5. Tiểu kết
4.3.2. Một số dạng bài tập sửa lỗi dùng từ của học sinh
* Dạng bài tập giúp học sinh phát triển vốn từ, hiểu nghĩa và cách dùng từ cho học sinh.
Những kiểu bài tập này có thể sử dụng trong những bài học dạy về từ ngữ. Ngoài ra, có thể lồng ghép trong giờ đọc văn hay hoạt động ngoại khóa.
Bài 1. Tìm từ đồng nghĩa / trái nghĩa với từ: hạnh phúc, dũng cảm, kiên trì…
Bài 2. Hãy tìm những từ có thể thay thế cho từ mấy và so sánh ý nghĩa của những từ đó với từ mấy trong câu thơ sau: “ Củi một cành khô lạc mấy dòng”.
Bài 3. Hãy chỉ ra sự giống nhau giữa các từ sau: thấp le te, đóm lập lòe, giậu phất phơ, ao lóng lánh, đỏ hoe. Từ việc so sánh và phân tích cho thấy các từ này giống nhau về cấu tạo: từ ghép chính phụ có ý nghĩa loại biệt.
* Loại bài điền từ thích hợp vào chỗ trống.
Đây là loại bài tập thường dùng trong dạy học ngôn ngữ mới, nó có tác dụng giúp học sinh nhớ từ và cách dùng từ.
Bài 1. Điền các giới từ: trong, trên, tới, đến, về vào các câu sau: a. Mùa xuân đã về… khắp bản làng.
b. Chúng ta đang ngồi… ghế nhà trường.
c. Là con thứ lại là con vợ lẽ, từ nhỏ đã mồ côi cả cha lẫn mẹ nên Nguyễn Du phải… sống với người anh cùng cha khác mẹ.
d. Nó…nhà tôi chơi vào mùa hè năm ngoái.
e. Trong cảnh sống ở lầu xanh đầy ô nhục, Kiều đã nghĩ… quá khứ tươi đẹp, trong trắng của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
h. Mỗi người dân Việt Nam …mảnh đất hình chữ S mãi mãi nhớ ơn người. k. Một tình yêu dang dở chưa… được đích mà đã bị chia cắt phũ phàng.
Bài 2. Điền các từ : mấy, bao nhiêu, những, các vào chỗ trống cho thích hợp: a. Cần…thời gian để hoàn thành công trình này?
b. Quốc lộ 1A dài…kilômet?
c. Đối với thi sĩ, tình yêu là vĩnh cửu cho dù có phải trải qua…thời gian. + Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn sau: Cô Mai dạy ngữ văn, giàu kinh nghiệm. Ở…lớp, cô say sưa…, giọng nói êm dịu thiết tha, đôi mắt truyền cảm, khi cô giảng… những đoạn văn xúc động, học sinh… lớp cũng khó lòng cầm được nước mắt. Những học sinh do cô đào tạo, nhiều người đã đạt giải cao… các kì thi văn của thành phố hay của tỉnh. Cô rất… học sinh trung học là những đứa trẻ đang tập làm người lớn, hay chống đối để tự khẳng định mình. Vì vậy cô rất…, nhưng cũng hết lòng… học sinh. Điều này rất có giá trị đối với sự phát triển lành mạnh của mỗi học sinh.
……..
Giống như chiếc cầu… hai nơi. Ta đi…đó mừng hớn hở,
Đón bạn ta…từ khắp nơi.
Chào bạn chào bạn, xin chào bạn. Nhật Bản, quê hương của mặt trời. Hoan nghênh các bạn…nhà tôi, Mừng ngày mồng một tháng sáu này. Bạn nhỏ khắp nơi…thế giới,
…đây chung một mái nhà vui.
