5. Tiểu kết
2.4. Một số nhận xét về lỗi chính tả của học sinh
Từ những miêu tả, phân tích trên đây về các dạng lỗi chính tả của học sinh Tày, Nùng thường mắc có thể nêu ra một số nhận xét sau đây:
- Lỗi chính tả là một lỗi ngôn ngữ phổ biến của học sinh nói chung, của học sinh Tày, Nùng trường PTVCVB nói riêng. Qua khảo sát bài kiểm tra của các em, chúng tôi thấy, số học sinh dân tộc Tày, Nùng của trường mắc lỗi chính tả còn nhiều. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc viết sai chính tả của các em. Trong luận văn này, chúng tôi bước đầu tìm hiểu một số nguyên nhân mà chúng tôi cho là cơ bản, đồng thời xác định quy luật mắc lỗi của học sinh. Căn cứ trên chuẩn chính tả tiếng Việt và nguyên nhân mắc lỗi của học sinh khi viết chữ Quốc ngữ, luận văn chia thành năm loại lỗi.
a. Lỗi về phụ âm đầu
Nếu so sánh hệ thống phụ âm đầu của tiếng Việt với hệ thống phụ âm đầu tiếng Tày- Nùng ta sẽ thấy hình như hệ thống phụ âm đầu tiếng Việt nằm lọt hẳn vào hệ thống phụ âm đầu tiếng Tày- Nùng. Và nếu như vậy thì trên nguyên tắc việc phát âm các từ tiếng Việt của học sinh Tày, Nùng diễn ra khá dễ dàng. Tuy nhiên, vẫn có những trở ngại, đó là do một loạt những từ chung do có sự tiếp xúc, thâm nhập vào nhau từ trong lịch sử xa xưa. Những từ này có thể chịu sự tác động của những quy luật ngữ âm từng ngôn ngữ hay do sự biến đổi của lịch sử mà hình thức ngữ âm của từ tiếng Tày- Nùng khác với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tiếng Việt. Vì các từ này giữa hai ngôn ngữ có nghĩa và có hình thức ngữ âm tương tự nhau nên học sinh dễ nhầm lẫn, đem hình thức ngữ âm tiếng Việt đồng nhất với hình thức ngữ âm tiếng Tày- Nùng.
Biểu hiện rõ nhất là các phụ âm hữu thanh được học sinh người Tày, Nùng thể hiện thành phụ âm vô thanh.
Bảng đối chiếu một số từ tiêu biểu:
Cặp phụ âm Từ tiếng Việt Từ tiếng Tày và biểu
hiện giao thoa
b- p bát bắt bè pát pắt pè đ- t đồng đập đặt tổng tập tặt gi- ch giường giêng giả chường chiêng chá v- f / p vò vải vỡ po fải fó [10, tr. 59]
Qua khảo sát bài kiểm tra của học sinh, chúng tôi thấy học sinh thường viết sai các cặp sau: các cặp: ch/ tr, x/s, r-d-gi hầu hết khi viết các em đều chuyển các âm quặt lưỡi sang các âm mặt lưỡi và đầu lưỡi. Ví dụ, các chữ có phụ âm đầu là S thành X, Tr thành Ch và phụ âm R, Gi thành D. Nguyên nhân của lỗi này là bởi trong tiếng Việt có ba cặp phụ âm quặt lưỡi và không quặt lưỡi là: x-s, ch-tr, r-d- gi, trong khi đó trong tiếng Tày- Nùng lại không có các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cặp phụ âm này (trong phương ngữ Bắc việc phát âm không phân biệt được ba cặp phụ âm trên). Vì vậy, khi viết học sinh dễ lẫn lộn x với s, ch với tr, r-d
với gi. Số lượng mắc lỗi cụ thể như sau:
- S/ X có 399 lỗi, chiếm 13,59%, trong đó: s→x : 7,32%
x → s: 6,27%
-Tr/ Ch mắc 552 lỗi, chiếm 18,8% trong đó:
tr→ ch: 13,86%
ch → tr: 4,94%
- R, GI→D mắc 203 lỗi chiếm 6,91%
b. Lỗi về phần vần: Lỗi này khá lớn 60,7% trong đó lỗi về âm chính là 35,29%; lỗi về âm cuối là 4,46%
c. Lỗi về thanh điệu là 609, chiếm 20,74%
Tìm hiểu nguyên nhân của lỗi chính tả này phải bắt đầu từ đặc điểm của quá trình học tiếng Việt của học sinh. Đây là quá trình học ngôn ngữ thứ hai không phải tiếng mẹ đẻ của học sinh dân tộc. Kết quả nghiên cứu ngôn ngữ học, tâm lí học và giáo dục học cho thấy rằng, quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai không giống quá trình học tiếng mẹ đẻ. Bởi L.V. Sherba đã nói: “Có thể gạt bỏ tiếng mẹ đẻ ra khỏi chương trình học ngôn ngữ thứ hai, nhưng không thể nào gạt bỏ tiếng mẹ đẻ ra khỏi đầu những người học ngôn ngữ thứ hai đó” [dẫn theo 10 tr.73]. Do sự tiếp xúc, giao thoa giữa các ngôn ngữ nên đã có hiện tượng mắc lỗi của học sinh như đã nêu trên.
