Dùng từ sai ý nghĩa

Một phần của tài liệu khảo sát lỗi chính tả và dùng từ tiếng việt của học sinh tày, nùng trường phổ thông vùng cao việt bắc (Trang 48 - 53)

5. Tiểu kết

3.1.1. Dùng từ sai ý nghĩa

3.1.1.1. Dùng từ sai ý nghĩa của học sinh khối lớp 10

Tổng số lỗi luận văn thu được là 368 lỗi. Dưới đây là một số câu mắc lỗi của học sinh:

a. Chúng ta kính phục sự cảm nhận mùa xuân thật tinh tế của nhà thơ. (Sin Văn An- 10A4)

Kính phục có nghĩa là kính trọng do đánh giá cao giá trị của người hoặc sự vật nào đó. Còn thán phục là khen ngợi và cảm phục. Câu này dùng từ

thán phục mới phù hợp vì ở đây muốn nói tới thái độ khen ngợi và cảm phục của người đọc trước khả năng cảm thụ tinh tế mùa xuân của tác giả.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Chúng ta thán phục sự cảm nhận mùa xuân thật tinh tế của nhà thơ.

b. Cảnh vật mang trong mình một sức sống quyết liệt.

(Bùi Tú Anh- 10A6)

Quyết liệt dùng để chỉ trạng thái tinh thần của con người mạnh mẽ kiên quyết không khoan nhượng trong đấu tranh, nên không thể dùng nó để diễn tả sức sống của cảnh vật. Để nói về sức sống thật mạnh mẽ và dữ dội, người ta phải dùng từ mãnh liệt.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Cảnh vật mang trong mình một sức sống mãnh liệt.

c. Một con người trung nghĩa như Nguyễn Trãi, tấm lòng sáng tựa sao khuê mà phải chịu nỗi oan khốc liệt nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

(Hoàng Thị Dưỡng- 10A1)

Khốc liệt chỉ sự tàn phá dữ dội đến mức đáng sợ, thường dùng để nói về sự tàn phá của thiên nhiên, của chiến tranh chứ không dùng để nói về nỗi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

oan của con người. Nên thay từ khốc liệt bằng từ thảm khốc với nghĩa là quá tàn khốc, gây ra những cảnh hết sức thảm thương.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Một con người trung nghĩa như Nguyễn Trãi, tấm lòng sáng tựa sao khuê mà phải chịu nỗi oan thảm khốc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

d. Kho tàng tục ngữ của người bình dân xưa có một số câu nảy sinh

những cách giải thích khác nhau, từ đó cho thấy những cách đánh giá, nhìn nhận khác nhau về cùng một hiện tượng.

(Nông Thị Đông- 10A3)

Câu trên viết một số câu tục ngữ nảy sinh những cách giải thích khác nhau là không đúng. Vì nảy sinh nghĩa là sinh ra, xuất hiện trong một điều kiện, hoàn cảnh nào đó. Trong câu này nên dùng động từ chứa đựng, có nghĩa là có một cái gì đó như là nội dung ở bên trong mới thích hợp.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Kho tàng tục ngữ của người bình dân xưa có một số câu chứa đựng

những cách giải thích khác nhau, từ đó cho thấy những cách đánh giá, nhìn nhận khác nhau về cùng một hiện tượng.

e. Cuộc đời ông lật đật, vất vả có mấy lúc được thảnh thơi. (Đoàn Hồng Nhung- 10A10)

Lật đật chỉ dáng vẻ vội vã, tất tả, như lúc nào cũng sợ không kịp. Để nhận xét về cuộc đời của một con người thì nên dùng từ lận đận với nghĩa vất vả, chật vật, không thoát lên được vì gặp nhiều trắc trở, khó khăn.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Cuộc đời ông lận đận, vất vả có mấy lúc được thảnh thơi. 3.1.1.2. Dùng từ sai nghĩa ở khối lớp 11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

a. Những hình ảnh hiện lên trong bài thơ đã cho ta thấy cảm nhận tinh túy của nhà thơ.

(Triệu Thanh Thanh- 11A5)

Tinh túy chỉ phần đã qua sàng lọc, thuần chất tinh khiết. Còn trong câu trên để nói về cảm nhận của nhà thơ Xuân Diệu về phút giao mùa thì phải dùng từ tinh tế với nghĩa là tinh và tế nhị.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Những hình ảnh hiện lên trong bài thơ đã cho ta thấy cảm nhận tinh tế của nhà thơ.

b. Hình ảnh không gian mùa thu thật khoáng đãng.

(Nguyễn Thế Nam- 11A2)

Hai từ khoáng đãngthoáng đãng tuy gần nghĩa nhưng từ khoáng đãng có nghĩa là rộng rãi và quang đãng nên không phù hợp. Ở đây phải dùng từ thoáng đãng với nghĩa là thoáng và rộng rãi, gây cảm giác dễ chịu mới đúng.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Hình ảnh không gian mùa thu thật thoáng đãng.

c. Nhân vật Huấn Cao hiện lên trong tác phẩm là một con người có khí phách, coi khinh vàng ngọc.

