Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 83 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
83
Dung lượng
614 KB
Nội dung
- 1 - MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành một xu thế khách quan của các quan hệ kinh tế hiện đại. Xu thế đó đã mở ra cơ hội cũng như thách thức cho toàn xã hội nói chung và cho nền giáo dục nước nhà nói riêng. Đổi mới chất lượng giáo dục ở Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Kinh nghiệm cải cách nền giáo dục của các nước có nền giáo dục phát triển là Chính phủ tăng quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị trường học. Phát triển tài chính trong nhà trường là một trong những vấn đề chủ yếu của bất kỳ hệ thống giáo dục nào trên thế giới. Trong các cuộc thảo luận về giáo dục học, những vấn đề về tài chính thường nổi bật do những quan điểm khác nhau của nhiều bên liên quan. Các nhà hoạch định chính sách đang đặt ra câu hỏi liệu ngân quỹ Nhà nước có thể tiếp tục chi bao nhiêu cho phát triển giáo dục học giữa những đòi hỏi cấp bách và cạnh tranh của rất nhiều mục tiêu khác (giáo dục phổ thông, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, phát triển giao thông công cộng….). Nhu cầu về tri thức và đổi mới công nghệ, khoa học kỹ thuật ngày càng tăng buộc các trường học phải tìm kiếm những nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước để có thể nắm bắt kịp thời các cơ hội và vượt qua những thử thách trong xu hướng hội nhập hiện nay. Trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật và Du lịch Yên Bái là đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Trường được nâng cấp trên cơ sở trường Trung cấp văn hoá nghệ thuật Yên Bái theo quyết định số 961/QĐ-BGĐT ngày 8/3/2008 của Bộ giáo dục và đào tạo. Trước sự thay đổi cơ chế hoạt động nên phần nào gây khó khăn trong công tác quản lý, trong đó có công tác quản lý tài chính ở những năm đầu thời kỳ thành lập trường. Do đó vấn đề cấp bách hiện nay là phải tìm ra các giải pháp nhằm hoàn - 2 - thiện công tác quản lý tài chính theo mô hình tự chủ tài chính, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo cao đẳng của trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật và Du lịch Yên Bái góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Đề tài nghiên cứu về công tác quản lý tài chính theo mô hình tự chủ tài chính tại trường cao đẳng Văn hoá nghệ thuật và Du lịch Yên Bái trong giai đoạn 2008 – 2010, từ đó đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý tài chính theo mô hình tự chủ tài chính của trường trong những năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý tài chính theo mô hình tự chủ tài chính tại trường cao đẳng Văn hoá nghệ thuật và Du lịch Yên Bái trong giai đoạn 2008 – 2010. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Tập trung phân tích, đánh giá về công tác quản lý tài chính theo mô hình tự chủ tài chính tại trường cao đẳng Văn hoá nghệ thuật và Du lịch Yên Bái trong giai đoạn 2008 – 2010 và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện theo mô hình tự chủ tài chính. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng , duy vật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu cụ thể như thống kê, so sánh, tổng hợp… 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về công tác quản lý tài chính theo mô hình tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực GD-ĐT. Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính theo mô hình tự chủ tài chính tại trường cao đẳng Văn hoá nghệ thuật và Du lịch Yên Bái. Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo mô hình tự chủ tài chính tại trường cao đẳng Văn hoá nghệ thuật và Du lịch Yên Bái. - 3 - 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận về tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tài chính theo mô hình tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật và Du lịch Yên Bái. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo mô hình tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật và Du lịch Yên Bái. - 4 - CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC LĨNH VỰC GIÁO DỤC 1. 