Như đã biết, tiếng Việt và tiếng Tày - Nùng đều là ngôn ngữ đơn lập, âm tiết tính điển hình. Về mặt ngữ âm, âm tiết trong hai ngôn ngữ này đều là những đơn vị có cấu trúc chặt chẽ, với một số lượng các thành phần xác định. Về mặt chức năng, âm tiết trong tiếng Việt và tiếng Tày - Nùng thường là vỏ ngữ âm của hình vị của từ đơn. Hay nói cách khác, trong các ngôn ngữ này,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ranh giới âm tiết thường trùng với ranh giới hình vị. Như vậy, âm tiết vừa là đơn vị ngữ âm vừa là đơn vị hình thái.
Trong tiếng Việt và tiếng Tày- Nùng, âm tiết đều có thể được phân chia thành các thành phần, các yếu tố theo hai bậc. Ở bậc 1 là sự phân chia âm tiết theo âm vị học, thành 3 bộ phận: âm đầu, vần và thanh điệu; ở bậc 2 là sự phân chia các yếu tố mà ta có thể vạch ra đường ranh giới ngữ âm học thuần túy đi qua giữa các bộ phận của phần vần.
Tiếng Việt và tiếng Tày - Nùng đều là những ngôn ngữ có thanh điệu. Thanh điệu trong các ngôn ngữ này như là một yếu tố cấu tạo âm tiết, mặc dù nó là đơn vị siêu đoạn tính, nhưng lại có giá trị khu biệt nghĩa. Khả năng chia tách âm đầu và phần vần ra khỏi các phần còn lại của âm tiết là có thể, thông qua các thao tác đối chiếu và thay thế.
Bên cạnh những điểm tương đồng, nếu đi vào cụ thể, chúng ta sẽ thấy âm tiết tiếng Việt và tiếng Tày- Nùng cũng có khá nhiều sự khác biệt. Sự khác biệt ấy được thể hiện ở những điểm sau: Về cấu trúc đoạn tính, mặc dù âm tiết tiếng Tày - Nùng cũng có 4 vị trí: âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối như tiếng Việt, nhưng ở tiếng Nùng không có nguyên âm đôi: /ie/ (iê, ia, yê, ya), /uo/ (ua, uô), / / (ươ, ưa). Theo Phạm Ngọc Thưởng “Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng mắc lỗi ở các âm tiết có chứa nguyên âm đôi là ở chỗ trong tiếng Nùng (hay phương ngữ Nùng) không có các nguyên âm đôi” [39, tr.58]. Và tác giả đã so sánh một số từ tiêu biểu giữa tiếng Tày và tiếng Nùng như sau:
Tiếng Tày Tiếng Nùng
bươn (tháng) bơn
khiêng (thớt) khi: ng/ khỉng (đối lập ngắn dài ) tuô (con) tô / tu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Vì vậy, học sinh Nùng khi viết âm tiết tiếng Việt có nguyên âm đôi các em thường bỏ mất yếu tố đầu hoặc yếu tố sau của nguyên âm đôi tiếng Việt. Ví dụ như: luôn thành lun, chiến thành chến, vườn thành vờn, nương thành
nơng, biền thành bền… Tuy nhiên, các lỗi về nguyên âm đôi chỉ bị viết sai khi các từ có phụ âm cuối còn các từ không có phụ âm cuối thì học sinh lại ít bị mắc lỗi này.
Trong các âm tiết có âm đệm /w/ kết hợp với nguyên âm đôi /ie/ thì xảy ra hiện tượng rụng mất yếu tố đầu của nguyên âm đôi trong cách phát âm của học sinh Tày, Nùng. Ví dụ như nhưng âm tiết có / w + iê / đều được học sinh Tày, Nùng phát âm thành u + ê, mất i trong iê. Chẳng hạn: nhân quyền, cảnh khuya, uyên thâm các em học sinh người Tày, Nùng phát âm thành: nhân quền, cảnh khuê, uên thâm. Lỗi phát âm này có ảnh hưởng đến chính tả. Qua khảo sát bài viết của học sinh, chúng tôi thấy các em mắc chủ yếu là lỗi này.
