1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển công nghiệp xanh trong ngành dệt may việt nam

82 1,2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 906 KB

Nội dung

MỤC LUC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ 3 PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XANH 3 Thành tựu đạt được 21 Những hạn chế khi triển khai thực hiện 22 1.4.2 Tiềm năng triển khai Công nghiệp xanh trong ngành Dệt may 25 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XANH NGÀNH DỆT MAY Ở VIỆT NAM 28 2.1. Thực trạng phát triển và các vấn đề môi trường ngành Dệt may Việt Nam 29 2.1.1 Thực trạng phát triển ngành Dệt may Việt Nam 29 2.1.2 Hiện trạng môi trường ngành Dệt may 30 2.2. Thực trạng các hoạt động theo hướng CNX ngành DM VN 35 2.3. Tiềm năng phát triển CNX ngành DM VN – Phân tích SWOT 38 Các lợi ích của thực hiện CNX 43 Kết luận: 64 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XANH NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 66 3.1. Các căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp 66 3.2. Định hướng phát triển công nghiệp xanh ngành Dệt may 66 3.3. Các giải pháp phát triển công nghiệp xanh ngành Dệt may 70 + Xây dựng năng lực và cung cấp dịch vụ: 72 + Tài chính 72 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT UNIDO : Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hiệp Quốc MOIT : Bộ công thương CNX : Công nghiệp xanh EU : Liên minh châu Âu MEP : Bộ tài nguyên môi trường Trung Quốc URENCO : Công ty môi trường đô thị Sida : Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển DANH MỤC HỘP, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU HỘP Hộp 1.1: Sáng tạo công cụ kinh tế ngăn chặn hành vi gây ô nhiễm ở Trung Quốc Error: Reference source not found Hộp 1.2: Tích hợp việc bảo vệ môi trường vào hệ thống kinh tế tại Trung Quốc Error: Reference source not found HÌNH VẼ Hình 1.1: Ma trận chính sách Công nghiệp xanh Error: Reference source not found Hình 1.2 : Phân tích so sánh có và không thực hiện dự án/ chính sách Error: Reference source not found Hình 2.1: Sơ đồ tổng quan quy trình tạo ra sản phẩm ngành Dệt may Error: Reference source not found BẢNG BIỂU Bảng 1.1a: Rà soát các văn bản Luật có liên quan đến phát triển CNX Error: Reference source not found Bảng 1.1b: Rà soát các văn bản Chiến lược có liên quan đến phát triển CNX Error: Reference source not found Bảng 1.2: Tiềm năng tiết kiệm tài nguyên đầu vào của ngành Dệt may Error: Reference source not found Bảng 2.1: Lượng thải ô nhiễm của ngành dệt may tại Việt Nam Error: Reference source not found Bảng 2.2: Tỷ lệ đóng góp vào tổng thải lượng không khí của ngành Dệt may đối với toàn ngành công nghiệp năm 2006 Error: Reference source not found Bảng 2.3: Lượng phát thải hàng năm được thống kê hàng năm Error: Reference source not found Bảng 2.4: Tóm tắt các kết quả nghiên cứu về sản xuất sạch hơn trong ngành Dệt may Việt Nam Error: Reference source not found Bảng 2.5: Tiềm năng cải thiện hiệu quả tài nguyên trong ngành dệt may.Error: Reference source not found Bảng 2.6: So sánh mức độ tiêu thụ tài nguyên trong ngành dệt may Error: Reference source not found Bảng 2.7: Các phương án được phân tích độ nhạy Error: Reference source not found Bảng 2.8: Các loại chi phí, phương pháp lượng giá và nguồn số liệu Error: Reference source not found Bảng 2.9: Ước tính chi phí – lợi ích thực hiện CNX ngành Dệt may giai đoạn 2013 – 2020 Error: Reference source not found Bảng 2.10: Các kịch bản CBA ngành Dệt May Error: Reference source not found Bảng 3.1: Dự báo tăng trưởng ngành Dệt may giai đoạn 2015-2020 Error: Reference source not found PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ năm 1986, sau khi thực hiện chính sách "Đổi Mới", Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong phát triển công nghiệp và kinh