1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập Sản xuất hàng hoá và cung ứng dịch vụ là hoạt động cơ bản của toàn xã hội loài người. Đa phần các hoạt động sản xuất hàng hoá và cung ứng dịch vụ trong xã hội đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Xong bên cạnh đó cũng có những hoạt động dịch vụ không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Đó là loại dịch vụ công – Đây là loại dịch vụ được cung cấp để đáp ứng những lợi ích chung và lâu dài cho xã hội. Những tổ chức được thành lập để thực hiện các hoạt động sự nghiệp gọi là đơn vị sự nghiệp. Đơn vị sự nghiệp công lập là những đơn vị do Nhà nước thành lập, hoạt động công lập thực hiện cung cấp các dịch vụ công và các dịch vụ duy trì sự hoạt động bền vững và lâu dài cho các ngành kinh tế quốc dân. Các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong các lĩnh vực như: y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ và môi trường, văn học nghệ thuật, văn hoá thể thao và du lịch, sự nghiệp kinh tế, dịch vụ, việc làm và các lĩnh vực hoạt động khác. Đơn vị sự nghiệp công lập được nhà nước cấp kinh phí và tài sản để hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn và được phép thực hiện một số khoản thu theo chế độ nhà nước quy định. Có tổ chức bộ máy biên chế và bộ máy quản lý tài chính kế toán theo chế độ nhà nước quy định. Có tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước để ký gửi các khoản thu chi tài chính. - 5 - Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập là một tổ chức hoạt động sự nghiệp cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế nhưng mục đích chính không vì mục tiêu lợi nhuận. Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động thường xuyên thực hiện nhiệm vụ do nhà nước giao. Hàng năm được nhà nước cấp kinh phí để bù đắp một phần hay toàn bộ để thực hiện chức năng nhiệm vụ. Cơ sở vật chất được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Nhà nước duy trì tổ chức, duy trì và tài trợ cho các hoạt động ngân sách để cung cấp hàng hoá cho thị trường trước hết nhằm thực hiện vai trò của Nhà nước trong việc phân phối lại thu nhập và thực hiện chính sách phúc lợi công cộng khi can thiệp vào thị trường. Nhờ đó Nhà nước có thể hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế hoạt động bình thường, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo nguồn nhân lực, thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển và ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, đảm bảo và không ngừng nâng cao đời sống, sức khoẻ, văn hoá tinh thần của nhân dân. Đặc điểm chính của đơn vị sự nghiệp công lập là hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nên các chủ thể trong xã hội khi sử dụng các dịch vụ công được hưởng nhiều lợi ích hơn là những chi phí mà họ phải chi trả. Sản phẩm của đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp cho toàn xã hội có tính bền vững và lâu dài, nó gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội. Kết quả các hoạt động sự nghiệp chủ yếu là tạo ra các hàng hoá công cộng vật chất hoặc phi vật chất phục vụ cho quá trình tái sản xuất xã hội. Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động đa dạng trong rất nhiều lĩnh vực, mỗi lĩnh vực mang lại sản phẩm khác nhau như hoạt động giáo dục và đào tạo mang lại những con người tài đức, hoạt động văn hoá mang lại giá trị tình thần to lớn cho nhân loại, hoạt động sự nghiệp y tế mang lại sức khoẻ cho con người, hoạt động kinh tế mang lại tiềm lực kinh tế tạo điều kiện nâng cao - 6 - chất lượng lao động. Khi chất lượng lao động ngày càng được nâng cao thì yêu cầu và việc cung cấp các dịch vụ công nghệ cao cho xã hội ngày càng tốt hơn. Vì vậy hoạt động sự nghiệp luôn gắn bó hữu cơ và có tác động tích cực đến quá trình tài sản xuất xã hội. Trong quá trình hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập được phép thu một số các loại phí, lệ phí do Nhà nước quy định để tiến hành các hoạt động cung ứng dịch vụ và bù đắp một phần chi phí hoạt động thường xuyên góp phần tăng thu nhập cho người lao động trong đơn vị. Nguồn thu này gọi là thu sự nghiệp, nó rất quan trọng đối với đơn vị, là một trong những động lực làm cho các đơn vị sự nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, cung ứng các dịch vụ ngày càng tốt hơn cho xã hội. Đây cũng là nguồn thu góp phần to lớn trong việc giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên nguồn kinh phí chính để duy trì hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp là được ngân sách Nhà nước cấp. Hoạt động sự nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội. Trong