- Như trên đã trình bày, sự tương đồng, khác biệt giữa âm tiết tiếng Việt và tiếng Tày - Nùng sẽ tác động trực tiếp tạo nên giao thoa dẫn đến lỗi phát âm tiếng Việt của học sinh. Và vì chữ tiếng Việt là chữ ghi âm, nói thế nào ghi thế ấy, cho nên việc phát âm đúng sẽ là cơ sở để viết đúng chính tả. Chữ viết là là kí hiệu của ngữ âm. Nó cố định âm thanh ngôn ngữ. Nhiều người đã có ý thức dựa vào chính tả để uốn nắn phát âm phương ngữ, thổ ngữ của mình cho phù hợp với chữ viết, vì vậy Hoàng Phê đã nhận định đúng đắn rằng: “chính tả trở thành cơ sở của chính âm”.
Như vậy, chính âm và chính tả tiếng Việt có mối quan hệ qua lại với nhau. Chính âm là cơ sở của chính tả, ngược lại, chính tả là cơ sở để rèn luyện chính âm. Phát âm lệch chuẩn có thể dẫn đến viết sai chính tả, viết sai chính tả sẽ gây khó khăn cho việc rèn luyện chính âm.
Các nhà ngôn ngữ học, trên con đường nghiên cứu hệ thống ngữ âm chuẩn của tiếng Việt đã tìm ra những lỗi chính âm, chính tả của các vùng khác nhau. Chẳng hạn, người miền Bắc hay nhầm ch và tr; x và s; r-d-gi; iu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
và ưu; ươu và iêu…, người miền Trung hay nhầm thanh ngã và thanh hỏi…, người miền Nam hay nhầm thanh hỏi và thanh ngã; nhầm v-d-gi-…Quá trình phân loại lỗi chính tả của học sinh Tày, Nùng trường PTVCVB đã cho thấy: ngoài những lỗi chính tả mà học sinh miền Bắc mắc phải, các em còn mắc những lỗi chính tả rất đặc trưng như: viết sai các chữ tiếng Việt có âm chính là nguyên âm đôi và các âm tiết nửa khép kết thúc bằng các phụ âm: m, n, ng
khi mang thanh nặng (như đã dẫn chứng ở trên).
- Do mắc lỗi chính âm nên viết sai chính tả cũng là nguyên nhân của kiểu lỗi nhầm dấu ngã thành dấu sắc trong viết chữ tiếng Việt của học sinh Tày, Nùng.
Bảng đối chiếu từ tiêu biểu:
Từ tiếng Việt Từ tiếng Tày
mẫu mấu nghĩ nghí nghĩa nghía nữ nứ bã bá xã xá
Tiếng Việt và tiếng Tày- Nùng đều là các ngôn ngữ, có thanh điệu. Trong việc cấu tạo và khu biệt các đơn vị ngôn ngữ tiếng Việt cũng như tiếng Tày- Nùng, thanh điệu có vai trò quan trọng. Xem xét đặc điểm của hệ thống thanh điệu tiếng Việt và hệ thống thanh điệu tiếng Tày- Nùng, chúng ta thấy giữa hai hệ thống này có khá nhiều điểm tương đồng. Tiếng Tày – Nùng có 6 thanh, các thanh đó là:
1. Thanh bằng (không có dấu): ma (chó), te (nó), đông (rừng)… 2. Thanh sắc: má (ngâm), bá (vai)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3. Thanh huyền: mà (về), cà (cỏ gianh)… 4. Thanh hỏi: mả (cái mộ), nả (mặt)… 5. Thanh nặng: mạ (ngựa), cạ (bảo)… 6. Thanh lửng: tạm ghi bằng dấu *
Từ thanh 1 đến thanh 5 đều có cao độ và tính chất gần như những thanh có tên gọi tương ứng trong tiếng Việt. Riêng có thanh lửng tương đối đặc biệt. Thanh này là một thanh thấp hơn thanh huyền, có chiều thoai thoải đi xuống. Thanh lửng tồn tại ở rất nhiều địa phương tiếng Tày- Nùng. Ở những vùng không có thanh lửng, những âm tiết mang thanh lửng thường được thay bằng những âm tiết mang thanh hỏi, và gây nên hiện tượng đồng âm.
