1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát lỗi chính tả và dùng từ tiếng việt của học sinh tày, nùng trường phổ thông vùng cao việt bắc

109 2,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 758,55 KB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THỊ KIM HOA KHẢO SÁT LỖI CHÍNH TẢ VÀ DÙNG TỪ TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH TÀY, NÙNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÙNG CAO VIỆT BẮC LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC THÁI NGUYÊN, NĂM 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THỊ KIM HOA KHẢO SÁT LỖI CHÍNH TẢ VÀ DÙNG TỪ TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH TÀY, NÙNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÙNG CAO VIỆT BẮC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ QUANG NĂNG THÁI NGUYÊN, NĂM 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Lêi cam ®oan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Trần Thị Kim Hoa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Hà Quang Năng. Nhân đây tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS. TS. Hà Quang Năng người đã tận tình giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới BGH, Phòng Khảo thí các thầy cô giáo tổ Văn, các em học sinh trường PTVCVB và bạn bè đồng nghiệp đã tận tình quan tâm, chỉ bảo, cung cấp nhiều thông tin và tư liệu quý giá cho luận văn. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy, cô giáo những người đã trực tiếp giúp tác giả nâng cao vốn kiến thức ngôn ngữ trong thời gian theo học chương trình thạc sĩ ngôn ngữ khoá 2008 - 2010 tại trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Trong quá trình học tập và nghiên cứu bản thân tác giả đã có nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp chỉ dẫn và góp ý. Tác giả luận văn Trần Thị Kim Hoa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PTVCVB : Phổ thông Vùng cao Việt Bắc THPT : Trung học phổ thông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông của các dân tộc Việt Nam. Hiện nay, ở nước ta, tiếng Việt được sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đối với mỗi người Việt Nam, tiếng Việt vừa là phương tiện giao tiếp, học tập, làm việc, vừa là công cụ tư duy. Các dân tộc thiểu số có quyền và nghĩa vụ học tập và sử dụng tiếng Việt. Điều này đã được khẳng định trong Hiến pháp và trong các Nghị định của Chính phủ. Vì vậy, cần phải nghiên cứu để tìm ra con đường ngắn nhất nhằm giúp học sinh dân tộc thiểu số học và sử dụng tiếng Việt thành thạo là một trong những nhiệm vụ của nhà trường, nhất là đối với các trường dân tộc nội trú, nơi tập trung nhiều học sinh các dân tộc thiểu số học tập. 1.2. Trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc (PTVCVB) là nơi tập trung con em các dân tộc từ nhiều tỉnh về học tập. Trong đó, học sinh Tày, Nùng chiếm 3/4 tổng số học sinh toàn trường. Cũng giống như học sinh các dân tộc thiểu số khác, vốn tiếng Việt của các em còn hạn chế. Trong quá trình giao tiếp và học tập, các em mắc nhiều lỗi về ngôn ngữ như: lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả, diễn đạt… Là giáo viên, đang trực tiếp làm công tác giảng dạy tại trường dân tộc nội trú, chúng tôi thấy học sinh dân tộc thiểu số nói chung và học sinh Tày, Nùng nói riêng khi viết bài hoặc làm bài còn mắc các lỗi chính tả, lỗi dùng từ sai hoặc không phù hợp với văn cảnh. Với học sinh người Kinh, tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ. Trong khi đó, đối với học sinh các dân tộc thiểu số nói chung và học sinh dân tộc Tày, Nùng nói riêng, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai- ngôn ngữ được hình thành trong học sinh sau khi các em đã nắm vững và sử dụng tiếng dân tộc mình (tiếng mẹ đẻ). Việc dạy ngôn ngữ thứ hai có nhiều điểm khác với dạy- học tiếng mẹ đẻ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Và một trong những đặc thù trong dạy- học ngôn ngữ thứ hai đó là hiện tượng giao thoa ngôn ngữ khi người học thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Bởi vì như L.V. Sherba đã nói “Có thể gạt bỏ tiếng mẹ đẻ ra khỏi chương trình học ngôn ngữ thứ hai, nhưng