3.2.1 Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020
Theo Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT của Bộ tài chính ngày 19/11/2008 về việc
“Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” với các mục tiêu cụ thể sau đây:
Bảng 3.1: Dự báo tăng trưởng ngành Dệt may giai đoạn 2015-2020
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2020
1. Kim ngạch XK Tr.USD 18.000 25.000 2. Sử dụng lao động 1000 ng 2.750 3.000 3. Sản phẩm chủ yếu - Bông xơ 1000 Tấn 40 60 - Xơ, sợi tổng hợp 1000 Tấn 210 300 - Sợi các loại 1000 Tấn 500 650 - Vải các loại Tr. m2 1.500 2.000 - Sản phẩm may Tr. SP 2.850 4.000
4. Tỷ lệ nội địa hoá % 60 70
Nguồn: Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT
Các giải pháp bảo vệ môi trường liên quan tới việc xây dựng ngành:
- Tập trung xử lý các nguồn ô nhiễm nước tại các công ty dệt nhuộm. Tại các Khu công nghiệp Dệt May phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Nhà nước;
- Đẩy mạnh triển khai chương trình sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp trong ngành Dệt May, áp dụng tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn sản phẩm, tạo môi trường lao động tốt với người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000, ISO 14000;
- Xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành dệt may theo hướng tiết kiệm nguyên liệu và thân thiện với môi trường;
- Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ về môi trường để đáp ứng các yêu cầu về môi trường và rào cản kỹ thuật trong hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2.2 Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050
Theo Quyết định số 1393/ QĐ-TTg ngày 25/09/2012 về Phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050” đã nêu rõ các mục tiêu tổng thể mà chính phủ hướng tới trong tương lai. Trong đó có đề cập tới một số vấn đề liên quan đến Công nghiệp xanh:
Tại mục II, nhiệm vụ chiến lược:
-Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo theo những chỉ tiêu chủ yếu sau:
+Giai đoạn 2011 - 2020: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính 8 - 10% so với mức 2010, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 1 - 1,5% mỗi năm. Giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 10% đến 20% so với phương án phát triển bình thường. Trong đó mức tự nguyện khoảng 10%, 10% còn lại mức phấn đấu khi có thêm hỗ trợ quốc tế.
+ Định hướng đến năm 2030: Giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi năm ít nhất 1,5 - 2%, giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 20% đến 30% so với phương án phát triển bình thường. Trong đó mức tự nguyện khoảng 20%, 10% còn lại là mức khi có thêm hỗ trợ quốc tế.
+ Định hướng đến năm 2050: Giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi năm 1,5 - 2%. -Xanh hóa sản xuất
Thực hiện một chiến lược “công nghiệp hóa sạch” thông qua rà soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường, đầu tư phát triển vốn tự nhiên; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm.
-Các biện pháp thực hiện cho lĩnh vực công nghiệp xanh
Đổi mới công nghệ, áp dụng phổ biến sản xuất sạch hơn. Áp dụng sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên theo Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 và Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
+Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật thúc đẩy sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, đưa nội dung sản xuất sạch hơn vào chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp.
+Nâng cao năng lực cho các cơ quan chuyên trách về sản xuất sạch hơn tại doanh nghiệp, cơ quan quản lý, tổ chức tư vấn và cơ sở sản xuất công nghiệp trong việc áp dụng sản xuất sạch hơn.
+Phát triển mạng lưới các trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh, tổ chức hỗ trợ thương mại hóa, chuyển giao công nghệ xanh, sản xuất sạch hơn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3.3.3 Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020”
Mục tiêu cụ thể:
-Giai đoạn từ nay đến năm 2015
+50% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
+25% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn tiết kiệm được từ 5 – 8% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm.
+70% các Sở Công Thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.
-Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020
+90% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
+50% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn tiết kiệm được từ 8 – 13% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm; 90% doanh nghiệp vừa và lớn có bộ phận chuyên trách về sản xuất sạch hơn.
+90% các Sở Công Thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Giải pháp thực hiện:
- Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức:
+Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đối với các cấp, các ngành và các cơ sở sản xuất công nghiệp;
+Xây dựng, phổ biến các cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp;
+ Đẩy mạnh việc phổ biến, nhân rộng các mô hình áp dụng thành công sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
+ Đẩy mạnh việc rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm thúc đẩy sản xuất sạch hơn trong công nghiệp;
+Thực hiện việc lồng ghép nội dung sản xuất sạch hơn vào chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp; chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường của Bộ, ngành và địa phương;
+ Xây dựng mạng lưới cấp giấy chứng nhận áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp theo nguyên tắc tự nguyện;
+ Phát triển mạng lưới các tổ chức hỗ trợ sản xuất sạch hơn trong công nghiệp tại Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp.
- Giải pháp về đầu tư và tài chính.
+ Kinh phí để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chiến lược được huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau: vốn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ, các nguồn tài trợ, đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và những nguồn vốn hợp pháp khác;