Hiện trạng môi trường ngành Dệt may

Một phần của tài liệu phát triển công nghiệp xanh trong ngành dệt may việt nam (Trang 34 - 39)

Hầu hết các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam hiện nay đã có quan tâm đến vấn đề chất lượng môi trường sống và môi trường lao động. Tuy nhiên, các biện pháp bảo vệ môi trường ở các doanh nghiệp vẫn còn nghèo nàn. Các biện pháp bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam hầu hết xử lý sau đường ống (xử lý nước thải và khí thải). Các doanh nghiệp chưa chú trọng đến công nghệ sản xuất sạch hơn và các biện pháp bảo vệ môi trường chỉ giới hạn ở việc giảm nồng độ

ô nhiễm chưa chưa ngăn ngừa được ô nhiễm. Đặc trưng của ngành dệt may là từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đều có các chất thải ảnh hưởng đến môi trường.

Hình 2.1: Sơ đồ tổng quan quy trình tạo ra sản phẩm ngành Dệt may

Nguồn: Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong ngành Dệt May – VNCPC

Bảng 2.2: Tỷ lệ đóng góp vào tổng thải lượng không khí của ngành Dệt may đối với toàn ngành công nghiệp năm 2006

Sản xuất sản phẩm dệt 3,34 3,77 1,14 0,52 Hóa chất và các sản

phẩm hóa chất 2 2,2 0,42 0,46

Nguồn: Bộ Công Thương, 2010

Dưới đây là một số nguồn thải chủ yếu của ngành Dệt may: - Nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí:

+Từ các loại lò hơi:

Hiện nay, ngành dệt may thường sử dụng các loại lò hơi được đốt từ nhiên liệu than, dầu FO, dầu diezen. Khí thải của lò hơi phát thải qua ống khói vào môi trường và gây ra ô nhiễm môi trường xung quanh xí nghiệp. Các chất ô nhiễm chính là bụi (đốt than sản sinh ra nhiều bụi nhất) và các khí độc hại như SO2, NO2, CO, CO2. Những lò hơi chạy bằng than chủ yếu tồn tại ở phía Bắc, còn ở phía Nam thì chủ yếu chạy bằng dầu FO và dầu DO.

Bảng 2.3: Lượng phát thải hàng năm được thống kê hàng năm Thành phần Tải lượng, tấn/năm

Bụi 936

SO2 504

NOx 180

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường ngành Dệt may 2010

+ Các loại bụi bông, vải vụn vải: bụi bông xơ tổng hợp phát sinh trong quá trình công nghệ kéo sợi, dệt, may…Tính toán thống kê tại các xí nghiệp dệt, lượng bụi bông sinh ra:

 Trong phân xưởng kéo sợi từ 1.5 – 2% so với tổng lượng xơ bông đem đi kéo sợi.

 Trong phân xưởng dệt từ 0.5 – 1% so với tổng lượng sợi đem đi dệt.

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường ngành dệt may năm 2010, tổng lượng sợi 85.000 tấn, và các chỉ tiêu đã nêu, toàn ngành dệt may của Việt Nam hàng năm thải ra lượng bụi bông, sợi khoảng 850 tấn. Đây là nguồn nguyên liệu cao cấp – tiềm năng cho sản xuất giấy ăn, khăn ăn cao cấp nếu có các biện pháp thu hồi và tái chế thích hợp, phục vụ cho các nhà hàng dịch vụ ăn uống, khách sạn…

Lượng hóa chất, thuốc nhuộm bị bốc hơi, thăng hoa hay bay lên dưới dạng bụi nhỏ mà việc xác định liều lượng của chúng còn một số khó khăn.

+Các chất tác nhân lạnh (CFC) rò rỉ, thất thoát từ hệ thống trung tâm làm lạnh, điều hòa không khí được sử dụng trong các xưởng kéo sợi, công nghệ dệt và công nghệ may.

Theo số liệu thống kê, hiện nay ngành dệt may đang sử dụng khoảng 30 tấn môi chất lạnh mỗi năm, chiếm khoảng 7% tổng lượng môi chất lạnh đang sử dụng ở nước ta. Do thiết bị cũ nên trong quá trình vận hành và bảo dưỡng lượng môi chất lạnh có thể bị rò rỉ bốc hơi tới 15 - 20%. Các chất tác nhân lạnh (CFC) này có tác động làm suy giảm tầng ozon.

