6 DANH MỤC BẢNG Trang Bảng2.2:người trả lời đánh giá về sự thể hiện hành vi đaoh đức trong cuộc sống hàng ngày của trẻ em so với thế hệ họ trước đây% 42 Bảng2.4:những khó khăn NTL gặp
Trang 11
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
VƯƠNG HOÀNG YẾN
VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG GIÁO DỤC VĂN HOÁ ỨNG XỬ CHO TRẺ EM
VỊ THÀNH NIÊN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành:Xã hội học
Hà Nội-2012
Trang 22
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
VƯƠNG HOÀNG YẾN
VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG
GIÁO DỤC VĂN HOÁ ỨNG XỬ CHO TRẺ EM
VỊ THÀNH NIÊN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 30
Người hướng dẫn khoa học: TS Mai Thị Kim Thanh
Hà Nội-2012
Trang 34 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 9
7 Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 12
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Các khái niệm 1.1.2 Lý thuyết tiếp cận
14
14
Trang 4Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG GIÁO DỤC VĂN
HÓA ỨNG XỬ CHO VỊ THÀNH NIÊN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
37
2.2 Thực trạng đạo đức của trẻ vị thành niên ở Hà Nội hiện
2.3.2.Những nội dung cơ bản các gia đình quan tâm giáo dục
văn hoá ứng xử cho trẻ em
60
2.3.3.Các phương pháp gia đình sử dụng trong giáo dục văn
hoá ứng xử cho trẻ em
66
Chương 3 MỘT SỐ NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC TRẺ EM TRONG CÁC GIA ĐÌNH Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
Trang 56
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng2.2:người trả lời đánh giá về sự thể hiện hành vi đaoh đức trong cuộc
sống hàng ngày của trẻ em so với thế hệ họ trước đây(%)
42
Bảng2.4:những khó khăn NTL gặp phải khi giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ
em(%)
56
Bảng2.5:tương quan khu vực khảo sát và ý kiến người trả lời về những khó
khăn gặp phải trong quá trình giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em(%)
Bảng2.15:tương quan thu nhận hình thức khen thưởng trẻ em khi có những
Bảng3.1: tương quan trình độ học vấn và việc người trả lời sử dụng để giáo
dục văn hóa ứng xử cho trẻ em(%)
Trang 67
DANH MỤC BIỂU
Trang
Biểu2.2:đánh giá của cha mẹ về giáo dục đạo đức trong gia đình hiện nay(%) 40
Biểu2.3:đánh giá của phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo
Biểu2.6:nhận thức của người trả lời về việc giữ hoà thuận trong gia đình(%) 52
Biểu2.7:trách nhiệm của các thiết chế xã hội trong việc thực hiện chức năng
giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em(%)
53
Biểu3.1:mức độ ảnh hưởng lối sống, cách cư xử của người trả lời trong cuộc
sống hàng ngày đến hành vi đạo đức của trẻ em(%)
107
Biểu3.2:sự thay đổi các giá trị chuẩn mực đạo đức người trả lời dạy trẻ em
hiện nay so với thế hệ họ trước đây(%)
109
Biểu3.3:tương quan giữa hai khu vực khảo sát với ý kiến người trả lời về
mức độ thay đổi những giá trị chuẩn mực đạo đức người trả lời dạy trẻ em
hiện nay so với trước đây(%)
110
Trang 78
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục đào tạo được Đảng và nhà nước ta coi là quốc sách hàng đầu
Mục tiêu giáo dục thời kỳ đổi mới đó là: đào tạo con người Việt Nam phát
triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Bởi vậy việc không ngừng nâng cao
trình độ học vấn, khả năng độc lập, sáng tạo, làm chủ khoa học hiện đại kết hợp với bồi dưỡng văn hoá, đạo đức cho học sinh, sinh viên đặc biệt là văn hoá ứng xử là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết của giáo dục hiện nay
Giáo dục nhà trường hay giáo dục gia đình đều nhằm mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách con người về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, sức khoẻ, lao động nhưng phải luôn thấy “đức” – văn hoá ứng xử là gốc như “cây phải
có gốc, sông phải có nguồn”, đức là cái trước hết, là cái quán triệt trong tất cả:
ý thức – hoạt động – quan hệ Giáo dục văn hoá ứng xử là bộ phận có tính chất nền tảng trong giáo dục gia đình, cũng như giáo dục nhà trường
Ở tuổi Vị thành niên, giáo dục văn hoá ứng xử càng trở nên quan trọng hơn Những đặc trưng của tuổi mới lớn, tuổi dậy thì đang bước vào giai đoạn đột biến về sinh học, về xã hội, đang mở rộng tầm nhìn, khát khao tìm hiểu muốn tự khẳng định, nhưng đầy mâu thuẫn Đối với gia đình không thể bỏ qua kinh nghiệm: bé không vin lớn gãy cành Bỏ qua giáo dục của trẻ em lúc này sẽ không bao giờ “ bổ sung” lại được nhất là về mặt đạo đức
Ông cha ta có câu: “Gia đình phải có gia giáo - giáo dục đạo đức, phẩm chất, nhân cách cho con cái; gia lễ - đảm bảo kỷ cương, có thứ bậc, ngôi vị trong gia đình; gia pháp - những phép tắc, luật lệ, khuôn phép của gia đình để
Trang 89
giáo dục con trẻ trong gia đình; gia phong - nề nếp, lề thói mà mỗi người trong gia đình phải tuân thủ theo hết sức nghiêm ngặt” Văn hóa ứng xử trong gia đình được người Việt đề cao và rất coi trọng Những giá trị đạo đức xã hội của tư tưởng Nho giáo được cha ông răn dạy, chỉ bảo con cái từ thuở mới lọt lòng đến khi trưởng thành được thể hiện rất rõ trong ca dao, tục ngữ Đó là những bài học ứng xử về hiếu nghĩa, đạo làm con: “Một lòng thờ mẹ, kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”; tình thương yêu anh em ruột thịt:
“Anh em như chân, như tay Như chim liền cánh, như cây liền cành”, “Em thuận, anh hòa là nhà có phúc” Thế nhưng kinh tế thị trường cuốn con người vào vòng xoáy làm kinh tế … cha mẹ, và những người lớn tuổi trong gia đình
ít có thời gian để quan tâm, chăm sóc, chia sẻ những niềm vui nỗi buồn và cả những tâm sự riêng tư trong cuộc sống của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ vị thành niên Đã có nhiều gia đình bị rạn nứt về chuyện tình cảm, hôn nhân gia đình không hạnh phúc… Các thành viên trong gia đình không
có sự kính trọng, thương yêu, giúp đỡ, chăm sóc lẫn nhau mà chỉ tình cảm hoá sự chân thành, tình yêu thương bằng những nghĩa vụ và bổn phận cần phải thực hiện nên đã vô hình chung tạo ra sự xa cách, lãnh cảm, không có sự thân mật giữa cha mẹ, ông bà với trẻ như trước đây, đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay có rất nhiều em nhỏ, trẻ em vị thành niên đã mắc phải bệnh trầm cảm, nhiều em cảm thấy mình bị lạc lõng và bị bỏ rơi nên lao vào con đường nghiện game online, các trò chơi điện tử, các tệ nạn xã hội…với mục đích tìm các cảm giác lạ, tìm các niềm vui mới trong xã hội vốn
đã đầy rẫy sự phức tạp với vô vàn các tác động xấu
Hơn nữa, thời gian gần đây đã có nhiều gia đình, trong đó cha mẹ không quan tâm đến việc giáo dục nhân cách cho trẻ em, mà phần lớn đều có tâm lý chung là chuyển giao nghĩa vụ này cho nhà trường và các thầy cô giáo Nhưng nhà trường và các thầy cô giáo chỉ chú trọng đến việc giáo dục và
Trang 910
chăm lo đến sự phát triển về tri thức, vì thế việc giáo dục về nhân cách cho trẻ
em và thế hệ học sinh, sinh viên vẫn cần sự quan tâm chăm sóc, chia sẻ, động viên, giúp đỡ giáo dục nhân cách từ bố mẹ, ông bà, người thân trong gia đình
