Các giải pháp phát triển công nghiệp xanh ngành Dệt may

Một phần của tài liệu phát triển công nghiệp xanh trong ngành dệt may việt nam (Trang 74 - 82)

Để phát triển công nghiệp xanh ngành Dệt may cần nhiều giải pháp đồng bộ và có sự tham gia của tất cả các đối tượng có liên quan và thực hiện trên phạm vi rộng. Các mục tiêu hướng dẫn cho CNX đến năm 2020 phải được phát triển song song và phối hợp thực hiện các biện pháp của chính phủ, doanh nghiệp và xã hội ở cấp độ rộng.

3.3.1 Đối với Chính phủ/ MOIT

Chính phủ/MOIT đóng vai trò lãnh đạo, điều phối, đảm bảo sự lồng ghép của CNX với tất cả các khía cạnh của công nghiệp, năng lượng, môi trường và các phạm vi chính sách có liên quan, và do đó sẽ khuyến khích các doanh nghiệp và các tổ chức khác cân nhắc và thực hiện CNX;

Đối thoại: cần tổ chức các cuộc đối thoại và tham vấn với các doanh nghiệp (bên thực hiện) để đạt được sự đồng thuận từ cả hai phía: Cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp.

Phối hợp: Việc phát triển CNX không chỉ là mối quan tâm riêng của Bộ Công Thương mà còn là vấn đề chung cần giải quyết của các Bộ khác như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài Chính, Bộ Giáo Dục và Đào tạo…Do vậy, để triển khai thực hiện phát triển CNX, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành cũng như các cấp quản lý Nhà nước và cần nghiên cứu thành lập một Tổ công tác liên ngành về phát triển CNX, dưới sự chủ trì của Lãnh đạo Bộ Công Thương, với sự tham gia của đại diện các Bộ ngành liên quan kể trên để hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện phát triển CNX của cơ quan mình.

- Tổ chức, nghiên cứu xây dựng Kế hoạch hành động về phát triển CNX; Tổ chức nghiên cứu xây dựng Nghị định phát triển CNX tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các hoạt động về CNX có hiệu quả;

- Tổ chức khảo sát, nghiên cứu, đánh giá hiện trạng “xanh” của ngành Dệt may; Nghiên cứu xây dựng một lộ trình và đề xuất phân bổ nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển CNX của ngành công nghiệp Dệt may.

- Nghiên cứu, xây dựng định mức về CNX đối với ngành Dệt may, và chịu trách nhiệm lập báo cáo định kỳ về tiến độ phát triển CNX.

Hỗ trợ các doanh nghiệp Dệt may có khả năng tự thực hiện về kỹ thuật và thực hành CNX, áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới và thân thiện với môi trường trong hoạt động sản xuất và các sản phẩm của họ, thông qua xây dựng năng lực và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận công nghệ và nguồn vốn thích hợp; Nghiên cứu ban hành sáng kiến hỗ trợ liên ngành để hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện phát triển CNX, cụ thể là:

+ Nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ

Cung cấp thông tin về KH&CN và tư vấn chuyển giao công nghệ còn yếu kém, cả về cơ sở vật chất lẫn năng lực quản lý cho các doanh nghiệp Dệt may

+ Về Chính sách Công nghệ & Quản lý Công nghệ

Nghiên cứu đề xuất chính sách khuyến khích việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ, đặc biệt là các loại hình chợ/ sàn giao dịch công nghệ và thiết bị.

Cơ quan quản lý Nhà nước làm đầu mối kết nối cung, cầu công nghệ, giúp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rút ngắn được quá trình tìm hiểu thị trường và tìm hiểu nguồn cung, cầu, giá cả công nghệ cũng như các sản phẩm công nghệ cao; tổ chức xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu về cung, cầu công nghệ cả ở thị trường trong và ngoài nước.

+ Về Hợp tác giữa các Tổ chức nghiên cứu khoa học và Doanh nghiệp

Tăng cường và khuyến khích sự hợp tác giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp. Tạo cơ hội cho các nhà khoa học và các doanh nhân gặp gỡ, trao đổi thông tin thông qua việc tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học hoặc diễn đàn doanh nghiệp.

+ Xây dựng năng lực và cung cấp dịch vụ:

Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp: hỗ trợ doanh nghiệp triển khai thực hiện CNX về thực hành và kỹ thuật, chẳng hạn thông qua các hoạt động sử dụng hiệu quả tài nguyên và đánh giá sản xuất sạch hơn, xác định định mức và khoảng cách trong công nghệ, xác định và lựa chọn các công nghệ mới, công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường, đánh giá chi phí - lợi ích của việc áp dụng CNX đối với từng khu công nghiệp/ từng doanh nghiệp, phát triển phù hợp với năng lực của doanh nghiệp và xúc tiến các dự án đầu tư Công nghiệp xanh.

Truyền thông và nâng cao nhận thức: Đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về CNX để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và cộng đồng về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển CNX và sản phẩm của mình, thu hút cộng đồng cùng tham gia theo dõi, giám sát quá trình thực hiện.