+Lượng nhiệt: gây nóng bức thải ra từ quá trình nhuộm, từ thiết bị máy móc dệt, may, kéo sợi, chiếu sáng, nồi hơi,…

+Tiếng ồn: phát ra từ các máy dệt, các hệ thống quạt, thông gió và điều hòa không khí. Tiếng ồn trong các gian máy, đặc biệt là trong phân xưởng dệt, thường lớn hơn trị số tiêu chuẩn cho phép, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thính giác và thần kinh của công nhân sản xuất trực tiếp.

-Nguồn thải gây ô nhiễm môi trường đất: Chất thải rắn

Chất thải rắn ở các nhà máy dệt may đều có nguồn gốc từ các loại vải vụn, các loại bụi vải , bao nilon, giấy, gỗ, các nguyên liệu sau sử dụng...với lượng thải bình quân xấp xỉ 100,000 tấn/ năm. Ngoài ra, chất thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong ngành trong quá trình làm việc cũng chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, thuốc nhuộm hữu cơ thất thoát trong qui trình công nghệ là một trong những loại chất thải rắn gây tác động xấu tới môi trường. Phần lớn thuốc nhuộm hữu cơ được xếp vào ít độc hại đến không độc hại. Tuy nhiên, tồn tại một số loại thuốc nhuộm hoạt tính khi tiếp xúc trực tiếp với da dây dị ứng hoặc khi hít vào gây khó thở dẫn đến hen suyễn. 2.1.3 Những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường ngành dệt may

-Thiết bị và công nghệ sản xuất còn lạc hậu

ở nước ta, nếu lấy Công ty Dệt Nam Định làm mốc thì ngành công nghiệp dệt may ở nước ta có lịch sử phát triển trên 100 năm. Thiết bị và công nghệ sản xuất của ngành hiện nay vẫn còn sử dụng nhiều thiết bị của thập niên 60, 70 thế kỷ 20 ở miền Bắc và của thập niên 70 ở miền Nam, thậm chí ở một số công ty nhỏ còn sử dụng các thiết bị của những năm 1930 – 1940. Theo số liệu của Ban Kinh tế - Đầu tư Vinatex và tài liệu thì tỷ lệ đổi mới (hiện đại hóa) thiết bị ngành dệt may quốc doanh giai đoạn 1996 – 2000 mới đạt tỷ lệ: Thiết bị kéo sợi: 31,7%; Thiết bị dệt thoi: 15%; Thiết bị nhuộm, hoàn tất: 35% và thiết bị may: 90%

Đây là một nguyên nhân rất cơ bản khiến cho ngành dệt may khó áp dụng được công nghệ sản xuất sạch hơn, nhằm giảm thiểu các chất thải làm ô nhiễm môi trường. Để đổi mới thiết bị phải có vốn đầu tư tới hàng tỷ đô la Mỹ, đây là một khó khăn rất lớn, không dễ dàng vượt qua đối với ngành dệt may của nước ta.

-Nhà cửa, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của ngành dệt may lạc hậu

Nhà cửa, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của ngành dệt may lạc hậu, cũ, không đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh môi trường, đặc biệt là đối với môi trường vi khí hậu. Đối với các phân xưởng nóng (phân xưởng lò hơi, phân xưởng nhuộm,...) thì tổ chức thông gió tự nhiên chưa tốt. Đối với các phân xưởng dệt may, có sử dụng hệ thống thiết bị điều hòa không khí thì kết cấu bao che chưa phù hợp với yêu cầu kết hợp hài hòa thông gió tự nhiên và thông gió nhân tạo, chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo nhằm tiết kiệm năng lượng.

- Hệ thống tổ chức quản lý:

Hệ thống văn bản pháp qui về quản lý môi trường của ngành dệt may chưa đáp ứng yêu cầu.

-Nhận thức về bảo vệ môi trường:

Sự tham gia bảo vệ môi trường của những người lao động trong ngành chưa cao. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Nếu cán bộ, công nhân viên ngành dệt may không ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với công tác bảo vệ môi trường của ngành thì khó lòng mà duy trì phong trào bảo vệ

môi trường được ổn định và lâu dài.

Một phần của tài liệu phát triển công nghiệp xanh trong ngành dệt may việt nam (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w