Trước tình hình đó đặt ra cho người nghiên cứu hàng loạt câu hỏi như: gia đình nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục văn hoá ứng xử cho vị thành niên như thế nào; các nội dung và phương pháp của gia đình trong giáo dục văn hoá ứng xử đối với vị thành niên hiện nay; các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của gia đình trong giáo dục văn hoá ứng xử cho vị thành niên; các kiến nghị để nâng cao hiệu quả vai trò của gia đình trong giáo dục văn hoá ứng xử cho vị thành niên hiện nay? Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu
"Vai trò của gia đình trong giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em vị thành niên ở Hà Nội hiện nay" đề nghiên cứu và trả lời các câu hỏi trên
2 Ý nghĩa luận và thực tiễn
2.1 Ý nghĩa luận
Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết trong hệ thống lý thuyết xã hội học như lý thuyết xã hội hoá, lý thuyết vị thế vai trò, lý thuyết lựa chọn hợp lý
Kết quả nghiên cứu giúp hình thành quan niệm khoa học khi nhìn nhận
về việc giáo dục trẻ em
Trang 1011
Kết quả nghiên cứu giúp cho các viện nghiên cứu gia đình, các trung
tâm nghiên cứu gia đình trong việc phối hợp đưa ra các nội dung và tiêu chí
mới về giáo dục văn hoá ứng xử cho vị thành niên trong gia đình hiện nay
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng vai trò của gia đình trong
giáo dục văn hoá ứng xử cho vị thành niên ở Hà Nội, đề tài đưa ra một số kiến
nghị nhằm nâng cao vai trò của gia đình trong giáo dục văn hoá ứng xử cho
Vị thành niên
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thao tác hóa khái niệm sử dụng trong nghiên cứu: Vị thành niên, gia
đình, ứng xử, văn hóa, văn hóa ứng xử
Tìm hiểu thực trạng đạo đức trẻ Vị thành niên ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu thực trạng việc giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em thông qua
nghiên cứu nhận thức, nội dung và phương pháp giáo dục của cha mẹ
Phân tích các yếu tố tác động đến việc giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ
em trong gia đình
4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của gia đình trong giáo dục văn hóa ứng xử cho vị thành niên
4.2 Khách thể nghiên cứu
Các phụ huynh (ông, bà, cha, mẹ ) – những gia đình có trẻ VTN ở Hà
Nội hiện nay
4.3 Phạm vi nghiên cứu
Trang 1112
Có nhiều nội dung về giáo dục văn hóa ứng xử như: ứng xử với bản thân (cách ăn, mặc, đi lại, ngôn từ giao tiếp); ứng xử với môi trường; ứng xử nơi công cộng; quan hệ ứng xử với bạn bè, đồng nghiệp; quan hệ ứng xử với thầy, cô giáo; quan hệ ứng xử với người lớn tuổi; quan hệ ứng xử trong gia đình (cha mẹ, con cái, anh chị em ) Mỗi nội dung có các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội khác nhau quy định cách ứng xử của con người Để giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em, cha mẹ cần có nhận thức về những chuẩn mực đó và lựa chọn những nội dung, phương pháp phù hợp với từng lứa tuổi Trong giới hạn luận văn chúng tôi chưa thể phân tích đầy đủ các nội dung của văn hoá ứng xử, vì vậy chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của
đề tài như sau:
Giới hạn nhận thức: Nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng của giáo dục văn hoá ứng xử cho VTN
Giới hạn nội dung giáo dục – một số chuẩn mực ứng xử: Lòng hiếu thảo; lòng nhân ái; kính trọng, biết ơn thầy cô giáo; tôn trọng người lớn tuổi;
sự trung thực; tình yêu lao động
Giới hạn phương pháp giáo dục: Phương pháp nêu gương, phương pháp khen thưởng; phương pháp trò chuyện chuyện tâm sự - khuyên bảo nhẹ nhàng
Không gian nghiên cứu: Quận Ba Đình và huyện Từ Liêm – Thành phố
Hà Nội
Quận Ba Đình: Trung tâm hành chính - chính trị quốc gia, nơi tập trung
các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ Đây còn là trung tâm ngoại giao, đối ngoại Ba Đình có trụ sở nhiều tổ chức quốc tế, sứ quán các nước, nơi thường xuyên diễn ra các hội quan trọng của Nhà nước, quốc tế và khuvực Là nơi có trình độ dân trí, kinh tế, văn hoá rất phát triển Ở đây có quá trình đô thị hoá diễn ra đã lâu; gia đình có thời gian
Trang 12đô thị; từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp Vì vậy có sự giao thoa giữa những chuẩn mực văn hoá cũ và mới, những chuẩn mực văn hoá của người nông dân từ nhiều đời nay nay chưa mất đi, những chuẩn mực văn hoá của người dân đôi thị vẫn chưa được định hình rõ nét Một bộ phận không nhỏ người dân không thích ứng kịp với những thay đổi đó Trong khi đó thế hệ trẻ thường năng động sáng tạo và dễ dàng hoà nhập vào nhịp sống mới
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi lựa chọn hai địa điểm này đại diện cho những khu vực đã đôi thị hoá và những khu vực đang đô thị hoá ở
Hà Nội để làm rõ một số vấn đề nghiên cứu như: so sánh nhận thức của người dân về một số giá trị đạo đức của dân tộc đó được đúc kết hàng ngàn năm có thay đổi không? Họ có gặp những khó khăn gì trong quá trình giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em?
Thời gian nghiên cứu: Năm 2012
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính
Phân tích tài liệu: Trước khi tiến hành thực địa, áp dụng phương pháp phân tích tài liệu để tìm hiểu về thực trạng đạo đức của trẻ em ở nước ta nói chung và ở Hà Nội nói riêng Kết quả phương pháp này là xác định được tổng quan của vấn đề nghiên cứu Mặt khác trên cơ sở phân tích tài liệu này sẽ giúp
Trang 1314
cho việc nghiên cứu chính xác hơn
Phỏng vấn sâu: Nhằm thu thập thông tin về vai trò của gia đình trong giáo dục văn hoá ứng xử cho VTN ở Hà Nội Từ các cuộc phỏng vấn sâu này
là cơ sở giải thích kết quả các mối quan hệ giữa các biến số thu được qua nghiên cứu định lượng Đối tượng phỏng vấn sâu 25 gia đình có con tuổi VTN ở quận Ba Đình, huyện Từ Liêm
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp này thu thập
những thông tin định lượng để đo lường thực trạng vai trò của gia đình trong giáo dục văn hoá ứng xử cho VTN ở Hà Nội, cuộc khảo sát phát 200 phiếu cho cha mẹ có con tuổi THCS tại quận Ba Đình và huyện Từ Liêm
Với khách thể nghiên cứu là cha mẹ thì cơ cấu giới tính như sau: 45,6% là nam và 54,4% là nữ Như vậy tỷ lệ giới tính trong mẫu khảo sát phụ nữ nhiều hơn nam giới Trong đó số gia đình có mức sống giàu có, khá giả là 15,2%, số gia đình có mức sống trung bình là 75,3%, và số hộ nghèo
là 9,5% Như vậy phần lớn các gia đình được khảo sát có mức sống trung bình
Nghề nghiệp chủ yếu của khách thể nghiên cứu là: cán bộ, viên chức nhà nước chiếm 32,8%, buôn bán dịch vụ 17,8%, lao động phổ thông 16%, công nhân 9,8%, không nghề không việc 8,5%, về hưu, già yếu 9,5%, nông nghiệp 5,6%
Trình độ học vấn của người trả lời tương đối cao: trình độ THCS trở xuống chiếm 17,8%, trình độ THPT chiếm 38,2%; TC,CĐ chiếm 16,4%; ĐH&SĐH chiếm 27,6%
Về độ tuổi: dưới 40 tuổi 30,4%; từ 40 đến 50 tuổi 52,6%; 50 tuổi trở lên là 17% Trong tổng số phụ huynh được hỏi số người có vợ có chồng chiếm đa số 93,5%, còn lại có gia cảnh goá và li thân, li hôn 6,5% Số gia đình 2 thế hệ là 77,8%, số gia đình 3 thế hệ trở lên là 22,2%
Trang 1415
6 Câu hỏi nghiên cứu:
- Đạo đức của trẻ em hiện nay như thế nào?
- Các gia đình có giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em trong gia đình không?
- Nội dung nào trong giáo dục văn hoá ứng xử được gia đình quan tâm?
- Những phương pháp nào được gia đình sử dụng trong giáo dục văn hoá ứng
xử
7 Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
Một là: Hầu hết các phụ huynh đều nhận thức được vai trò, tầm quan
trọng của gia đình trong giáo dục đạo đức cho trẻ em Giáo dục con cái trong gia đình đang chịu tác động mạnh mẽ của các điều kiện kinh tế - xã hội, đặc biệt là gia đình khu vực đô thị nơi ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường có những biểu hiện rõ nét
Hai là: Những đặc điểm khác biệt về kinh tế, văn hoá, trình độ học vấn,
nghề nghiệp, quan hệ gia đình tạo nên sự khác nhau trong nhận thức, nội dung
và phương pháp giáo dục của các bậc phụ huynh trong gia đình
Ba là: Ở khu vực đô thị hoá ổn định, tác động mạnh mẽ của nền kinh tế
thị trường làm cho gia đình biến đổi nhanh về cơ cấu, quy mô, thu nhập, mức sống…, xuất hiện sự không đồng nhất về giá trị chuẩn mực giữa cha mẹ và con nên các bậc phụ huynh quan tâm tới giáo dục đạo đức cho con cái hơn khu vực đang trong quá trình đô thị hoá
Trang 1516
Khung lý thuyết
Chương 1
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ- XÃ HỘI HÀ NỘI
THỜI KỲ ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH VỀ GIA ĐÌNH VÀ GIÁO DỤC
TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH
Đặc điểm gia
đình Hệ thống truyền thông Văn hoá cộng đồng Chính quyền đoàn thể
Nhận thức của gia đình về giáo dục
văn hóa Ứng xử cho trẻ em
Hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em
trong gia đình
Đạo đức của trẻ em
Trang 16nhà sư phạm người Nga Usinxki đã khẳng định: “sự khéo léo ứng xử về sư
phạm mà nếu không có nó thì các nhà giáo dục học dù giỏi tới mức nào cũng không bao giờ trở thành nhà thực hành giáo dục tốt, về bản chất không phải cái gì khác là sự khéo léo đối xử”[74; tr191]
Vấn đề ứng xử đã được nhiều người sử dụng khái niệm kép: giao tiếp - ứng xử, trong các mối quan hệ xã hội giữa con người với tự nhiên, con người với xã hội, con người với gia đình và con người với chính mình
Dưới góc độ sinh học, các nhà khoa học cho rằng: Ứng xử là toàn thể
phản ứng thích nghi có thể quan sát khách quan mà một cơ chế có một hệ thống thần kinh thực hiện để đáp trả lại những sự kích thích… Điều đáng chú
ý là những phản ứng ấy, những ứng xử, xử lý để đáp ứng cơ chế kích thích, tác động “được diễn ra theo cách tương đối ổn định” [23; tr124]
Dưới góc độ tâm lý học: Ứng xử được khai thác dưới hình thức là
những phản ứng của con người trong quan hệ giao tiếp, bản chất của ứng xử
là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi,
cử chỉ và cách nói năng của cá nhân với những người xung quanh và yếu tố bên ngoái tác động vào con người.[10; tr30]
Trang 1718
Như vậy có nhiều cách hiểu, nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm ứng xử Tuy nhiên trong luận văn này chúng tôi tiếp cận và sử dụng khái
niệm ứng xử dưới góc độ xã hội học: ứng xử dùng để chỉ cách hành động như
thế nào đó của một vai trò này đối diện với một vai trò khác và do đó là những hành động, hoặc là phản ứng theo một cách tương đối Ứng xử không chỉ giới hạn giữa các vai trò xã hội với nhau mà còn ứng xử với mình, với tác động bên ngoài.[12;tr20]
Những ứng xử có vai trò (cá nhân, tập thể, cộng đồng) này từ chỗ mang tính đơn lẻ dần dần được lựa chọn, tập hợp, đánh giá khái quát hoá để trở thành khuôn mẫu chung cho những quan hệ ứng xử, tức là nếp ứng xử hay khuôn mẫu ứng xử hoặc khuôn mẫu văn hoá một khi trở thành khuôn mẫu mang tính chuẩn mực, xã hội mang tính cộng đồng, nếp ứng xử văn hoá dần định vị thành văn hoá ứng xử mang tính chuẩn mực cộng đồng xã hội
Văn hóa
Năm 1871, Edward Burnett Taylo – một nhà dân tộc học, nhân chủng học người Anh trong tác phẩm “Primitive cultuer (Văn hoá nguyên thuỷ) đưa
ra định nghĩa đầu tiên về văn hoá: Văn hoá là phức thể bao gồm tri thức, tín
ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng những khái niệm và thói quen khác mà con người như một thành viên của xã hội đạt được với tư cách là một thành viên trong xã hội
Cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hoá, dưới đây tôi xin trích dẫn một số định nghĩa tiêu biểu về văn hoá của một số nhà
Xã hội học nổi tiếng:
Theo M.Weber, “văn hóa” chính là: “Khuôn mẫu hành vi, sự định hướng giá trị của con người tiếp thu từ sớm Nó quy định, điều chỉnh sự giao tiếp con người với nhau và từ đó tạo cho họ sự an toàn trong thái độ
Trang 1819
và hành động của mình”
“Cột trụ của văn hóa là giá trị Giá trị cơ bản của phương Tây cổ đại cũng như hiện đại là tư tưởng tự do” (Alfred Weber)
“Văn hóa là hình thái toàn diện của hệ thống thể chế (chính trị, kinh
tế, gia đình, giáo dục, tín ngưỡng và giải trí,…) mà con người cũng có chung trong xã hội” (J.H Fichter)
“Văn hóa là tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện sống của nó” (W.Summer)
“Văn hóa là một hệ thống các khuôn mẫu và chuẩn mực được soạn thảo về hành vi, hoạt động, giao tiếp và tương tác của con người Nó có chức năng điều tiết và khống chế trong tập thể lớn.” (T.M.Dridze)
“Văn hóa là cấu trúc có bề sâu, qui định hành vi, điều chỉnh hành động của con người, Cuộc sống xã hội được phản ánh ở bề mặt, còn tầng dưới là văn hóa thường tiềm ẩn vào vô thức Tầng này có sự sắp xếp các qui tắc văn hóa điều chỉnh bề mặt ở bên trên.” (J.Matser – Giáo sư Xã hội học Đức)
Có thể nhận thấy “văn hóa” dưới góc độ xã hội học có những điểm
cơ bản như sau:
Là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội
Là một hệ thống hình thái biểu thị giá trị của một xã hội, là cấu trúc – chức năng xã hội, kỹ thuật, thể chế, các hệ tư tưởng, được hình thành trong quá trình hoạt động sáng tạo của con người, được bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ sau
Là khuôn mẫu chuẩn mực quy định các hành vi xã hội Mỗi cá nhân muốn trở thành con người xã hội phải tiếp thu, tuân thủ theo các chuẩn mực đó (Về phương diện này có thể coi văn hóa của xã hội là mục tiêu của quá trình xã hội hóa cá nhân)
Trang 1920
Văn hoá ứng xử
Từ khái niệm về ứng xử và văn hoá chúng tôi cho rằng con đường để nắm bắt nội dung và phạm vi của văn hóa ứng xử là tìm hiểu các hành động xã hội (hành vi ứng xử), cách thức hình thành và định hình các khuôn mẫu ứng xử
Từ đó phân tích cách thức cách thức kết hợp các khuôn mẫu ứng xử và các vai trò xã hội của chúng cũng như mối liên hệ qua lại giữa chúng trên cơ sở những chuẩn mực văn hóa xã hội nhất định Tổng hòa các khuôn mẫu ứng xử trên cơ sở các chuẩn mực xã hội được vận hành theo một bảng giá trị nào đó trong toàn bộ điều kiện xã hội cụ thể
Khuôn mẫu ứng xử là các hành động ứng phó và xử lý được lặp lại một cách lâu bền ở đa số cá nhân trong cộng đồng xã hội thuộc các cấp độ khác nhau từ địa phương nhỏ(làng, xã ) đến vùng, miền theo những chuẩn mực