+ Tài chính

Về vốn đầu tư

Việc chuyển đổi sang CNX đặc biệt phụ thuộc vào việc đảm bảo tiếp cận nguồn tài chính. Tài chính công rất cần thiết để tài trợ cho việc triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển CNX nêu ra ở đây, bao gồm: đào tạo, xây dựng năng lực, điều phối và giám sát quốc gia, phát triển và triển khai công nghệ. Bên cạnh đó,

nguồn vốn tư nhân cũng cần thiết đối với đầu tư của các doanh nghiệp khi họ áp dụng thực hành và công nghệ mới, sạch hơn. Khi đầu tư áp dụng thực hành và công nghệ mới, sạch hơn về CNX có tính chất riêng biệt mang lợi ích ngay chỉ cho doanh nghiệp đó, thì đối với từng trường hợp cụ thể việc sử dụng vốn nhà nước có thể được xem xét để kích hoạt việc tiếp cận nguồn vốn vay tư nhân phục vụ triển khai thực hiện tại doanh nghiệp.

- Chính phủ đảm bảo nguồn kinh phí hàng năm từ ngân sách nhà nước đủ để thực hiện việc đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu, phát triển công nghệ xanh, chuyển giao và đổi mới công nghệ và cho các mục tiêu khác phát triển công nghiệp xanh.

- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư bằng cách huy động vốn từ tất cả các thành phần kinh tế, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

- Giành một phần thích hợp từ “Quỹ Tăng trưởng xanh” (nếu được thành lập) để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và đầu tư vào công nghệ mới, đổi mới công nghệ, các dự án đầu tư mới với mục tiêu phát triển CNX.

- Xã hội hóa việc tham gia thực hiện phát triển CNX như thành lập Quỹ phát triển công nghiệp xanh tại các Tập đoàn hoặc Tổng công ty lớn.

- Tạo thuận lợi tốt nhất có thể trong việc sử dụng vốn vay ODA đối với các dự án phát triển CNX khi nội dung dự án phù hợp với quy định về sử dụng vốn vay ODA.

- Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp sử dụng các quỹ hiện có: Quỹ Bảo vệ Môi trường quốc gia và địa phương, Quỹ ủy thác Tín dụng xanh, Quỹ tái chế chất thải Thành phố Hồ Chí Minh… cho mục đích xúc tiến các dự án CNX.

- Khuyến khích hợp tác quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam phát triển CNX.

- Quy định cụ thể về khấu trừ một phần thích hợp doanh thu hàng năm của các doanh nghiệp cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển công nghiệp xanh.

Về thuế:

- Các doanh nghiệp xanh được hưởng ưu đãi về thuế như thuế vốn và thuế thu nhập, thuế môi trường, chi phí môi trường đối với sản phẩm sản xuất trong các

doanh nghiệp này.

- Giảm thuế xuất nhập khẩu cho các sản phẩm và dây chuyền công nghệ sản xuất xanh. Tăng mức thuế đối với các sản phẩm/ công nghệ không thân thiện môi trường.

Về hỗ trợ tài chính

- Hỗ trợ các doanh nghiệp được vay vốn với các khoản vay ưu đãi cho việc chuyển giao và ứng dụng công nghệ xanh, công nghệ mới thân thiện với môi trường, công nghệ môi trường, đầu tư mới trong việc phát triển các dự án CNX.

- Quy định cơ chế hỗ trợ về giá, quảng cáo, xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm đạt các tiêu chí sản phẩm xanh, hoặc được sản xuất từ các công nghệ xanh/ hoặc doanh nghiệp xanh.

3.3.2 Đối với các doanh nghiệp trong ngành Dệt may

Đứng đầu là các lãnh đạo doanh nghiệp cần có sự thay đổi về tầm nhìn chiến lược ngành trong tương lai. Mọi việc sản xuất, tiêu dùng của doanh nghiệp cần gắn với yếu tố bảo vệ môi trường và tuân thủ chính sách, tuân thủ pháp luật một cách tích cực. Thúc đẩy các sáng kiến của các doanh nghiệp gây ô nhiễm chính là cách tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hội nhập và tự thay đổi mình. Các nhà quản lý phải nhận ra rằng, các doanh nghiệp cũng không ủng hộ ô nhiễm bởi vì họ sống trong môi trường không khí và nước thải ô nhiễm, tuy nhiên họ phải cố gắng để giảm thiểu chi phí.

Các doanh nghiệp cần có thời gian thích nghi với chính sách, yêu cầu mới, hỗ trợ về nhân lực, công nghệ và nguồn lực tài chính trong tương lai gần.

Bản thân các doanh nghiệp cũng tự thích nghi với sự thay đổi khi có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các đối thủ khác. Một doanh nghiệp tham gia chính sách và nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng cũng sẽ gây ảnh hưởng lan tỏa tốt cho các doanh nghiệp khác thực hiện theo.

Để đảm bảo cho việc thực hiện chính sách một cách tốt nhất, các doanh nghiệp Dệt may nên:

- Thay đổi về nhận thức, hành động: từ các cấp lãnh đạo, các phòng ban, tổ sản xuất và công nhân,… đều phải được tuyên truyền và phổ biến về công nghiệp xanh, chiến lược và mục tiêu doanh nghiệp thay đổi theo hướng mới, khi tham gia chương trình công nghiệp xanh của chính phủ.

- Tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn về Công nghiệp xanh tại Doanh nghiệp, đào tạo các vị trí chủ có liên quan, cán bộ nguồn cho doanh nghiệp.

- Thường xuyên trao đổi thông tin và phản hồi lại cho các cấp quản lý để quá trình công nghiệp xanh diễn ra nhanh chóng, chính xác, gây tổn thất ít nhất cho các bên liên quan.

Về tài chính:

- Chủ động về nguồn lực tài chính theo nhiều kênh huy động khác nhau: nguồn tài chính trích từ hoạt động kinh doanh, huy động từ Quỹ môi trường liên ngành, huy động từ việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường trường chứng khoán,…

- Chủ động dự toán các khoản mục sử dụng cho quá trình công nghiệp xanh và phân bổ hợp lý, khoa học.

- Rà soát lại quá trình hoạt động sản suất, thực hiện hạch toán xanh nội doanh nghiệp, sản xuất sạch hơn từ các qui trình sản xuất đơn giản đến phức tạp,…

3.3.3 Đối với cộng đồng

Các nhà quản lý sẽ nhanh chóng mất đi sự ủng hộ về mặt chính trị nếu như cộng đồng cho rằng việc làm của chính phủ gây tổn thất cho xã hội, không công bằng hoặc cung cấp thông tin sai lệch. Vì vậy, việc phổ biến cho cộng đồng về chính sách là vô cùng quan trọng và có tầm ảnh hưởng chiến lược. Các báo cáo và nghiên cứu chính sách công nghiệp xanh cần được phổ biến rộng rãi và chuẩn bị các thông tin đáng tin cậy, giáo dục công chúng và khuyến khích sự tham gia rộng rãi của công chúng trong việc duy trì mục tiêu và uy tín.

Về phía cộng đồng, sau khi được phổ biến kiến thức chung về công nghiệp xanh và những ích lợi mà công nghiệp xanh mang lại cho xã hội thì thái độ hợp tác và tích cực đóng góp ý kiến cũng như quá trình kiểm tra, giám sát của cộng đồng sau này là rất quan trọng. Cộng đồng cũng chính là nguồn lực chủ lực tiêu thụ sản

KẾT LUẬN

Hiện nay, các chính sách cụ thể hướng dẫn thực hiện công nghiệp xanh cho từng ngành vẫn đang trong quá trình xây dựng. Các doanh nghiệp vẫn đang lúng túng với khái niệm Công nghiệp xanh. Để quá trình thực thi Công nghiệp xanh được thực hiện thành công và thực sự mang lại hiệu quả cho xã hội đòi hỏi các ban ngành quản lý, doanh nghiệp, cộng đồng cùng chung sức hoàn thiện khung chính sách và vận dụng thực tế một cách linh hoạt. Các đóng góp và phản hồi phải được thực thi thường xuyên trên tinh thần xây dựng vì mục tiêu chung: ứng phó với biển đổi khí hậu, tăng trưởng kinh tế xanh, tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường thông qua các hoạt động sản xuất xanh.

Đề tài nghiên cứu đã đưa ra được thực trạng và đánh giá quá trình phát triển theo hướng công nghiệp xanh của ngành Dệt may tại Việt Nam. Trong quá trình phân tích, tác giả có sử dụng công cụ SWOT và phân tích chi phí - lợi ích (CBA) đề lựa chọn việc nên thực hiện thí điểm phát triển công nghiệp xanh ngành Dệt may, và đề xuất một số định hướng, giải pháp cho cơ quan quản lý, doanh nghiệp trong quá trình thực thi chính sách.

Vì thời gian nghiên cứu và kiến thức chuyên ngành có hạn, nên trong quá trình đánh giá, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót cần bổ sung hoàn thiện.

Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS Lê Thu Hoa đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2012 Học viên

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bộ tài nguyên môi trường: Báo cáo hiện trạng môi trường ngành Dệt may 2010

2. Khoa Kinh tế Phát triển, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: Nhập môn Phân tích Lợi ích – Chi phí, 2003

3. Sida/ Bộ Kế hoạch đầu tư: Chương trình Phát triển bền vững môi trường: Nghiên cứu các mô hình hướng tới sản xuất và tiêu thụ bền vững cho Doanh nghiệp, 2009

4. UNIDO/MOIT: Dự án Tư vấn chính sách Quản lý môi trường: Phát triển công nghiệp xanh (Bản dự thảo số 2), 2012

5. WorldBank: Xanh hóa công nghiệp:Vai trò mới của cộng đồng, thị trường và chính phủ, 2000

TIẾNG ANH

1. UNIDO: Green Industry: Policies for supporting Green Industy, May 2011

2. UNIDO: A greener footprint for industry: Opportunities and challenges of sustainable industrial development, 2010

TRANG WEB

1. Website: Bộ tài nguyên môi trường www.monre.gov.vn

2. Website: Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam www.vncpc.vn

Một phần của tài liệu phát triển công nghiệp xanh trong ngành dệt may việt nam (Trang 74 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w