Cách chữa lỗi chính tả tiếng Việt của học sinh Tày, Nùng do viết

Một phần của tài liệu khảo sát lỗi chính tả và dùng từ tiếng việt của học sinh tày, nùng trường phổ thông vùng cao việt bắc (Trang 84 - 87)

5. Tiểu kết

4.1.2. Cách chữa lỗi chính tả tiếng Việt của học sinh Tày, Nùng do viết

quy tắc chính tả

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lỗi như đã nêu ở chương hai, song chúng tôi nêu một số nguyên nhân cơ bản

Nguyên nhân cơ bản của các lỗi phụ âm đầu là cách phát âm không chuẩn của cả dân vùng Bắc Bộ do ảnh hưởng cách phát âm phương ngữ Bắc của tiếng Việt. Việc không phân biệt được các âm s /x; tr / ch; d / r /gi khi phát âm đã ảnh hưởng lớn đến cách viết của học sinh. Ngoài ra, trong tiếng Tày- Nùng không có các phụ âm s, r, tr cho nên các từ tiếng Việt có các phụ âm này đều được các em phát âm bằng các phụ âm không quặt lưỡi tương ứng. Do đó 21 phụ âm đầu của âm tiết tiếng Việt được các em học sinh Tày, Nùng phát âm chỉ còn 18 yếu tố. Những phụ âm quặt lưỡi được phát âm thành phụ âm không quặt lưỡi. Cách phát âm không chuẩn đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh trong nhà trường phổ thông nói

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chung và học sinh Tày, Nùng nói riêng. Chúng ta đều biết chữ quốc ngữ là viết ghi âm. Giữa chữ và âm, giữa cách viết và cách đọc có sự phù hợp tương đối về nguyên tắc, phát âm thế nào thì ghi âm thế ấy. Do vậy “với chữ viết ghi âm như chữ quốc ngữ chúng ta, cơ sở quyết định chính tả là phát âm”(Hoàng Phê). Như vậy “nói ảnh hưởng đến viết” vẫn là nguyên nhân chung của lỗi phụ âm đầu.

Bên cạnh đó, cũng cần nói đến một thực tế, đó là ý thức học tập, rèn luyện của các em học sinh chưa cao. Một số quy tắc chính tả đã bị học sinh lãng quên dần ở các bậc học cao hơn.

Lỗi do không phân biệt R / D /GI: Với các loại lỗi này, các em học

sinh có thể nhớ một số quy tắc để phân biệt Gi và D như sau:

* Nếu một từ có hai hình thức viết, một trong hai hình thức viết đó viết bằng Tr thì từ đó viết bằng Gi: giăng- trăng; giầu- trầu; giai- trai; giồng- trồng, gianh- tranh…

* Trong từ láy vần: R láy với BC/K còn GiD không láy: bứt rứt,

bủn rủn, co ro, cập rập…; RD láy với L, còn Gi thì có khả năng láy: liu diu, lim dim, lò dò, lầm rầm, lào rào, lai rai…

* Trong từ láy âm, các âm đầu giống nhau nên chỉ cần biết một tiếng viết bằng chữ cái đầu nào.

* Xét về nguồn gốc: không có từ Hán Việt đi với R; trong các từ Hán Việt: D đi với dấu ngã và nặng; Gi đi với dấu hỏi và sắc.

* R Gi không kết hợp với những vần bắt đầu bằng: oa, oă, uâ, oe, uê, uy (trừ roa trong cu roa): dọa nạt, doanh trại…

Lỗi do không phân biệt s và x: hiện tượng lẫn lộn sx cũng do đặc điểm phát âm không phân biệt hai phụ âm này. Học sinh có thể nhớ một số quy tắc phân biệt sx như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Phụ âm S không có khả năng kết hợp với các vần được bắt đầu bằng: oa, oă, oe, uê: xuề xòa, xoay xở, xoen xoét, xoắn xít…Chỉ có ngoại lệ kiểm soát.

* Từ láy âm có tất cả các tiếng đều là S hoặc X.

* Từ láy vần thường là chữ X: loăn xoăn, lòa xòa, bờm xờm, xoi mói…(trừ lụp sụp).

* Về nghĩa trong tiếng Việt: tên thức ăn thường viết bằng phụ âm X:

xôi, xúc xích, lạp xường, xa xíu, xa tế, củ xả…; những từ chỉ luồng hơi đi ra viết với X: xì, xỉu, xùy, xọp, xẹp…; những từ chỉ nghĩa di chuyển xuống viết với S: suy sụp, sụt, sa sút, sút kém, sẩy chân…; những từ chỉ quan hệ ngữ pháp phần lớn đi với S: sắp, sẽ, sẵn, sự…

Lỗi do không phân biệt đƣợc Tr và Ch: Lỗi này cũng do cách phát

âm không phân biệt nhau. Học sinh có thể nhớ một số quy tắc nhỏ để phân biệt trch như sau:

* Tr không kết hợp với các vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uê: chếnh choáng, loắtchoắt, choai choai, choen choét, choe chóe,

* Từ láy âm phần lớn là Ch; những từ láy âm là Tr rất ít thường có nghĩa là trơ: trùng trục, trơ trọi, trống trải, trần truồng, trơ trẽn, trâng tráo, trừng trộ, trơ trụi, trợn trạo; hay có nghĩa trậm trễ: trễ tràng, trì trệ, trù trừ, trục trặc; và có khoảng 10 từ: trăng trối, trà trộn, tròn trặn, tròn trịa, trai tráng, trầm trồ, trằn trọc, trăn trở…

* Từ láy vần (trừ: trọc lóc, trót lọt, trụi lụi, trẹt lét) còn lại là âm tiết có Ch: chạng vạng, chênh vênh, chon von, chán ngán, cheo leo, chênh lệch, loai choai, lã chã, chật vật…

* Về ý nghĩa: những từ chỉ quan hệ gia đình viết bằng Ch: cha, chú, chồng, chị, cháu, chắt, chút, chít…; những từ chỉ đồ dùng trong nhà (trừ cái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chày, chổi, chậu, chỉnh…; những từ chỉ quan hệ ngữ pháp vị trí viết bằng: trên, trong, trước

* Trong từ láy vần, phụ âm đầu của âm tiết thứ nhất không phải là Gi

(hoặc không phải là âm tiết thiếu phụ âm đầu) thì phụ âm đầu của âm tiết thứ hai không thể là N (trừ khệ nệ, khúm núm): khoác lác, khéo kéo, cheo leo; gian nan, gieo neo, áy náy, ảo não…

* Những từ đồng nghĩa bắt đầu là Nh, từ đó viết là L; những từ có từ gần nghĩa bắt đầu là Đ (hoặc C / K), từ đó viết bằng N: hoa lài (nhài), lỡ (nhỡ), lố lăng (nhố nhăng), lấp láy (nhấp nháy), lem luốc (nhem nhuốc),… này, nấy, nó.

* Về ý nghĩa: những từ có ý nghĩa chỉ hoạt động ẩn náu, chỉ phương hướng thường viết bằng N: nấp, náu, né, nương, nép…

Một phần của tài liệu khảo sát lỗi chính tả và dùng từ tiếng việt của học sinh tày, nùng trường phổ thông vùng cao việt bắc (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)