Bảng so sánh các từ tiêu biểu:
Nơi có phân biệt thanh lửng và thanh hỏi Nơi không có thanh lửng
po * ( bố, đực) pỏ ( một nắm lúa) pỏ ta * ( sông) tả ( bỏ) tả tông * ( cánh đồng) tổng ( cái trống) tổng pinh * ( bệnh) pỉnh ( nướng) pỉnh pi * (anh, chị) pỉ ( so sánh) pỉ [21, tr. 25]
Tuy nhiên, trong hệ thống thanh điệu tiếng Tày - Nùng không có thanh ngã, do vậy, việc tri nhận và phát âm thanh uốn tiếng Việt của học sinh Tày, Nùng gặp nhiều khó khăn. Do thanh ngã trong tiếng Việt có những đặc trưng ngữ âm và âm vị học rất đặc biệt, mà trong hệ thống thanh điệu tiếng Tày- Nùng không có thanh nào tương ứng với nó. Về mặt cao độ, thanh này xuất hiện ở âm vực cao, đường nét hơi đi xuống và gãy, sau đó có thay đổi hướng đi lên và kết thúc ở âm vực cao. Về chất giọng, nó có hiện tượng thanh quản hóa mạnh ở khoảng 1/ 3 âm tiết trong khi phát âm. Đối với học sinh Tày, Nùng, việc thụ đắc và phát âm đúng thanh ngã sẽ rất khó khăn và các em có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thể phát âm thanh này theo các tiêu chí khu biệt đặc trưng cho thanh sắc: xuất phát trung bình, đi lên đến điểm cao nhất trong không gian thanh điệu và có hiện tượng tiền mũi họng ở cuối âm tiết. Hiện tượng này khiến cho sự kết thúc thanh điệu mang tính chất đột ngột và trường độ của Fo ngắn lại. Vì thế mà học sinh Tày, Nùng rất hay nhầm thanh 5 và thanh 3 trong khi nói tiếng Việt. Phát âm lệch chuẩn nên các em viết không đúng chính tả [dẫn theo 31, tr. 77-82].
Kết quả phân loại lỗi chính tả tiếng Việt của học sinh dân tộc Tày, Nùng trường PTVCVB có thể tóm tắt bằng bảng sau: Các loại lỗi chính tả Số lƣợng Tỉ lệ % Tổng số Lỗi phụ âm đầu Nhầm lẫn S→ X 215 7,32% 1154 39,3% Nhầm lẫn X→ S 184 6,27 Nhầm lẫn TR→ CH 407 13,86 Nhầm lẫn CH→TR 145 4,94 Nhầm lẫn R, GI→D 203 6,91 Phần vần
Nguyên âm đôi / uo/, / /, / ie/ 616 20,98% 1173 39,95% ớt → ướt 142 4,84% ơ→ ươ 68 2,32% ê→ yê 83 2,83% ưu→ iu 127 4,33% Âm cuối M, n, ng→ p, t, k 137 4,67% Thanh điệu ~ → ´ 609 20,74% 609 20,74%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.5. Tiểu kết
Thực trạng lỗi chính tả của học sinh Tày, Nùng trường PTVCVB đã được chúng tôi tiến hành khảo sát qua bài thi chất lượng học kì I môn Văn, năm học 2008- 2009.
Từ kết quả điều tra và khảo sát số liệu về thực trạng lỗi chính tả của học sinh, chúng tôi nhận thấy như sau:
1. Lỗi chính tả tiếng Việt mà học sinh mắc rất đa dạng, phong phú và phức tạp. Tổng số lỗi thống kê được tương đối cao (2.936 lỗi / 712 bài kiểm tra). Các em mắc nhiều loại lỗi. Trong đó ba kiểu lỗi cơ bản, đó là: lỗi phụ âm đầu, lỗi phần vần và lỗi thanh điệu. Những lỗi học sinh thường mắc là: nhầm thanh ngã thành thanh sắc (20,74%), viết sai các âm tiết chứa nguyên âm đôi (20,98%), nhầm lẫn các từ có phụ âm đầu là: s/ x, ch/ tr, d/ gi/ r (39,3%),…
2. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắc lỗi của học sinh, song chúng tôi tạm thời nêu lên một số nguyên nhân sau đây:
Nguyên nhân thứ nhất là do hiện tượng giao thoa ngôn ngữ. Như đã trình bày ở trên, học sinh Tày, Nùng học tiếng Việt là học ngôn ngữ thứ hai. Vì vậy, hiện tượng mắc lỗi là điều khó tránh khỏi. Những ảnh hưởng của giao thoa tiêu cực sẽ gây trở ngại cho quá trình thụ đắc tiếng Việt. Học sinh Tày, Nùng không thể nhận biết được những đặc trưng của tiếng Việt dẫn đến đồng nhất những thuộc tính của tiếng Việt với các hiện tượng của tiếng Tày- Nùng. Đó là nguyên nhân dẫn đến mắc lỗi như đã nêu và phân tích ở trên. Ví dụ như, về thanh điệu, những từ tiếng Việt mang thanh “ ngã” được học sinh thể hiện thành thanh “sắc”. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do tiếng Tày- Nùng không có thanh tương ứng với thanh “ngã” trong tiếng Việt. Hay phụ âm đầu, trong tiếng Tày- Nùng không có các phụ âm quặt lưỡi: s, r, tr cho nên các từ có chứa các phụ âm này hầu hết đều được học sinh viết thành các phụ âm không quặt lưỡi tương ứng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn