5. Tiểu kết
3.1.5. Dùng từ sai phong cách
Trong tiếng Việt có những từ được dùng trong mọi phong cách có những từ chỉ được dùng trong một số phong cách nhất định. Trong khi viết các em học sinh vẫn hay mắc lỗi về phong cách. Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày kết quả về lỗi dùng từ sai phong cách của học sinh người Tày, Nùng trường phổ thông Vùng cao Việt Bắc.
3.1.5. 1. Dùng từ sai phong cách ở khối lớp 10
Tổng số lỗi luận văn thu được là 314 lỗi. Dưới đây là những ví dụ tiêu biểu: a. Câu thơ không chỉ có cảnh mà còn xen cả cái tình của nhà thơ với thiên nhiên.
(Hoàng Thị Thuận- 10A2)
Cái là loại từ thường được dùng trước một danh từ chỉ sự vật cụ thể.
Tình là một danh từ trừu tượng, do vậy dùng loại từ cái ở trước nó là sai. Câu trên phải bỏ từ cái mới phù hợp.
Câu trên cần chữa lại như sau:
* Câu thơ không chỉ có cảnh mà còn xen cả tình của nhà thơ với thiên nhiên.
b. Một cái ước nguyện của nhà thơ là muốn có cây đàn của vua Thuấn để gẩy khúc Nam phong ca ngợi cuộc sống no đủ của nhân dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ước nguyện là từ Hán Việt chỉ sự mong muốn thiết tha, có thể dùng với tư cách động từ hoặc danh từ. Từ này thường không thể kết hợp với các loại từ như cái, sự, niềm… ở trước. Đôi khi nó cũng kết hợp với số từ hoặc lượng từ như một,từng, những…
Trong câu trên, ta đã có một đứng trước ước nguyện thì dùng loại từ cái
là bị thừa, cần phải bỏ đi.
Câu trên cần chữa lại như sau:
* Ước nguyện của nhà thơ là muốn có cây đàn của vua Thuấn để gẩy
khúc Nam phong ca ngợi cuộc sống no đủ của nhân dân. c. Đó là một hình ảnh thật là đẹp.
(Hoàng Thị Nhệ- 10A7)
“Thật là đẹp” là cách nói khẩu ngữ, cần thay bằng “thật đẹp”.
Câu trên cần chữa lại như sau:
* Đó là một hình ảnh thật đẹp.
d. Có bạn học sinh chả thích học một tí nào chỉ nghĩ đến quay cóp, chép bài của bạn.
(Đinh Thị Thảo Trang- 10A5) “chả thích học một tí nào” là cách nói khẩu ngữ, cần thay bằng “lười học”.
Câu trên cần chữa lại như sau:
* Có bạn học sinh lười học chỉ nghĩ đến quay cóp, chép bài của bạn. 3.1.5. 2. Dùng từ sai phong cách ở khối lớp 11
Tổng số lỗi luận văn thu được là 207 lỗi. Dưới đây là những ví dụ tiêu biểu: a. Thị Nở là hi vọng của Chí, đưa hắn trở về với xã hội loài người bằng phẳng và thân thiện.
(Lý Dương- 11A10)
Trong tiếng Việt, khi danh từ làm vị ngữ trong câu phải có quan hệ từ
là đi kèm. Ở ví dụ trên, hi vọng là một động từ nên không thể kết hợp với là, cho nên phải thay bằng danh từ niềm hi vọng mới đúng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Câu trên cần chữa lại như sau:
* Thị Nở là niềm hi vọng của Chí, đưa hắn trở về với xã hội loài người bằng phẳng và thân thiện.
b. Quê hương là nơi có mẹ, là nơi lưu giữ tuổi thơ của mỗi người, vì thế ai đi xa màchả nhớ quê hương.
(Nghiêm Văn Dương- 11A7)
Mà chả thường được dùng trong khẩu ngữ với nghĩa phủ định “ không”, nó không phù hợp với câu trên. Để cho câu văn đúng phong cách viết, nên thay mà chả bằng mà chẳng.
Câu trên cần chữa lại như sau:
* Quê hương là nơi có mẹ, là nơi lưu giữ tuổi thơ của mỗi người, vì thế ai đi xa mà chẳng nhớ quê hương.
c. Tác phẩm là lời kêu gọi tha thiết của Bác Hồ ở toàn thể dân tộc Việt Nam. (Lãnh Thanh Hùng- 11A5)
Trong tiếng Việt, ta thường nói là lời kêu gọi (của ai) đối với (cái gì), vì vậy trong trường hợp này không thể dùng giới từ ở mà phải dùng từ đối với.
Câu trên cần chữa lại như sau:
*Tác phẩm là lời kêu gọi tha thiết của Bác Hồ đối với toàn thể dân tộc Việt Nam.
d. Bài thơ đã khép lại nhưng nó đã để lại trong em một ấn tượng rất là
sâu sắc.
(Trần Tố Quyên- 11A9)
Rất là và rất đều có nghĩa là ở mức độ cao, trên hẳn mức bình thường nhưng rất là có nghĩa mạnh hơn rất và thường chỉ dùng trong khẩu ngữ. Trong văn viết không nên dùng rất là, chỉ cần dùng từ rất là đủ.
Câu trên cần chữa lại như sau:
* Bài thơ đã khép lại nhưng nó đã để lại trong em một ấn tượng rất sâu sắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.1.5. 3. Dùng từ sai phong cách ở khối lớp 12
Tổng số lỗi luận văn thu được là 97 lỗi. Dưới đây là những ví dụ tiêu biểu: a. Bài thơ “ Mới ra tù tập leo núi” đã thể hiện sự nghị lực của Bác.
(Triệu Huyền Chi- 12A1)
Sự là một hư từ dùng để danh từ hóa tính từ và động từ. Nghị lực là một danh từ, không cần dùng sự nữa.
Câu trên cần chữa lại như sau:
* Bài thơ “Mới ra tù tập leo núi” đã thể hiện nghị lực của Bác.
b. Thiên nhiên trở nên người bạn thân thiết với thi nhân.
(Hoàng Văn Châu- 12A5)
Trở nên thường kết hợp với một tính từ (tức là đứng sau nó phải là một tính từ chỉ trạng thái, tính chất, ví dụ: trở nên gần gũi, trở nên xa lạ…). Ở đây
người bạn thân thiết với thi nhân là cụm danh từ. Đứng trước nó chỉ có thể là động từ trở thành mà thôi, hay nói cách khác động từ trở thành đòi hỏi sau nó phải là một danh từ (ví dụ: trở thành con ngoan trò giỏi). Câu trên đã sử dụng sai về khả năng kết hợp của từ trở nên.
Câu trên cần chữa lại như sau:
* Thiên nhiên trở thành người bạn thân thiết với thi nhân.
c. Chí nhìn Thị cười tin tưởng, Thị cũng nhìn hắn mỉm cười. Nụ cười ấy như tiếp thêm sức mạnh vào niềm tin của hắn.
(Hoàng Mai Phượng- 12A8) Trong ngữ cảnh này chỉ dùng cho chứ không dùng vào, vì cho là từ biểu thị điều sắp nêu ra là đối tượng chịu tác động, chịu ảnh hưởng của tính chất, trạng thái vừa được nói tới. Theo đó, niềm tin của Chí được tiếp thêm sức mạnh trước nụ cười của Thị Nở. Trong khi đó vào lại có nghĩa điều sắp nêu ra là cái hướng tới, cái làm căn cứ cho hoạt động, điều vừa nói đến (ví dụ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Câu trên cần chữa lại như sau:
* Chí nhìn Thị cười tin tưởng, Thị cũng nhìn hắn mỉm cười. Nụ cười ấy như tiếp thêm sức mạnh cho niềm tin của hắn.
d. Nam Cao rất am hiểu cuộc sống của người nông dân, ông đã nói lên
trong các tác phẩm của mình.
(Lương Văn nghị- 12A6)
Dùng từ nói lên ở đây có tính chất khẩu ngữ, không thích hợp. Có thể thay bằng từ thể hiện với nghĩa cụ thể hóa những điều cần làm rõ.
Câu trên cần chữa lại như sau:
* Nam Cao rất am hiểu cuộc sống của người nông dân, ông đã thể hiện trong các tác phẩm của mình.