(Đây là kiểu bài tập có thể thực hiện trong những buổi ngoại khóa kết hợp những trò chơi có tính giải trí đồng thời có tác dụng phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bài 3. Tìm từ để ghép với các từ sau sao cho có nghĩa:
a. sa- xa b. sao- xao c. sào- xào d. sâm- xâm e. sách- xách f. sông- xông Đáp án. a. sa xa sa bàn xa xôi sa chân xa rời sa cơ xa vắng sa trường xa tanh sa thải xa tắp b. sao xao ngôi sao xao xác sao chụp xanh xao sao chế xao xuyến sao băng xao nhãng sao tẩm xao động c. sào xào sào huyệt xào nấu sào ruộng xào xạc chiếc sào xào xáo d. sâm xâm sâm banh xâm lăng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sâm nhung xâm nhập sâm sẩm xâm xấp e. sách xách sách báo xách mé sách đỏ xách tai sách lược xách túi sách nhiễu f. sông xông sông cái xông đất sông ngòi xông hơi sông nước xông pha sông đào xông xênh
Bài 4. Em hãy tìm từ tương đương với lời giải thích dưới đây:
a. Đây là từ dùng để chỉ cảnh sống náo nhiệt và giầu có (phồn hoa). b. Đây là từ chỉ thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người chấp nhận và làm theo.(phong tục).
c. Đây là từ chỉ những thói quen không tốt, bị xã hội lên án.(hủ tục). d. Từ này có nghĩa là xấu đến mức tồi tệ, đáng khinh bỉ và thường được dùng để nói về phẩm chất, tính chất, tính cách của con người.(xấu xa).
e. Từ này mang nghĩa là đơn giản, thật thà và mộc mạc, thường chỉ được dùng để nói về tính cách con người.(chất phác).
f.Từ này là một tính từ có nghĩa là cảm thụ và hiểu biết về cái đẹp.(thẩm mĩ).
g. Từ này dùng để chỉ một người cùng chung tâm hồn, chung cảm nghĩ với một ai đó. (đồng điệu).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bài 5. Điền loại từ thích hợp vào chỗ trống
Trong vườn nhà tôi trồng rất nhiều cây ăn quả:…. bưởi,… hồng,… vải,… hồng xiêm… Cứ đến mùa thu hoạch, khách đến tận vườn mua. Các loại quả này thường bán theo cân, một… hồng xiêm đắt gấp hai lần một… vải.
Bài 6. Hãy chọn câu trả lời đúng 1. Con gà này giá…tiền?
a. mấy c. bấy nhiêu b. bao nhiêu d. nhiêu
2. Trong chiến đấu, hằng ngày hằng giờ,…bộ đội phải đối diện với gian khổ và hi sinh.
a. các bộ đôi c. những bộ đội b. các chú bộ đội d. người bộ đội
3. Với đôi dép cao su ấy, Bác đã… khắp các chiến trường. a. mặc c. đeo
b. đi d. mang
Bài 7. Hãy sắp xếp thành câu cho đúng
a. họp bàn/ chủ nhật này/ phương pháp / chúng tôi/ học tập/ về. b. người bình dân /là/ giấc mơ/ truyện cổ tích/ đẹp/ của/ xưa/ những. c. nghệ thuật/ những/ Nam Cao/ của/ thể hiện/ độc đáo/ một/ sáng tác/ phong cách.
d. nhà văn/ của/ chúng ta/ ánh sáng/ nhân phẩm/ hé mở/ nhìn thấy/ lương tri/ Chí/ cho/.
e. Nền văn học/ vốn/ văn học/ là/ nhân đạo/ Việt Nam/ một/ truyền thống/ giàu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4.4.Tiểu kết
Trên đây là một số dạng bài tập mà bước đầu chúng tôi đưa ra nhằm chữa lỗi cho học sinh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chương trình tiếng Việt ở cấp THPT không có những giờ dành riêng cho việc phát triển năng lực từ ngữ cho học sinh. Sách Ngữ văn mới được biên soạn theo nguyên tắc tích hợp cũng không có những bài dành riêng cho vấn đề này. Và sách giáo khoa hiện nay xét về phương diện ngôn ngữ là sách dùng cho người bản ngữ, vì thế không đặt ra yêu cầu là phát triển từ ngữ cho học sinh người dân tộc thiểu số học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai. Chính vì vậy, người giáo viên dạy ngữ văn ở các trường có học sinh là dân tộc thiểu số cần phải dạy từ ngữ cho học sinh đồng thời mở rộng, phát triển vốn từ và khả năng sử dụng từ ngữ của học sinh. Việc dạy này nên thực hiện lồng ghép cho phù hợp với nguyên tắc tích hợp hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN
1. Ngôn ngữ là sản phẩm của tập thể, của xã hội. Con người chỉ có thể giao tiếp được với nhau khi có cùng một kênh thông tin. Vì thế bất cứ ngôn ngữ nào cũng đòi hỏi phải có những quy định, quy tắc sử dụng chung cho cộng đồng. Mỗi cá nhân cần phải sử dụng đúng quy tắc, chuẩn mực ngôn ngữ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, lỗi sử dụng ngôn ngữ đang là vấn đề đáng báo động ở học sinh các cấp học. Việc sử dụng tiếng Việt một cách tùy tiện, lệch chuẩn, làm vẩn đục tiếng Việt trong học sinh phổ thông hiện nay đang là vấn đề nổi cộm được xã hội quan tâm, được các nhà giáo dục, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ cảnh báo.