tế. Quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra với tốc độ cao, tạo ra những thách thức và cơ hội mới liên quan đến quản lý môi trường và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, trong bối cảnh Việt Nam cũng đặc biệt dễ bị tổn thương bởi những tác động do biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Để hạn chế những tác động tiêu cực có thể xảy ra do đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hóa, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, tài nguyên thiên nhiên cũng như xanh hóa các ngành công nghiệp, sản xuất ra sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm phát thải ra môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và tạo lập các ngành công nghiệp xanh hướng tới một nền công nghiệp không chất thải gắn liền với tăng trưởng bền vững và đạt được mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Là nước ký Tuyên bố Manila, Chính phủ Việt Nam đã cam kết thúc đẩy sự thích ứng và ứng dụng Công nghiệp xanh với sự hỗ trợ của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO). Khung chính sách công nghiệp xanh đóng góp vào việc thực hiện một số lĩnh vực cụ thể trong Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh. Theo “Dự án Tư vấn chính sách quản lý môi trường: Phát triển Công nghiệp Xanh” phối hợp giữa UNIDO và Bộ công thương (MOIT) đã chọn ngành Dệt may là một trong bốn ngành thực hiện thí điểm mô hình phát triển công nghiệp xanh. Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài luận văn: “Phát triển công nghiệp xanh trong ngành Dệt may Việt Nam” nhằm đánh giá xem xét việc có nên thực hiện chính sách cho ngành Dệt may hay không và ngành Dệt may cần phải có những thay đổi gì khi tham gia vào mô hình thí điểm phát triển này. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Giới thiệu về Công nghiệp xanh, các chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp xanh trên thế giới và bài học cho Việt Nam 1 - Ngành Dệt may Việt Nam, ưu thế phát triển theo hướng công nghiệp xanh nhằm mục tiêu giảm phát thải. Phân tích chi phí – lợi ích ngành Dệt may Việt Nam. Định hướng và giải pháp cho phát triển công nghiệp xanh ngành Dệt May tại Việt Nam 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Ngành công nghiệp Dệt may tại Việt Nam 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu đóng góp cho việc ra quyết định cho Chính phủ/ Doanh nghiệp có nên tham gia vào mô hình phát triển công nghiệp xanh hay không. - Đề xuất các giải pháp cho các đối tượng có liên quan nhằm thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp xanh cho ngành Dệt may hiệu quả hơn. 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XANH 1.1. Khái niệm về công nghiệp xanh (CNX) 1.1.1. Khái niệm của UNIDO về Công nghiệp xanh (CNX) UNIDO (United Nations Industrial Development Organisation) là Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hiệp, bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1976 với vai trò là cơ quan chuyên môn, trợ giúp thực hiện về chuyển giao kỹ thuật cho các dự án phát triển công nghiệp của Việt Nam. Tiếp nối sau cam kết tại tuyên bố Manila, UNIDO phối hợp với Bộ Công Thương Việt Nam (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp) đã xem xét, nghiên cứu và đánh giá tình hình và các hoạt động công nghiệp hiện tại với kỳ vọng có thể đề xuất các khuyến nghị thiết thực cho việc xây dựng một hệ thống chính sách phát triển Công nghiệp xanh (CNX) tại Việt Nam. Công nghiệp Xanh là một phương pháp tiếp cận theo hai hướng để phát triển công nghiệp bền vững góp phần vào việc thực hiện tăng trưởng xanh, thúc đẩy sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả nguồn lực trong công nghiệp chế tạo và các ngành sản xuất liên quan. Thứ nhất là Công nghiệp Xanh, thông qua "xanh hoá các ngành công nghiệp” nhằm đạt được giảm sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát sinh chất thải và ô nhiễm trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào trên cơ sở liên tục, kể cả thông qua các phương pháp tiếp cận đã được minh chứng như Sản xuất Sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên (RECP), hiệu quả năng lượng trong công nghiệp, và quản lý hóa chất. Thứ hai, thông qua việc “tạo dựng các ngành công nghiệp xanh”. Công nghiệp Xanh hiện thực hoá việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ môi trường chất lượng cao một cách hiệu quả và công nghiệp, bao gồm cả các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, tái chế chất thải và khôi phục tài nguyên, và dịch vụ tư vấn môi trường. Hai hướng tiếp cận của CNX, cụ thể là: (a) Xanh hóa các ngành công nghiệp: đảm bảo rằng tất cả các ngành công nghiệp, không phân biệt lĩnh vực, quy mô, quyền sở hữu, thị trường và địa điểm, 3 liên tục cải thiện môi trường và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; và (b) Tạo lập các ngành CNX: kích thích phát triển và tạo lập các ngành công nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ thân thiện với môi trường. Việc thực hiện phát triển CNX đòi hỏi một khung chính sách hỗ trợ, xây dựng năng lực, công nghệ xanh dễ tiếp cận và phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, tạo nguồn vốn thích hợp. Công nghiệp xanh là nền công nghiệp thân thiện với môi trường, là nền công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường và giúp cho các điều kiện tự nhiên của môi trường tốt hơn, trong toàn bộ quá trình sản xuất nó giảm thiểu tối đa tác động xấu tới môi trường. Ngoài ra, công nghiệp xanh còn bao hàm cả việc tái sử dụng các chất thải, các chất thải năng lượng, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng và nguồn tài nguyên thiên nhiên khác (khoáng sản, gỗ tự nhiên ), hạn chế sử dụng hóa chất độc hại (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bảo quản thực phẩm ) bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến để khắc phục và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Hiện nay, Công nghiệp xanh được ứng dụng và phát triển mạnh ở Mỹ, Trung Quốc, các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc, Braxin Tuy nhiên, việc thực hiện phát triển CNX đòi hỏi một khung chính sách hỗ trợ, xây dựng năng lực, công nghệ xanh dễ tiếp cận và phù hợp với doanh nghiệp, tạo nguồn vốn thích hợp. CNX giữ một vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo và đạt được sự chuyển dịch công nghiệp theo hướng phát triển bền vững, thể hiện qua những đóng góp của CNX đối với: • Tạo thu nhập và việc làm; • Tăng tính cạnh tranh và phát triển bền vững trong kinh doanh; • Nâng cao tính sáng tạo và giá trị sản phẩm; • An ninh nguồn tài nguyên thiên nhiên; • Giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu; • Quản lý môi trường; • An toàn công nghiệp và hoá chất. Các nước đang phát triển cần phải mở rộng ngành công nghiệp của họ để xóa 4 đói giảm nghèo, cung cấp hàng hóa và dịch vụ, tạo ăn việc làm, và cải thiện mức sống. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đang phải đối mặt với suy thoái môi trường nghiêm trọng và tài nguyên cạn kiệt, đe dọa cơ hội cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Công nghiệp xanh thúc đẩy mô hình phát triển mẫu: sản xuất và tiêu dùng bền vững thông qua việc sử dụng nguồn lực và năng lượng hiệu quả, hạn mức các-bon ngày càng thấp, giảm tác nhân gây ô nhiễm môi trường và an toàn đối với sức khỏe người lao động, và gắn liền trách nhiệm quản lý trong suốt vòng đời của sản phẩm. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến nội dung xanh hóa ngành công nghiệp. 