Lỗi dùng từ sai phong cách của học sinh Tày, Nùng trường phổ thông Vùng cao Việt Bắc chủ yếu là do các em đưa ngôn ngữ sinh hoạt vào trong bài viết của mình, hay nói cách khác là các em học sinh không phân biệt được cách sử dụng ngôn ngữ ở các phong cách khác nhau. Tình trạng viết như nói đã dẫn đến những lỗi về phong cách. Khảo sát tình trạng mắc lỗi này cho thấy ấn tượng về ngôn ngữ sinh hoạt còn khá mạnh trong các bài văn của học sinh. Có thể thấy hiện nay tiếng Tày- Nùng chủ yếu vẫn chỉ được sử dụng trong giao tiếp sinh hoạt. Kinh nghiệm và thói quen sử dụng tiếng Tày- Nùng là kinh nghiệm và thói quen sử dụng ngôn ngữ theo phong cách khẩu ngữ sinh hoạt. Vì vậy, trong các bài văn viết, các em học sinh có thói quen dùng ngôn ngữ sinh hoạt. Bên canh đó còn cho ta thấy ý thức rèn luyện ngôn ngữ của các em học sinh chưa cao. Đồng thời do các em chưa nắm được các quy tắc văn hóa chi phối hoạt động ngôn ngữ trong giao tiếp bằng tiếng Việt.
Như trên đã nói, tiếng Tày- Nùng là ngôn ngữ có trình độ phát triển chưa cao. Vì vậy hệ thống từ vựng của ngôn ngữ này chưa phân hóa rõ rệt thành các lớp từ khác nhau như trong tiếng Việt. Đặc biệt cho đến nay, tiếng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tày- Nùng chủ yếu vẫn chỉ được dùng trong sinh hoạt hàng ngày, và trong chừng mực nhất định đã hình thành phong cách ngôn ngữ văn chương. Nhưng chủ yếu là văn chương bình dân. Kinh nghiệm và thói quen sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của học sinh là kinh nghiệm và thói quen sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp đời thường. Cho nên biểu hiện giao thoa ngôn ngữ về mặt phong cách đã được thể hiện ở cách sử dụng ngôn ngữ nói trong văn viết của học sinh.
Loại lỗi viết như nói này học sinh mắc khá nhiều. Tuy nhiên các em có khả năng khắc phục được lỗi này nếu thận trọng trong khi viết, biết phân biệt giữa ngôn ngữ sinh hoạt và ngôn ngữ thuộc các phong cách chức năng khác như: khoa học, chính luận, hành chính, văn chương…
Trên cơ sở phân chia các loại lỗi, miêu tả và phân tích lỗi trên đây, chúng ta có thể hình dung các loại lỗi này trong bảng sau đây:
Khối lớp Kiểu lỗi Số lƣợng lỗi Tỉ lệ % Tổng số lỗi Tỉ lệ % 10 Dùng từ ngữ sai ý nghĩa 368 11,78% 1467 46,94% Dùng từ ngữ sai vỏ âm thanh 332 10,62%
Dùng từ ngữ sai phong cách 314 10,05% Dùng từ ngữ sai khả năng kết hợp 282 9,02% Dùng từ ngữ lặp và thừa 171 5,47% 11 Dùng từ ngữ sai ý nghĩa 284 9,09% 1085 34,72% Dùng từ ngữ sai vỏ âm thanh 242 7,74%
Dùng từ ngữ sai phong cách 207 6,62% Dùng từ ngữ sai khả năng kết hợp 198 6,34% Dùng từ ngữ lặp và thừa 154 4,93% 12 Dùng từ ngữ sai ý nghĩa 143 4,58% 573 18,34% Dùng từ ngữ sai vỏ âm thanh 164 5,25%
Dùng từ ngữ sai phong cách 97 3,1% Dùng từ ngữ sai khả năng kết hợp 73 2,34% Dùng từ ngữ lặp và thừa 96 3,07%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2. Tiểu kết
Qua kết quả khảo sát và phân tích ngữ liệu, luận văn rút ra một số nhận xét sau:
1. Các lỗi về từ vựng mà luận văn khảo sát và phân tích ở chương này là những lỗi khá phổ biến của học sinh Tày, Nùng. Bên cạnh những lỗi phổ biến mà các em thường mắc, luận văn cũng đi sâu phân tích các lỗi giao thoa của học sinh khi học ngôn ngữ thứ hai. Nhìn chung, học sinh Tày, Nùng chưa nắm vững và sử dụng thuần thục tiếng Việt nên trong tư duy của các em thường xảy ra quá trình dịch ngầm từ tiếng mẹ đẻ ra ngôn ngữ thứ hai. Khi không tìm được phương tiện ngôn ngữ tương đương để chuyển dịch thì lúc đó học sinh sẽ sử dụng các yếu tố tương đương trong tiếng mẹ đẻ vào tiếng Việt. 2. Trong 5 loại lỗi (lỗi dùng từ sai ý nghĩa, dùng từ sai vỏ âm thanh, kết hợp từ, lặp từ và thừa từ, dùng từ sai phong cách), lỗi dùng từ sai ý nghĩa xuất hiện nhiều nhất, tiếp theo là lỗi dùng từ sai vỏ âm thanh và lỗi dùng từ sai phong cách. Lỗi khả năng kết hợp từ và lỗi dùng lặp từ thừa từ xuất hiện ít nhất.
