Tiềm năng triển khai Công nghiệp xanh trong ngành Dệt may

Một phần của tài liệu phát triển công nghiệp xanh trong ngành dệt may việt nam (Trang 29 - 33)

Theo Dự án Tư vấn chính sách quản lý môi trường: Phát triển công nghiệp xanh (Dự thảo số 2) của UNIDO và Bộ công thương – Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, đã lựa chọn ngành Dệt may là một trong 4 ngành thí điểm phát triển công nghiệp xanh. Ngành Dệt may với đặc điểm riêng có như: sử dụng nhiều lao động, giá trị xuất khẩu cao, đang áp dụng sản xuất sạch hơn; đặc biệt công nghiệp nhuộm lại đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nên việc thí điểm ngành là hoàn toàn hợp lý. Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả tập trung sử dụng cách đánh giá việc lựa chọn thí điểm này: có nên thực hiện mô hình thí điểm phát triển công nghiệp xanh ngành Dệt may hay không. Cách thực hiện phân tích đánh giá và cân nhắc lựa chọn cuối cùng dựa trên hai công cụ phân tích chủ yếu: SWOT (phân tích ngành: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) và CBA – phân tích chi phí lợi ích.

Bảng 1.2: Tiềm năng tiết kiệm tài nguyên đầu vào của ngành Dệt may

Ngành Tiêu hao hiện tại BAT Tiềm năng tiết kiệm (%)

Dệt may

Nước, m3/tấn 220 - 370 50 - 100 ≈ 70

Điện, kWh/tấn 885 – 2.500 240 - 350 10 - 50

Thuốc nhuộm, kg/ tấn 5 - 80 10 - 20 25 - 85

Hóa chất khác, kg/ tấn 200 – 1.000 180 - 200 0 - 50

Nhiệt năng, tấn FO/ tấn 1,5 – 2,5

Nguồn: VNCPC – 2009

1.4.2.1 Đánh giá tiềm năng phát triển công nghiệp xanh ngành Dệt may bằng công cụ SWOT

Kỹ thuật phân tích SWOT được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế, giáo dục, phát triển cá nhân,… Ngay trong khi biên soạn các dự thảo chiến lược phát triển chính sách, các nhà hoạch định chính sách cũng rất coi trọng ích lợi của công cụ này.

- S (Strengths): Các điểm mạnh: đây là các yếu tố có giá trị hoặc điểm mạnh của ngành, tổ chức, doanh nghiệp. Những yếu tố này là thuộc tính bên trong và hữu dụng của đối tượng đang xem xét.

- W (Weaknesses): Các điểm yếu: đây là những điểm chưa hoàn thiện, chưa tốt và cũng là những khuyết điểm của ngành, cá nhân, tổ chức,…Những yếu tố này cũng là thuộc tính bên trong và có tính gây hại đối với đối tượng đang xem xét.

- O (Opportunities): Các cơ hội: đây là những yếu tố có lợi cho ngành, tổ chức, doanh nghiệp,…Những yếu tố này là các yếu tố bên ngoài và hữu ích cho đối tượng đang xem xét.

- T (Threats): Các nguy cơ: đây là những tác động tiêu cực từ bên ngoài lên các đối tượng đang xem xét.

Kỹ thuật đánh giá này giúp chúng ta xem xét được các góc độ có liên quan tới đối tượng đang xét xét, trên cơ sở đó khắc phục các yếu điểm, hạn chế các nguy cơ tiềm ẩn có hại và thúc đẩy các điểm mạnh, tận dụng lợi thế từ các cơ hội để phát triển.

1.4.2.2 Đánh giá tiềm năng phát triển công nghiệp xanh ngành Dệt may bằng công cụ CBA

Phân tích chi phí – lợi ích là một chuỗi các bước nối tiếp đơn giản nhưng dựa trên phương pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học:

Bước 1: Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải quyết

CBA có thể cung cấp thông tin giúp lựa chọn để cải thiện tình hình hiện tại. Nhận dạng vấn đề tức là nhận dạng khoảng cách giữa tình trạng hiện tại và tình trạng mong muốn. Cụ thể ở đây ta xác định rõ tình trạng hiện tại ngành Dệt may đang gây ra ô nhiễm do khí thải, nước thải, chất thải rắn,…Tình trạng mong muốn trong tương lai chính là việc toàn ngành Dệt may sẽ cắt giảm lượng thải hiện tại nhưng vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng bền vững.