1.1.2. Nội dung của Công nghiệp xanh Chương trình CNX là việc “xanh hóa” của các ngành công nghiệp, theo đó tất cả các ngành công nghiệp liên tục nâng cao năng suất tài nguyên và môi trường của họ. Nó cũng nhằm mục đích tạo ra các ngành công nghiệp xanh, cung cấp hàng hóa và dịch vụ môi trường một cách công nghiệp, bao gồm: quản lý chất thải và các dịch vụ tái chế, công nghệ năng lượng tái tạo, và các dịch vụ phân tích và tư vấn môi trường. Xanh hóa các ngành công nghiệp đã trở thành một yếu tố quyết định cốt lõi của năng lực cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế bền vững. Quá trình làm “xanh hóa” của các ngành công nghiệp cũng đóng một vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, cung cấp năng lượng, bảo vệ sức khỏe, an ninh và an toàn lao động, tạo công ăn việc làm, và giảm chi phí thông qua năng suất tăng lên. Được coi là một khía cạnh của chính sách công, việc “xanh hóa” các ngành công nghiệp là một nội dung xuyên suốt hàng loạt luồng chính sách quản lý môi trường mới. Chúng bao gồm các chính sách công nghiệp (ví dụ như phát triển công nghệ thân thiện với môi trường), chính sách môi trường (ví dụ như biện pháp bảo tồn tài nguyên), và chính sách phát triển khu vực (ví dụ như cung cấp cơ sở hạ tầng địa phương). Trong bối cảnh chính sách này, UNIDO đã đưa ra khái niệm "xanh hóa" chính sách công nghiệp, trong đó tổ chức quá trình cũng như phát huy lợi thế so sánh cho các nguồn lực hiệu quả và hạ thấp nguồn gây ô nhiễm môi trường trong khu vực kinh tế. Đối với mục đích này, "chính sách công nghiệp xanh" tham khảo 5 hàng loạt các can thiệp của chính phủ; trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ phủ “xanh hóa” các ngành công nghiệp. Như minh họa trong hình 1 (bên dưới), các chính sách được nêu ra có chứa hỗn hợp các biện pháp “cứng” và “mềm” nhằm khen thưởng/xử phạt, động cơ thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Minh họa cho quan điểm này là một thành ngữ "củ cà rốt và cây gậy". Theo đó, chính sách được đề cập ở đây nhằm cung cấp một sự kết hợp của các phần thưởng và cũng như sự trừng phạt để tạo ra hành vi. Phương pháp tiếp cận khiến nhận thức được nâng cao trên diện rộng, là cần thiết để đạt được mục tiêu tổng thể của các ngành công nghiệp khi áp dụng mục tiêu xanh. Hình 1.1: Ma trận chính sách Công nghiệp xanh Nguồn: www.unido.org Xanh hóa các ngành công nghiệp: nhằm đảm bảo rằng tất cả các ngành công nghiệp, bất kể khu vực nào hoặc kích thước nào, vị trí nào, cũng đều liên tục cải thiện hiệu suất môi trường của họ. Điều này bao gồm cam kết và hành động nhằm giảm tác động môi trường của các quá trình và sản phẩm thông qua việc sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn, loại bỏ dần các chất độc hại, thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng các nguồn năng lượng tái tạo, cải thiện sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, 6 [...]... ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 29 XANH NGÀNH DỆT MAY Ở VIỆT NAM 2.1 Thực trạng phát triển và các vấn đề môi trường ngành Dệt may Việt Nam 2.1.1 Thực trạng phát triển ngành Dệt may Việt Nam Việt Nam là một trong 10 quốc gia xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới Dệt may được coi là một trong các ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Ngành này... ngày người và bảo đảm phát triển bền vững 07/9/2009” 25 1.4.2 Tiềm năng triển khai Công nghiệp xanh trong ngành Dệt may Theo Dự án Tư vấn chính sách quản lý môi trường: Phát triển công nghiệp xanh (Dự thảo số 2) của UNIDO và Bộ công thương – Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, đã lựa chọn ngành Dệt may là một trong 4 ngành thí điểm phát triển công nghiệp xanh Ngành Dệt may với đặc điểm riêng... của nền kinh tế xanh và sự phát triển bền vững; đồng thời nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về phát triển công nghiệp xanh Về đầu tư: Tăng đầu tư và chi tiêu trong các lĩnh vực thúc đẩy phát triển công nghiệp xanh: giao thông, xây dựng, nông nghiệp, cơ khí, dệt may, xử lý chất