xã hội nhất định Nó được tổng quát hóa, tiêu chuẩn hóa và hợp thức hóa để làm mẫu mực chỉ dẫn cho cá nhân và cả cộng đồng xã hội đó
Khuôn mẫu ứng xử gồm 4 tiêu chí:
“Sự lặp đi lặp lại của các ứng xử thông thường
Ứng xử được đa số người trong cộng đồng thực hiện thống nhất
theo một cách
Chuẩn mực xã hội hay quy tắc ứng xử
ý nghĩa xã hội của ứng xử”[56,tr28]
Khuôn mẫu ứng xử phụ thuộc vào môi trường thiên nhiên, môi trường
xã hội và môi trường văn hóa
Khuôn mẫu ứng xử là thể chế hành động (ứng phó và xử lý) của con người trong môi trường văn hóa lịch sử - cụ thể, cho nên nó được thể hiện
và thực hiện thông qua các chuẩn mực xã hội (tiêu chí, quy ước, quy
Trang 2021
chế ) và cả những kỹ năng ứng xử Các chuẩn mực này cơ bản dựa vào các giá trị văn hóa (luân lý, đạo đức, khoa học, pháp luật, thẩm mỹ )mà mỗi con người hay cộng đồng tự xác định tin tưởng làm theo; và xã hội đòi hỏi sự “trở thành” của nhân cách
Các kỹ năng ứng xử chỉ đạt đến chuẩn mực văn hóa khi chúng được rèn luyện, bồi dưỡng bởi những tư tưởng, đạo đức, lối sống có văn hóa Các kỹ năng này được hình thành chủ yếu thông qua con đường giáo dục Tính chất định hướng cơ bản và xuyên suốt của khuôn mẫu ứng xử là thái độ ứng xử Thái độ ứng xử với việc lựa chọn, thực hiện khuôn mẫu ứng xử; thái độ ứng xử trong môi trường thiên nhiên xã hội và văn hóa cụ thể; thái độ với việc thể hiện thực hiện các kỹ năng ứng xử
Tóm lại “văn hóa ứng xử là hệ thống các khuôn mẫu ứng xử được thực
hiện ở thái độ, kỹ năng ứng xử của cá nhân và cộng đồng người trong mối quan hệ với môi trường thiên nhiên, xã hội và bản thân, trên cơ sở những chuẩn mực văn hóa – xã hội nhất định, để bảo tồn, phát triển cuộc sống của cá nhân và cộng đồng người nhằm làm cho cuộc sống của cá nhân và cộng đồng giàu tính người hơn”(56,tr36)
Khái niệm vị thành niên
Thuật ngữ Adolescen được đưa ra vào năm 1904 theo đề xuất của nhà tâm
lý học G.Stanley, nhằm để chỉ một thời kỳ quá độ từ trẻ con chuyển sang người lớn Nó cũng được quan niệm đồng nghĩa với tuổi đang lớn hay trưởng thành
Bộ luật Lao động Việt Nam qui định “người lao động vị thành niên” (VTN) là người lao động chưa đến 18 tuổi (điều 119, khoản 1)
Năm 1998 trong một tuyên bố chung giữa tổ chức WHO, UNICEF, UNFPA thống nhất phân loại nam nữ trẻ tuổi thành ba loại như sau: VTN (adolescen) từ 10 – 19 tuổi; thanh niên (youth) từ 15 – 24 tuổi, người trẻ
Trang 2122
(young pepole) từ 10 – 24 tuổi
Một số tài liệu khác lại phân định tuổi VTN theo các nhóm sau: nhóm VTN sớm (10-14 tuổi); nhóm VTN trung bình (15 – 17 tuổi), vị thành niên muộn (18- 19 tuổi)
Năm 1996, vụ bảo vệ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình thuộc bộ
Y tế Việt Nam đã đưa ra đề nghị xếp tuổi VTN thành hai nhóm tuổi: nhóm 1
Ở độ tuổi này các em có những đặc điểm tâm, sinh lý sau:
- Tăng trưởng nhanh nhất về thể chất và tinh thần;
- Dễ bị tổn thương, dễ thay đổi, dễ thích nghi, dễ uốn nắn;
- Xu hướng muốn tự khẳng định, được đánh giá, được tôn trọng;
- Dễ tự ái, tự ti, hiếu thắng, thiếu kiên nhẫn;
- Nhiều hoài bão, nhìn chung thiếu thực tế, thiếu kinh nghiệm,
Khái niệm gia đình
Gia đình là một phạm trù xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội loài người và đã không ngừng biến đổi cùng với những bước tiến của văn minh nhân loại Gia đình là một tế bào cơ sở của xã hội, là thiết chế xã hội đặc thù luôn vận động biến đổi cùng với bước tiến của nền văn minh nhân loại Gia đình là yếu tố năng động vì vậy khái niệm gia đình có nhiều cách biểu đạt
khác nhau
Trang 22Theo Lê Ngọc Hùng: “gia đình là cấu trúc xã hội dựa trên quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng, hoặc những quan hệ thân thiết khác giữa các cá nhân để cùng chung sống” [34, tr273]
Các nhà nghiên cứu thường quan niệm gia đình là tế bào của xã hội,
“nơi chứa đựng và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, cái nôi giáo dục nhân cách con người, tính người và tình người, giáo dục hành vi ứng xử văn hoá của con người”[22, tr25]
Luật hôn và gia đình Việt nam (2000) thừa nhận: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống, hoặc quan
hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh những nghĩa vụ và quyền lợi giữa họ với nhau” [39, tr 9]
Mặc dù các nhận thức và lý giải chung về khái niệm gia đình có khác nhau, song phần lớn mọi người vẫn có thể hiểu một cách thông thường rằng gia đình là một thiết chế xã hội liên kết con người lại với nhau nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống và chăm sóc con cái Trong các mối quan hệ, gia đình còn được coi là của hai người dựa trên cơ sở huyết thống, hôn nhân và nuôi dưỡng
để thực hiện các chức năng sinh học, kinh tế, văn hoá, xã hội, tín ngưỡng ; các thành viên quan hệ với nhau trên cơ sở định ước, quy định rõ ràng về sự được phép cấm đoán; có mối liên hệ với nhau về tình cảm, quyền lợi, trách nhiệm và
có những ràng buộc pháp lý được nhà nước thừa nhận, bảo vệ
Với những đặc trưng cơ bản như vậy, rõ ràng gia đình có vị trí, vai trò
Trang 231.1.2 Lý thuyết tiếp cận
Một lý thuyết không thể cung cấp cho chúng ta đủ cơ sở để phân tích các vấn đề xã hội vì vậy việc áp dụng nhiều lý thuyết, quan điểm khác nhau cho phù
hợp với tình hình nghiên cứu là điều rất cần thiết Trong đề tài này tôi sử dụng lý
thuyết xã hội hoá, lý thuyết vai trò xã hội, lý thuyết lựa chọn hợp lý
Lý thuyết xã hội hoá
“Xã hội hoá” là một phạm trù cơ bản của xã hội học chỉ quá trình các
cá thể tiếp thu học hỏi nền văn hoá xã hội mà anh ta được sinh ra và sống - tức là lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội, học những gì phải làm, những gì không được làm; học ngôn ngữ, học các chuẩn mực giá trị để thích ứng được với xã hội …” [69, tr8]
“Xã hội hoá là quá trình trong đó cá nhân học hỏi cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình để phục vụ tốt cho các mô hình hành vi tương ứng với hệ thống vai trò mà cá nhân đó phải đóng trong cuộc đời mình”[21, tr258]
Quá trình xã hội hoá diễn ra đầu tiên ở môi trường xã hội nhỏ là gia đình - nó thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân và gia đình Dần dần đứa trẻ xâm
Trang 2425
nhập vào môi trường xã hội rộng lớn hơn như nhà trường, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, bạn bè… Con người ngày càng tiếp xúc với nhiều thông tin phong phú thì nhân cách ngày càng được phát triển và hoàn thiện
Xã hội hoá cũng cho thấy mối quan hệ cơ bản giữa cá nhân và xã hội Một mặt xã hội hoá cho phép cá nhân học hỏi những điều cơ bản từ đời sống
xã hội bằng cách học hỏi từ những người thân trong gia đình và mô phỏng tấm gương của họ Mặt khác xã hội hoá cũng cho phép lưu truyền nền văn hoá xã hội, đảm bảo tính liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác
Khái quát quá trình xã hội hoá cá nhân hay xã hội hoá trẻ em từ giai đoạn ấu thơ đến lúc trưởng thành bao gồm những nội dung sau:
Thứ nhất, giúp cá nhân tiếp thu kinh nghiệm xã hội mà chủ yếu những
kinh nghiệm được hình thành trong mối quan hệ giữa con người với con người trong đời sống gia đình Từ đó chuẩn bị tiếp thu những kinh nghiệm ngoài xã hội
Thứ hai, giúp cá nhân nắm vững các chuẩn mực, giá trị xã hội Đó là
những chuẩn mực xã hội được tiếp nhận qua lăng kính gia đình, những chuẩn mực của nhóm tâm lý gia đình tạo ra thành mô hình hoạt động và tiêu chuẩn hành vi trong gia đình
Thứ ba, giúp cho cá nhân tiếp thu các chuẩn mực ngoài xã hội Qua lăng
kính gia đình, một hệ giá trị được tiếp nhận để hình thành một tiểu văn hoá gia đình Vấn đề ở đây là cần phải đạt được sự thích nghi và điều chỉnh sao cho cá nhân ra ngoài xã hội không bị bỡ ngỡ, lạc hậu
Thứ tư, xã hội hoá giúp các cá nhân chuẩn bị đảm nhiệm vai trò xã hội
Bằng việc đảm nhiệm các vai trò trong gia đình (người con, người cháu, người em…) Cá nhân dần dần làm quen và đảm nhận tốt các vai trò khi thâm nhập vào đời sống xã hội (vai trò người bạn, người học sinh, sinh viên, vai trò công dân…)
Trang 2526
Tóm lại, xã hội hoá là một chức năng then chốt của gia đình, có vai trò không thể thay thế trong việc biến một cá nhân từ một thực thể tự nhiên thành con người xã hội Nó góp phần quan trọng trong việc hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của con người
Xã hội hoá trẻ em được thực hiện bằng cách nào? khó có thể đưa ra được câu trả lời một cách toàn diện giúp giải thích bản chất của quá trình này
sự phân tích bốn yếu tố tâm lý: sự bắt chước, sự đồng nhất, lòng biết lỗi và lòng xấu hổ giúp nhận diện quá trình xã hội hoá trẻ em rõ nét hơn
Bắt chước là sự làm theo một cách có nhận thức của đứa trẻ Trẻ sao chép lại mẫu hành vi nhất định của bố mẹ và những người xung quanh
Sự đồng nhất là phương pháp lĩnh hội hành vi cha mẹ của trẻ em, những mục đích, giá trị như là của riêng mình Trẻ em tiếp nhận những đặc điểm nhân cách của bố mẹ và những người mà chúng gắn bóthân thiết
Sự xấu hổ xảy ra khi trẻ có hành vi sai lệch bị mọi người bắt gặp và trẻ
có cảm giác việc làm của mình là sai trái
Lòng biết lỗi gắn liền với những dằn vặt nhưng ở đây nói về sự tự trừng phạt về hành vi sai lệch của chính bản thân mình, không phụ thuộc vào người khác Cũng như sự bắt chước và sự đồng nhất, cảm giác xấu hổ và sự ăn năn hối lỗi là những cơ chế, những “bộ máy” tâm lý có tác dụng điều chỉnh quá trình học hỏi kinh nghiệm sống của trẻ em tức là quá trình xã hội hoá trẻ em
Tiếp cận lý thuyết xã hội hoá trong nghiên cứu Vai trò của gia đình
trong giáo dục văn hoá ứng xử cho vị thành niên ở Hà Nội hiện nay cho ta
thấy gia đình là môi trường xã hội hoá đầu tiên rất quan trọng đối với trẻ em
Đó là cách ứng xử của các thành viên trong gia đình đối với người thân, bạn
bè, những người xung quanh, ảnh hưởng như thế nào nhận thức, thái độ và hành vi của trẻ và ngược lại cách ứng xử của trẻ cũng có tác động không nhỏ
Trang 26em đã sử dụng những phương pháp gì để truyền đạt những kinh nghiệm xã hội, những giá trị chuẩn mực một cách hiệu quả nhất
Lý thuyết vị thế - vai trò xã hội
Khái niệm vai trò là một trong những khái niệm cơ bản chất của xã hội học Khái niệm vai trò gắn chặt với khái niệm vị thế Con người từ lúc sinh ra
đã có một vị trí nhất định trong xã hội, vị trí này biểu thị địa vị của người đó trong xã hội, ứng với một địa vị nào đó sẽ có ít nhất một vai trò tương ứng Khái niệm vai trò, mang ý nghĩa trừu tượng, bởi thông qua hành động nào đó
để chứng tỏ vai trò của một cá nhân hay một nhóm xã hội, đồng thời nó biểu thị địa vị của một cá nhân hay một nhóm xã hội có “ưu thế hơn các cá nhân, các nhóm xã hội” khác về một kiểu hành động nào đó Nhưng mặt khác nó còn có ý nghĩa thực tế bởi trải qua quá trình xã hội hoá, quá trình tiến bộ xã hội, các hành vi của cá nhân hay một nhóm xã hội thường tuân theo một giá trị, chuẩn mực mà xã hội ấy tạo dựng Trên thực tế xã hội không bao giờ tĩnh,
nó luôn biến đổi, vận động, kéo theo nó là những thay đổi về thể chế, cơ cấu, chức năng nhu cầu Chính vì lẽ đó mà khái niệm vai trò là khái niệm động và luôn biến đổi Theo I.Robertsons, vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành
vi, nghĩa vụ và quyền lợi gắn với một vị thế xã hội nhất định
Vị thế xã hội (Social Status) là một vị trí xã hội, mỗi vị thế quy định chỗ đứng cũng như cách ứng xử của mỗi cá nhân hoặc nhóm trong xã hội
Lý thuyết về cơ cấu chức năng của E Durkheim và T Parson đề cập tới
Trang 2728
vị thế xã hội, coi vị thế xã hội là do cơ cấu chức năng xã hội quy định, coi đó
là sản phẩm của đời sống tinh thần, là thái độ của xã hội đối với cá nhân, luôn thay đổi theo cơ cấu và xu thế phát triển xã hội
Ngoài vị thế tự nhiên mà con người đạt được do gắn với thiên chức vị thế xã hội là sự di động của cá nhân, tương quan giữa con người với vị thế khẳng định giá trị xã hội của con người Con người hành động thì có vị thế, điều đó phản ánh tính tích cực cá nhân và thang giá trị xã hội dành cho họ
Vai trò xã hội (Socia of Role) là hành vi mong đợi của cá nhân chiếm giữ một vị thế xã hội đặc biệt Trong xã hội cá nhân có vô số các vai trò khác nhau tùy theo các hoàn cảch của hành vi
Khi nghiên cứu vai trò xã hội cá nhân, xã hội học phải tiếp cận mô tả các đặc điểm của các vai trò, cách thức ảnh hưởng của chúng đối hành vi cá nhân Trong cuộc đời mỗi cá nhân thường đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau Khi đảm nhiệm một vai trò xã hội thì đồng thời chủ thể cũng nảy sinh những trạng thái cảm xúc nhất định và có nhiều tình huống sảy ra khi sắm vai, thậm chí xung đột giữa các vai trò nên rất khó thực thi
Để thực hiện vai trò, mỗi cá nhân phải tự hoàn thiện mình, đó chính là quá trình xã hội hoá con người Thành công hay thất bại, cống hiến hay hưởng thụ, hoà nhập hay tách rời, điều đó có dấu ấn của vai trò Bí quyết thành công
là quá trình học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm từ các vai trò khuôn mẫu, tính trung thực, sáng tạo của cá nhân
Lý thuyết vị thế - vai trò giúp chúng ta lý giải những khác biệt giữa các
cá nhân, cá nhóm trên cơ sở sự khác nhau về nguồn gốc, dòng dõi gia đình, của cải, nghề nghiệp, trình độ học vấn, chức vụ và quyền lợi do chức vụ mang lại Tiếp cận lý thuyết để làm rõ sự khác biệt về đặc điểm gia đình, đặc trưng nhân khẩu của cha mẹ ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện vai trò
Trang 2829
của gia đình trong giáo dục văn hoá ứng xử cho vị thành niên? Cha mẹ đã giáo dục con em họ ứng xử như thế nào khi các em là với vai trò là con cháu trong gia đình, khi các em với vai trò là một học sinh của trường, lớp, và khi các em là một thành viên tham dự và môi trường xã hội xung quanh để phù hợp với các vai trò mà các em có một vị trí trong các môi trường đó?
Thuyết lựa chọn duy lý - hợp lý
Thuyết lựa chọn hợp lý gắn liền với tên tuổi của George Homans (1910-1989) nhà xã hội học nổi tiếng người Mỹ
Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiền đề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu Theo Marx: “mục đích tự giác của con người như là quy luật quyết định toàn bộ cấu trúc, nội dung, tính chất, phương pháp của hành động và ý chí của con người”[tr267,tập 23]
Định đề cơ bản của thuyết này được Homans diễn đạt theo kiểu định lý toán học như sau: khi lựa chọn trong số các cách hành động có thể có, cá nhân
sẽ chọn cách nào mà họ cho là tích (C) của xác xuất thành công của hành động đó (ký hiệu là P) với giá trị của hành động đó (V) là lớn nhất: C=(P xV=Maiximun Định đề này đã khái quát hoá đặc trưng thứ hai của sự lựa chọn duy lý đó là quá trình tối ưu hoá Tương tự như Homans, Jonh Elser đã tóm lược nội dung cơ bản của thuyết này như sau: “Khi đối diện với một số cách hành động, mọi người thường làm cái mà họ tin là có khả năng đạt được kết quả cuối cùng tốt nhất”
Thuyết lựa chọn duy lý đòi hỏi phải phân tích hành động lựa chọn của
cá nhân trong mối liên hệ với cả hệ thống xã hội của nó bao gồm các cá nhân khác với những nhu cầu và sự mong đợi của họ, các khả năng lựa chọn và các
Trang 2930
sản phẩm đầu ra của từng lựa chọn cùng các đặc điểm khác Do tác động của nhiều yếu tố như vậy mà các hành vi lựa chọn duy lý của các cá nhân có thể tạo ra những sản phẩm phi lý không mong đợi của cả nhóm, tập thể
Vận dụng lý thuyết lựa chọn duy lý vào việc nghiên cứu đề tài chủ yếu khai thác ở khía cạch vai trò của gia đình trong việc lựa chọn nội dung và phương pháp giáo dục văn hoá ứng xử cho VTN Cha mẹ đã lựa chọn nội dung và phương pháp giáo dục như thế nào để đạt được kết quả giáo dục như mong muốn?
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Gia đình luôn là đối tượng có sức hấp dẫn đối với các đề tài nghiên cứu
về con người và các mối quan hệ xã hội của nó Đã có nhiều đề tài nghiên cứu
về gia đình được công bố Tuy nhiên, vấn đề gia đình cũng như những khía cạnh liên quan đến gia đình ví như một đại dương bao la, vừa gần gũi lại vừa
bí ẩn Nhiều khía cạnh của gia đình đã được nghiên cứu theo những chuyên ngành khác nhau Trong đó có đề cập một cách trực tiếp hay gián tiếp đến vấn
đề giáo dục văn hoá ứng xử trong gia đình Xin điểm qua một số công trình nghiên cứu đã được công bố trong những năm vừa qua:
Trong cuốn: “Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam (1996) do Giáo sư Tương Lai làm chủ biên đã trình bày khá rõ nét những đặc điểm của gia đình, đặc biệt có những nội dung phân tích về gia đình và giáo dục gia đình của Giáo sư Trần Đình Hượu, phụ nữ với chức năng giáo dục gia đình của Đặng Thanh Lê đã phân tích sâu sắc ảnh hưởng của giáo dục gia đình đối với sự hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người
Đề tài khoa học “Vai trò của gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam”(1997) do Lê Thi làm chủ nhiệm đã được tiến
Trang 3031
hành nghiên cứu từ 1992-1995 Nội dung của công trình nghiên cứu này đề cập đến vấn đề con người và vấn đề xã hội hóa, vai trò của gia đình và sự hình thành nhân cách trẻ em, sự phát triển của gia đình Việt Nam và chức năng giáo dục con người qua các giai đoạn lịch sử nhất là trong sự nghiệp đổi mới hiện nay
Trong “Gia đình với chức năng xã hội hóa”( 1997) của Tiến sĩ Lê Ngọc Văn nghiên cứu về những biến đổi trong chức năng xã hội hóa của gia đình Việt Nam và những thách thức, khó khăn và những giải pháp cho gia đình Việt Nam nhằm hoàn thiện chức năng xã hội hóa trong điều kiện hiện nay Tuy nhiên công trình này chỉ đề cập đến vai trò giáo dục con cái trong gia đình nói chung, những biến đổi theo lát cắt lịch đại, chưa đề cập đến những vấn đề có thể về nhận thức, nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình đô thị hiện nay
Đề tài “Những vấn đề cấp bách trong giáo dục con ở lứa tuổi thiếu niên trong gia đình thành phố hiện nay” của Viện Khoa học giáo dục (2001) đã đề cập đến những vấn đề sau: Những yếu tố ảnh hưởng đến gia đình, giáo dục gia đình và trẻ em, nội dung những vấn đề cần bồi dưỡng cho cha mẹ, sự thay đổi của giáo dục đô thị trong điều kiện mới Trong gia đình thành phố nước ta
đã có sự thay đổi khá toàn diện về cơ cấu, quy mô gia đình, thu nhập, mức sống, đời sống tình cảm, tính chất của các mối quan hệ trong gia đình và định hướng cho con cái Sự thay đổi đó bao hàm cả những xu hướng tích cực lẫn những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giáo dục con trong gia đình Đặc biệt,
đề tài còn nhấn mạnh vai trò của giáo dục đạo đức trong gia đình, những nội dung giáo dục đạo đức trong gia đình như: yêu thương, trách nhiệm, ham học,
có ý thức tự tin, đồng cảm, tôn trọng và hợp tác với mọi người, khoan dung, trung thực, khiêm tốn
Trong cuốn “Trẻ em – gia đình và xã hội” (2004) có bài “Nghề nghiệp
Trang 3132
của cha mẹ và giáo dục con cái trong gia đình” của Phạm Thu Phương đã đưa
ra những kết quả sau: xu hướng chung của cha mẹ hiện nay là mong muốn con cái học hết cao đẳng và đại học để có được nghề nghiệp ổn định sau này Trong việc xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến việc học tập của con, yếu tố
sự quan tâm của cha mẹ được khẳng định đầu tiên, sau đó là các yếu tố khác thuộc về môi trường Điều đó chứng tỏ rằng các bậc cha mẹ nhận thức rất rõ tầm quan trọng của quá trình xã hội hóa chính thức và phi chính thức đối với con cái và họ có xu hướng tác động vào quá trình này Tuy nhiên sự khác biệt nghề nghiệp của cha mẹ đã dẫn đến cách đầu tư, kiểm soát khác nhau Có tỷ
lệ nghịch giữa trình độ học vấn và sự phân biệt Trình độ học vấn càng cao thì
sự phân biệt giữa các con càng giảm
Luận án Tiến sỹ xã hội học “Vai trò của gia đình đối với việc giáo dục trẻ em hư ở thành phố (qua nghiên cứu ở Hà Nội)” của Nguyễn Đức Mạnh tập trung nhiều vào việc giáo dục đạo đức gia phong cho trẻ Tác giả của luận án chú ý đến biến độc lập: nghề nghiệp, trình độ học vấn, văn hoá, lối sống… của bố mẹ ảnh hưởng đến những trẻ em trở nên hư như thế nào
Nghiên cứu “Mối quan hệ gắn bó giữa cha mẹ và con cái trong giáo dục gia đình” của PGS.TS Phạm Khắc Chương (2005) đưa ra nguyên nhân chung về mối quan hệ lỏng lẻo trong các gia đình xã hội hiện đại đó là: gia đình mở, các thành viên làm những nghề khác nhau, quy chuẩn thời gian lao động khác nhau Vì vậy, cha mẹ không hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của con cái, không theo sát sinh hoạt của con, không phát hiện sớm, ngăn chặn uốn nắn kịp thời hành vi sai trái Chính vì vậy xây dựng mối quan hệ với con là trách nhiệm của cha mẹ
Cuốn: “Xã hội học gia đình” của Tiến sĩ Mai Huy Bích trình bày các vấn đề về gia đình dưới góc nhìn xã hội học Đặc biệt tác giả đi sâu phân tích các kiểu loại gia đình trên thế giới và Việt Nam, các chức năng cơ bản của gia
Trang 3233
đình, vị trí, vai trò của gia đình đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội Qua đó tác giả chỉ ra những ảnh hưởng của dấu ấn gia đình đối với sự tồn tại, niềm vui và hạnh phúc của mỗi con người
Trong “Kiểu loại gia đình và giáo dục trẻ em trong gia đình ở Hà Nội
hiện nay” (2005) PGS.TS Nguyễn Chí Dòng đã đưa ra những biến đổi của gia
đình và tác động của nó tới quá trình giáo dục, nhu cầu, nội dung và phương pháp giáo dục Tác giả đã đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục gia đình như: đẩy mạnh giáo dục toàn diện trong đó giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách phải đặt lên hàng đầu Giáo dục tình yêu thương và kính trọng đối với người già là một phần không thể thiếu trong giáo dục đạo đức Chú ý giáo dục phòng ngừa những tệ nạn xã hội Phát huy vai trò của chủ thể trong quá trình giáo dục