nền kinh tế thị trường chính phủ tổ chức duy trì hoạt động sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện phát triển các mục tiêu kinh tế xã hội nhất định, trong mỗi thời kỳ, Nhà nước có các chủ chương, chính sách, có các chương trình mục tiêu kinh tế xã hội nhất định như chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, chương trình xoá nạn mù chữ, chương trình kiên cố hoá kênh mương nội đồng, chương trình phòng chống AIDS Những chương trình này chỉ có Nhà nước với vai trò lãnh đạo của mình mới thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả. Nhà nước duy trì và phát triển các hoạt động sự nghiệp luôn phải gắn với mục tiêu quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. - 7 - 1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập. - Có nhiều cách để phân loại đơn vị sự nghiệp công lập, nhưng thường căn cứ vào khả năng tự đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động, phân loại đơn vị sự nghiệp công lập như sau: ( Quy định tại điều 9 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 ). Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp được phân loại để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động). Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động). Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động). Đối với các đơn vị sự nghiệp đặc thù, đơn vị có quy trình hoạt động đặc thù việc xác định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của các đơn vị sự nghiệp thực hiện theo loại của đơn vị sự nghiệp cấp trên. Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định trên được ổn định trong thời gian 3 năm. Sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp. - Cách xác định để phân loại đơn vị sự nghiệp: Mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị (%) = Tổng số nguồn thu sự nghiệp Tổng số chi hoạt động thường xuyên x 100 % Trong đó: Tổng số nguồn thu sự nghiệp và tổng số chi hoạt động thường xuyên tính theo dự toán thu, chi của năm đầu thời kỳ ổn định. Căn cứ vào mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên, đơn vị sự nghiệp được phân loại như sau: - 8 - Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động: Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, bằng hoặc lớn hơn 100%. Đơn vị sự nghiệp đã tự bảo đảm chi phí hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp, từ nguồn ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đặt hàng. Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Là đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, từ trên 10% đến dưới 100%. Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động. Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, từ 10% trở xuống. Đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu. Đối với các đơn vị sự nghiệp đặc thù, các đơn vị sự nghiệp có quy trình hoạt động đặc thù thì được phân loại theo loại của đơn vị sự nghiệp cấp trên. 1.1.3. Vai trò đơn vị sự nghiệp công lập. Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng, nó là một bộ phận của nền kinh tế và có vị trí quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân. Thông qua việc thực hiện các chức nặng nhiệm vụ Nhà nước giao trong từng thời kỳ, các đơn vị sự nghiệp công lập ở Trung ương và địa phương đã có nhiều đóng góp cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước; Thứ nhất, cung cấp các dịch vụ công về giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao…có chất lượng cao cho xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, góp phần cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân; Thứ hai, thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao như: đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng và trình độ cao, khám chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, nghiên cứu và ứng dụng các kết quả khoa học, công nghệ; cung cấp các sản phẩm văn hoá, nghệ thuật,….phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; Thứ ba, đối với từng lĩnh vực hoạt động sự nghiệp, các đơn vị công đều có vai trò chủ đạo trong việc tham gia đề xuất và thực hiện các đề án, chương rình lớn phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; - 9 - Thứ tư, thông qua hoạt động thu phí, lệ phí theo quy định của nhà nước đã góp phần nguồn nhân lực cùng với NSNN đẩy mạnh đa dạng hoá và xã hội hoá nguồn nhân lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Thực