không thể nào gạt bỏ tiếng mẹ đẻ ra khỏi đầu những người học ngôn ngữ thứ hai đó” [dẫn theo 10, tr.73] Do sự tiếp xúc, giao thoa giữa các ngôn ngữ nên đã có hiện tượng mắc lỗi của học sinh như đã nêu trên. 1.3. Để góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo phổ thông nói chung, nâng cao trình độ sử dụng tiếng Việt cho học sinh thiểu số nói riêng cũng là góp phần thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước về sự bình đẳng dân tộc, chúng tôi đã chọn đề tài: “Khảo sát lỗi chính tả và dùng từ tiếng Việt của học sinh Tày, Nùng trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc”. 2. Lịch sử vấn đề Từ trước đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lỗi chính tả và từ vựng tiếng Việt. Về lỗi chính tả, có thể kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả sau: Hoàng Phê trên cơ sở tìm hiểu lỗi chính tả ở cả ba vùng Bắc- Trung- Nam đã biên soạn cuốn “Chính tả tiếng Việt” dưới dạng một từ điển. Trên cơ sở tìm hiểu các vấn đề chính tả của các phương ngữ Phan Ngọc đã đưa ra các mẹo chữa lỗi chính tả trong cuốn “Mẹo giải nghĩa từ tiếng Việt và chữa lỗi chính tả”. Trong cuốn sách này, Phan Ngọc đã đưa ra các mẹo giải nghĩa của các từ Hán- Việt và chữa các lỗi chính tả liên quan đến từ Hán - Việt. Trong luận án của mình, Hoàng Thảo Nguyên đã khảo sát các loại lỗi chính tả của học sinh Thừa Thiên- Huế do ảnh hưởng của phương ngữ Trung. Về lỗi dùng từ có thể kể đến các công trình sau: “Lỗi từ vựng và cách khắc phục” của các tác giả Hồ Lê, Trần Thị Ngọc Lang, Lê Đình Nghĩa. Trong cuốn này các tác giả đã nêu ra chín loại lỗi, trong đó có những kiểu lỗi có thể gộp thành một như: lỗi do phối hợp nghĩa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 không ăn khớp với những đơn vị từ vựng đi với nó với lỗi phong cách. Các tác giả mới đưa ra cách khắc phục một số lỗi như: lỗi viết sai âm gây ra sự lẫn lộn về nghĩa, lỗi hiểu sai nghĩa của từ, lỗi do phối hợp nghĩa giữa một số từ hoặc không ăn khớp, hoặc bị trùng lặp. “Từ điển lỗi dùng từ” do Hà Quang Năng chủ biên. Tác giả đã xác định năm dạng lỗi cơ bản như: dùng từ sai vỏ âm thanh, dùng từ sai ý nghĩa, dùng lặp từ, dùng thừa từ và thiếu từ, dùng từ sai phong cách và sai từ loại. Từ đó, các tác giả đưa ra biện pháp khắc phục lỗi. “Rèn luyện kỹ năng dùng từ và kỹ năng về chính tả” trong cuốn “Tiếng Việt thực hành” của Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp. Các tác giả đã nêu ra ba loại lỗi chính về từ tiếng Việt: lỗi thông thường về dùng từ trong văn bản, lỗi chính tả, lỗi về quy tắc viết hoa và quy tắc phiên âm tiếng nước ngoài. “Tiếng Việt thực hành” của tác giả Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng cũng đã nêu ra các cách dùng từ: dùng đúng âm thanh và hình thức cấu tạo, đúng về nghĩa và quan hệ kết hợp; dùng từ phải hợp phong cách văn bản, đảm bảo tính hệ thống của văn bản. Ngoài những công trình trên còn có một số luận văn, niên luận và khóa luận của học viên, sinh viên khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên như: Lương Thị Kim Dung với luận văn thạc sĩ (2003) “Giao thoa ngôn ngữ và việc dạy học từ tiếng Việt cho học sinh người dân tộc Tày”. “Khảo sát lỗi chính tả của sinh viên trường Đại học Sư phạm, trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thuộc Đại học Thái nguyên”, luận văn tốt nghiệp của Dương Thùy Linh, sinh viên lớp Văn K36A. “Tìm hiểu lỗi chính tả tiếng Việt của học sinh dân tộc Mường trường PTDTNT tỉnh Hòa Bình”, luận văn tốt nghiệp của Bùi Hải Yến, sinh viên lớp Văn K34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Tìm hiểu lỗi của học sinh dân tộc thiểu số khi học tiếng Việt cũng có nhiều công trình đề cập đến. Song tìm hiểu lỗi chính tả và cách dùng từ tiếng việt của học sinh dân tộc Tày - Nùng thì đến nay chúng tôi thấy vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy mà chúng tôi nghiên cứu đề tài này. 3. Mục đích nghiên cứu Trên sở thống kê các bài viết của học sinh ở trường PTVCVB, luận văn tiến hành tìm hiểu những loại lỗi cơ bản thường gặp của học sinh thuộc bình diện ngữ âm và từ vựng, từ đó, đề xuất những phương pháp sửa lỗi để giúp nâng cao chất lượng đào tạo ở trường dân tộc nội trú. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác lập cơ sở lý thuyết liên quan đến việc giải quyết các vấn đề lỗi của học sinh. - Thống kê, phân loại, miêu tả các loại lỗi liên quan đến bình diện ngữ âm, từ vựng. - Bước đầu chỉ ra những nguyên nhân, đề xuất giải pháp sửa chữa và cách khắc phục. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Tiến hành đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê: thống kê số lượng các lỗi xuất hiện trong các bài viết của học sinh. - Phương pháp miêu tả và phân tích lỗi: trên cơ sở miêu tả các loại lỗi để tìm ra những nguyên nhân mắc lỗi từ đó đề ra giải pháp sửa lỗi. 6. Tƣ liệu nghiên cứu - Tổng số 712 bài viết của học sinh dân tộc người Tày, Nùng trường PTVCVB (từ lớp 10 đến lớp 12). 7. Ý nghĩa của luận văn - Việc khảo sát, nghiên cứu và phân tích lỗi, chỉ ra hệ thống các lỗi của học sinh dân tộc Tày, Nùng khi học tiếng Việt nhằm góp phần vào việc nâng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 cao việc dạy và học ở trường dân tộc nội trú. Đồng thời góp thêm một bước tiến mới trong việc nghiên cứu lỗi và chỉ ra lỗi của học sinh dân tộc. - Những kết quả nghiên cứu sẽ giúp ích cho việc nâng cao trình độ sử dụng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số và có thể áp dụng vào việc giảng dạy cho các đồng nghiệp dạy học ở các trường dân tộc nội trú. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương, cụ thể là: Chƣơng 1. Những cơ sở lý luận về lỗi và phân tích lỗi khi học ngôn ngữ thứ hai. Chƣơng 2. Lỗi chính tả tiếng Việt của học sinh Tày, Nùng Chƣơng 3. Lỗi dùng từ tiếng Việt của học sinh Tày, Nùng Chƣơng 4. Một số giải pháp chữa lỗi chính tả và cách dùng từ tiếng Việt cho học sinh Tày, Nùng [...]... cấp học của học sinh Tày, Nùng trường PTVCVB, chúng tôi tiến hành khảo sát bài thi môn Ngữ văn (học kì I năm học 2008 - 2009) của học sinh Tày, Nùng ở cả ba khối: 10, 11, 12 Trong quá trình khảo sát, chúng tôi chỉ sử dụng một bài trên một học sinh Trong các lỗi chúng tôi gặp trong bài viết của học sinh Tày, Nùng học tiếng Việt thì lỗi về chính tả và dùng từ chiếm đa số Trong quá trình khảo sát, chúng... và phân tích lỗi, luận văn lấy quan điểm phân tích lỗi do S.P Corder khởi xướng làm cơ sở lí luận để khảo sát và phân tích lỗi chính tả và từ vựng của học sinh Tày, Nùng khi học tiếng Việt Dựa trên cơ sở lí thuyết về lỗi, luận văn đã đưa ra hệ thống các cách phân loại lỗi khác nhau: phân loại dựa vào nguồn gốc, phân loại dựa vào ngữ pháp Từ đó nêu ra nguyên nhân mắc lỗi của học sinh Tày, Nùng khi học. .. tả tiếng Việt và nguyên nhân mắc lỗi của học sinh khi viết chữ Quốc ngữ, luận văn chia thành năm loại lỗi a Lỗi về phụ âm đầu Nếu so sánh hệ thống phụ âm đầu của tiếng Việt với hệ thống phụ âm đầu tiếng Tày- Nùng ta sẽ thấy hình như hệ thống phụ âm đầu tiếng Việt nằm lọt hẳn vào hệ thống phụ âm đầu tiếng Tày- Nùng Và nếu như vậy thì trên nguyên tắc việc phát âm các từ tiếng Việt của học sinh Tày, Nùng. .. của học sinh Tày, Nùng trường PTVCVB nói riêng Qua khảo sát bài kiểm tra của các em, chúng tôi thấy, số học sinh dân tộc Tày, Nùng của trường mắc lỗi chính tả còn nhiều Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc viết sai chính tả của các em Trong luận văn này, chúng tôi bước đầu tìm hiểu một số nguyên nhân mà chúng tôi cho là cơ bản, đồng thời xác định quy luật mắc lỗi của học sinh Căn cứ trên chuẩn chính tả. .. tối tăm của thú vật (Phương Hoàng Đức Công- 11A2) d Trong đoạn tả diến biến tâm trạng Mị, tiếng sáo đá có một vai trò đặc biệt quan trọng (Hoàng Thị Dương- 12A5) 2.4 Một số nhận xét về lỗi chính tả của học sinh Từ những miêu tả, phân tích trên đây về các dạng lỗi chính tả của học sinh Tày, Nùng thường mắc có thể nêu ra một số nhận xét sau đây: - Lỗi chính tả là một lỗi ngôn ngữ phổ biến của học sinh nói... Nguyên tắc miêu tả lỗi Khi miêu tả lỗi, chúng tôi tuân thủ các nguyên tắc sau: 1 Tôn trọng chính tả hiện hành (cách viết trong từ điển) 2 Xét một âm tiết, một từ đặt trong văn cảnh của nó Vì vậy, căn cứ vào cấu tạo âm tiết, chúng ta có thể khảo sát và phát hiện ra các