Bước 2: Nhận dạng lợi ích và chi phí xã hội ròng của mỗi phương án

Nhận diện và liệt kê các chi phí – lợi ích phát sinh khi thực hiện công nghiệp xanh trong ngành Dệt may tại Việt Nam. Các khoản lợi ích và chi phí mà chúng ta đề cập không phải là chi phí – lợi ích tài chính thông thường, mà nó là các khoản

0 ) 1 ( ) ( > + − =∑ = T o t r t Ct Bt NPV

chi phí – lợi ích kinh tế. Các tổn thất do ô nhiễm gây ra không chỉ là tổn thất thông thường tính toán được mà còn bao hàm cả các chi phí ẩn. Danh sách các chi phí – lợi ích nêu ra phải được gắn cụ thể với một đối tượng có liên quan đến chính sách khi ban hành thực hiện: chi phí – lợi ích xuất phát từ đối tượng nào: chính phủ, doanh nghiệp, cộng đồng,… và có ảnh hưởng tới những đối tượng nào. Việc liệt kê không chồng chéo nhưng phải đầy đủ và thể hiện hết mức độ phụ thuộc với nhau.

Bước 3: Đánh giá lợi ích và chi phí của mỗi phương án

Việc đánh giá lợi ích và chi phí của từng phương án có thể được thông qua các giá trị kinh tế thực, tức là có giá trị tài chính, có giá cả trên thị trường. Tuy nhiên một số chi phí – lợi ích lại không có giá trị bằng tiền nào cả, chúng ta phải dùng các thước đo khác để đo lường một cách gián tiếp: Bằng lòng chi trả (WTP), chi phí du lịch, chi phí hưởng thụ,…

Bước 4: Lập bảng chi phí – lợi ích hàng năm và thực hiện tính toán dòng lợi ích ròng theo thời gian

Giá trị của lợi ích và chi phí hàng năm của mỗi phương án được lập thành bảng theo các năm phát sinh, qua đó tính toán được lợi ích ròng mỗi năm:

Các chỉ số chính của phân tích chi phí - lợi ích bao gồm :

- Giá trị hiện tại ròng - Net Present Value (NPV >0)

r - tỷ lệ chiết khấu

t – thời điểm xác định các chi phí – lợi ích (năm thứ t) T- Số năm dự kiến của dự án/ chương trình

Bt – Tổng lợi ích ở năm thứ t Ct – Tổng chi phí ở năm thứ t

Năm Tổng lợi ích Tổng chi phí Lợi ích ròng hàng năm

1 B1 C1 (B1-C1)

- Tỷ suất lợi ích/ chi phí - Benefit – Cost Ratio (BCR > 1) ∑ ∑ = = + + =T t T t r Ct r Bt BCR t t 0 0 ) 1 ( ) 1 (

- Hệ số hoàn vốn nội bộ - Internal Rate of Return (IRR > r)

0 ) 1 ( ) ( 0 = + − =∑ = T t t t t IRR C B NPV

Bước 5: So sánh các phương án theo lợi ích xã hội ròng và kiểm định ảnh hưởng của sự thay đổi trong giả định và dữ liệu

Hình 1.2 : Phân tích so sánh có và không thực hiện dự án/ chính sách

Việc ước tính các dữ liệu một cách đầy đủ rất khó thực hiện do việc liệt kê các nhân tố chi phí lợi ích là không đủ, thông tin phân tích bị thiếu hoặc sai lệch cũng dẫn tới các kết quả khác nhau không mong muốn. Vì vậy, các giả định cần được cho vào quá trình thực hiện để tính toán thêm các tình huống hoặc dữ kiện khác đi nhằm đưa ra các phương án lựa chọn thay thế tốt nhất.

Bước 6: Đưa ra các kiến nghị cuối cùng

Phân tích chi phí – lợi ích giúp các nhà ra quyết định so sánh các phương án sau đó đưa ra quyết định lựa chọn cuối cùng.

XANH NGÀNH DỆT MAY Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu phát triển công nghiệp xanh trong ngành dệt may việt nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w