PGS.TS Đặng Cảnh Khanh có bài đăng trên tạp chí Gia đình và Trẻ em
kì I tháng 9/2005 “Gia đình là một giá trị” Tác giả nhấn mạnh gia đình là một giá trị không chỉ đối với cá nhân mỗi con người mà còn đối với cả nhân loại, gia đình là thiết chế kinh tế đầu tiên, là điểm tựa cho sự phấn đấu của mỗi cá nhân, là nơi nương tựa về tình cảm, tinh thần, tồn tại từ tổ tiên ông bà con cháu và tiếp tục mãi tiếp nối
Nghiên cứu “Biến đổi chức năng của gia đình và giáo dục trẻ em hiện nay” của TS Hoàng Bá Thịnh (2006), đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ ra những vấn đề sau: Nhấn mạnh vai trò của gia đình đối với sự phát triển của trẻ em Sự biến đổi chức năng gia đình hiện nay và giáo dục trẻ em Ngày nay trong phương pháp giáo dục con cái thì sự độc đoán, áp đặt đã giảm, tính dân chủ trong mối quan hệ gia đình được tôn trọng, đề cao Sự lạm dụng quyền uy của cha mẹ giảm dần ở các gia đình đô thị, và nếu so sánh giữa 2 giới thì người cha thường nghiêm khắc và sử dụng quyền uy hơn người mẹ Tác giả tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi chức năng gia đình đến sự phát
Trang 33Tác giả Lê Trung Tấn trong tạp chí Gia đình & Trẻ em kỳ I tháng 7/2006 đã có bài viết “Giáo dục gia đình trong thời đại ngày nay” Tác giả nhấn mạnh vai trò quan trọng của giáo dục gia đình qua hai bình diện truyền thống và hiện đại Ngoài ra tác giả cũng đưa ra nội dung giáo dục giáo dục tiền hôn nhân, giáo dục hành vi ứng xử, giáo dục văn hoá, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục tri thức và giáo dục sức khoẻ
Qua “sự biến đổi chức năng giáo dục gia đình theo chiều hướng phát triển của xã hội” (2007) TS Ngô Thị Ngọc Anh - Bùi Thị Bích Hà đề cập đến những vấn đề: sự thu nhỏ quy mô gia đình và sự biến đổi tính chất, cách thức
và nội dung giáo dục, những thay đổi từ gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại, nền kinh tế thị trường và định hướng giáo dục phát triển nhân cách của gia đình đối với cá nhân
Trong nghiên cứu về “Xung đột tâm lí giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh cơ sở” của Đỗ Thị Hạnh Nga đăng trên tạp chí Nghiên cứu Gia đình và giới – số 2/2007 đã nêu ra đặc điểm nổi bật của xung đột tâm lý về nhu cầu độc lập là sự khác biệt về nhận thức giữa cha mẹ và trẻ em lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là khi con cái có khả năng nhận thức và muốn tự quyết định những công việc trong cuộc sống hàng ngày thì cha mẹ lại muốn duy trì sự phụ thuộc của con vào mình Kết quả nghiên cứu cho thấy những vấn đề và quy tắc trong cuộc sống hàng ngày như cách ăn mặc, giờ giấc sinh hoạt việc học hành của con thường được cha mẹ quan tâm bằng nhiều chiều khác nhau, kiểm tra quá sát sao, hoặc hướng dẫn quá tỉ mỉ hoặc nhất là làm theo ý
Trang 3435
mình Những điều này đã không còn phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS nữa Nhìn chung các em đòi hỏi được có nhiều trách nhiệm và sự tự do có những lựa chọn của cá nhân, muốn được cha mẹ tôn trọng và được đối xừ như người lớn Sự khác biệt về nhận thức, sự không hoà hợp giữa cha mẹ và con ở những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống chính là nguyên nhân dẫn đến những xung đột ở lứa tuổi này
Tác giả Ngô Thị Ngọc Anh – Hoàng Thị Tây Ninh có bài “Giáo dục gia đình với việc phòng ngừa hành vi sai lệch ở vị thành niên trong gia đình hiện nay” đăng trên tạp chí Gia đình và Trẻ em 3/2007 đã đưa ra đặc trưng cơ bản của nhóm trẻ vị thành niên: nhóm tuổi có sự thay đổi mạnh mẽ nhất về thể chất và tâm sinh lý, đưa ra các đặc trưng của giáo dục gia đình: xuất phát từ tình cảm, phương pháp giáo dục đặc biệt là thuyết phục, giảng giải, cùng trao đổi, tâm tình, nêu gương, giáo dục hướng vào cá biệt và mang tính cá thể cao
Trong cuốn “Cách thức cha mẹ quan hệ với con và hành vi lệch chuẩn của trẻ” (2008) của TS Lưu Song Hà đưa ra một bộ số liệu khá đầy đủ và phong phú về quan hệ cha mẹ và con cái và những ảnh hưởng của cha mẹ tới hành vi lệch chuẩn ở trẻ em
Nhìn chung các công trình nghiên cứu, các đề tài khoa học, các bài viết
về gia đình đã phản ánh khá cơ bản và toàn diện về gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại Nhiều công trình nghiên cứu đã cung cấp cho người đọc, người nghiên cứu những cái nhìn tổng thể, bao quát về hoàn cảnh gia đình người Việt Nam xưa và nay
Tuy nhiên các tác giả mới đề cập đến giáo dục gia đình ở diện rộng Hơn nữa cũng đưa ra những nghiên cứu giáo dục con cái trong gia đình ở nhiều lứa tuổi khác nhau mà chưa tập trung hướng tới một lứa tuổi nhất định
và vấn đề giáo dục cá thể
Trang 3536
Trên cơ sở kế thừa những kết quả của những công trình đã nghiên cứu
về giáo dục gia đình, đề tài “Vai trò của gia đình trong giáo dục văn hoá
ứng xử cho vị thành niên ở Hà Nội hiện nay” xin đi sâu tìm hiểu vai trò của
giáo dục gia đình thông qua phân tích nhận thức, nội dung và phương pháp giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em trong gia đình Hà Nội hiện nay
1.2.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về gia đình và giáo dục trẻ
em trong gia đình
Trẻ em là người chưa trưởng thành, còn yếu ít về thể chất và non nớt về tinh thần Thuật ngữ trẻ em dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của con người từ lúc lọt lòng đến trước tuổi trưởng thành Công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định “Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi” và khẳng định “Trẻ
em do chưa trưởng thành về mặt tinh thần và thể lực, cần có sự chăm sóc đặc biệt” Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước CHXHCN Việt Nam nêu rõ “Trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16
tuổi” Công tác bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em ở nước ta luôn được
Đảng, Nhà nước coi trọng
Nghị quyết Đại hội Đảng VI Đảng ta đã xác định: gia đình là tế bào của
xã hội, gia đình có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, con người mới Đảng, Nhà Nước và các đoàn thể quần chúng cần đề ra phương hướng, chính sách và có biện pháp tổ chức thực hiện về xây dựng văn hóa mới, đảm bảo hạnh phúc gia đình
Nghị quyết Đại hội Đảng VII khẳng định : “Xây dựng văn hóa mới có ý nghĩa quan trọng trong tình hình hiện nay, góp phần phát triển lực lượng sản xuất, ổn định đời sống, thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống đạo đức, văn hoá tốt đẹp của dân tộc Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi người, kết hợp và phát huy vai trò của xã hội, các đoàn thể, nhà trường, tập thể lao động và tập thể dân cư
Trang 3637
trong việc chăm lo, bồi dưỡng tinh thần đồng chí, đồng đội, hình thành nhân cách cao đẹp và nếp sống văn hóa” [14, tr83] Như vậy Đảng đã đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình là việc hết sức cần thiết
Báo cáo chính trị Đại hội Đảng VIII tháng 6/1996 xác định: “Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người; phát huy trách nhiệm của gia đình trong việc lưu truyền những giá trị văn hoá của dân tộc truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác Thực hiện tốt luật hôn nhân gia đình, nâng cao chất lượng của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình
có lối sống văn hoá làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội” [18, tr112 – 113]
Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc một lần nữa khẳng định: “Bản sắc dân tộc ta bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp lên qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc, lòng nhân ái khoan dung trọng nghĩa tình, đạo lý, tính cần cù, sáng tạo trong lao động” [43,tr18]
Trong công cuộc đổi mới ở nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề, trong đó