lỗi sai của học sinh Để đánh giá chất lượng chính tả của học sinh phải căn cứ trên sản phẩm giao tiếp bằng chữ viết của học sinh là bài... số lượng lỗi đủ lớn để miêu tả, phân tích và xác định nguyên nhân mắc lỗi và từ đó đề xuất các giải pháp chữa lỗi Trên cơ sở khảo sát 712 bài thi của học sinh Tày, Nùng ở cả ba khối 10, 11,12 tại trường PTVCVB, chúng tôi thu được kết quả như sau: Tổng số bài mắc lỗi : 587 bài, chiếm 82,44% số bài đã khảo sát Tổng số bài không mắc lỗi: 125 bài, chiếm 17,56% số bài đã khảo sát Tổng số lỗi đã thông kê... trồng trong vườn trường Trong câu này, từ quả được dùng theo thói quen của người dân tộc Tày, Nùng cũng giống như trong tiếng Việt đó là trước danh từ đòi hỏi phải có loại từ Tuy nhiên, ở đây học sinh Tày, Nùng đã dùng thêm loại từ quả (mác) vào trước danh từ quả, trong khi ở tiếng Việt đã có sẵn loại từ cây rồi Vì thế mới sinh ra lỗi Xét về vai trò của hiện tượng giao thoa đối với quá trình thụ đắc... tượng giao thoa thành: giao thoa ngữ âm, giao thoa từ vựng, giao thoa ngữ pháp và giao thoa phong cách Trên cơ sở phân loại này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và phân loại lỗi chính tả và dùng từ tiếng Việt của học sinh dân tộc Tày, Nùng * Giao thoa ngữ âm là những hiện tượng có sự biểu hiện đặc điểm ngữ âm của ngôn ngữ này trong lời nói bằng âm thanh của ngôn ngữ kia Trên bình diện ngữ âm, sự giao... xuyên và định kì Chúng tôi đi sâu khảo sát bài thi học kì môn văn Trong quá trình tạo lập văn bản viết, học sinh phải thực sự huy động vốn từ của mình Những chữ các em viết ra là thuộc về vốn chữ nghĩa của các em Hơn nữa, đề văn thường là những vấn đề gần gũi, những tác phẩm mà các em đã được học, các em không phải dùng và viết ra những từ xa lạ với sự hiểu biết của mình Khảo sát lỗi chính tả toàn cấp học . http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THỊ KIM HOA KHẢO SÁT LỖI CHÍNH TẢ VÀ DÙNG TỪ TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH TÀY, NÙNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÙNG CAO VIỆT BẮC Chuyên. hiện chính sách của Đảng và nhà nước về sự bình đẳng dân tộc, chúng tôi đã chọn đề tài: Khảo sát lỗi chính tả và dùng từ tiếng Việt của học sinh Tày, Nùng trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc tích lỗi khi học ngôn ngữ thứ hai. Chƣơng 2. Lỗi chính tả tiếng Việt của học sinh Tày, Nùng Chƣơng 3. Lỗi dùng từ tiếng Việt của học sinh Tày, Nùng Chƣơng 4. Một số giải pháp chữa lỗi chính tả

Ngày đăng: 05/10/2014, 02:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê A (chủ biên), Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1999), Phương pháp dạy học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tiếng Việt
Tác giả: Lê A (chủ biên), Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
2. Diệp Quang Ban (chủ biên), Hồng Dân (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban (chủ biên), Hồng Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
3. Lương Bèn (1973), “Về các lỗi phát âm tiếng Việt của học sinh người Tày”, Ngôn ngữ (4), tr. 34- 36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về các lỗi phát âm tiếng Việt của học sinh người Tày
Tác giả: Lương Bèn
Năm: 1973
4. Hoàng Trọng Canh (1996), “Chữ Quốc ngữ với vấn đề rèn luyện chính tả ở trường phổ thông hiện nay”, trong “Ngữ học trẻ 1996, tr. 27- 29” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chữ Quốc ngữ với vấn đề rèn luyện chính tả ở trường phổ thông hiện nay”, trong “Ngữ học trẻ 1996, tr. 27- 29
Tác giả: Hoàng Trọng Canh
Năm: 1996
5. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1975
6. Đỗ Hữu Châu(1987), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1987
7. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (1993), Đại cương ngôn ngữ học Tập II, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học Tập II
Tác giả: Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1993
8. Nguyễn Linh Chi (2009), Lỗi ngôn ngữ của người nước ngoài học tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Viện Ngôn ngữ học,H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lỗi ngôn ngữ của người nước ngoài học tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Linh Chi