Đối với học sinh Tày, Nùng ở trường PTVCVB, học tiếng Việt là học ngôn ngữ thứ hai. Nghĩa là các em phải làm quen với một hệ thống mã mới mà hệ thống này có những chỗ không trùng khớp với hệ thống ngôn ngữ mẹ đẻ. Vì vậy việc học ngôn ngữ thứ hai trở nên khó khăn và kết quả là học sinh sẽ mắc lỗi sử dụng tiếng Việt nhiều hơn trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai.
2. Chữa lỗi là một biện pháp hữu ích để giúp học sinh tiến bộ hơn, dần dần đạt tới trình độ tiếng Việt hoàn thiện hơn khi thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Để chữa lỗi có hiệu quả cần phải dựa trên cơ sở lí thuyết nhất định. Quá trình sửa lỗi thường phải theo trình tự dựa trên cơ cở lí thuyết về lỗi, nguồn gốc, các cách phân loại lỗi và nguyên nhân tạo lỗi.
Trên cơ sở thống kê, phân loại, miêu tả và phân tích một số lỗi chính tả và sử dụng từ ngữ thường gặp của học sinh Tày, Nùng học tiếng Việt, luận văn đã nêu rõ những nguyên nhân mắc lỗi, phân loại các kiểu loại lỗi và bước đầu đề ra một số biện pháp chữa lỗi với một hệ thống bài tập thực hành nhằm giúp học sinh Tày, Nùng học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai đạt được hiệu quả tốt hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3. Tổng số lỗi đã khảo sát, phân tích trong luận văn là 6.061 lỗi trên cơ sở khảo sát hơn bảy trăm bài viết của học sinh. Trong đó, lỗi chính tả là 2.936 lỗi (chiếm 48,44%), lỗi dùng từ là 3125 lỗi (chiếm 51,56%). Số lượng hai loại lỗi này là gần tương đương nhau.
4. Chương 2 của luận văn khảo sát và phân tích lỗi chính tả của học sinh Tày, Nùng trường PTVCVB. Loại lỗi này xuất hiện ở cả ba dạng:
- Lỗi phụ âm đầu - Lỗi phần vần - Lỗi về thanh điệu
Học sinh Tày, Nùng mắc các lỗi về phụ âm đầu cũng giống như học sinh người Kinh ở khu vực phía Bắc Việt Nam học tiếng Việt. Điều này cho thấy sự gần gũi về ngữ âm giữa hai tiếng.
Lỗi thanh điệu là lỗi do ảnh hưởng của giao thoa ngôn ngữ, thể hiện trên con chữ, khi viết các em học sinh hay nhầm thanh ngã thành thanh sắc. Cả hai loại lỗi này nhận diện khá dễ dàng vì nó có những kiểu lỗi cụ thể. Phức tạp và đa dạng hơn là lỗi phần vần. Chính vì sự đa dạng như vậy mà việc quy về các kiểu loại cụ thể rất khó khăn.
Ngoài hai loại lỗi chính tả mà học sinh thường mắc phải là: viết sai nguyên tắc chính tả hiện hành và sai do phát âm so với âm chuẩn, Các em còn mắc lỗi do sự chuyển di các hiện tượng ngôn ngữ từ tiếng mẹ đẻ sang ngôn ngữ thứ hai. Đó là những lỗi thanh điệu, lỗi nguyên âm đôi.
Liên quan đến lỗi được khảo sát và nghiên cứu, ngoài những lỗi nêu trên, trong quá trình học tiếng Việt, học sinh Tày, Nùng còn mắc các lỗi do giao thoa. Nguyên nhân mắc lỗi là do học sinh đã sử dụng chiến lược chuyển di, vượt tuyến.
