1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài xây dựng văn hoá học đường trong một số trường đại học ở hà nội hiện nay

191 4K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 191
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI XÂY DỰNG VĂN HOÁ HỌC ĐƯỜNG TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI HIỆN NAY CNĐT : HỒ SĨ LỘC 9111 HÀ NỘI – 2011 1 1.Tên đề tài : Xây dựng văn hoá học đường trong một số trường Đại học ở Hà Nội hiện nay 2. Lý do chọn đề tài Chúng tôi chọn đề tài này vì những lý do sau đây: 2.1. Tầm quan trọng của việc xây dựng nền văn hoá nói chung Ngày nay, khi văn hoá đã thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, vấn đề bảo vệ môi trường văn hoá, xây dựng nếp sống lành mạnh trên cơ sở kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại cần phải được coi tr ọng bởi hiểu theo nghĩa rộng, văn hoá bao hàm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Theo đó, các quốc gia cần có chiến lược, chương trình hành động cụ thể để xây dựng “Một nền văn hoá vì một xã hội phát triển”. Ở Việt Nam chương trình hành động này được đề cập trong Nghị quyết hội nghị Trung ương 5 (khoá VIII - 1998) của Ban chấp hành Trung ương Đảng với việc coi “ Xây dựng môi tr ường văn hoá” là một trong mười nhiệm vụ của việc “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Với quyết tâm”Làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sốngvà hoạt động xã hội, vào từng người, Từng gia đình, trong tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần, cao đẹp trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến bước vững chắc lên CNXH (1), trong hơn 10 năm thực hiện Nghị Quyết Trung ương 5, khoá VIII) (1998 – 2008), Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã cùng nỗ lực phấn đấu để giành được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp phát triển văn hoá nước nhà. 2 2.2. Đảng và nhà nước đã nhận thức sớm, phải xây dựng văn hoá học đường. Nhận thức tầm quan trọng, tính toàn diện và thiết thực của phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”. Trong đó, xây dựng văn hóa học đường được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Đảng ta đã đề ra Nghị quyết Trung ương 1 năm 1997, khoá VIII, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII năm 1998 về xậy dựng và phát triển nền v ăn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 9 năm 2001. Bộ giáo dục - Đào tạo và Bộ văn hoá - Thông tin đã ký kế hoạch phối hợp số 2723 /CTCT ngày 12/4/2001 về việc “Phối hợp thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá trong trường học”. Sau 9 năm thực hiện cuộc vận động này đã đạ t được những kết quả bước đầu rất cơ bản trên nhiều mặt ở các bậc học. Phong trào phát triển mạnh về bề rộng, có nhiều cách làm mới, sáng tạo…" 2.3. Thực trạng xây dựng văn hoá học đường trong hệ thống các trường Đại học ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng hiện nay. Trong quá trình xây dựng văn hoá học đường đã đạt được nhiều thành quả to lớn nh ưng cũng bộc lộ hạn chế cần phải khắc phục: Phong trào mới bề rộng chưa có bề sâu. Một số nơi còn mang tính thời vụ, hình thức, xuất hiện quan niệm coi bản thân trường Đại học là cơ sở văn hoá vì vậy không cần phải đưa phong trào xây dựng đời sống văn hoá vào trường học; Một số trường quan niệm việc thực hiện phong trào trên chỉ đơn giản là các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT, không thấy được tác động tích cực, của phong giáo dục tư tưởng, đạo đức, nếp sống văn hoá cho sinh viên; các danh hiệu thi đua và việc xét cấp danh hiệu thi đua chưa thống nhất giữa các trường, trong cùng một bậc học, các tiêu chí đánh giá, không phù hợp với nhà đang tồn tại với nhiều trường Đại học Hà Nội. Việc xét cấ p danh hiệu được áp dụng cho những thời điểm khác nhau cũng đã dẫn đến sự chồng chéo, gây khó khăn cho việc áp dụng của cơ sở. Công tác