(Lý Huyền Sinh- 11A8)

Khí phách được dùng để nói về sức mạnh tinh thần của con người thường được biểu hiện cụ thể bằng hành động hoặc bằng nét mặt, ánh mắt. Ở đây dùng khí phách để nói về tính cách, phẩm chất của Huấn Cao thì không phù hợp. Ta nên thay bằng từ cốt cách để chỉ nét đặc sắc trong tính cách thì câu mới đúng nghĩa.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Nhân vật Huấn Cao hiện lên trong tác phẩm là một con người có cốt cách, coi khinh vàng ngọc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

d. Với tư tưởng nhân đạo sâu sắc, tác phẩm “Chí Phèo” đã chiếm lĩnh được linh hồn độc giả.

(Vùi Văn Chín- 10A4)

Dùng từ linh hồn trong câu văn trên là sai, vì linh hồn nghĩa là hồn của người đã chết. Ở đây nên thay linh hồn bằng từ cảm tình nghĩa là tình cảm tốt của người đọc đối với tác phẩm thì câu văn mới đúng.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Với tư tưởng nhân đạo sâu sắc, tác phẩm “ Chí Phèo” đã chiếm lĩnh được cảm tình độc giả.

3.1.1.3. Dùng từ sai nghĩa ở khối lớp 12

Tổng số lỗi luận văn thu được là 143 lỗi. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu:

a. Qua đó Bác đã lột bỏ bộ mặt gian trá, xảo quyệt với chiêu bài “khai hóa văn minh” của thực dân Pháp.

(Trần Thị Phương Thúy- 12A9) Giữa lột bỏlột trần đều có chung yếu tố lột có ý nghĩa gần giống nhau, tuy nhiên giữa chúng vẫn có sự khác nhau cơ bản. Lột bỏ nghĩa là trút bỏ hoàn toàn cái gì đó, còn lột trần nghĩa là làm cho thấy rõ được cái thuộc về bản chất, bản sắc nhưng ẩn kín. Câu trên muốn nói Nguyễn Ái Quốc đã cho thấy rõ được bộ mặt gian trá, xảo quyệt của thực dân Pháp, do đó phải dùng từ lột trần mới chính xác.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Qua đó Bác đã lột trần bộ mặt gian trá, xảo quyệt với chiêu bài “ khai hóa văn minh” của thực dân Pháp.

b. Nguyệt hiện lên là một cô gái có ngoại hình đẹp: dáng người mảnh mai, đôi gót chân hồng hồng, khuôn mặt lồng vào ánh trăng trông như huyền ảo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như là một từ so sánh. Ở câu văn trên không có nội dung nào để so sánh, cho nên dùng từ như là không phù hợp. Nên dùng từ thật để khẳng định tính chất huyền ảo của dáng người, khuôn mặt.

Câu trên cần chữa lại như sau:

*Nguyệt hiện lên là một cô gái có ngoại hình đẹp: dáng người mảnh mai, đôi gót chân hồng hồng, khuôn mặt lồng vào ánh trăng trông thật huyền ảo.

c. Tác phẩm đã toát lên nhà thơ là một con người yêu đời, yêu cuộc sống, một tâm hồn lãng mạn dễ xúc động trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

(Nguyễn Thị Trà- 12A3)

Toát là động từ thường kết hợp với những từ biểu thị những gì thuộc yếu tố tinh thần, có tính không hiện hữu, không thể cảm nhận bằng mắt được, do đó ở đây phải dùng từ cho thấy mới phù hợp.

Câu trên cần chữa lại như sau:

*Tác phẩm đã cho thấy nhà thơ là một con người yêu đời, yêu cuộc sống, một tâm hồn lãng mạn dễ xúc động trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

d. Mùa thu là vấn đề muôn thuở của thi nhân xưa và nay.

Vấn đề là từ chỉ được nói tới khi có một hiện tượng tiêu cực nào đó xảy ra cần phải có biện pháp giải quyết hay xử lí. Còn đề tài là phạm vi nghiên cứu của một tác phẩm văn học. Ở đây, người viết nhầm từ đề tài thành từ vấn đề do không hiểu đúng nghĩa từ do cả hai từ có chung yếu tố đề.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Mùa thu là đề tài muôn thuở của thi nhân xưa và nay.

Dùng từ sai ý nghĩa là một loại lỗi khá phổ biến ở học sinh. Đối với học sinh Tày, Nùng trường PTVCVB cũng không nằm ngoại lệ. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi thấy lỗi này chiếm tỷ lệ cao nhất. Các em học sinh mắc lỗi từ sai nghĩa ở cả hai phương diện. Đó là : từ dùng không chính xác nội dung cần thể hiện và lỗi về nghĩa tình thái, lỗi này do dùng từ không phù hợp với sắc thái cần thể hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong hai loại lỗi như đã nêu ở trên thì lỗi dùng từ sai nghĩa vật là chiếm đa số. Đặc biệt với lớp từ Hán Việt, học sinh sử dụng từ Hán Việt không chính xác, điều đó chứng tỏ khả năng hiểu từ Hán Việt của các em còn nhiều hạn chế. Trong ba khối lớp thì học sinh khối 10 mắc lỗi này nhiều nhất còn ở khối lớp 11 và 12 thì giảm dần.

Một phần của tài liệu khảo sát lỗi chính tả và dùng từ tiếng việt của học sinh tày, nùng trường phổ thông vùng cao việt bắc (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)