Lỗi dùng lặp từ, thừa từ

Một phần của tài liệu khảo sát lỗi chính tả và dùng từ tiếng việt của học sinh tày, nùng trường phổ thông vùng cao việt bắc (Trang 64 - 69)

5. Tiểu kết

3.1.4.Lỗi dùng lặp từ, thừa từ

3.1.4.1. Lỗi lặp từ, thừa từ ở khối lớp 10

Tổng số lỗi luận văn thu được là 171 lỗi. Dưới đây là những ví dụ tiêu biểu: a. Bài thơ cảnh ngày hè đã cho chúng ta thấy cảm nhận được khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ.

(Nông Kiều Anh- 10A8)

Thấycảm nhận là hai từ có chung nét nghĩa là nhận ra được, biết được qua nhận thức. Ở đây người viết dùng từ bị thừa, do đó phải bỏ bớt một trong hai từ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Bài thơ cảnh ngày hè đã cho chúng ta thấy/ cảm nhận được khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ.

b. Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình quyền quý và may mắn được tiếp thu truyền thống văn hóa của mọi các vùng quê khác nhau.

(Đinh Thị Hiên- 10A5)

Hai từ mọi các đều là từ chỉ số lượng, mang ý nghĩa tương đương nhau. Trong câu trên, người viết dùng cả hai từ là thừa. Phải bỏ bớt một trong hai từ đi mới đúng.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình quyền quý và may mắn được tiếp thu truyền thống văn hóa của mọi/ các vùng quê khác nhau.

c. Bài thơ đã nói lên tình yêu đất nước, yêu nhân dân của người thi sĩ.

(Hoàng Văn Hiền- 10A6)

Thi sĩ là từ Hán Việt có nghĩa là nhà thơ hay người làm thơ. Như vậy trong từ thi sĩ đã có yếu tố người, vì thế dùng thêm từ người trước từ thi sĩ như ở câu trên là bị thừa.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Bài thơ đã nói lên tình yêu đất nước, yêu nhân dân của thi sĩ.

d. Những bài thơ ông để lại cho hậu thế đều được người đời sau đón nhận nồng nhiệt.

(Vùi Văn Chỉn- 10A10)

Hậu thế là từ Hán Việt có nghĩa là người đời sau. Câu trên cần bỏ cụm từ người đời sau thì mới đúng.

Câu trên cần chữa lại như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.4.2. Lỗi lặp từ, dùng thừa từ ở khối lớp 11

Tổng số lỗi luận văn thu được là 154 lỗi. Dưới đây là những ví dụ tiêu biểu: a. Từ xưa đến nay, đã có biết bao thi sĩ, thi nhân viết về đề tài mùa thu.

(Nguyễn Hoài Thu- 11A7)

Thi sĩthi nhân là hai từ đồng nghĩa, chỉ người làm thơ. Câu này dùng hai từ là thừa.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Từ xưa đến nay, đã có biết bao thi sĩ, viết về đề tài mùa thu.

b. Cảnh sắc mùa thu của làng quê Việt Nam trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến thật thanh bình quá và cũng thật dịu êm.

(Ma Văn Thuận- 11A9)

Hai từ thậtquá là hai từ chỉ mức độ, thật đứng trước tính từ, quá

đứng sau tính từ. Không dùng hai từ đồng thời cho một tính từ. Trong ngữ cảnh trên, chọn thật là thích hợp vì như vậy sẽ cân xứng với vế sau của câu.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Cảnh sắc mùa thu của làng cảnh Việt Nam trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến thật thanh bình và cũng thật dịu êm.

c. Đứng trước Huấn Cao, viên coi quản ngục thấy mình thật nhỏ bé và đáng xấu hổ nên hắn không dám mở lời xin chữ.

(Hoàng Quang Thụy- 11A4) Coi ngụcquản ngục là hai từ tương đương nhau về nghĩa để chỉ những người trông coi nhà tù. Nếu đã dùng coi ngục thì thôi dùng từ quản ngục và ngược lại, không thể kế hợp cả hai từ lại thành một từ chung là coi quản ngục được. Vậy câu trên để cho đúng thì phải thay coi quản ngục bằng

coi ngục hoặc quản ngục.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Đứng trước Huấn Cao, viên coi ngục/ quản ngục thấy mình thật nhỏ bé và đáng xấu hổ nên hắn không dám mở lời xin chữ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

d. Nhà văn thương cảm cho số phận của giới trí thức tiểu tư sản của xã hội thực dân nửa phong kiến.

(Triệu Thanh Hùng- 11A3)

Phần trước của câu đã dùng giới từ của thì phần sau của câu nên chọn một giới từ khác phù hợp mà không gây lặp. Ở đây nên chọn trong là phù hợp nhất.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Nhà văn thương cảm cho số phận của giới trí thức tiểu tư sản trong

xã hội thực dân nửa phong kiến.

3.1.4.3. Lỗi dùng lặp từ, thừa từ ở khối lớp 12

Tổng số lỗi luận văn thu được là 96 lỗi. Dưới đây là những ví dụ tiêu biểu: a. Tiếng sáo gọi bạn trong đêm tình mùa xuân đã đánh thức tỉnh một con người tưởng như không bao giờ còn thiết tha với sự sống.

(Lư Phương Trinh- 12A2)

Đánh thứcthức tỉnh là hai từ có chung nét nghĩa là làm cho tỉnh ra, thức dậy và nhận ra lẽ phải, thoát khỏi tình trạng mê muội, sai lầm. Ở đây người viết đã gộp hai từ thành một cụm, nhưng cách gộp này không phù hợp.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Tiếng sáo gọi bạn trong đêm tình mùa xuân đã đánh thức/ thức tỉnh

một con người tưởng như không bao giờ còn thiết tha với sự sống.

b. Đứng bên này sông (hòa bình) nhìn sang bên kia - quê hương đang bị

lũ kẻ thù tàn phá, nhà thơ đau đớn và xót xa.

(Đặng Thị Hiển - 12A5)

là từ dùng để chỉ một tập hợp có đặc điểm chung nào đó (thường được dùng với hàm ý coi thường hoặc thân mật), kẻ cũng là từ dùng để chỉ người hoặc một tập hợp người có một đặc điểm chung nào đó (thường được dùng với hàm ý coi khinh). Đã dùng từ thì thôi từ kẻ, mà đã dùng từ kẻ thì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thôi từ . Ở đây , người viết nếu dùng từ kẻ thù thì thừa từ , còn nếu muốn dùng từ thì phải viết là lũ giặc mới đúng.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Đứng bên này sông nhìn sang bên kia - quê hương đang bị lũ giặc

tàn phá, nhà thơ đau đớn và xót xa.

c. Những truyền thống ấy còn đến ngày nay là do ông cha tổ tiên ta đã đổ bao xương máu mới có được.

(Phùng Thiên Hằng- 12A7)

Ông chatổ tiên đều là những từ để chỉ những người thuộc thế hệ trước, trong quan hệ với những người thuộc thế hệ sau. Ở đây, người viết muốn nhấn mạnh đế thế hệ trước nên có thể dùng một trong hai từ ông cha

tổ tiên.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Những truyền thống ấy còn đến ngày nay là do ông cha/ tổ tiên ta đã đổ bao xương máu mới có được.

d. Thật vậy, khi mới đọc phần đầu của tác phẩm thì ta chưa hiểu hết tác phẩm này. Nhưng khi đọc hết, đọc kĩ tác phẩm này thì ta mới hiểu rõ được

tác phẩm này.Đây là tác phẩm của nhà văn Nam Cao, nó tác phẩm hay.

Tác phẩm đã thể hiện được tài năng của nhà văn.

(Trần Văn Huỳnh- 12A9)

Ở ví dụ trên, người viết đã dùng lặp các từ: là, tác phẩm, tác phẩm này, nhà văn nhiều lần làm cho đoạn văn lủng củng, đơn điệu, gây cho người đọc cảm giác nhàm chán. Có thể sửa bằng cách dùng phép thế hoặc dùng cách diễn đạt khác để không bị lặp từ.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Thật vậy, khi mới đọc phần đầu, ta chưa hiểu hết tác phẩm này. Nhưng khi đọc hết, đọc kĩ thì ta mới hiểu rõ được nội dung của nó. Đây là tác phẩm tiêu biểu thể hiện tài năng của nhà văn Nam Cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Có thể thấy rằng, lỗi lặp từ có nguyên nhân trực tiếp là do vốn từ của học sinh chưa phong phú nên khi dùng từ để thay thế dễ bị lặp. Trong sáng tác văn chương hay tạo lập văn bản, người viết đã sử dụng lặp lại một số từ nhằm tăng hiệu quả biểu đạt, tạo ấn tượng sâu sắc ở người đọc, người nghe. Đó là phép lặp với tư cách là một biện pháp tu từ. Ngược lại lỗi lặp từ, dùng thừa từ lại làm cho câu văn trở nên nhàm chán, lủng củng và tối nghĩa. Ở đây một số học sinh đã nhầm lẫn lỗi lặp và phép lặp.

Với lỗi này, học sinh hoàn toàn có thể khắc phục được bằng cách tự trau dồi vốn từ phong phú. Trong khi nói và viết luôn chú ý đến yếu tố cần và đủ.

Một phần của tài liệu khảo sát lỗi chính tả và dùng từ tiếng việt của học sinh tày, nùng trường phổ thông vùng cao việt bắc (Trang 64 - 69)