5. Ở chương 3, luận văn khảo sát và phân tích lỗi dùng từ tiếng Việt cụ thể là các lỗi sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Dùng từ ngữ sai ý nghĩa - Dùng từ ngữ sai vỏ âm thanh - Dùng từ ngữ sai phong cách - Dùng từ ngữ sai khả năng kết hợp - Dùng từ ngữ lặp và thừa
Các lỗi dùng từ của học sinh Tày, Nùng cũng rất đa dạng, trong đó lỗi chiếm tỉ lệ cao nhất là lỗi dùng từ ngữ sai ý nghĩa. Lí do là học sinh không hiểu chính xác nghĩa của từ. Ngoài ra, đối với học sinh Tày, Nùng vấn đề học tiếng Việt là học ngôn ngữ thứ hai. Vì thế sẽ không tránh khỏi hiện tượng giao thoa ngôn ngữ và dẫn đến hiện tượng mắc lỗi của học sinh.
6. Lỗi chính tả và cách dùng từ ngữ của học sinh Tày, Nùng cũng như các dân tộc thiểu số khác của trường PTVCVB hiện nay là đáng lo ngại. Nếu thực trạng này vẫn tiếp diễn, chúng ta sẽ có những học sinh tốt nghiệp THPT vẫn không đủ khả năng viết một văn bản hoàn chỉnh bằng tiếng Việt. Theo chúng tôi, một số giải pháp sau đây có khả năng giải quyết thực trạng trên:
Tiếng Việt trong các môn học cần chú ý hơn đặc biệt về chính tả và từ ngữ. Vì đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số nên giáo viên cần chú ý xây dựng các dạng bài tập sửa lỗi phù hợp để phát triển vốn từ cho các em, bằng cách chỉ ra cho các em ý nghĩa của từ, sự phát triển nghĩa từ và các quy tắc sử dụng từ ngữ. Đồng thời cần cho học sinh thấy được và tránh sự chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ sang ngôn ngữ thứ hai.
Cùng với việc xây dựng các kiểu bài tập rèn luyện và thực hành, giáo viên phải chú ý tìm ra các lỗi giải thích rõ nguyên nhân mắc lỗi và chỉ ra những cách sửa lỗi thích hợp sao cho phù hợp với trình độ nhận thức của từng lớp và phù hợp với từng loại lỗi. Để thực hiện được công việc này giáo viên dạy không chỉ nắm chắc kĩ năng và các tri thức về tiếng Việt mà còn phải hiểu những đặc điểm cơ bản tiếng mẹ đẻ của học sinh mà mình dạy để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lường trước và giúp học sinh hiểu được bản chất các lỗi tiếng Việt khi tạo lập văn bản.
Với luận văn này, chúng tôi hy vọng rằng sẽ giúp ích vào việc nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh dân tộc thiểu số và có phương hướng nâng cao trình độ sử dụng tiếng Việt cho các em. Những kết quả nghiên cứu của luận văn này có thể được sử dụng trong giảng dạy tiếng Việt ở trường PTVCVB. Đó là những gợi ý, là tài liệu tham khảo bổ ích cho các đồng nghiệp dạy học ở các trường dân tộc nội trú.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
1. Trần Thị Kim Hoa (2010), “Lỗi sử dụng từ ngữ tiếng Việt của học sinh Tày- Nùng ở trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc”, Ngôn ngữ và Đời sống (8), Hà Nội, tr.37-41.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A (chủ biên), Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1999), Phương pháp dạy học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H.
2. Diệp Quang Ban (chủ biên), Hồng Dân (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H.
3. Lương Bèn (1973), “Về các lỗi phát âm tiếng Việt của học sinh người Tày”, Ngôn ngữ (4), tr. 34- 36.
4. Hoàng Trọng Canh (1996), “Chữ Quốc ngữ với vấn đề rèn luyện chính tả ở trường phổ thông hiện nay”, trong “Ngữ học trẻ 1996, tr. 27- 29” 5. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb
KHXH, H.
6. Đỗ Hữu Châu(1987), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. 7. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (1993), Đại cương ngôn ngữ học Tập II,
Nxb Giáo dục, H.
8. Nguyễn Linh Chi (2009), Lỗi ngôn ngữ của người nước ngoài học tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Viện Ngôn ngữ học,H.
9. Hoàng Cao Cương (1986), “Suy nghĩ thêm về thanh điệu tiếng Việt”,