Thực trạng phát triển và các vấn đề môi trường ngành Dệt may Việt

Một phần của tài liệu phát triển công nghiệp xanh trong ngành dệt may việt nam (Trang 33 - 34)

2.1.1 Thực trạng phát triển ngành Dệt may Việt Nam

Việt Nam là một trong 10 quốc gia xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới. Dệt may được coi là một trong các ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Ngành này bao gồm khoảng 2.000 doanh nghiệp, trong đó có 25 doanh nghiệp nhà nước; 1.500 doanh nghiệp tư nhân và 450 doanh nghiệp nước ngoài. Khoảng 2 triệu lao động làm việc trong ngành dệt may và 100.000 việc làm được tạo ra hàng năm. 55% số doanh nghiệp dệt may nằm trong và xung quanh thành phố Hồ Chí Minh, 30% ở trong và quanh Hà Nội và 15% trong và quanh Đà Nẵng.

Tổng kim ngạch xuất khẩu ngành may năm 2010 là 11,2 tỷ USD, dự kiến năm 2011 là 13,2 tỷ. Tuy có tốc độ tăng trưởng sản lượng sản xuất hàng năm hơn 10%, nhưng phần lớn các doanh nghiệp vẫn ở quy mô nhỏ, thiết bị và công nghệ lạc hậu. Khoảng 50% thiết bị ngành công nghiệp dệt nhuộm đã sử dụng trên 20 năm, còn nhiều thiết bị của thập niên 60, 70 thế kỷ 20 ở Miền Bắc và của thập niên 70 ở Miền Nam, thậm chí ở một số công ty nhỏ còn sử dụng các thiết bị của những năm 1930 - 1940. Nếu so với Thái Lan và Trung Quốc thì công nghệ của ngành công nghiệp dệt nhuộm lạc hậu tới khoảng 15 - 20 năm với mức tiêu thụ nguyên, nhiên vật liệu cao.Ví dụ, chi phí năng lượng ở Thái Lan chỉ chiếm 6 - 7% trong giá thành sản phẩm dệt, trong khi đó tại Việt Nam tiêu thụ năng lượng phổ biến ở mức 10 - 12%. Điều này dẫn đến giảm năng lực sản xuất cũng như tính cạnh tranh của sản phẩm, mặt khác làm cho vấn đề ô nhiễm do khí thải và đặc biệt là nước thải ngày càng trầm trọng (xem Bảng 4) gây ảnh hưỏng trực tiếp đến đời sống của cư dân xung quanh và ảnh hưởng lâu dài đến môi trường sinh thái ở phạm vi rộng.

Bảng 2.1: Lượng thải ô nhiễm của ngành dệt may tại Việt Nam

Loại chất thải Đơn vị 2000 2005 2010

Lượng nước thải M3/ngày 65.000 – 83.000 131.000 274.000

SS T/ ngày 37,5 65,8 137 BOD T/ ngày 22 38,1 79,5 COD T/ ngày 45 79 164,4 Lượng khí thải Bụi T/ ngày 5,2 9,2 19,2 SO2 T/ ngày 1,4 2,43 5,1 NO2 T/ ngày 0,5 0,87 19,2 Chất thải rắn T/ ngày 274 480 1.000 Nguồn: Vinatex

Do vậy, cùng với quá trình phát triển, ngành dệt may trong thời gian qua đã gây áp lực lớn đối với môi trường Việt Nam. Những khâu sản xuất gây ô nhiễm nhiều nhất trong lĩnh vực dệt may là dệt - nhuộm - xử lý vải. Bên cạnh đó, trong các cơ sở dệt nhuộm lớn đều có bộ phận nồi hơi tương đối lớn để cung cấp nhiệt và hơi cho quá trình sản xuất. Bộ phận này cũng góp phần tạo ra một lượng lớn ô nhiễm về khí (CO2, bụi và khí độc) và chất thải rắn (xỉ than...). Nhiều cơ sở của ngành dệt may vẫn chưa thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, phát thải chất thải chưa qua xử lý gây ô nhiễm môi trường. Nhiều doanh nghiệp sản xuất ngành dệt nhuộm qua kiểm tra đều bị phát hiện gây ô nhiễm nguồn nước thải

VINATEX đã và đang áp dụng sản xuất sạch hơn trong lĩnh vực dệt may và buộc các doanh nghiệp dệt may xây dựng hệ thống xử lý chất thải và khuyến khích đổi mới công nghệ cũng như ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất để giảm tiêu thụ nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng (than, dầu, điện).

Một phần của tài liệu phát triển công nghiệp xanh trong ngành dệt may việt nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w