Tổng số lỗi về từ vựng là 3125 lỗi. Số kiểu lỗi là 5. Trong đó, lỗi về dùng từ sai ý nghĩa là lỗi mà học sinh mắc nhiều nhất: 795 lỗi, chiếm 25,44%. Nguyên nhân là do học sinh không có sự hiểu biết chính xác và đầy đủ về ý nghĩa của từ ngữ.. Vì vậy phải hiểu nghĩa của từ thì mới có thể dùng từ đúng. Lỗi dùng từ sai ý nghĩa chủ yếu xảy ra khi học sinh sử dụng các từ Hán Việt. Có khá nhiều em học sinh hiểu sai nghĩa từ Hán Việt. Đặc biệt là hiện tượng nhầm âm như “hoành tráng” thì viết thành “hoàng tráng”, “thảng thốt” thì viết thành “thoảng thốt”…
Dùng từ sai vỏ âm thanh cũng chính là biểu hiện của việc dùng từ sai nghĩa. Loại lỗi này chiếm tỷ lệ khá lớn. Lỗi về lặp từ, thừa từ chiếm tỷ lệ ít nhất. Những lỗi này sinh ra phần lớn là do học sinh chưa thực sự chú ý trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
khi dùng từ để thành lập văn bản, chưa nắm vững cấu tạo cũng như khái niệm mà từ biểu đạt. Những lỗi này không do ảnh hưởng từ tiếng mẹ đẻ của người học như lỗi giao thoa (được khảo sát ở phần lỗi về khả năng kết hợp từ và dùng từ sai phong cách).
3. Như đã trình bày ở chương 1, lỗi giao thoa là những lỗi sinh ra do người học áp dụng những tri thức có sẵn từ tiếng mẹ đẻ để cấu trúc ngôn ngữ đích theo cách của mình. Theo sự điều tra của chúng tôi, giai đoạn học sinh Tày, Nùng khi bước vào bậc học THPT là giai đoạn mà tư duy của các em đã phát triển đến một trình độ nhất định và được cố định hóa bằng tiếng mẹ đẻ, trong khi ngôn ngữ mới đang học là tiếng Việt không đáp ứng đủ nhu cầu diễn đạt những gì đã có trong tư duy. Lúc này các em sẽ dùng phương tiện ngôn ngữ mẹ đẻ để diễn đạt và như vậy xuất hiện những giao thoa ngôn ngữ. Tiếng Việt và tiếng Tày- Nùng là hai ngôn ngữ cùng loại hình. Đây là một thuận lợi cho việc nắm và sử dụng tiếng Việt của học sinh Tày, Nùng. Tuy cùng thuộc ngữ hệ Nam Á và có quan hệ tiếp xúc rất lâu dài nhưng tiếng Việt và tiếng Tày - Nùng thuộc hai nhóm ngôn ngữ khác nhau. Vì vậy giữa hai ngôn ngữ này cũng có nhiều sự khác biệt. Chính sự khác biệt đó đã dẫn đến hiện tượng mắc lỗi của học sinh. Đó là hiện tượng mắc lỗi về khả năng kết hợp từ và dùng từ sai phong cách. Để cho học sinh tránh được những lỗi này, giáo viên cần chỉ rõ sự đồng nhất và khác biệt về khả năng kết hợp từ của hai ngôn ngữ cũng như cách sử dụng từ trong ngữ cảnh sao cho phù hợp. Ngoài ra giáo viên cũng cần đưa ra những câu có những từ học sinh dễ mắc lỗi để học sinh tự sửa và từ đó có thể sử dụng thành thạo mà không mắc lỗi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỮA LỖI CHÍNH TẢ VÀ CÁCH DÙNG TỪ TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TÀY, NÙNG