Năm: 2009
9. Hoàng Cao Cương (1986), “Suy nghĩ thêm về thanh điệu tiếng Việt”, Ngôn ngữ, (3), tr. 19-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ thêm về thanh điệu tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Cao Cương
Năm: 1986
10. Lương Kim Dung (2003), Giao thoa ngôn ngữ và việc dạy học từ tiếng Việt cho học sinh người dân tộc Tày, Luận văn Thạc sĩ Lí luận và phương pháp giảng dạy tiếng Việt, Trường ĐHSP Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao thoa ngôn ngữ và việc dạy học từ tiếng Việt cho học sinh người dân tộc Tày
Tác giả: Lương Kim Dung
Năm: 2003
11. Hoàng Văn Hành, Hoàng Phê, Đào Thản (1998), Sổ tay dùng từ tiếng Việt, Nxb KHXH, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay dùng từ tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Văn Hành, Hoàng Phê, Đào Thản
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1998
12. Tạ Đức Hiền (2003), 108 bài tập tiếng Việt, Nxb Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: 108 bài tập tiếng Việt
Tác giả: Tạ Đức Hiền
Nhà XB: Nxb Hải Phòng
Năm: 2003
13. Lê Trung Hoa (2002), Các lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp và cách khắc phục, Nxb KHXH, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp và cách khắc phục
Tác giả: Lê Trung Hoa
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2002
14. Cao Xuân Hạo, Trần Thị Tuyết Mai (1986), Sổ tay sửa lỗi hành văn Tập I, Nxb Trẻ, Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay sửa lỗi hành văn Tập I
Tác giả: Cao Xuân Hạo, Trần Thị Tuyết Mai
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 1986
15. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội- Những vấn đề cơ bản, Nxb KHXH, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học xã hội- Những vấn đề cơ bản
Tác giả: Nguyễn Văn Khang
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1999
16. Hồ Lê, Trần Thị Ngọc Lang, Tô Đình Nghĩa (2002), Lỗi từ vựng và cách khắc phục, Nxb KHXH, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lỗi từ vựng và cách khắc phục
Tác giả: Hồ Lê, Trần Thị Ngọc Lang, Tô Đình Nghĩa
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2002
17. Lưu Văn Lăng (1982), “Vấn đề dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số, Báo cáo khoa học, kỷ yếu hội nghị khoa học về vấn đề dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số”, Bộ Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số, Báo cáo khoa học, kỷ yếu hội nghị khoa học về vấn đề dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số
Tác giả: Lưu Văn Lăng
Năm: 1982
18. Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo, Hoàng Chí (1974), Từ điển Tày- Nùng- Việt, Nxb KHXH, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tày- Nùng- Việt
Tác giả: Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo, Hoàng Chí
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1974
19. Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo (1974), Từ điển Việt- Tày- Nùng, Nxb KHXH, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Việt- Tày- Nùng
Tác giả: Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1974
20. Hoàng Văn Ma (2002), Ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam: Một số vấn đề về quan hệ cội nguồn và loại hình học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam: Một số vấn đề về quan hệ cội nguồn và loại hình học
Tác giả: Hoàng Văn Ma
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2002

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng đối chiếu một số từ tiêu biểu: - khảo sát lỗi chính tả và dùng từ tiếng việt của học sinh tày, nùng trường phổ thông vùng cao việt bắc
ng đối chiếu một số từ tiêu biểu: (Trang 37)
Bảng đối chiếu từ tiêu biểu: - khảo sát lỗi chính tả và dùng từ tiếng việt của học sinh tày, nùng trường phổ thông vùng cao việt bắc
ng đối chiếu từ tiêu biểu: (Trang 41)
Bảng so sánh các từ tiêu biểu: - khảo sát lỗi chính tả và dùng từ tiếng việt của học sinh tày, nùng trường phổ thông vùng cao việt bắc
Bảng so sánh các từ tiêu biểu: (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w