liệu dung để chế tạo ra sản phẩm, tờ khai phải ghi mô tả nguyên liệu, quốc gia sản xuất, và ngày xuất khẩu Tờ khai phụ (Negative Declaration) phải đính kèm tất cả các lô hàng nhập khẩu không thuộc quy định của Luật về Sản phẩm Dệt Dễ cháy (Flammable Fabrics Act - FFA) Thông tin cần có là ký hiệu nhận dạng và số, mô tả và số lượng hàng, và quốc gia xuất xứ Ngày xuất khẩu ghi . trường dệt may thế giới và chiến lược xuất khẩu hàng ra thị trường thế giới Chương 2: Phân tích chiến lược xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam thời gian qua Chương 3: Một số đề xuất đối với chiến lược. Phân tích chiến lược xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam thời gian qua và một số đề xuất trong thời gian tới làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cho mình. Trên cơ sở đó, nội dung chính của Khóa. sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Vì vậy, với ngành dệt may Việt Nam – cần có một chiến lược rõ ràng chứa đựng tầm nhìn xa và rộng cho tương lai ngành dệt may của nước nhà, chiến lược

Ngày đăng: 06/10/2014, 12:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. TS. Nguyễn Anh Tuấn (chủ biên), Bộ Ngoại giao, Học viện Quan hệ quốc tế, “Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế”, Nxb Chính trị quốc gia. 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia. 2006
8. Nguyễn Quang Toàn, “Quản trị chất lượng”. Nxb Thống kê 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chất lượng
Nhà XB: Nxb Thống kê 2000
9. Bộ Thương mại, Niên giám Thương mại Việt Nam 2005, NXB Thống kê, 2009Các báo, tạp chí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám Thương mại Việt Nam 2005", NXB Thống kê, 2009
Nhà XB: NXB Thống kê
8. Hoàng Xuân Hòa, “Một số vấn đề về chính sách thương mại và hàng rào thương mại của Liên minh châu Âu”. T/c Nghiên cứu châu Âu số 3.2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về chính sách thương mại và hàng rào thương mại của Liên minh châu Âu
9. TS Ngô Duy Ngọ, “Hệ thống thuế quan và phi thuế quan của Liên minh châu Âu”, T/c Nghiên cứu châu Âu, số 8 (107), 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống thuế quan và phi thuế quan của Liên minh châu Âu
10. “Vai trò của Liên minh châu Âu và hiệp ước Lisbon”, T/c Nghiên cứu châu Âu, số 9(120) 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của Liên minh châu Âu và hiệp ước Lisbon
11. Tào Thị Lan Thanh- Trường Đại học Kinh tế quốc dân, “Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU”. T/c Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, 1/2007.Tiếng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU
1. Robert, D & Deremer, K. Economic Research Service, “An overview of foreign technical barriers to EU agricultural export” Sách, tạp chí
Tiêu đề: An overview of foreign technical barriers to EU agricultural export
2. Jan Michalek, Warsaw University, Poland (2005), “Comperative analysis of importance of technical barriers to Trade (TBT) for Central and Eastern European countries’ and Mediterranean Partner Countries’exports to the EU” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Comperative analysis of importance of technical barriers to Trade (TBT) for Central and Eastern European countries’ and Mediterranean Partner Countries’ exports to the EU
Tác giả: Jan Michalek, Warsaw University, Poland
Năm: 2005
3. Thomas Petry, Ruth Knowles, Richard Meads. The Weinberg Group LCC (2005), “An analysis of the proposed REACH regulation”Các website Sách, tạp chí
Tiêu đề: An analysis of the proposed REACH regulation
Tác giả: Thomas Petry, Ruth Knowles, Richard Meads. The Weinberg Group LCC
Năm: 2005
11. Báo điện tử - Thời báo Kinh tế Sài gòn, ngày 27-06-2006, (http://www.vneconomy.com.vn), Lao động ngành Dệt May: Thiếu về lượng, yếu về chất Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo điện tử - Thời báo Kinh tế Sài gòn
1. Bộ Thương mại & Viện nghiên cứu Thương mại, Rào cản trong thương mại quốc tế. Nxb. Thống kê. 2005 Khác
3. PSG.TS Trần Trí Thành, Quản trị kinh doanh xuất- nhập khẩu. Nxb Thống kê Khác
4. Thanh Bình, Những rào cản kỹ thuật của EU với hàng nhập khẩu. T/c Thương mại. Số 38.2004 Khác
5. John H.Jackson, Hệ thống thương mại thế giới. Nxb Thanh niên 2001. Bản dịch của Phạm Viêm Phương, Huỳnh Văn Thanh Khác
6. Trần Sửu, Quản lý chất lượng sản phẩm. Nxb Thống kế 2004 Khác
7. Đoàn Thị Hồng Vân, Thâm nhập thị trường EU (Những điều cần biết). Nxb. Thống kê. 2004 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w