tuyên truyền, vận động thực hiện các nội dung của phong trào trong các trường chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến 3 phần đông cán bộ, giáo viên, sinh viên chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa nội dung của phong trào, chưa tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng trật tự, kỷ cương, đạo đức nếp sống văn hoá trong trường Đại học. Dưới góc nhìn của người dạy và người học, có thể thấy một hạn chế, thiếu sót nữa là trong quá trình xây dựng văn hoá h ọc đường nhiều trường Đại học còn xao nhãng việc đưa nghị quyết của Đảng vào nhà trường Đại học, Cao đẳng để xây dựng môi trường văn hoá học đường lành mạnh cho thế hệ tương lai của đất nước. Theo đó, các cơ sở quản lý văn hoá và những người có trách nhiệm trong công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở trên địa bàn có các trường Đại học cũng nh ư các nhà quản lý giáo dục đào tạo chưa tạo lập được những hình mẫu, mô hình thích hợp với những mục tiêu cụ thể để xây dựng văn hoá học đường trong nhà trường. Điều này dẫn đến việc tuy nhà trường là nơi dạy người, rèn luyện cả về đức và tài nhưng cũng chính là ở đây nhiều tệ nạn xã hội vẫn “có đất sống”, Thậm chí còn phát sinh nhiều m ặt tiêu cực mới về mặt tư tưởng đạo đức, lối sống của cả người dạy và người học làm cho các nhà quản lý giáo dục và những người tâm huyết với sự nghiệp trồng người ái ngại. 2.4. Yêu cầu cấp bách phải xây dựng văn hoá học đường trong các trường Đại học. Từ sự phân tích trên, rõ ràng việc thiết kế các mô hình, hình mẫu văn hoá cùng với hệ tiêu chí, chu ẩn mực phù hợp với điều kiện của các trường Đại học ở Hà Nội là việc làm cấp bách đang đặt ra đối với các nhà quản lý giáo dục, quản lý văn hoá trong điều kiện hiện nay. Điều này càng quan trọng và cần thiết hơn khi mà cùng với xu thế hôị nhập, hàng loạt những kiểu sống mới đang thay đổi từng ngày. Định hướng giá trị của tu ổi trẻ, cũng có sự thay đổi, trong đó có sinh viên – bộ phận ưu tú của thanh niên – những người rất nhạy cảm với cái mới (bao gồm cái mới hay và cái mới dở). Vấn đề là cần xây dựng mô hình nào cho phù hợp với điều kiện nhà trường hiện nay? Mô hình đó bao gồm những tiêu chí cụ thể gì? Những bộ phận nào có trách nhiệm thực 4 hiện? Để giải quyết một cách thấu đáo những câu hỏi trên đòi hỏi rất nhiều công sức nghiên cứu về lý luận cũng như thực nghiệm với những mô hình khác nhau ở nhiều trường Đại học trên nhiều địa phương cả nước, và đặc biệt là ở thủ đô Hà Nội. Với cách tiếp cận và giải quyết vấn đề của một ng ười làm công tác nghiên cứu văn hoá học đường, bằng những kinh nghiệm của bản thân tích luỹ được trong thời gian công tác ở trường Đại học trên địa bàn hà Nội. Trên cơ sở tiếp thu thành quả của những người đi trước, chủ nhiệm đề tài và các cộng tác viên hy vọng những vấn đề trên sẽ bước đầu được tháo gỡ trong khi nghiên cứu đề tài: “Xây dựng văn hoá học đường trong mộ t số trường Đại học ở Hà Nội hiện nay”. 3. Lịch sử nghiên cứu Vấn đề xây dựng nền văn hóa nói chung và xây dựng văn hóa học đường nói riêng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Ở mức độ khác nhau, họ đề cập đến các vấn đề: Vấn đề 1: Khái niệm văn hóa Vấn đề này có nhiều tác giả và tác phẩm đề cập tới. Họ đ ã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa: - Trong tác phẩm “Cơ sở lý luận văn hóa Mác – Lênin”. H, Nxb, Văn hóa, 1981 của Ác – môn – đốp A.I (chủ biên), các nhà khoa học đã đưa ra khái niệm văn hóa: Văn hóa là do con người sáng tạo ra, vận động và biến đổi theo thời gian và không gian. - Tác phẩm “Xây dựng môi trường văn hóa – Một số lý luận và thực tiễn”của Ban tư tưởng văn hóa Trung ương., H., 2004, các nhà khoa học cho rằng xây dựng môi trường vă n hóa tức là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với tự nhiên, với xã hội và với bản thân mình. - Văn kiện Hội nghị Trung ương 5 Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII. H., Nxb Chính trị quốc gia, 1998 đã đưa ra khái niệm văn hóa là những giá trị 5 về vật chất và tinh thần do con người Việt Nam sáng tạo ra trong quá trinh lịch sử. - Hoàng Vinh. Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta. H., Nxb Văn hóa – Thông tin, 1999. Huỳnh Khái Vinh - Những vấn đề văn hóa Việt Nam đương đại. H., Nxb Khoa học xã hội, 2000. Phan Thanh Tá. Về khái niệm đời sống văn hóa ở nông thôn. Tạp chí Văn hóa – nghệ thuật, số 4/2003. Dương Tự Đạm – VH thanh niên và thanh niên với văn hóa dân tộc. Nxb TN 2001. Đặng Đức Siêu “Hành trình văn hóa Việt Nam” Nxb Lao động, Hà Nội 2002. Các tác giả này đều thống nhất với nhau về khái niệm văn hóa: văn hóa là tất cả những giá trị về vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Xã hội càng phát triển thì đời sống văn hóa càng phong phú và sinh động. Bề dày của văn hóa nhân loại tỷ lệ thuận với thời gian kéo dài trong lịch sử. - Trịnh Thị Minh Loan, trong tác phẩm”Mộ t số khái niệm về văn hóa”Viện nghiên cứu sư phạm, ĐH sư phạm Hà Nội, 2005. Tác giả đưa ra nhiều khái niệm văn hóa theo các góc độ khác nhau: Góc độ lịch sử, dân tộc học, khảo cổ học, văn học, nghệ thuật, triết học, tâm lý học, xã hội học,… - Nguyễn Trần Bạt, viết tác phẩm “Văn hóa và con người”, Nxb Thông tin, 2006. Tác giả cho rằng, văn hóa là một hiện tượ ng khách quan, là tổng hòa của tất cả các khía cạnh trong cuộc sống, không nên chia thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Cấu trúc của văn hóa gồm: tri thức, tín ngưỡng, đạo đức, truyền thống, pháp luật, thẩm mỹ và lối sống,… Vấn đề 2. Thực trạng văn hóa học đường Văn hóa học đường đang xuống cấp nghiêm trọng. Đó là lời nhận xét của đông đảo nhân dân và các nhà khoa họ c. Điều này được thể hiện trong các tác phẩm: - Báo động văn hóa học đường xuống cấp. Báo Lao động, ngày 13/12/2009. 6 - Hồng Đức. Thực trạng văn hóa học đường. Bản tin ĐHQG Hà Nội – số 174, tháng 8/2005. - Trần Anh Quốc. Văn hóa học đường ngày càng bị ô nhiễm. Báo Lao động, số 132 ngày 11/6/2007. Nói chung, phạm trù văn hóa học đường chưa được đưa vào phạm vi quản lý nhà trường chúng ta, chưa có tiêu chí khảo sát, đánh giá. Bên cạnh những trường tốt, những cái được còn nhiều điều không hay, đáng quở trách, hầu hết các nhà giáo không muốn nghe nói đến những điều đó, vì nghe thấy buộn thấy ngượng, thấy xấu hổ. Dư luận xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng lên án những cái xấu xa lẽ ra không thể có trong nhà trường. Xấu xa nhất là xâm phạm tình dục trẻ em, đê tiện không kém là bạo lực đánh đập trẻ em ở trường và cả trong gia đình. Hiện tượng không đẹp chút nào, có thể nói là hèn mạt, nhưng lại là chuyện xảy ra hàng ngày ở nhiều trường là thầy giáo, cô giáo xúc phạm học sinh dưới nhiều hình thức. Dạy thêm với những thủ đoạn hết sức tiêu cực. Sinh viên sống bê tha trong các nhà trọ. Nói tục, chửi thề khá phổ biế. Đáng buồn nhất là học trò hỗn láo với thầy cô, bạn bè đánh lộn. Đó là những biểu hiện không văn hóa, phản văn hóa, không thể chấp nhận được trong nhà trường. Vấn đề 3. Các thành tố cơ bản của văn hóa học đường - Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới. Nxb Giáo dục. HN 1994. GS. Phạm Minh Hạc cho rằng: “Các thành tố cơ bản của văn hóa học đường gồm chủ thể và khách thể. Chủ thể là giảng viên, sinh viên, cán bộ công nhân viên. Khách thể của văn hóa học đường là hệ thống cac giá trị văn hóa, các hình thức vận động văn hóa, cảnh quan văn hóa. - Tác phẩm “Văn hóa và lối sống” của Thành Lê đã xác định các thành tố của văn hóa học đường gồm chủ thể (con người) và khách thể, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội và môi trường văn hóa. 7 Vấn đề 4. Vai trò của văn hóa học đường trong các trường Đại học. - Trên “Bàn tròn văn hóa”. Báo Lao động, số 117 ngày 26/5/2008, các tác giả khẳng định “Xây dựng văn hóa học đường có ý nghĩa quyết định