hiện chủ trương xã hội hoá hoạt động sự nghiệp của Nhà nước. Trong thời gian qua, các đơn vị sự nghiệp ở tất cả các lĩnh vực đã tích cực mở rộng các loại hình, phương thức hoạt động, một mặt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, mặt khác qua đó thu hút sự đóng góp của nhân dân đầu tư cho sự phát triển của hoạt động sự nghiệp của xã hội. 1.1.4. Đặc trưng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực GD&ĐT Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm các đơn vị sự nghiệp giáo dục và các đơn vị sự nghiệp đào tạo. Hoạt động của các đơn vị này tạo thành một hệ thống giáo dục quốc dân. Mỗi đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập đảm nhận một vai trò nhất định, đào tạo cấp học, bậc học, ngành học nhất định. Nhưng giữa các cấp bậc học, ngành học có mối quan hệ mật thiết và có sự kết nối với nhau. Do đơn vị sự nghiệp dù là giáo dục hay đào tạo đều giữ vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hoạt động của đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo luôn mang tính định hướng của nhà nước trong từng thời kỳ, đặc biệt là đối với các hoạt động đào tạo. Mục tiêu của đào tạo thường hướng vào nhu cầu của xã hội và định hướng của nhà nước để tạo ra nguồn nhân lực đàp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng lao động cho sự phát triển nền kinh tế. So với các đơn vị sự nghiệp đào tạo thì hoạt động của các đơn vị sự nghiệp giáo dục thường ổn định về thời gian, nội dung và chương trình học tập ít bị thay đổi. Đặc điểm lớn nhất chi phối hoạt động của đơn vị sự nghiệp giáo dục là năm học không trùng với năm ngân sách. Đặc điểm này chi phối tới nguồn thu sự nghiệp của đơn vị bởi thu từ học phí, lệ phí chỉ giới hạn theo số tháng thực học của học sinh sinh viên ( Đối với khối giáo dục là 9 tháng thực học, đối với khối đào tạo là 10 tháng thực học ). - 10 - Sản phẩm của đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo cung ứng ra thị trường là tri thức. Trong tất cả các hoạt động sự nghiệp thì chỉ có hoạt động sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo chuyên môn hoá trong việc giáo dục và đào tạo con người, đem lại tri thực cho nhân loại. Tri thức là nhu cầu cần thiết của mỗi con người. Thông qua hoạt động giáo dục và đào tạo, nguồn tri thức hết sức phong phú và đa dạng thuộc nhiều lĩnh vực được tiếp cận đến những đối tưọng có nhu cầu cần học chúng. Ngày nay nền kinh tế tri thức sẽ quyết định đến chất lượng của lao động, quyết định đến sự phất triển của mỗi quốc gia. Vịêt Nam là một quốc gia đang phát triển, để đưa nước ta nên là nước phát triển sánh vai cùng các nước phát triển khác thì con đường ngắn nhất là phát triển nền kinh tế tri thức. Chính vì vậy mà Đảng và nhà nước ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu góp phần sớm nhất đưa nước ta trở thành một nước phát triển. Đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo được sử dụng con người để giáo dục và đào tạo con người. Kết quả của nó là tạo ra những con người được trang bị đầy đủ tri thức. Bên cạnh việc trang bị những kiến thức cho con người, đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo còn hướng tới việc rèn luyện và tu dưỡng phẩm chất đạo đức hướng mục tiêu giáo dục và đào tạo con người một cách toàn diện đủ cả tài và đức. Thực hiện được mục tiêu này phần lớn là phải nhờ vào những người thầy để giáo dục và đào tạo những con người toàn diện cho xã hội. Hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo mang tính kết nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội. sự kết nối đem lại hiệu quả cao cho xã hội. Đây là nơi cung cấp nguồn nhân lực có chất lương cao cho xã hội. Chỉ có những con người được đào tạo, được trang bị đầy đủ những kiến thức mới đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Vì mục tiêu của Giáo dục và đào tạo luôn hướng tới nhu cầu của xã hội. 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC LĨNH VỰC GD&ĐT THEO MÔ HÌNH TỰ CHỦ TÀI CHÍNH. [...]... g) Chi quản lý hành chính: * Chi thanh toán dịch vụ công cộng: + Chi điện nớc, vệ sinh môi trờng : Điện nớc cơ quan thanh toán theo hoá đơn thực tế + Điện nớc ký túc xá thu tiền của học sinh : tiền nớc 6 500đ/ m3; Tiền điện 1 200đ/kw + Chi xăng xe: Mức khoán nhiên liệu : 16 lít/ 100 km * Quản lý sử dụng vật t văn phòng: Trung tâm, phòng khoa chuyên môn đợc cấp văn phòng phẩm phục vụ cho công tác giảng... 