5. Tiểu kết
4.2. Giải pháp khắc phục lỗi dùng từ tiếng Việt cho học sinh Tày, Nùng
Môn học Ngữ văn trong nhà trường không chỉ trang bị cho học sinh tri thức để có khả năng khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn học mà còn rèn luyện cho học sinh hình thành và phát triển khả năng sản sinh văn bản (nói và viết). Nếu như ở cấp tiểu học và trung học cơ sở, có thể chỉ là tập nói đúng, viết đúng những câu những bài nói bài viết ngắn gọn, phù hợp với năng lực ban đầu thì ở cấp THPT, vốn sống, ngôn ngữ và tư duy của các em đã phát triển, đòi hỏi các em khi nói viết phải hướng tới văn bản tương đối hoàn chỉnh.
Là người trực tiếp giảng dạy, giáo viên cần đi sâu nắm vững năng lực từ ngữ của mỗi học sinh cũng như những nguyên nhân mắc lỗi của các em.
Nói đến năng lực từ ngữ là nói đến khả năng lĩnh hội từ và hiểu được nghĩa của từ trong hệ thống ngôn ngữ và giá trị của từ trong văn bản. Nói cách khác, năng lực từ ngữ là năng lực tiếp nhận: hiểu và đánh giá được giá trị của từ trong lời nói, văn viết của người khác. Năng lực từ ngữ không phải tự nhiên mà có, nó là vốn từ tích lũy được trong trí nhớ tạo thành kho tàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngôn ngữ riêng của mỗi cá nhân và khả năng lựa chọn từ đó để tạo thành lời nói. Qua đó thể hiện vốn hiểu biết của người đó trong giao tiếp.
Tuy tích lũy vốn từ là điều hết sức cần thiết đối với mỗi cá nhân, nhưng quan trọng hơn cần phải hiểu sâu các nghĩa của từ, phân biệt được những sắc thái ý nghĩa giữa các từ cùng nghĩa. Bởi vì, nếu thiếu về vốn từ (vốn từ không phong phú), khi nói, viết, học sinh dùng từ trùng lặp gây nhàm chán. Nếu không hiểu sâu về nghĩa của từ, không nắm được những sắc thái tinh tế giữa các từ, học sinh sẽ dùng từ sai ý nghĩa, không phù hợp với phong cách đồng thời sẽ không diễn tả được chính xác tư tưởng tình cảm mình muốn diễn đạt. Chính vì vậy, cần mở rộng và phát triển hệ thống vốn từ cho học sinh. Cụ thể là cần trang bị cho học sinh song ngữ Tày - Nùng- Việt, các từ thuộc lớp từ cơ bản biểu thị những khái niệm tự nhiên, địa lí còn xa lạ với các em, các từ biểu thị hành động, trạng thái, quá trình và những từ biểu thị các khái niệm chính chị, xã hội, và đặc biệt là các từ Hán Việt.
Nếu nhiệm vụ của học sinh là tích lũy vốn từ để từ đó huy động vốn từ vào để diễn đạt chính xác và hấp dẫn những nội dung cần diễn đạt, phù hợp với phong cách văn bản thì người giảng dạy trong dạy học ngôn ngữ thứ hai cần chú ý các phương diện sau:
Về phương diện ngữ âm của từ: Trong hệ thống từ tiếng Việt có nhiều từ gần âm mà ngay cả học sinh người bản ngữ cũng dễ bị nhầm lẫn. Khi dạy từ cần chỉ cho học sinh thấy được sự khác nhau về hình thức ngữ âm của từ để từ đó biết cách phân biệt nghĩa của từ. Ví dụ như: bàng quang/bàng quan, phong thanh/phong phanh, đề huề/đuề huề, xán lạn/sáng lạng…
Trong khi phát âm từ tiếng Việt, học sinh Tày, Nùng còn bị ảnh hưởng của hệ thống ngữ âm tiếng Tày- Nùng. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh khắc phục những ảnh hưởng giao thoa đó, ví dụ như những lỗi phát âm xóa nhòa sự khu biệt âm vị dẫn đến các lỗi chính âm và chính tả. Ví dụ như, trong trường hợp âm đệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nối /w/ kết hợp với nguyên âm đôi /ie/ thì xảy ra hiện tượng rụng âm ở cách phát âm của học sinh. Chẳng hạn như, những âm tiết có /w + ie/, học sinh phát âm thành u + ê, i trong iê mất đi (quển truện, nguên nhân…).
Về phương diện ngữ nghĩa của từ: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân biệt nghĩa của từ trong hệ thống từ vựng và nghĩa của từ trong văn cảnh. Khi dạy học sinh về nghĩa từ trong hệ thống từ vựng, giáo viên cần cung cấp cho học sinh kiến thức cụ thể. Vốn từ của một ngôn ngữ tạo thành một hệ thống mở, đa dạng, phong phú với nhiều tầng bậc khác nhau. Giữa các từ có mối quan hệ lẫn nhau. Và ý nghĩa của mỗi từ lại do các từ khác quy định do sự đối lập với nhau. Tuy nhiên giữa các từ, khi xét về mặt ý nghĩa, dù trực tiếp hay gián tiếp, đều có những liên hệ với nhau, khiến chúng có thể tập hợp thành từng nhóm. Trong hệ thống cần dạy cho học sinh cấu trúc ngữ nghĩa nội tại của các từ, như cấu trúc biểu niệm của từ cũng như mối quan hệ giữa các nghĩa trong từ nhiều nghĩa. Khi giảng dạy vấn đề nghĩa của từ, giáo viên cần đặt các từ vào những quan hệ trong hệ thống, như quan hệ trái nghĩa, quan hệ đồng nghĩa, quan hệ đồng âm, quan hệ trường nghĩa… Từ đó học sinh nhận biết được các nét tương đồng, dị biệt về nghĩa các từ tạo cơ sở để các em lựa chọn những từ thích hợp khi sản sinh văn bản.
Khi dạy nghĩa từ trong văn cảnh, giáo viên cần dạy cho học sinh những ý nghĩa cụ thể của từ, dạy các hình thức chuyển nghĩa của từ và những quy luật lựa chọn từ ngữ trong giao tiếp. Bởi vì một trong những nhược điểm của học sinh song ngữ nói, viết ngôn ngữ thứ hai là khi dùng từ chỉ hiểu và dùng theo nghĩa gốc, nghĩa từ điển. Chẳng hạn, từ nghe trong tiếng Việt, các em thường chỉ hiểu là nghe âm thanh cụ thể bằng tai, các em không hiểu và không dùng được các nghĩa nghe rét mướt, nghe trời nằng nặng… bởi nghe ở đây không còn là sự cảm thụ âm thanh nữa và giác quan cảm thụ không phải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
là thính giác mà đó là tất cả các giác quan và sự xúc động của tâm hồn. Việc dạy nghĩa từ bằng cách đặt từ vào trong văn bản, vào hoàn cảnh giao tiếp thì từ mới có nghĩa cụ thể, sinh động, hấp dẫn học sinh tìm nghĩa của từ. Trong sự so sánh với từ tương đương của ngôn ngữ mẹ đẻ. Dạy nghĩa từ trong hoạt động, giáo viên có thể chỉ cho học sinh thấy quy luật chuyển nghĩa và khả năng sử dụng của từ ở mỗi ngôn ngữ là khác nhau. Từ đó phát huy được ảnh hưởng giao thoa tích cực, hạn chế được những ảnh hưởng giao thoa tiêu cực.
Cũng về phương diện ngữ nghĩa của từ, giáo viên cần dạy học sinh về khả năng kết hợp của từ với từ, khả năng đảm nhiệm những vai trò ngữ pháp trong câu. Một trong những đặc điểm quan trọng được các nhà ngôn ngữ đề cập đến là từ tiếng Việt không có dấu hiệu hình thức nói lên quy tắc kết hợp từ. Những kết hợp kiểu như: ăn cơm, ăn phở và uống nước, uống thuốc có sự phân biệt giữa ăn và uống lại là sự phân biệt mang tính thói quen tập thể. Ở đây chuẩn mực ngôn ngữ đòi hỏi có sự phân biệt như vậy. Nhưng nếu nói ăn nước, người nghe có thể hiểu được nhưng cách nói đó là không đúng chuẩn (sai về khả năng kết hợp).
Ngoài ra, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách lựa chọn từ để vận dụng phù hợp với những phong cách chức năng. “Ngôn ngữ nói với ta rằng: hãy chọn đi, nhưng đồng thời lại nói ngay rằng: chọn yếu tố này, đừng chọn yếu tố kia” [29, tr. 128]. Trong quá trình dạy học sinh, giáo viên cần dạy các em cách dùng từ tiếng Việt, như rèn luyện các em có ý thức lựa chọn từ ngữ khi nói, viết. Từ chỗ có ý thức các em sẽ có thói quen cân nhắc lựa chọn từ ngữ đúng, hay, độc đáo trong bài viết của mình.