có vấn đề giáo dục đạo đức có thể nói chưa bao giờ sự nghiệp giáo dục của nước ta lại phải chịu nhiều tác động bởi cơ chế thị trường và quá trình toàn cầu hoá như hiện nay Cho nên, việc tăng cường đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức vừa là yêu cầu của công cuộc đổi mới về kinh tế - xã hội, vừa là đòi hỏi cấp thiết của sự phát triển con người và xây
Trang 3738
dựng môi trường đạo đức lành mạnh của xã hội
Trên cơ sở phân tích thực trạng của đất nước trong bối cảnh của sự nghiệp đổi mới, hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã định hướng cho chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là: “Giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong giáo dục; coi giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của nhà nước và của toàn dân; phát triển giáo dục đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tiến bộ của khoa học công nghệ; thực hiện công bằng
xã hội trong giáo dục - đào tạo, giữ vai trò nòng cốt của các trường công lập
đi đôi với đa dạng hoá các loại hình giáo dục đào tạo” [18, tr.29 - 30] Đối với giáo dục đạo đức, không đòi hỏi chỉ ở khía cạnh thời gian, không gian mà đòi hỏi ở tất cả mọi môi trường gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó giáo dục gia đình chiếm vị trí đặc biệt quan trọng
Đại hội đảng X tiếp tục kế thừa và phát triển các nghị quyết của Đảng:
“Phát huy những tryền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [76,tr 103,104]
Đảng ta đã nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục gia đình Theo văn kiện: giáo dục gia đình luôn xuất phát và gắn bóvới đòi hỏi thực tiễn của đất nước và xu thế thời đại ngày nay Giáo dục gia đình phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, khoa học, tôn trọng nhân cách, phát huy tính tích cực của đối tượng giáo dục, thống nhất ý thức với hành động, đảm bảo vừa kế thừa văn hóa truyền thống và tiếp thu những tri thức tiên tiến của thời đại, nhằm tạo ra
Trang 3839
con người hoàn thiện, có sức kháe tốt, có trình độ học vấn và tay nghề cao, có phẩm chất đạo đức trong sáng, biết phấn đấu hy sinh cho Tổ quốc và dân tộc, đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
Đảng ta nhận rõ vai trò của gia đình: “Gia đình là nơi duy trì nòi giống con người, luôn tái tạo ra thế hệ con cháu ngày càng hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, chuẩn bị hành trang cho cá nhân hoà nhập vào cộng đồng xã hội Gia đình giữ vai trò quan trọng là giáo dục con người, bảo tồn văn hoá truyền thống, chống lại các tệ nạn xã hội Gia đình tốt là yếu tố đảm bảo cho dân giàu, nước mạnh, giữ cho xã hội lành mạnh và văn minh” [16, tr15]
Qua những chủ trương trên cho thấy Đảng, nhà nước quan tâm đặc biệt tới vấn đề giáo dục trẻ em và phát triển gia đình Trẻ em là người chưa trưởng thành, còn yếu về thể chất và non nớt về tinh thần Trong khoa học trẻ em được định nghĩa nhiều cách khác nhau tùy theo cách tiếp cận của từng khoa học cụ thể Song tất cả các định nghĩa đều thừa nhận rằng trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ Trẻ em vận động và phát triển theo quy luật riêng của trẻ em Sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được coi là nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa chiến lược vì vậy Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt chú trọng đến việc thể chế hoá các quan điểm cơ bản của mình bằng các văn bản pháp luật và các hướng dẫn cá thể để các chủ chương chính sách về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhanh chóng đi vào cuộc sống Nhiều bộ luật quan trọng có liên quan trực tiếp đến trẻ em được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành như: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ
em, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học, Luật Lao động
Trang 3940
Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO VỊ THÀNH NIÊN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm đầu não chính trị, văn hoá và khoa học kỹ thuật, đồng thời là trung tâm lớn
về kinh tế, giao lưu quốc tế của cả nước Thủ đô Hà Nội mở rộng có diện tích 3.325km2 với tổng số dân 6,1 triệu người (so với trước đây là 921 km2 và 3,4 triệu dân) Số quận huyện tăng lên 29 (trước đây là 14) với 575 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn Những năm qua, Hà Nội dẫn đầu cả nước về chỉ
số phát triển con người, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất
Cuộc điều tra xã hội học nhằm tìm kiếm những dữ liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu được tiến hành tại quận Ba Đình, huyện Từ Liêm
Quận Ba Đình có vị trí đặc biệt quan trọng, là nơi có nhiều cơ quan
Trung ương Đảng và Nhà nước, nhiều cơ sở kinh tế, văn hoá, di tích lịch
sử quan trọng, là đầu mối giao lưu quốc tế đến tham quan du lịch và hợp tác kinh tế thương mại
Phường Cống Vị không phải là phường trung tâm của quận Ba Đình song có vai trò lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội quận Ba Đình nói riêng
và thành phố Hà Nội nói chung Về kinh tế, hàng năm phường đã đạt vượt chỉ tiêu với giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 600 triệu đồng, giá trị sản xuất thương mại dịch vụ đạt 604 triệu đồng, và tổng thu ngân sách nhà nước là 13
tỷ Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, phường tích cực tham gia phong trào
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Các hoạt động văn hoá lễ hội diễn ra lành mạnh đúng quy định, nhân dân tham gia tích cực hoạt động văn nghệ - Thể dục thể thao quần chúng Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, được duy trì tốt, công tác phòng chống tệ nạn xã
Trang 4041
hội được triển khai sâu rộng trong các cụm dân cư Về công tác giáo dục: Các trường tiếp tục duy trì tốt phong trào dạy tốt, học tốt, thực hiện nghiêm túc cuộc vận động nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục Thực hiện các chính sách khuyến học và đã vận động xây dựng quỹ khuyến học được 33.624.000 đồng, sử dụng khen thưởng cho 927 học sinh giái Phường luôn được công nhận là đơn vị đạt tiêu chuẩn: “Phổ cập giáo dục tiểu học và THCS”
Huyện Từ Liêm: Nằm ở phía Tây của thủ đô Hà Nội, hiện nay huyện Từ
Liêm có diện tích đất tự nhiên 75,15 km2 với dân số hơn 315.000 người Đảng Bộ và nhân dân huyện Từ Liêm luôn kiên trì phấn đấu nỗ lực, phát huy sáng tạo, khắc phục khó khăn và đạt được nhiều thành tích trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và trong công cuộc đổi mới công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngày nay Theo quy hoạch phát triển của thủ đô hiện nay quá nửa huyện Từ Liêm nằm trong vành đai phát triển đô thị, các khu công nghiệp, khu đô thị mới đang từng bước được hình thành Đề tài được khảo sát tại xã Đông Ngạc - một trong 15 xã của huyện Với tốc độ đô thị hoá nhanh, kinh tế của xã cũng đã có những bước chuyển biến rõ rệt: Sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựng máy móc, ngành công thương nghiệp duy trì được tốc độ tăng trưởng đạt 18% Xã vẫn tiếp tục thực hiện NĐ 55/CP của Chính Phủ nhằm xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, cả 3 thôn đều đăng ký xây dựng làng văn hoá, riêng làng Đông Ngạc được công nhận là Làng văn hoá cấp Thành phố năm 2002
2.2 Thực trạng đạo đức của trẻ Vị thành niên ở Hà Nội hiện nay
Tuổi vị thành niên là lứa tuổi chuyển tiếp từ lứa tuổi trẻ con sang tuổi thanh niên, cũng là tuổi khó bảo (đối với cha mẹ và thầy cô) đôi khi còn là lứa tuổi biết phê phán Thời gian “chuyển tiếp” không quá dài cũng không quá ngắn nhưng lại là thời kỳ mà các em phải “tích góp” rất nhiều điều trong cuộc sống Ở lứa tuổi này, đặc trưng lớn nhất là thời kỳ phát triển về tinh thần