thải KẾT LUẬN: Từ các kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về phát triển Công nghiệp xanh, Việt Nam, với nỗ lực... tranh của các doanh nghiệp và hướng tới là một 12 nước xuất khẩu mới về ngành công nghiệp xanh Các ngành công nghiệp dựa trên tri thức sẽ thay thế các ngành công nghiệp nhà máy chuyên sâu và là động cơ tăng trưởng mới trong thế giới công nghiệp Ngành công nghiệp thân thiện với môi trường sẽ được chăm chút cho ngành công nghiệp trong tương lai Nâng cao hiệu quả năng lượng và ngành công nghiệp thân thiện... tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đã phát triển và ban hành chiến lược quốc gia, các chương trình và quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp là các công cụ chính sách chủ yếu, thông qua đó, các nỗ lực của Chính phủ để thúc đẩy ngành công nghiệp xanh sẽ được lồng ghép, huy động, phối hợp, và thực hiện Các công cụ chính sách nhằm mục tiêu khuyến khích các chủ doanh nghiệp sử... thay đổi mạnh mẽ nhận thức của doanh nghiệp và cộng đồng 16 1.3 Thực tế phát triển CNX tại Việt Nam 1.3.1 Phát triển công nghiệp theo hướng xanh - Sản xuất sạch hơn Năm 1998, Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) đã giúp Việt Nam thành lập “Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam tại Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong khuôn khổ một dự án US/VIE/96/063... chiến lược trong việc phát triển chính sách nhằm vào mục tiêu xanh hóa ngành công nghiệp Khung chính sách tổng thể của một quốc gia có ảnh hưởng rộng rãi tới việc xanh hóa các ngành công nghiệp Vì nó tạo ra môi trường pháp lý cho các hoạt động thay đổi trong ngành công nghiệp xảy ra Các tổ chức tài chính có vai trò quan trọng để tạo cơ hội kinh doanh mới và phát triển và đầu tư các ngành công nghệ mới... nhiễm Đặc trưng của ngành dệt may là từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đều có các chất thải ảnh hưởng đến môi trường Hình 2.1: Sơ đồ tổng quan quy trình tạo ra sản phẩm ngành Dệt may Nguồn: Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong ngành Dệt May – VNCPC Bảng 2.2: Tỷ lệ đóng góp vào tổng thải lượng không khí của ngành Dệt may đối với toàn ngành công nghiệp năm 2006 Ngành công nghiệp SO2 % NO2 %... xanh hóa” ngành công nghiệp thông qua việc phát triển và thực hiện chính sách hiệu quả Tư vấn với các doanh nghiệp và các bên liên quan khác là bắt buộc trong tất cả các quá trình phát triển chính sách và chính phủ có thể thiết lập các cơ quan tư vấn hoặc các nhóm công tác có thể bao gồm đại diện từ cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ (NGOs), công nghiệp, công đoàn Các công cụ chính sách phát triển. .. khoảng 2.000 doanh nghiệp, trong đó có 25 doanh nghiệp nhà nước; 1.500 doanh nghiệp tư nhân và 450 doanh nghiệp nước ngoài Khoảng 2 triệu lao động làm việc trong ngành dệt may và 100.000 việc làm được tạo ra hàng năm 55% số doanh nghiệp dệt may nằm trong và xung quanh thành phố Hồ Chí Minh, 30% ở trong và quanh Hà Nội và 15% trong và quanh Đà Nẵng Tổng kim ngạch xuất khẩu ngành may năm 2010 là 11,2 . PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XANH NGÀNH DỆT MAY Ở VIỆT NAM 28 2.1. Thực trạng phát triển và các vấn đề môi trường ngành Dệt may Việt Nam 29 2.1.1 Thực trạng phát triển ngành Dệt may Việt Nam 29 2.1.2. PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XANH NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 66 3.1. Các căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp 66 3.2. Định hướng phát triển công nghiệp xanh ngành Dệt may 66 3.3. Các giải pháp phát. thế phát triển theo hướng công nghiệp xanh nhằm mục tiêu giảm phát thải. Phân tích chi phí – lợi ích ngành Dệt may Việt Nam. Định hướng và giải pháp cho phát triển công nghiệp xanh ngành Dệt May

Ngày đăng: 06/10/2014, 06:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w