chất lượng đào tạo của các trường đại học”. - GS. Trương Lưu, trong tác phẩm “Văn hóa đạo đức và tiến bộ xã hội”. Nxb Văn hóa – Thông tin. HN 1998. Cho rằng: Thông qua văn hóa học đường, sinh viên và thầy giáo nhận ra điể m mạnh và điểm yếu của chính mình - Phạm Minh Hạc, Hồ Sĩ Quý. Nghiên cứu con người, đối tượng và những hướng chủ yếu. Niên giám nghiên cứu số 1. Nxb KH – XH, HN 2002, các tác giả cũng cho rằng: Xây dung văn hóa học đường tạo điều kiện để đưa tiêu chí chân, thiện, mỹ vào trong trường đại học. Vấn đề 5. Nội dung cơ bản của văn hóa học đường - Nguyễn Viết Ch ức (chủ biên). Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa ở thủ đô Hà Nội trong thời ký đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. Viện văn hóa và Nxb Văn hóa thông tin. HN 2001. Các tác giả cho rằng, ở các trường đại học, nội dung cơ bản của xây dưng văn hóa học đường là: Giáo dục nếp sống văn hóa lành mạnh cho sinh viên và xử lý đúng đắn các mối quan h ệ giữa thầy với thầy, thầy với trò, trò với trò, giữa thầy, trò với cán bộ công nhân viên. - Viện nghiên cứu Thanh niên, Trung tâm phát triển khoa học công nghệ tài năng trẻ. Thế hệ trẻ Việt Nam – Nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Nxb Lao động – xã hội. HN 2001. Nhấn mạnh nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất trong trường đại học là để đáp ứng nhiệm vụ giáo dục và đào t ạo đạt chất lượng cao. - GS. Phạm Minh Hạc trong tác phẩm Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI. Nxb Giáo dục quốc gia. HN 1999, Nhấn mạnh giáo dục nếp sống văn hóa cho sinh viên trong học tập, sinh hoạt, văn hóa, tiêu dùng và trong ứng xử giữ vai trò quan trọng. 8 Vấn đề 6: Văn hóa ứng xử trong các trường Đại học - Nguyễn Thanh Tuấn, Văn hóa ứng xử Việt Nam hiện nay. Nxb Từ điển bách khoa và Viện văn hóa. HN 2008. Tác giả cho rằng khái niệm lối sống hay văn hóa lối sống tương đương với văn hóa ứng xử. Lối sống là cách ứng xử của con người với môi trường sống gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. - Nguy ễn Tiến Thông. Một số vấn đề giao tiếp. Nxb Chính trị Quốc gia, 2000. Ông cho rằng văn hóa ứng xử là tổng hòa những dạng hoạt động sống ổn định của con người được vận hành theo một bảng giá trị xã hội nào đó trong sự thống nhất với các điều kiện một hình thái xã hội nhất định. - Nguyễn Thị Thư. Tìm hiểu về nhu cầu hoạt động v ăn hóa của thanh niên, sinh viên hiện nay. (Khóa luận tốt nghiệp) ĐH Văn hóa, 1998. Tác giả cho rằng: Văn hóa ứng xử có tính linh hoạt và tính xã hội cao. - Mạc Văn Trang. Nghiên cứu đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương hướng, biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ (B94-38-32) Viện nghiên cứu phát triển giáo dục. HN 1995. Từ việc nghiên cứu đặc điểm lối sống sinh viên, tác giả cho rằng, con đường để nắm bắt nội dung và phạm vi của văn hóa ứng xử là tìm hiểu các hành động xã hội và các khuôn mẫu ứng xử. - Nguyễn Văn Huyên. Sự biến đổi các giá trị văn hóa đạo đức trong kinh tế thị trường và vấn đề xây dựng nền văn hóa đạo đức mới. Tạp chí văn hóa, nghệ thuật. HN 2002. Theo tác giả, trong nền kinh tế thị trường, các giá trị vă n hóa đạo đức tốt đẹp của dân tộc vẫn không hề thay đổi và không hề bị chi phối. - Quốc Việt. Văn hóa giao tiếp học đường: Thầy và trò chưa là bạn của nhau. Báo Thanh Niên ngày 15/08/2009. Tác giả phân tích kỹ vị trí, vai trò của văn hóa giao tiếp. Tác giả cho rằng trong quan hệ giao tiếp giữa thầy và trò cần phải bảo đảm chuẩn mực thầy là thầy, trò là trò, không nên xóa bỏ ranh giới giữa thầy và trò. 9 Vấn đề 7: Phương hướng và giải pháp xây dựng văn hóa học đường - Nguyễn Đức Minh. Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác sinh viên trong các trường Đại học, cao đẳng Hà Nội. HN 2003. Tác giả cho rằng: Để nâng cao chất lượng công tác sinh viên cần tập trung vào giáo dục thể chất, ý thức trong học tập, rèn luyện, quan hệ ứng xử với giáo viên, sinh viên, cán bộ công nhân viên phải đúng mực theo đúng giá trị đạo đức. - Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễ n Thạc, Mạc Văn Trang. Giá trị định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị. Chương trình khoa học, công nghệ cấp Nhà nước KX-07-04. HN 1995. Tác giả đưa ra hàng loạt giá trị chuẩn mực đạo đức trong nhà trường, coi đó là khuôn mẫu để áp dụng cho các trường đại học. - PGS.TS. Phùng Hữu Phú. Vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng môi trường văn hóa ở các trường đại học – cao đẳng Hà Nội. HN 2001. Tác giả đề cao vai trò của các tổ chức Đảng, đoàn trong trường đại học đối với việc xây dựng văn hóa học đường. - Vũ Thị Phương Lê. Định hướng giá trị của sinh viên sư phạm ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An hiện nay. Luận văn Thạc sỹ triết học, học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. HN 2004. Tác giả đưa ra những định hướng giá trị đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ dành cho sinh viên s ư phạm. - Nguyễn Phương Hồng. Thanh niên, học sinh, sinh viên với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nxb Chính trị quốc gia. HN 1997. Tác giả đề cao trách nhiệm của sinh viên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mục đích của việc xây dựng văn hóa học đường là để đào tạo ra những sinh viên có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn sâu rộng. Về xây dựng văn hoá học đường trong hệ thống các trường Đại học ở Hà Nội thì hầu như chưa có một công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu. Có chăng chỉ là những bài báo mang tính tổng kết, đánh giá chung về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống hoặc nêu ra những tệ nạn xã hội trong các trường Đại học với những giải pháp xử lý mang tính tổng quát chung chung. [...]... học đường trong một số trường Đại học ở Hà Nội hiện nay 4.3 Từ thực tế khảo sát văn hoá học đường ở một số trường Đại học trên dịa bàn Hà nội hiện nay, các nhà nghiên cứu muốn đưa ra được những tiêu chí cơ bản để xây dựng các hình mẫu văn hoá và thiết kế mô hình tổ chức thiết chế văn hoá - với tư cách là những thành tố cơ bản cấu thành đời sống văn hoá ở các trường Đại học trên địa bàn Hà nội 4.4 Đề. .. vấn đề xây dựng các mô hình văn hoá học đường trong trường đại học thì cho đến nay vẫn chưa thấy một công trình nghiên cứu nào đề cập đến Như vậy, có thể nói xây dựng văn hoá học đường trong hệ thống các trường Đại học ở Hà Nội hiện nay là một đề tài mới mẻ và là một đề tài hấp dẫn để người viết có thề trình bày những ý tường của mình cả về lý luận và thực tiễn Xây dựng môi trường văn hoá học đường lành... trường Đại học trên địa bàn Hà Nội Có thể nói rằng, cho đến nay ở nước ta chưa có nhà quản lý, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục nào đi sâu nghiên cứu vấn đề xây dựng văn hóa học đường trong các trường đại học nói chung và các trường đại học ở Hà Nội nói riêng Từ việc khái quát tình hình nghiên cứu, có thể nhận thấy một số nhà khoa học tuy có đề cập đến xây dựng môi trường văn hoá học đường ở nhiều góc... đến văn hoá học đường để góp phần nhận diện các thành tồ cơ bản trong môi trường văn hoá học đường tạo cơ sở cho việc xây dựng các hình mẫu văn hoá và thiết chế các mô hình tổ chức, thiết chế văn hoá trong hệ thống các trường Đại học ở Hà Nội hiện nay 11 6.2 Ý nghĩa thực tiễn 6.2.1 Trên cơ sở phân tích kết quả khảo sát, phỏng vấn, điều tra, trắc nghiệm chủ thể và khách thể của văn hoá học đường trong. .. các giải pháp khả thi để xây dựng văn hoá học đường trong hệ thống các trường Đại học ở Hà Nội hiện nay 5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, đường lối chính sách của Đàng Cộng sàn Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hoá học đường trong hệ thống các trường Đại học 5.2 Do tính phức tạp của vấn đề nghiên cứu, đề tài sử dụng kiến thức tổng... người đều quan tâm phản ánh nhiều sự việc - Văn Đức Thanh Về xây dựng môi trường văn hóa cơ sở Nxb Chính trị - quốc gia, HN 2001 - Nguyễn Minh Chung Văn hóa lớp học và mô hình lớp học văn hóa trong nhà trường đại học hiện nay (Đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản), H., 2006 - Đỗ Huy Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay – Từ góc độ giá trị học Nxb Văn hóa thông tin, H., 2001 - Nguyễn Hồng Hà Môi trường. .. trong các trường Đại học ở Hà Nội, đề tài nêu lên thực trạng văn hoá học đường trong hệ thống các trường Đại học ở Hà Nội, từ đó tìm ra những nguyên nhân cơ bản của thực trạng ấy 6.2.2 Xây dựng các hình mẫu văn hoá, mô hình tổ chức, thiết chế văn hoá học đường như là một giải pháp vừa khả thi, vừa có tính cơ bản, vừa mang ý nghĩa lâu dài để từ đó tùy theo điều kiện cụ thể của trường Đại học mà có thể... vào trường của mình nhằm từng bước xây dựng môi trường văn hóa học đường lành mạnh, phục vụ tốt cho việc dạy và học trong tình hình hiện nay 7 Nội dung nghiên cứu Chương 1: Các khái niệm, các thành tố cơ bản, những yếu tố tác động, vai trò và sự cần thiết phải xây dựng văn hóa học đường 1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1 Khái niệm văn hóa Muốn nghiên cứu văn hóa học đường trong các trường đại. .. vấn đề mang tính tổng hợp và lý luận, chưa có nhiều công trình thực sự đi sâu vào nghiên cứu những thiết chế cụ thể, trong đó có trường đại học - một thiết chế văn hoá học đường đặc biệt Theo đó thì tiêu chí xây dựng văn hoá học đường trong trường Đại học tuy có được gợi mở những lại chưa được xem xét một cách toàn diện với tư cách là một đối tượng nghiên cứu của một công trình khoa học Còn vấn đề xây. .. trong trường Đại học, góp phần đưa Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đi vào đời sống học đường nhằm đào tạo những sinh viên có đủ tài năng và đức độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới và xu thế hội nhập quốc tế 10 4 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 4.1 Trình bày một số khái niệm liên quan đến đề tài xây dựng văn hóa học đường trong các trường Đại học 4.2 Tìm hiểu thực trạng văn hoá học . trong khi nghiên cứu đề tài: Xây dựng văn hoá học đường trong mộ t số trường Đại học ở Hà Nội hiện nay . 3. Lịch sử nghiên cứu Vấn đề xây dựng nền văn hóa nói chung và xây dựng văn hóa học. của đề tài 4.1. Trình bày một số khái niệm liên quan đến đề tài xây dựng văn hóa học đường trong các trường Đại học 4.2. Tìm hiểu thực trạng văn hoá học đường trong một số trường Đại học ở Hà. 9111 HÀ NỘI – 2011 1 1.Tên đề tài : Xây dựng văn hoá học đường trong một số trường Đại học ở Hà Nội hiện nay 2. Lý do chọn đề tài Chúng tôi chọn đề tài này vì những

Ngày đăng: 05/10/2014, 14:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ác - môn – đốp A. I (chủ biên). Cơ sở lý luận văn hóa Mác – Lênin. H., Nxb Văn hóa, 1981 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận văn hóa Mác "– "Lênin
Nhà XB: Nxb Văn hóa
2. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương. Hỏi đáp về xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, nếp sống văn hóa, tố chức và quản lý lễ hội. H., Nxb.Chính trị Quốc gia, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp về "xây "dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, nếp sống văn hóa, tố chức và quản lý lễ hội
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
3. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương. Văn hóa với thanh niên Thanh niên với văn hóa - một số vấn đề lý luận và thực tiễn. H., 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa với thanh niên Thanh niên với văn hóa - một số vấn đề lý luận và thực tiễn
4. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương. Xây dựng môi trường văn hóa – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. H., 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng môi trường văn hóa "– Một "số vấn đề lý luận và thực tiễn
6. Bùi Hiện, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo. Từ điển giáo dục học. H., Nxb. Từ điển Bách khoa, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển giáo dục học
Nhà XB: Nxb. Từ điển Bách khoa
9. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị Trung ương 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII. H., Nxb. Chính trị Quốc gia, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị Trung ương 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
10. Đinh Thị Vân Chi. Nhu cầu giải trí của thanh niên. H., Nxb. Chính trị Quốc gia, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhu cầu giải trí của thanh niên
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
11. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Ban Thanh niên các trường đại học và chuyên nghiệp. Xây dựng môi trường giáo dục xã hội chủ nghĩa trong các trường dạy nghề. H., Thanh niên, 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng môi trường giáo dục xã hội chủ nghĩa trong các trường dạy nghề
12. Đỗ Huy, Trường Lưu. Sự chuyển đổi các giá tri trong văn hóa Việt Nam. H., Nxb. Khoa học Xã hội, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự chuyển đổi các giá tri trong văn hóa Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Khoa học Xã hội
13. Đỗ Huy. Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay - Từ góc nhìn giá trị học. H., Nxb. Văn hóa thông tin, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay - Từ góc nhìn giá trị học
Nhà XB: Nxb. Văn hóa thông tin
15. Huỳnh Khái Vinh. Những vấn đề văn hoá Việt Nam đương đại. H., Nxb. Khoa học Xã hội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề văn hoá Việt Nam đương đại
Nhà XB: Nxb. Khoa học Xã hội
17. Lê Như Hoa (chủ biên). Lối sống trong đời sống đô thị hiện nay. H., Nxb . Văn hóa, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lối sống trong đời sống đô thị hiện nay
Nhà XB: Nxb . Văn hóa
18. Lưu Xuân Mới. Lý luận dạy học đại học. H., Nxb. Giáo dục, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học đại học
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
19. Nguyễn Hồng Hà. Môi trường văn hóa với việc xây dựng lối sống và con người Việt Nam. H., Nxb. VH - TT, Viện Văn hóa, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường văn hóa với việc xây dựng lối sống và con người Việt Nam
Nhà XB: Nxb. VH - TT
21. Nguyễn Khắc Viện (chủ biên). Từ điển xã hội học. H., Nxb. Thế giới, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển xã hội học
Nhà XB: Nxb. Thế giới
22. Nguyễn Minh Chung. Văn hóa lớp học và mô hình lớp học văn hóa trong nhà trường đại học hiện nay. (Đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản). H., 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa lớp học và mô hình lớp học văn hóa trong nhà trường đại học hiện nay
23. Nguyễn Như Ý (chủ biên). Đại từ điển tiếng Việt. H., Nxb. Văn hóa - Thông tin, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại từ điển tiếng Việt
Nhà XB: Nxb. Văn hóa - Thông tin
24. Nguyễn Phương Hồng. Thanh niên, học sinh, sinh viên với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. H., Nxb. Chính trị quốc gia, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh niên, học sinh, sinh viên với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
25. Nguyễn Quang Uẩn. Giá trị, định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị. (Chương trình KX - 07). H., 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị, định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị
28. Nhiều tác giả. Bàn về xây dựng nếp sống văn hóa trong thanh niên. H., Thanh niên, 1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về xây dựng nếp sống văn hóa trong thanh niên

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w