000đ/tháng h) Thanh toán công tác phí trong nớc: Mức thanh toán phụ cấp công tác phí ( bao gồm phụ cấp thêm tiền ăn và tiền tiêu vặt): 70 000đ/ ngày áp dụng cho tất cả các vùng đến công tác Mức khoán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác nh sau: Thuê phòng nghỉ tại Sài gòn: 400 000đ/ tối/ ngời, nếu đi lẻ khác giới đợc thanh toán 300 000đ/ tối/ ngời Thuê phòng nghỉ tại Hà Nội và các tỉnh: 180 000đ/... tiên tiến: 500 000đ Khen thởng theo kết quả lao động hàng năm do nhà trờng bình xét: Căn cứ vào kết quả và thời gian tham gia công tác trực tiếp tại cơ quan, chính quyền và công đoàn nhà trờng bình xét xếp loại lao động theo phân loại A,B,C Đối với những ngời tham gia công tác tại cơ quan không đủ 12 tháng thì Hội đồng thi đua xét tính cho các tháng trực tiếp làm việc tại cơ quan Lao động loại A: Hoàn... 000 000 đồng đối với ngời công tác tại trờng trên 15 năm 2 000 000 đồng đối với ngời công tác tại trờng từ 10 đến 15 năm 1 000 000 đồng đối với những ngời công tác tại trờng dới 10 năm - 32 - Những cán bộ có đóng góp đặc biệt xuất sắc ( Căn cứ thành tích ) đợc Ban giám hiệu xem xét cụ thể Cuối năm, căn cứ vào kinh phí tiết kiệm đợc sẽ chi tăng thu nhập bằng lơng tháng 13 theo hệ số: Hiệu trởng: Hệ... định hiện hành của nhà nớc - Tiền công của lao động hợp đồng đợc trả theo hợp đồng thoả thuận dựa trên tính chất công việc, trình độ đào tạo và chi nộp BHXH, BHYT theo quy định * Phụ cấp u đãi và trách nhiệm nghề theo quy nh vớ d: - Ph cp th tớnh k toỏn l 0.1 - Phụ cấp trách nhiệm thủ quỹ 0,1 - Phụ cấp cán bộ làm công tác Đoàn TN: + Bí th hệ số 0,45; + Phó Bí th, Chủ tịch Hội LHTN hệ số 0,35 * Thanh... bộ giảng dạy: ( Theo quy định về chế độ của giảng viên giáo viên của trờng CĐ VHNT & DL Yên Bái ) Xem ph lc s 03 - Bng nh mức giờ chuẩn cho cán bộ làm công tác kiêm nhiệm Xem ph lc s 04 * Thanh toán dạy thêm giờ: mức chi trả giờ giảng vợt định mức giờ chuẩn hệ chính quy và không chính quy học tại trờng cho cán bộ giảng viên là 20.000đ/tiết b) Học bổng học sinh, sinh viên: - Thực hiện theo Quyết định... Vn hoỏ ngh thut Cõu lc b th cht S b mỏy Trng cao ng vn hoỏ ngh thut v du lch Yờn Bỏi ( Xem ph lc s 02 ) - 27 - Bng 2.1 Quy mụ nhõn s ca Trng cao ng vn hoỏ ngh thut v du lch Yờn Bỏi Giai on 2006- 2010 Hp ng trờn 1 nm 16 20 17 Hp ng mựa v 4 5 3 Din gii Biờn ch Nm 2008 35 Nm 2009 35 Nm 2010 40 T l tng (gim) 0% 25% 25% 2009 /2008 T l tng ( gim ) 14% -15% -40% 2010/ 2009 Ngun: Phũng t chc hnh chớnh Trng C... ô tô phục vụ công tác: * Chi phí sử dụng xe ô tô: Chi phí sử dụng xe ô tô bao gồm: tiền xăng xe, chi phí sửa chữa xe bảo hiểm, khám xe, tiền lơng lái xe và các chi phí khác liên quan đến vận hành, sử dụng xe ô tô Chi phí sử dụng xe ô tô đợc công khai hàng năm cùng với việc công khai tài chính của đơn vị Tiền xăng xe: khoán theo mức 16lít xăng/ 100 km vận hành Các chi phí khác thanh toán theo thực tế... dịch, tuyên truyền, tiếp thị dịch vụ: 1 000 000 đồng/ cuộc - Chi hoạt động đào tạo liên kết: mức chi theo quy định trong hợp đồng ký kết giữa hai bên và theo thực tế phát sinh m) Hoạt động dịch vụ: Hoạt động dịch vụ của cơ quan bao gồm tiền thuê phòng ở ký túc xá, đun nớc uống cho học sinh, lao công, coi xe, dịch vụ bếp tập thể, phục vụ văn nghệ cho các cơ quan đơn vị Hoạt động dịch vụ đợc quản lý thống... cng c s vt cht Bng 2.3 Tng hp kinh phớ NSNN cp giai on 2008- 2010 n v tớnh: triu ng Nm 2008 2009 2010 Chi TX 2.435 2.772 2.933 Chi khụng TX o to bi Tng cng dng CB CSVC 326 100 255 120 350 Tng s 2.761 3.127 3.403 T l nm sau/ nm trc 100% 114% 109% Ngun: Phũng Ti chớnh K toỏn - Trng C VHNT&DL Ta cú th thy Giai on 2008 2010, Trng Cao ng Vn hoỏ ngh thut v Du lch Yờn Bỏi nhn kinh phớ NSNN cp cho cỏc hot . chính theo mô hình tự chủ tài chính tại trường cao đẳng Văn hoá nghệ thuật và Du lịch Yên Bái trong giai đoạn 2008 – 2010 và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện theo mô hình tự chủ tài chính. Phương. tự chủ tài chính tại trường cao đẳng Văn hoá nghệ thuật và Du lịch Yên Bái. Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo mô hình tự chủ tài chính tại trường cao. nghiệp công lập. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tài chính theo mô hình tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật và Du lịch Yên Bái. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản